Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Suy nghĩ về Mười Hai Nhân Duyên

11/02/201608:32(Xem: 9080)
Suy nghĩ về Mười Hai Nhân Duyên
       12 nhan duyen 2


Suy nghĩ về
Mười Hai Nhân Duyên
Trần Tuấn Mẫn

 

Nguyên văn đoạn kinh trong phẩm Phật-đà, Tương ưng bộ, như sau: “Này các Tỳ-kheo, thế nào là lý duyên khởi? Này các Tỳ-kheo, vô minh duyên hành; hành duyên thức; thức duyên danh sắc; danh sắc duyên sáu xứ; sáu xứ duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; sanh duyên già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được khởi lên. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi”.

 

Đoạn kinh trên giảng về lý duyên khởi, áp dụng trong việc nêu lên nguyên nhân, trạng thái và sự vận hành nội tại của khổ. Truyền thuyết kể, Thái tử Tất-đạt-đa cùng đoàn tùy tùng qua bốn cổng thành. Tại hai cổng cuối, Ngài trông thấy một xác chết, rồi một vị Sa-môn; từ đó Ngài suy nghĩ và quyết tâm xuất gia để sau cùng thành Phật, bậc Giải thoát. Vậy động cơ trước nhất khiến Ngài xuất gia là để giải quyết cái chết. Sau khi nói lên truyền thống chứng ngộ của sáu vị Cổ Phật, đến phần Đức Phật Thích-ca, Ngài dạy, “Thế giới này… không biết sự xuất ly già chết, thoát khỏi già chết”. Và Ngài dạy tiếp, “Rồi này các Tỳ-kheo, ta lại suy nghĩ như sau: ‘Cái gì có mặt thì già chết có mặt?... Do sanh có mặt nên già chết có mặt, do duyên sanh nên già chết sanh khởi’.”. Và Ngài tiếp tục quán sát cho đến “do duyên vô minh có mặt nên hành có mặt”. Có lẽ để dễ hiểu hơn, ta hãy xét sự quán sát này, tức từ già chết mà đi ngược lên.

 

Tại sao già chết có mặt? Hiển nhiên là do sự sanh ra; nếu ta không sanh ra thì ta không già chết. Tại sao có sự sanh? Vì có một cảnh giới, một môi trường có sự sống (hữu, tam giới) thì mới có sự sanh. Tại sao có thế giới, có các cảnh giới (hữu)? Do vì ta chấp thủ, ta nắm giữ (thủ), cho là hay, là thật dù thế giới này là ảo, là không thật. Tại sao có sự chấp thủ? Do vì ta ưa thích, ham muốn (ái) nên mới giữ gìn, chấp nắm thứ ta ưa thích; ngay cả sự ghét bỏ cũng là thể hiện sự ưa thích của ta đối với đối tượng trái ngược. Do đâu có ái? Do vì ta thọ nhận, cảm nhận (thọ) những thứ ta cho là đáng yêu (và quên, bỏ qua những gì ta không ưa thích). Tại sao có sự cảm nhận, thọ nhận? Do vì ta tiếp xúc (xúc) với ngoại cảnh. Tại sao có sự tiếp xúc? Vì ta có các quan năng tiếp xúc với ngoại cảnh là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và ý (lục nhập, sáu xứ) tiếp xúc với các môi trường (xứ) liên hệ với sáu quan năng ấy. Tại sao có sáu xứ? Là do thành phần của toàn bộ con người của ta đang sống (vật chất và tâm lý – danh sắc). Tại sao có các thành phần tâm lý, vật lý (danh sắc) gồm trong con người? Đó là do cái biết (thức). Cái biết, hay thức, ở đây là vọng thức, là đương thể, nó tạo ra đối tượng để làm nội dung cho chính nó. Nói như vậy thì cũng chính danh sắc tạo nên thức. Danh sắc và thức là một (xem phần sau). Do đâu mà có thức? Đấy là do sự vận hành, hành động của thân, khẩu, ý, của ngũ uẩn tạo nên nghiệp (hành). Do đâu mà có hành? Đấy là do vô minh, u tối, mê muội từ vô thủy, như một sức mạnh tạo ra sự vận động, hành động, hành. Từ đó, mười hai nhân duyên được sắp xếp theo thứ tự “Vô minh duyên hành, hành duyên thức, … sanh duyên già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não”.  Ta cũng dễ dàng theo dõi lời dạy tiếp theo của Đức Phật: “Do vô minh diệt, hành diệt; do hành diệt, thức diệt; … do sanh diệt, già chết, sầu, bi khổ, ưu, não diệt”, hay “Do sanh diệt, già chết diệt; do hữu diệt, sanh diệt; …; do vô minh diệt, hành diệt”.

