Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Truyền Năng Lực Tu Tập

28/02/201621:05(Xem: 4122)
Truyền Năng Lực Tu Tập
TỔNG QUAN 
VỀ NHỮNG CON ĐƯỜNG
CỦA PHẬT GIÁO TÂY TẠNG
Nguyên tác: A Survey Of The Paths Of Tibetan Buddhism
Tác giả: His Holiness Tenzin Gyatso 14th Dalai Lama of Tibet
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 19/06/2010
Làng Đậu hiệu đính


Truyền Năng Lực Tu Tập[1]

 

Những hình thức của nghi lễ gia trì năng lực hay quán đảnh [khai tâm, điểm đạo] là hầu như giống nhau trong những Mật thừa cấp thấp. Tuy thế, trong Mật thừa Du-già Tối Thượng, do bởi sự đa dạng rộng rãi giữa các mật điển thuộc loại này, nên cũng có những lễ quán đảnh khác nhau, mà nó phục vụ như một nhân tố chín mùi cho những mật điển cụ thể mà nó tùy thuộc.

Những loại gia trì năng lực tu tập khác nhau cần thiết cho những lớp Mật thừa đặc thù. Thí dụ, trong trường hợp của Mật thừa Hành Động, hai loại quán đảnh không thể thiếu được là gia trì năng lực nước, và gia trì năng lực đảnh. Trong Mật thừa Thiện Hạnh, năm gia trì năng lực trí huệ là thiết yếu, và trong Mật thừa Du-già Tối Thượng, tất cả bốn gia trì năng lực [Tứ Chủng Gia Trì]: quán đảnh tịnh bình, quán đảnh bí mật, quán đảnh tri kiến trí huệ [quán đảnh Kim Cương Trì], và quán đảnh từ ngữ [quán đảnh Khánh] là cốt yếu.

Tuy nhiên, nhiều thuật ngữ khác nhau được sử dụng trong những truyền thống khác nhau. Trong truyền thống cổ dịch hay trường phái Nyingma[2], thí dụ, Kim Cương đạo sư quán đảnh được gọi ‘quán đảnh ảo tưởng’ và đệ tử quán đảnh được gọi là ‘truyền lực lợi ích’ và v.v… Cũng có một ‘quán đảnh Kim Cương đại hoàn thiện’. Trong Đại Toàn Thiện, quán đảnh thứ tư tự nó được phân chia xa hơn thành bốn, quán đảnh với sự nghiên cứu kỷ lưỡng và v.v…

Thuật ngữ ‘quán đảnh’, trong Phạn ngữ là Ashishem, có nhiều nghĩa khác nhau trong những ngữ cảnh khác nhau. Trong một ý nghĩa rộng, quán đảnh có thể được giải thích như là [1] một nhân tố chín muồi, hay như [2] sự khởi tác nhân quả, và rồi thì trong thuật ngữ của đạo pháp, mà nó [3] là con đường thật sự của giải thoát, và cuối cùng, [4] quán đảnh trạng thái kết quả, mà nó là kết quả tịnh hóa. Đại Toàn Thiện cũng đề cập một loại quán đảnh nữa, quán đảnh căn bản. Điều này liên hệ đến tịnh quang mà nó phục vụ như một căn bản và có thể làm cho những lễ quán đảnh khác xảy ra. Nếu một người thiếu những căn cơ về tâm thức nguyên sơ của tịnh quang, thì sẽ không thể nào cho sự gia trì năng lực tiếp sau xảy ra.

Trong trường hợp của một nhân tố bên ngoài như một tịnh bình hay một chồi non, chúng ta không thể nói về một nhân tố chín muồi, một con đường, và một trạng thái kết quả và v.v…. Chỉ có trên căn bản của một cá nhân là người vốn sở hữu loại căn cơ này mà trong ấy người ta có thể nói về một nhân tố chín muồi và một con đường đưa đến một trạng thái kết quả cuối cùng. Vì thế, nói một cách rộng rãi có bốn lại quán đảnh. 

