Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tầm Quan Trọng Của Việc Thực Chứng Tính Không

28/02/201621:06(Xem: 4334)
Tầm Quan Trọng Của Việc Thực Chứng Tính Không
TỔNG QUAN 
VỀ NHỮNG CON ĐƯỜNG
CỦA PHẬT GIÁO TÂY TẠNG
Nguyên tác: A Survey Of The Paths Of Tibetan Buddhism
Tác giả: His Holiness Tenzin Gyatso 14th Dalai Lama of Tibet
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 19/06/2010
Làng Đậu hiệu đính


Tầm Quan Trọng Của Việc Thực Chứng Tính Không

 

Một tính năng căn bản của các thực hành Phật giáo Mật thừa là quý vị luôn luôn phải thiền quán về tính Không trước khi phát khởi chính mình vào thành một bổn tôn, cho dù tài liệu hành trì mà quý vị đang dùng có bao gồm các từ ngữ tiếng Phạn như là om svabhavashuddha sarva-dharma [1] hay không. Sự quan trọng của thiền quán này là nhấn mạnh tầm quan trọng việc phát sinh trí huệ của chính mình thực chứng tính Không trong sự trình hiện của bổn tôn. Mặc dù trong tầng bậc sơ khởi, điều này chi hoàn thành trên một mức độ quán tưởng, nó phục vụ như một sự diễn tập cho trường hợp khi mà sự tỉnh thức của hành giả về trí huệ thực chứng tính Không thật sự sinh khởi trong hình tướng của một thân thể siêu phàm [thánh thể]. Vì lý do này, nếu hành giả thiếu sự thấu hiều về tính Không như được giải thích bởi các tường phái Du-già Hành Tông hay Trung Đạo, thì thật khó khăn để thực hành Du-già Mật tông.

Sự trình hiện hay sắc tướng của bổn tôn, phát sinh từ chính trí huệ thực chứng tính Không của hành giả, được nói đến ở đây điển hình cho phương pháp thực hành. Sau đó, hành giả thỉnh thoảng lập lại một lần nữa chính niệm về bản tính Không của bổn tôn. Đây là thiền quán trên điều được gọi là ‘đại ấn thành thục những bản năng để hiện thực hóa sắc thân,’ trong phạm vi của Mật thừa Hành Động.

Thật là tốt nếu các hành giả đã có bản năng nhất tâm, hay tâm thức tịch tĩnh. Trái lại, nếu quý vị đang phát triển nhất tâm trong sự phối hợp với sự thực hành mật điển, quý vị nên thực hiện sự thực hành [nhất tâm] sau khi đã phát khởi chính mình thành bổn tôn, nhưng trước khi thực hiện trì tụng mật chú.

Nhiều tài liệu mật tông nói rằng nếu quý vị cảm thấy mệt mỏi về thiền, thế thì nên tiến hành trì tụng mật chú. Do thế, khi những ai không tiến hành thiền mãnh liệt vào lúc này cảm thấy mệt mỏi trong việc trì tụng mật chú, người ấy chỉ có thể chấm dứt buổi tu tập. Cấu trúc thật sự của các tài liệu nghi lễ nhấn mạnh thiền quán đầu tiên và xem việc trì chú như thứ yếu.

Thiền quán ở đây chỉ đến việc rèn luyện trong các lộ trình thậm thâm và bao quát. Rèn luyện trong con đường thậm thâm là việc thiền quán về tính Không, không phải thiền quán về bất cứ loại tính Không nào, mà đúng hơn là một tính Không mà vốn là bản tính vô song của bổn tôn mà quý vị đã và đang quán tưởng. Tập trung trên bản tính Không của một bổn tôn như thế tạo thành lối tu tập này.

Thiền quán trên lộ trình bao quát hàm chứa hai khía cạnh: đầu tiên, cố gắng phát triển một sự quán tưởng rõ ràng về bổn tôn, một khi tướng mạo này của chính mình như bổn tôn là vững vàng và rõ ràng; quý vị sẽ có thể phát triển khía cạnh thứ hai, đấy là sự tôn nghiêm siêu phàm. Một khi quý vị đã có một cái nhìn rõ ràng về chính mình như một bổn tôn, quý vị sẽ có thể phát triển một cảm giác mạnh mẽ về niềm tôn nghiêm siêu phàm, của một bổn tôn thật sự.