 

Thực ra, cả mười hai nhân duyên đều gồm một khối, khối khổ; là con người đang khổ, đang sống trong vòng luân hồi. Mười hai nhân duyên không rời nhau, hiện hữu, vận hành cùng lúc. Một chi phần xuất hiện thì mười một chi phần kia đồng thời xuất hiện; một chi phần tiêu diệt thì mười một chi phần kia đồng thời tiêu diệt. Mười hai nhân duyên là khổ, tức mười hai nhân duyên cũng là Tập đế của Tứ đế, tức là Ái. Ái lại là chi phần thứ tám của mười hai nhân duyên. Để dứt khổ, người ta khó tu tập để đoạn diệt vô minh, hành, thức…,vì đấy là trạng thái đã rồi, đang vận hành trong mỗi con người (khó diệt vô minh vì đang vô minh; khó diệt già chết vì đã sanh ra). Ái cũng vậy, nhưng người ta có thể giảm trừ ái dần dần cho đến khi diệt hẳn ái.

 

Cũng trong phẩm Phật-đà của Tương ưng bộ, Đức Phật dạy: “Do ly tham mà đoạn diệt vô minh một cách hoàn toàn nên hành diệt. Do hành diệt nên thức diệt;…; do sanh diệt nên già chết, sầu, bi khổ, ưu, não diệt”. Vậy, ái cũng là nguyên nhân của vô minh nên ly tham (ái diệt) thì vô minh diệt. Vô minh diệt thì hành diệt, v.v. Và mười hai chi phần thực ra cũng chỉ là một như đã nói.

 

Ta cũng biết rằng mọi sự vật, sự kiện, hiện tượng là do nhiều, do vô số nguyên nhân (gọi là nhân, duyên, nhân duyên; và nhân cũng chính là duyên, hay ngược lại, duyên là nhân, tùy quan điểm của chủ thể nhận định). Do đó, con số 12 chi phần trên cũng không nhất thiết là mười hai; và việc phân chia số lượng, thứ tự… còn mang tính cách của biện pháp, hay phương pháp sư phạm, dù đây là biện pháp, phương pháp siêu việt của bậc Toàn Trí.

 

Thật vậy, không phải lúc nào Đức Phật cũng nêu đúng 12 chi phần trên; có khi ít hơn, có khi nhiều hơn; và thứ tự các chi phần cũng có thay đổi. Trong Tương ưng bộ, Đại phẩm thứ bảy, Đức Phật dạy, “Do duyên danh sắc, thức sanh khởi. Do duyên thức, danh sắc sanh khởi”, và “Do danh sắc không có mặt, thức không hiện hữu. Do danh sắc diệt nên thức diệt”. Trong kinh Đại duyên của Trường bộ, Đức Phật dạy, “Này A-nan, nếu có ai hỏi thức do duyên gì thì hãy đáp thức do duyên danh sắc”. Vậy thức và danh sắc có thể hoán đổi vị trí. Đức Phật còn dạy “Sanh y (sanh) lấy ái làm nhân, lấy ái làm tập khởi, lấy ái làm hiện hữu”. Tức là ái là nguyên nhân của sanh chứ không phải chỉ có hữu mới là nguyên nhân của sanh. Ngài dạy tiếp, “…; do duyên sanh, lão tử sanh; do duyên lão tử, sầu, bi, khổ, ưu, não sanh”. Ở đây, sầu, bi, khổ, ưu, não vốn cùng với lão tử là một chi phần lại trở thành hai chi phần riêng. Trong kinh Đại duyên, Ngài còn dạy, “Này A-nan, do duyên thọ, ái sanh; do duyên ái, cầu tìm sanh; do duyên cầu tìm, lợi sanh; do duyên lợi, quyết định sanh; do duyên quyết định, tham dục sanh; v.v.”, và “Do duyên ý và các pháp, thức khởi lên; do ba cái tụ hội nên có xúc; do duyên xúc nên có thọ; do duyên thọ nên có ái. Này các Tỳ-kheo, đây là khổ tập khởi”. Lại nữa, “Vô minh duyên hành;…; hữu duyên sanh; sanh duyên khổ; khổ duyên tín; …”; trong đoạn này, chi phần lão tử được thay bằng chi phần mới là khổ.

 

Tiếc rằng kinh không ghi lời Phật dạy tại sao vô minh sinh hành, tại sao hành sinh thức, v.v. Ta chỉ hiểu tại sao sanh sinh lão tử; vì có sanh ắt có chết! Ta cũng có thể giải thích tại sao như đã nói trên; và cũng có thể hiểu rằng chi phần đứng trước là thể, là tính, là năng lực tạo ra chi phần kế tiếp như là tướng, là dụng, là kết quả của chi phần đứng trước.