[1] Gia trì năng lực (abhiseka) là một nghi thức trong Phật giáo Tây Tạng nhằm khởi động cho một đệ tử tu tập Mật điển bổn tôn cụ thể. Nghĩa đen của chữ Phạn abhiseka là tưới hay phun nước. Một pháp tu mật thừa sẽ không được xem là có hiệu quả hay không đạt hiệu quả cho đến khi được một đạo sư đủ phẩm chất truyền năng lực ứng hợp của pháp tu này trực tiếp cho đệ tử. Điều này cũng chỉ đến việc nhập môn của đệ tử vào mạn-đà-la [đàn tràng] của bổn tôn. Ba đòi hỏi dành cho đệ tử trước khi bắt đầu tu tập: [1] lễ ban truyền năng lực này (Tibetan: wang), [2] đọc các văn điển của các truyền nhân quyền năng của pháp tu này (Tibetan: lung), và [3] Chỉ dẫn cách thức tiến hành tu tập hay hành lễ (Tibetan: tri). Một cá nhân không được xúc tiến tu tập bổn tôn mà không có gia trì năng lực cho tu tập đó. Nghi thức gia trì năng lực thường được giữ bí mật như là các nghi thức đặc biệt bao hàm trong tu tập bổn tôn. Qua việc thụ nhận năng lực tu tập, đệ tử bước vào mối quan hệ cam kết Kim cương (samaya) với người thầy.

“Empowerment (Tibetan Buddhism)”. Wikipedia.

<http://en.wikipedia.org/wiki/Empowerment_(Tibetan_Buddhism)>. Truy cập 19/08/2010.

[2] Truyền thống cổ dịch hay phái Cổ Mật [Ninh Mã] — là trường phái Phật giáo Tây Tạng cổ để ám chỉ những người theo các diễn dịch ban sơ về giáo pháp của đức Phật trong Tạng ngữ vốn được thực hành cho đến thời gian xuất hiện ngài Chánh Niệm Tuệ Xứng (Smrtijñanakirti), một dịch giả Ấn, vào cuối thế kỷ thứ 10. Họ được biết đến như là trường phái Cựu Dịch (Tibetan: Ngagyur Nyingma) để phân biệt với các trường phái Tân Dịch (Sarma) gồm Kadam (Ka-đương), Kagyü (Ka-nhĩ-cư), Sakya (Tát-ca), và cuối cùng là Geluk (Cách-lỗ) theo sự diễn dịch mới hơn được hình thành từ thời của dịch giả vỹ đại Rinchen Zangpo (958-1055) trở về sau.

