Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tạo không gian với tâm giác ngộ

19/12/201520:05(Xem: 5686)
Tạo không gian với tâm giác ngộ

lamayeshe
TẠO KHÔNG GIAN VỚI TÂM GIÁC NGỘ
 
Tác giả: Lama Yeshe
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển


***

Tâm giác ngộ là lẽ thật thiết yếu, phổ quát.

 

Tư tưởng thuần khiết nhất này là nguyện ước và ý chí đưa tất cả chúng sanh đến sự thực chứng năng lực Giác Ngộ vô thượng.

 

Bồ tát thấy tính bản nhiên như pha lê này hiện hữu trong tất cả chúng ta, và bằng việc nhận ra sự tuyệt đẹp của năng lực con người chúng ta, đã luôn luôn có sự tôn trọng.

 

Đối với tư tưởng thiếu tôn trọng, thì con người như cỏ rác, điều gì đó bị lợi dụng. "Ah, người ấy không có nghĩa gì đối với tôi. Con người không có nghĩa gì với tôi."

 

Tất cả chúng ta cố để lợi dụng người khác, để làm lợi ích chỉ cho chính chúng ta. Toàn thể thế giới được xây dựng trên sự dính mắc. Những nước lớn lấn át các nước nhỏ, đứa bé lớn lấy kẹo của đứa nhỏ, những người chồng lợi dụng những người vợ. Tôi làm bạn với người nào đó bởi vì người ấy có thể làm lợi cho tôi. Nó cũng giống với phần còn lại của thế giới. Bạn gái, bạn trai. Mọi người muốn điều gì đó.

 

Mong  muốn kết bạn chỉ vì lợi lạc cho người khác là cực kỳ hiếm hoi; tuy thế, nó là đáng giá. Đức Phật giải thích rằng ngay cả một niệm của tâm thức này hồi hướng cho sự Giác Ngộ vì lợi ích của người khác có thể tiêu hủy hàng trăm nghìn kiếp nghiệp báo tiêu cực.

 

Chúng ta có dính mắc nó làm cho chúng ta căng thẳng và không thoải mái. Nhưng thậm chí chỉ một chớp lóe nhỏ bé của hơi nóng tâm giác ngộ cũng làm trái tim ấm áp và thư giản.

 

Tâm giác ngộ là giải pháp đầy năng lực, năng lượng nguyên tử tiêu trừ xứ sở của dính mắc.

 

Tâm giác ngộ không phải là cảm xúc từ ái. Bằng việc hiểu bản chất tương đối của chúng sanh và việc thấy cứu cánh vô thượng của họ, và bằng việc phát triển chí nguyện đưa tất cả chúng sanh đến thể trạng Giác Ngộ ấy, thế nên tâm thức đầy từ ái phát sinh từ tuệ giác chứ không phải cảm xúc.

 

Tâm giác ngộ không phải cục bộ. Bất cứ khi nào quý vị đi với tâm giác ngộ nếu quý vị gặp mọi người, dù người giàu hay nghèo, đen hay trắng, quý vị cũng luôn luôn thoải mái và quý vị có thể giao tiếp.

 

Chúng ta có một ý tưởng cứng nhắc; đời sống là cách này hay cách nọ. "Điều này là tốt. Điều này là xấu." Chúng ta không thấu hiểu những khía cạnh khác nhau của điều kiện con người. Nhưng, có tư tưởng phổ quát lạ thường này, đầu óc hẹp hòi của chúng ta tự động tan biến. Nó rất đơn giản: quý vị có không gian và đời sống trở nên dễ dàng hơn.

 

Thí dụ, người nào đó nhìn vào chúng ta, vào ngôi nhà chúng ta, vào vườn tược chúng ta và chúng ta cảm thấy khó chịu. Chúng ta quá không an toàn và căng thẳng trong tim chúng ta. Kiêu kỳ. "Đừng nhìn tôi." Nhưng với tâm giác ngộ thì có không gian. Khi người nào đó nhìn thì chúng ta có thể nói, "Hmm. Người ấy đang nhìn. Nhưng okay thôi." Quý vị có hiểu không? Thay vì cảm thấy khó chịu thì quý vị biết rằng được thôi.

 

Tâm giác ngộ là chất gây tê ,gây mê giúp chúng ta chống lại đau đớn, và làm chúng ta đầy an lạc.

 

Tâm giác ngộ là thuật giả kim có thể chuyển hóa mọi hành động làm lợi ích cho người khác.

 

Tâm giác ngộ là vầng mây có thể mang mưa năng lượng tích cực để nuôi dưỡng làm mọi thứ lớn mạnh.

 

Tâm giác ngộ không chỉ là lý thuyết. Nó là một thể trạng của tâm thức. Kinh nghiệm nội tại hoàn toàn cá nhân. Vì thế làm sao chúng ta thấy ai là Bồ tát, ai là không? Chúng ta có thể thấy tâm ý tự yêu mến mình chứ?

 

Nếu chúng ta cảm thấy không an toàn thì chúng ta phóng chiếu cảm giác tiêu cực ấy vào người khác. Chúng ta cần tư tưởng thuần khiết sâu thẩm nhất của tâm giác ngộ; bất cứ khi nào chúng ta đi điều ấy sẽ chăm sóc cho chúng ta.