 

Đức Phật không hề chia 12 chi phần ra từng nhóm thuộc hiện tại, quá khứ, vị lai. Thế mà về sau, các luận gia lại chia ra như thế để giải thích về nghiệp, nhân quả, luân hồi (Ví dụ, quan điểm Tam thế lưỡng trùng nhân quả của Nhất thiết hữu bộ). Rõ ràng, theo văn mạch của kinh, với lý duyên khởi, Đức Phật chỉ giải thích nguyên nhân và sự vận hành nội tại của khổ, của sinh tử ở con người đang sống, ngay đây và bây giờ. Có nhiều người còn lập luận rằng đến chi phần lão tử thì chuỗi nhân duyên lại nối tiếp để trở về chi phần đầu tiên là vô minh theo kiểu lập luận vòng tròn (mà do cảm tính nên bảo rằng đấy là cách giải thích về luân hồi). Như vậy là đi xa văn mạch của kinh.

 

Đức Phật đã áp dụng nguyên lý căn bản của Duyên khởi do Ngài phát hiện, “Do cái này có mặt, cái kia có mặt; do cái này sanh, cái kia sanh. Do cái này không có mặt, cái kia không có mặt; do cái này diệt, cái kia diệt”. (Kinh Phật tự thuyết). Ngài khởi quán từ nguyên nhân của già chết (là động cơ khiến Ngài xuất gia), từ đó Ngài quán tiếp, dần đến vô minh. Theo chiều xuôi, Ngài lại quán từ vô minh đến già chết. Vậy là xong. Ngài không dạy thêm gì khác trong văn mạch này./.  