“Nyingma”. Rigpa Shedra. <http://www.rigpawiki.org/index.php?title=Nyingma>. Truy cập 19/08/2010.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/09/2014(Xem: 18853)
Trên ngực Phật, hay trên những trang kinh của Phật, ta thường thấy có chữ VẠN. Nhưng nếu để ý, ta sẽ thấy có hai lối viết khác hẵn: Một là, “chữ vạn” hướng xoay theo chiều kim đồng hồ (lối viết A); hai là”chữ vạn” xoay ngươc chiều kim đồng hồ (lối viết B)
15/08/2014(Xem: 12981)
Tánh biết tham lam vật chất ,ích kỷ,vị tha,nhân quả,,ăn năn ,sám hối, thương yêu, ghét bỏ, sợ hãi, buồn tênh, v.v… của muôn loài hữu tình chúng sinh nói chung, con người nói riêng được hiển lộ ra ngoài thân ở lời nói và hành động trong đời sống hằng ngày.Tánh biết này,được các nhà ngôn ngữ cổ đại Trung Quốc gọi là Tâm.Từ đó cho đến nay người Trung Quốc và Việt Nam đều nói là tâm, một khi đề cập đến sự biết của các loài hữu tình chúng sinh,và con người.
06/08/2014(Xem: 5136)
Thiền sư Động Sơn Lương Giới Thiền sư Lương Giới, Tổ của tông Tào Động ở Trung Hoa. Khi đi tu Ngài có viết mấy lá thư cho cha mẹ. Đọc thư Ngài ta mới thấy ý chí người xưa. Lá thư thứ nhất: “Được nghe, chư Phật ra đời đều do cha mẹ mà có thân, muôn loài sanh trưởng thảy nhờ trời đất che chở. Cho nên, không có cha mẹ thì chẳng sanh, không có trời đất thì chẳng trưởng, thảy nhờ ân dưỡng dục, đều thọ đức chở che. Song, tất cả hàm thức, vạn tượng hình nghi đều thuộc vô thường chưa lìa sanh diệt. Ân bú sú nặng nề, công nuôi dưỡng sâu thẳm, dù đem của cải thế gian phụng dưỡng trọn khó đáp đền, dùng máu thịt dâng hiến cũng không được bền lâu.
18/07/2014(Xem: 15136)
Có một Phật tử gửi thư cho tôi và đặt câu hỏi về vấn đề quy y. Tôi xin ghi lại và trả lời, mong rằng có thể giải tỏa khúc mắc cho những người cùng cảnh ngộ. Nguyên văn lá thư: Kính bạch thầy, Đây là câu chuyên có thật 100% nơi con ở, nhưng con xin phép dấu tên những nhân vật trong câu chuyện.
20/06/2014(Xem: 5017)
Tôi sinh ra và lớn lên tại Nha Trang, nơi có bãi biển nổi tiếng dài và đẹp. Nhà tôi không cách xa biển là bao nên thuở bé tôi thường hay xuống biển bơi lội vẫy vùng mỗi ngày, vì thế nên tôi bơi lội rất giỏi. Cũng nhờ bơi giỏi nên tôi thường lặn ngụp dưới làn nước sâu để đâm cá hay cua ghẹ thường xuyên. Từ thói quen giết vật như thế đã huân tập cho tôi tập khí sát sanh từ thời niên thiếu mà chính tôi chẳng hay vì xung quanh tôi bạn bè hay người lớn ai cũng đều như thế.
20/06/2014(Xem: 4914)
Trong bài “Sức Mạnh Của Tâm” kỳ trước ,có nói đến Tâm là chủ tể.Đích thực,con người trên đời này làm nên vô số việc tốt,xấu,học hành,nên danh,nên nghiệp ,mưu sinh sống đời hạnh phúc,khổ đau,cho đến tu tập phật pháp được giác ngộ thành Phật ,thành Thánh, Nhân bản,v.v…đều do tâm chỉ đạo (nhất thiết duy tâm tạo).Qua đây cho ta thấy rằng;tâm là con người thật của con người,(động vật có linh giác,giác hồn thật siêu việt hơn tất cả các loài hữu tình khác trên trái đất này). Phi tâm ra,bản thân con người,chỉ là một khối thịt bất động.
16/06/2014(Xem: 4906)
Trong nghi thức Cầu Siêu của Phật Giáo Việt Nam, ở phần Quy Y Linh, có ba lời pháp ngữ: “Hương linh quy y PHẬT, đấng PHƯỚC TRÍ VẸN TOÀN – Hương linh quy y PHÁP, đạo THOÁT LY THAM DỤC – Hương linh quy y TĂNG, bậc TU HÀNH CAO TỘT” (chơn tâm – vô ngã). Ba lời pháp ngữ trên chính là ba điều kiện, ba phương tiện siêu xuất, có năng lực đưa hương linh (thân trung ấm) được siêu lên các cõi thiện tùy theo mức độ thiện nghiệp nhiều, ít của hương linh vốn được có khi làm người, chết mang theo. Do đã quy Phật, không bị đọa vào địa ngục. Hương linh quy Pháp không đọa ngạ quỷ. Hương linh quy Tăng không đọa bàng sanh (đường ác :địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh) . Ba lời pháp ngữ trên cũng là lời kêu gọi hương linh đã quy y hay chưa quy y Tam Bảo lúc còn sống thì hãy phát nguyện quay về Tam Bảo ngay giờ phút hiện tại cầu siêu ấy, nghe Kinh và khởi tâm lễ bái. Nhờ thần lực và hào quang chư Phật, B
10/06/2014(Xem: 8942)
Bài kinh Kalama, trong Tăng Chi bộ, chương Ba Pháp, thường được nhiều người xem như là một "Hiến chương Phật giáo về Tự do Trạch vấn". Mặc dù bài kinh bác bỏ các tư duy giáo điều và lòng tin mù quáng, vấn đề ở đây là bài kinh có thật sự mang những ý nghĩa mà người ta thường gán ghép vào đó hay không? Dựa vào một đoạn duy nhất của bài kinh
02/06/2014(Xem: 11793)
Phật Giáo được thực hành tại nhiều nước Á Đông dưới nhiều hình thức, sự khác biệt là do bởi những tín đồ là con cháu của những người lập nghiệp ban đầu đến từ Trung Hoa, Thái Lan, Miến Điện, Sri Lanka, Ấn Độ, v.v...Cũng có nhiều người đơn giản tự gọi mình là "Phật tử" và thực hành một số nghi lễ mà họ học được từ cha ông dưới danh nghĩa của tôn giáo này.
02/06/2014(Xem: 5627)
Đại sư ViveKananda trong quyển Nhất Nguyên Thế Giới, có nói: “Mọi người chúng ta đến thế gian này để tranh đấu như trên bãi chiến trường. Chúng ta đến đây với những giọt nước mắt để hết sức mở một con đường, để rẽ sóng mà đi trên biển đời vô tận. Chúng ta tiến lên với những thế kỷ dài dặc ở đằng sau và khoảng mênh mông ở đằng trước. Và chúng ta cứ đi như thế cho tới cái chết đến đưa ta ra khỏi chiến trường này dù thành công hay thất bại”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]