Trong một giáo pháp hành trì thiền của đại sư người Ấn là Phật Trí[2], câu hỏi nảy sinh, rằng mặc dù vô minh là nguyên nhân gốc rể của luân hồi, trong du-già bổn tôn của giai đoạn phát khởi, không có thiền quán đặc biệt vể tính Không. Làm thế nào người ta có thể hàm ý rằng Du-già bổn tôn phục vụ như một năng lực đối kháng với vô minh này? Trong trả lời, Phật Trí nói rằng ý nghĩa mà Du-già bổn tôn bổn tôn trong giai đoạn phát khởi là một tu tập mà trong ấy quý vị thiền quán về bản tính Không của hình tướng bổn tôn, không chỉ thiền quán về bổn tôn đơn thuần. Quý vị thiền quán trên tính Không của bổn tôn trong khi vẫn duy trì được sự trình hiện quán tưởng của bổn tôn. Do vậy, sự tu tập Du-già bổn tôn bao gồm hai khía cạnh: tập trung trên tục đế và tập trung trên chân đế.

Các mật điển cũng chỉ ra ba thái độ: quan tâm đến tất cả mọi trình hiện trong sắc tướng của các bổn tôn, mọi âm thanh mà quý vị nghe trong dạng mật chú, và bất cứ kinh nghiệm ý thức nào mà quý vị có như trí huệ của bổn tôn.

Thái độ đầu tiên phải được thông hiểu không phải trong ý nghĩa của việc phát triển một nhận thức như thế qua lòng tin, mà chính là để đạt đến mục tiêu cụ thể, đấy là để vượt thắng cảm giác tầm thường của chúng ta. Trong một cấp độ tưởng tượng, quý vị cố gắng nhận thức mọi thứ xuất hiện đến quý vị trong hình sắc của bổn tôn. Do thế, sự lĩnh hội thái độ ấy luôn luôn được tìm thấy trên tính Không.

Một sự giải thích khác về thái độ này, một cách đặc biệt như được trình bày trong truyền thống Sakyapa[3], thảo luận về ý nghĩa của ba loại Mật thừa. Sự giảng dạy của họ được biết như là Con Đường và Quả Chứng mô tả ‘Mật thừa nhân’ như nền tảng căn bản và hành giả được rèn luyện để thấu hiểu tầm quan trọng và ý nghĩa của nền tảng căn bản này nhằm để đạt đến một nhận thức về mọi thứ đều thanh tịnh và siêu phàm.

Một giải thích khác tìm thấy trong các công trình của một trong những đạo sư của trường phái Đại Toàn Thiện, Dodrup Jigme Tenpai Nyima, gọi là Những Chủ Đề Tổng Quát của Các Mật Tạng[4], giải thích sự trau dồi nhận thức này theo quan điểm rằng mọi thứ xảy ra trong cõi luân hồi này và tịch tĩnh [niết-bàn] thực tế là một sự biểu hiện khác nhau hay là sự vận hành của nền tảng căn bản được biết như sự tỉnh thức nguyên sơ trong thuật ngữ của Đại Toàn Thiện. Sự tỉnh thức nguyên sơ này là cội nguồn của mọi thứ đã xảy ra và xuất hiện trong sự mở rộng của thực tại – luân hồi và tịch tĩnh chỉ là các biểu hiện của sự tỉnh thức nguyên sơ, mà thực sự đấy là cấp độ vi tế nhất của tịnh quang.

Điều này tương đồng với sự giải thích của Trung Đạo rằng tính Không là cội nguồn của tất cả mọi hiện tượng tục đế, bởi vì tất cả mọi hiện tượng là những sự biểu hiện của cùng bản tính tối hậu, đấy là tính Không. Tương tự thế, các diễn giải của trường phái Sakya và Nyingma rằng tất cả mọi hiện tượng xuất hiện trong vòng luân hồi và tịch tĩnh là những biểu hiện hay sự vận hành của tính tỉnh thức nguyên sơ có cùng loại ý hướng.

Tính tỉnh thức nguyên sơ này, ánh sáng vi tế trong suốt, là thường trụ trong khuôn khổ của sự tương tục của nó và bản tính thiết yếu của nó, không bị ô nhiễm bởi các cảm xúc phiền não, là thanh tịnh và thấu suốt một cách căn bản. Từ quan điểm này, nó có thể mở rộng tầm nhìn của quý vị về sự thanh tịnh bao gồm tất cả mọi hiện tượng, là những thứ thật sự là các biểu hiện của nền tảng căn bản này.

Quý vị phải nhớ rằng những giải thích khác nhau này được cho từ quan điểm của Mật thừa Du-già Tối Thượng.