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/06/2014(Xem: 4634)
Tôi sinh ra và lớn lên tại Nha Trang, nơi có bãi biển nổi tiếng dài và đẹp. Nhà tôi không cách xa biển là bao nên thuở bé tôi thường hay xuống biển bơi lội vẫy vùng mỗi ngày, vì thế nên tôi bơi lội rất giỏi. Cũng nhờ bơi giỏi nên tôi thường lặn ngụp dưới làn nước sâu để đâm cá hay cua ghẹ thường xuyên. Từ thói quen giết vật như thế đã huân tập cho tôi tập khí sát sanh từ thời niên thiếu mà chính tôi chẳng hay vì xung quanh tôi bạn bè hay người lớn ai cũng đều như thế.
20/06/2014(Xem: 4555)
Trong bài “Sức Mạnh Của Tâm” kỳ trước ,có nói đến Tâm là chủ tể.Đích thực,con người trên đời này làm nên vô số việc tốt,xấu,học hành,nên danh,nên nghiệp ,mưu sinh sống đời hạnh phúc,khổ đau,cho đến tu tập phật pháp được giác ngộ thành Phật ,thành Thánh, Nhân bản,v.v…đều do tâm chỉ đạo (nhất thiết duy tâm tạo).Qua đây cho ta thấy rằng;tâm là con người thật của con người,(động vật có linh giác,giác hồn thật siêu việt hơn tất cả các loài hữu tình khác trên trái đất này). Phi tâm ra,bản thân con người,chỉ là một khối thịt bất động.
16/06/2014(Xem: 4581)
Trong nghi thức Cầu Siêu của Phật Giáo Việt Nam, ở phần Quy Y Linh, có ba lời pháp ngữ: “Hương linh quy y PHẬT, đấng PHƯỚC TRÍ VẸN TOÀN – Hương linh quy y PHÁP, đạo THOÁT LY THAM DỤC – Hương linh quy y TĂNG, bậc TU HÀNH CAO TỘT” (chơn tâm – vô ngã). Ba lời pháp ngữ trên chính là ba điều kiện, ba phương tiện siêu xuất, có năng lực đưa hương linh (thân trung ấm) được siêu lên các cõi thiện tùy theo mức độ thiện nghiệp nhiều, ít của hương linh vốn được có khi làm người, chết mang theo. Do đã quy Phật, không bị đọa vào địa ngục. Hương linh quy Pháp không đọa ngạ quỷ. Hương linh quy Tăng không đọa bàng sanh (đường ác :địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh) . Ba lời pháp ngữ trên cũng là lời kêu gọi hương linh đã quy y hay chưa quy y Tam Bảo lúc còn sống thì hãy phát nguyện quay về Tam Bảo ngay giờ phút hiện tại cầu siêu ấy, nghe Kinh và khởi tâm lễ bái. Nhờ thần lực và hào quang chư Phật, B
10/06/2014(Xem: 8463)
Bài kinh Kalama, trong Tăng Chi bộ, chương Ba Pháp, thường được nhiều người xem như là một "Hiến chương Phật giáo về Tự do Trạch vấn". Mặc dù bài kinh bác bỏ các tư duy giáo điều và lòng tin mù quáng, vấn đề ở đây là bài kinh có thật sự mang những ý nghĩa mà người ta thường gán ghép vào đó hay không? Dựa vào một đoạn duy nhất của bài kinh
02/06/2014(Xem: 9175)
Phật Giáo được thực hành tại nhiều nước Á Đông dưới nhiều hình thức, sự khác biệt là do bởi những tín đồ là con cháu của những người lập nghiệp ban đầu đến từ Trung Hoa, Thái Lan, Miến Điện, Sri Lanka, Ấn Độ, v.v...Cũng có nhiều người đơn giản tự gọi mình là "Phật tử" và thực hành một số nghi lễ mà họ học được từ cha ông dưới danh nghĩa của tôn giáo này.
02/06/2014(Xem: 5300)
Đại sư ViveKananda trong quyển Nhất Nguyên Thế Giới, có nói: “Mọi người chúng ta đến thế gian này để tranh đấu như trên bãi chiến trường. Chúng ta đến đây với những giọt nước mắt để hết sức mở một con đường, để rẽ sóng mà đi trên biển đời vô tận. Chúng ta tiến lên với những thế kỷ dài dặc ở đằng sau và khoảng mênh mông ở đằng trước. Và chúng ta cứ đi như thế cho tới cái chết đến đưa ta ra khỏi chiến trường này dù thành công hay thất bại”.
01/06/2014(Xem: 12741)
CHÁNH PHÁP BỘ MỚI: Số 31, tháng 06.2014 Hình bìa của Nhiên An ChanhPhap 31 (06.14) ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ TA NGHĨ VỀ ĐẤT NƯỚC TA (thơ Mặc Phương Tử), trang 8 ¨ ĐẠO PHẬT VIỆT TK THỨ I VÀ THỜI KỲ BẮC THUỘC (HT. Thích Đức Nhuận), trang 9 ¨ BẢN LÊN TIẾNG V/V TRUNG QUỐC XÂM PHẠM LÃNH HẢI VIỆT NAM… (VP Điều Hợp GHPGVNTN Liên Châu), trang 13 ¨ PHÁP TỪ PHẬT ĐẢN PL. 2558 (HT. Thích Tín Nghĩa), trang 15 ¨ VÌ HÒA BÌNH VÀ AN LẠC CHO THẾ GIỚI (HT. Thích Minh Tuyên), trang 16 ¨ HUẤN TỪ AN CƯ (TK. Thích Huyền Quang), trang 18
30/05/2014(Xem: 6233)
Ngũ uẩn là sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn (1). Đây là những yếu tố vật chất và tinh thần được kết hợp lại mà có cái gọi là con người, là chúng sanh. Khi không gọi là ngũ uẩn mà gọi là danh và sắc thì ta cũng phải hiểu: Sắc là sắc thân vật lý, và danh là gọi chung của phần tâm và tâm sở gồm có thọ, tưởng, hành và thức.
29/05/2014(Xem: 4466)
Vô Ngã có phải là một vấn đề bế tắc của nhân sinh? Cái mà trước đây các bậc hiền triết, các nhà sáng lập tôn giáo, kể cả đức Phật muốn tìm. Đó là một cái chân ngã, cái ngã thật, tức là cái Tôi cái Ta không bị chi phối, không bị thay đổi theo không gian và thời gian. Nhắc đến Phật giáo, chúng ta thấy đạo Phật chủ trương Vô Ngã, thuyết minh về Vô Ngã, và Vô Ngã xem như là học thuyết nòng cốt của đạo Phật. Trong Tam Pháp Ấn, Vô Ngã là một trong ba ấn định đặc thù về chân lý Phật giáo: vô thường, khổ, vô ngã. Vì vậy, mọi hành động dính mắc ta đều có cảm giác rằng hành động đó còn ngã thì làm sao gọi là tu, làm sao giải thoát được?
28/05/2014(Xem: 8100)
Thiên Chúa giáo, Hồi giáo hay Tin lành chỉ tin có một Thượng đế duy nhất thì gọi là nhất thần giáo. Trong khi đó, đạo Khổng hay đạo Lão tin vào nhiều đấng thần linh nên những đạo này được gọi là đa thần giáo. Ngược lại, đạo Phật không phải là nhất thần giáo, cũng chẳng là đa thần giáo mà cũng không phải là giáo điều chủ nghĩa tức là vị giáo chủ đưa ra bất cứ giáo điều gì cho dù đúng hay sai thì tín đồ bắt buộc răm rắp tuân theo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567