 

*Giáo lý này được trích từ Năng lượng tuệ giác, có trong  Wisdom Publications, Inc., the FPMT publishing company, and can be found at many good bookshops. Amazon can get them toohttp://www.amazon.com 

 

Ẩn Tâm Lộ, Thursday, December 17, 2015

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/09/2013(Xem: 5566)
Có nhiều người đi chùa nhưng họ đến để tìm một cái gì đó không liên quan đến việc tỉnh thức tâm linh. Người Tàu đến chùa cúng Phật rất nhiều, để cầu buôn may bán đắt, làm ăn phát đạt hoặc xin xăm xin quẻ, nếu được quẻ tốt thì mừng cúng Phật nhiều, nếu gặp quẻ xấu thì buồn bã bỏ về. Ðến chùa khấn vái xin xỏ như thế thì chùa có khác gì đình miếu. Nhưng khổ nỗi chính những hạng "Phật tử" như thế mới giúp cho chùa khá giả
03/09/2013(Xem: 4130)
Phật pháp - ngôi nhà chung của nhân loại được dở bỏ, dựng thành những ngôi nhà nhỏ tự bao giờ? Thực tế ngôi nhà chung ấy còn, Thời mạt Pháp, Pháp không mạt. Chỉ là nó vô hình với ai vẫn còn chạy theo cuộc sống tạm bợ trần ai, và phải đợi đến lúc thân mạng tơ tướp không còn biết nương nhờ vào đâu mới chịu vào an ngụ.
03/09/2013(Xem: 3480)
Đã lâu, đa số thanh niên quan niệm giải thoát của đạo Phật là siêu hình huyền hoặc đâu đâu, để dành riêng cho những người chán thực tại cầu vào chốn hư vô tịch diệt. Thanh niên là thích thực tế, ưa hoạt động nên không cần để ý đến.
01/09/2013(Xem: 3624)
Đạo Phật chủ trương giác ngộ mang ánh sáng trí tuệ soi rọi cho thế gian. Mọi lẽ thật đều hiện bày dưới ánh sáng giác ngộ, nhận lấy lẽ thật rồi mới khởi lòng tin đó là “chánh tín”. Ngược lại, bày những điều mê hoặc làm mù quáng người đời, lừa bịp thế gian, ấy là “mê tín”. Hoặc không hiểu rõ, không có lý lẽ, mà tin càng tin bướng là “mê tín”. Tin bướng là họa hại đưa con người đến đường mù tối. Thấy rõ biết đúng mới tin là sức mạnh vô biên khiến người thành công trên mọi lãnh vực.
01/09/2013(Xem: 3419)
Mọi việc khổ vui trong kiếp hiện tại của chúng ta đều do nghiệp quá khứ và hiện tại chi phối. Nghiệp lành thì được vui, nghiệp ác thì chịu khổ, chúng ta chỉ biết sợ khổ, cầu vui mà không biết tránh nghiệp ác, tạo nghiệp lành. Thế chẳng khác nào kẻ sợ bóng mà cứ đứng ngoài trời nắng, muốn nghe nhạc mà bịt lỗ tai. Một khi nghiệp quả đến, chúng dù muốn dù không, tất nhiên cũng phải chịu. Bởi nó là kết quả do hành động của chính mình đã tạo. Mình làm, rồi mình chịu, đó là lẽ công bằng hợp lý của kiếp người.
01/09/2013(Xem: 10379)
Hôm nay, tôi sẽ nói đề tài: "Chỗ gặp gỡ và chỗ không gặp gỡ giữa Thiền Tông và Tịnh Ðộ Tông". Phật giáo Việt Nam chúng ta có chia ra nhiều tông phái, nhưng xét kỹ thì có ba tông chính: Thiền Tông, Tịnh Ðộ Tông và Mật Tông
27/08/2013(Xem: 8089)
Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận giải Nobel Hòa Bình 21 năm trước, ngài nói, "Tôi chỉ là một thầy tu giản dị". Nhưng tôi có thể nói với các bạn, khi tôi gặp ngài lần đầu tiên năm năm trước rằng ngài hơn là một thầy tu giản dị rất nhiều. Tôi vẫn nhớ lần viếng thăm ấy bởi vì đấy là những thời khắc đáng ghi nhớ nhất trong đời tôi và khi tôi gặp những sinh viên chưa tốt nghiệp của chúng ta, họ nói, "Ô, ông đã từng gặp những lãnh tụ thế giới, ông đã từng gặp những tổng thống, ông đã từng gặp những Khôi nguyên Nobel Hòa Bình. Nhưng ai là người hấp dẫn nhất và ấn tượng nhất mà ông đã từng gặp?" Và tôi nói, đấy phải là việc gặp gở với Đức Đạt Lai Lạt Ma.
23/08/2013(Xem: 10634)
Sau khì thành Đạo dưới cội Bổ Đề, Đức Phật vân du khắp nơi để diễn bày chân lý nhiệm mầu đến khắp nơi : "Cửa vô sinh bất diệt, đã mở cho tất cả chúng sanh. Hãy để cho ai có tai muốn nghe được hưởng trọn niềm tin tưởng"
23/08/2013(Xem: 5439)
Đức Phật nói rất nhiều vấn đề, Khoa học cũng đã chứng minh được nhiều vấn đề mà đức Phật đã nói cách nay trên 2550 năm; trong phạm vi giới hạn, bài này người viết chỉ đưa ra hai vấn đề đó là: 1. Tam tế tướng, 2. Tâm và vật, để xem Khoa học nói gì về hai vấn đề này.
22/08/2013(Xem: 9122)
Với Tuệ giác và lòng Từ bi của Đức Phật, thấy chúng sanh ở cõi Ta bà, đang đắm nhiễm trong khổ đau, nên Ngài đã thị hiện xuống trần, vào cung vua, nhưng rồi biết rõ rằng do THAM ÁI với NGŨ DỤC mà con người mãi trầm luân, đau khổ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]