Do thế, đấy là chủ đề mà quý vị phải thực hiện trong thiền quán. Nếu, sau khi đã làm thế, quý vị cảm thấy mệt mỏi, quý vị có thể trì tụng mật chú hiện thực ngôn ngữ của đức Phật. Mật thừa Hành Động nói về hai loại trì tụng mật chú: một là thì thầm, có nghĩa là quý vị trì tụng một cách yên lặng vì thế quý vị có thể tự nghe, và điều kia là trì tụng tinh thần [tâm niệm], có nghĩa là quý vị không trì bằng âm thinh mà quán tưởng âm thinh của mật chú.

tongquan-15
Mật chú “Om Mani Padme Hum” viết bằng tiếng Tây Tạng 
 

[1] Đoạn âm tiết trên có thấy nhiều trong các Mật chú, đặc biệt là chú về tính Không.

[2] Phật Trí (Buddhajñāna) là một đại sư cổ Ấn-độ thuộc Bí Mật Tập Hội, dòng truyền thừa Trí Tánh (jñānapada). Dòng truyền thừa này bắt đầu từ đức Phật Kim Cương Trì (Pháp thân của đức Phật Thích-ca), Văn-thù-sư-lợi, và đến Phật Trí. Có một số truyền thuyết để lại về ngài Phật Trí như: Chuyện về 300 viên ngọc ("Vasudhara". Wikipedia. <http://en.wikipedia.org/wiki/Vasudhara#Legends>. Truy cập 03/09/2010) và chuyện về ngài thăm giới ngạ quỷ ("Joyful path of good fortune: The Complete Buddhist Path to Enlightenment". p185. Geshe Kelsang Gyatso. Tharpa. 2003. ISBN 0948006455). Tuy nhiên, chúng tôi cũng tìm thấy một tài liệu Việt ngữ từ chú giải rằng ngài Phật Trí thuộc về Thuyết Xuất Thế Bộ của Đại Chúng Bộ. "Tôn giả A Để Sa (982-1054)". Thích Hằng Đạt. Đại Tùng Lâm Vạn Phật Đảnh. <http://www.vanphatdanh.com/vietVPD1/sinhhoat/sach/THD/tongiaadesa/chuthich.htm>. Truy cập 03/09/2010.

[3] Sakya [Tát-ca] (skya) là một trong bốn trường phái chính của Phật giáo Tây Tạng có nguồn gốc từ dòng họ Khön cổ Tây Tạng. Khön Luyi Wangpo là đệ tử của ngài Liên Hoa Sinh và là một trong 7 tu sĩ Phật giáo Tây Tạng đầu tiên. Trường phái này đươc thết lập và lan rộng bởi 5 vị thầy: Sachen Kunga Nyingpo (1092-1158), hai con trai của ngài Sönam Tsemo (1142-1182) và Drakpa Gyaltsen (1147-1216), Sakya Pandita (1182-1251) và Chögyal Pakpa (1235-1280).

"Sakya". Rigpa Shedra. <http://www.rigpawiki.org/index.php?title=Sakya>

[4] Tên Anh ngữ khác của tác phẩm này là “General Exposition of Guhyagarbha”. Tên đầy đủ của tác giả là Dodrup Chen III, Jigme Tenpai Nyima (1865-1926) là một trong các đại đệ tử của đại học giả Jamgon Ju Mipham Gyatso (1846–1912) thuộc truyền thừa Nyingma.

"Nyingma Lineage". Ogyen Ling Monastery. <http://www.ogyenling.org/Lineage.aspx>. Truy cập 03/09/2010.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/10/2013(Xem: 3945)
Nếu bảo rằng vì ngôn tự âm thanh đều vô thường nên không muốn đọc, không muốn nghe, thì chẳng khác nào đà điểu vùi đầu vào cát (để tránh hiểm nguy, hay trốn chạy thực tế?). Che mắt, bịt tai, từ ngàn xưa, vốn không phải là hành vi và thái độ của người trí. Người trí là người luôn mở mắt lắng tai để thấy, để nghe, để nắm bắt thực tại. Từ hàng thứ dân cho đến kẻ lãnh đạo (chính quyền, đảng phái, tôn giáo, tổ chức xã hội/dân sự, cơ quan truyền thông…), đều phải mở mắt, lắng tai, mới mong hiểu được sự thực.
19/10/2013(Xem: 8886)
Ngày 27, tháng 9, năm 2013 – “Nếu bạn có thể học đi xe đạp bạn có thể học làm thế nào để được hạnh phúc,” nhà sư Phật giáo 67 tuổi và là người hạnh phúc nhất trên thế giới nói. Khi còn nhỏ, nhà thơ Andre Breton, nhà làm phim Louis Buñuel và nhạc sĩ Igor Stravinsky là những vị khách thường xuyên của gia đình triết gia Ricard. Tuy vậy, nhận thấy đặc tính của những người bạn của song thân không có vẻ gì là hạnh phúc hơn nên Ngài đã tìm đến Hy mã lạp sơn bỏ sau lưng công việc của một nhà sinh học tại Viện Pasteur và thay đổi cuộc đời qua thiền tập. Tính đến lần cuối cùng, Ngài đã đạt được hơn 10,000 giờ đồng hồ. Phương pháp chụp MRI tinh tế tại phòng nghiên cứu về não bộ tại Wisconsin đã cho thấy mức lạc quan siêu đẳng và hầu như không có chút cảm nhận tiêu cực nào của Ngài. Ngài nói: “Tôi không thấy mọi thứ đều màu hồng nhưng những thăng trầm của cuộc sống không trụ trong tôi theo cách của đời thường.”
19/10/2013(Xem: 12795)
Làm người biết thương yêu và bảo vệ hành tinh sống của chúng ta thì mớ thật sự làm người, mới xứng đáng làm người. Có làm người như vậy mới xứng đáng là người có đạo đức hiếu sinh. Còn ngược lại là phá hoại sự sống của nhau, làm đau khổ cho nhau. Phải không hỡi các bạn? Đạo Đức Hiếu Sinh! Có bốn chữ rất đơn giản, nhưng hành động của nó cao thượng và đẹp đẽ tuyệt vời.
17/10/2013(Xem: 6941)
Đức Phật chỉ ra rằng: mọi vật có hình tượng, có thể chất đều sinh diệt, thay đổi không ngừng. Sự thay đổi của vạn vật là định luật. Định luật này chi phối mọi lãnh vực cuộc sống, không ràng buộc bởi thời gian, không gian.
17/10/2013(Xem: 26199)
Nếu không có một giọt nước sẽ không có đại dương. Nếu không có một hạt cát sẽ không thành sa mạc. Trong cuộc sống, nếu không có những điều vụn vặt thì việc thành bại trong thiên hạ có đáng để lưu tâm? Tôi cũng như bạn, thấy đêm dài thì trông cho mau sáng, dù không mong đêm vẫn tiếp theo ngày. Vậy nên, thương ghét, trắng đen, tốt xấu, phải trái… là điều mà xưa nay vẫn thế và ngàn năm sau vẫn thế.
17/10/2013(Xem: 41608)
Tôi đọc kinh sách, nghe giảng và học hỏi, đồng thời rút kinh nghiệm trong những năm qua cùng các pháp hữu nghiên cứu và hoằng truyền chánh pháp, đặc biệt với đạo hữu Nguyên Phước. Thấy cần, rút ra một số nét cơ bản để chia xẻ cùng quý Phật tử thật dễ đọc, dễ hiểu, dễ thực hành trong niềm tin Phật pháp.
12/10/2013(Xem: 12343)
Người ta thường đề cập đến quan điểm của các tôn giáo về cái chết, nhưng không mấy khi được nghe bàn luận về việc phải làm thế nào để đối đầu với sự đau đớn và bệnh tật. Thế nhưng con người lại thường hay đau ốm mà chưa chết ngay. Là những người Phật giáo, chúng ta hãy thử tìm hiểu xem mình nên phản ứng ra sao trước sự đau đớn và bệnh tật có thể xảy đến với mình?
11/10/2013(Xem: 9866)
Trước hết phải là sự độ lượng ...
11/10/2013(Xem: 11389)
Khi Phật còn tại thế, Ngài thường dạy các đệ tử như sau: _ Này các Tỳ kheo, có hai cực đoan mà người xuất gia cần phải tránh xa: + Một là đắm say các dục vọng, tham muốn thấp hèn, thô bỉ, có tính cách phàm phu tục tử, không dẫn đến đức hạnh Thánh nhân, không liên hệ đến mục đích tu tập, giác ngộ, giải thoát.
10/10/2013(Xem: 10510)
Đây là bài Kinh nói về hạnh nguyện độ sinh của Bồ tát Quán Thế Âm trong cõi Ta Bà giúp cho tất cả mọi người “quán chiếu cuộc đời” để đạt được giác ngộ, giải thoát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]