Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sanh tử đại sự

06/08/201407:32(Xem: 4672)
Sanh tử đại sự

Thien Su Dong Son Luong Gioi
SANH TỬ SỰ ĐẠI

HT. Thích Thanh Từ

Thiền sư Động Sơn Lương Giới
Thiền sư Lương Giới, Tổ của tông Tào Động ở Trung Hoa. Khi đi tu Ngài có viết mấy lá thư cho cha mẹ. Đọc thư Ngài ta mới thấy ý chí người xưa.
Lá thư thứ nhất:
“Được nghe, chư Phật ra đời đều do cha mẹ mà có thân, muôn loài sanh trưởng thảy nhờ trời đất che chở. Cho nên, không có cha mẹ thì chẳng sanh, không có trời đất thì chẳng trưởng, thảy nhờ ân dưỡng dục, đều thọ đức chở che. Song, tất cả hàm thức, vạn tượng hình nghi đều thuộc vô thường chưa lìa sanh diệt. Ân bú sú nặng nề, công nuôi dưỡng sâu thẳm, dù đem của cải thế gian phụng dưỡng trọn khó đáp đền, dùng máu thịt dâng hiến cũng không được bền lâu. 
Trong Hiếu kinh nói: “Dù một ngày giết đôi ba con vật để cung hiến cha mẹ vẫn là bất hiếu, vì sẽ lôi nhau vào vòng trầm luân chịu muôn kiếp luân hồi”. Muốn đền ân sâu dày của cha mẹ đâu bằng công đức xuất gia, cắt đứt dòng sông ái sanh tử, vượt qua khỏi biển khổ phiền não, đáp ân cha mẹ ngàn đời, đền công từ thân muôn kiếp, bốn ân ba cõi thảy đều đền đáp. Kinh nói: “Một đứa con xuất gia, chín họ đều sanh lên cõi trời”. Con thệ bỏ thân mạng đời này, chẳng trở về nhà, đem căn trần muôn kiếp chóng tỏ sáng Bát-nhã. Xin cha mẹ lòng chớ nhớ mong”.
Tụng rằng:
Vị liễu tâm nguyên độ sổ xuân
Phiên ta tịnh thế mạn thuân tuần
Kỷ nhân đắc đạo không môn lý
Độc ngã yêm lưu tại thế trần
Cẩn cụ xích thư từ quyến ái
Nguyện minh đại pháp báo từ thân
Bất tu sái lệ tần tương ức
Thí tợ đương sơ vô ngã thân.
Dịch:
Chưa rõ nguồn tâm quá mấy năm
Thương thay mê mải luống trì trầm
Cửa Không đã lắm người đắc đạo
Riêng ta trì trệ ở trong trần
Xin viết lá thư từ quyến thuộc
Nguyện thông đại pháp đáp từ thân
Không nên rơi lệ thường thương nhớ
Xem tợ buổi đầu con không thân.
Qua lá thư này chúng ta thấy Ngài cố tình nhắc cha mẹ đừng buồn, đừng khóc, coi như buổi đầu không có thân Ngài. Sau đây là trích đoạn lá thư của bà mẹ gởi cho Ngài: “Mẹ không dám mong con như Vương Tường nằm giá, Đinh Lan khắc cây, chỉ mong con như Tôn giả Mục Liên độ mẹ thoát khỏi trầm luân tiến lên Phật quả. Nếu mẹ không như vậy e phải có tội. Con cần phải giải quyết cho xong”. Trọng trách người tu là làm sao đạt đạo để giải quyết vấn đề sanh tử cho mình, cho cha mẹ và cho tất cả chúng sanh, chớ không phải muốn bỏ cha mẹ để tìm chỗ an ổn vui chơi qua ngày hết tháng. Chí cương quyết của người tu không phải là ý bất hiếu, bỏ cha mẹ phiêu bạt để tìm chỗ an ổn cho chính mình. 
Vì vậy, khi thực hiện bản hoài cao cả đó chúng ta phải gan dạ ngay từ buổi đầu, không thể chần chờ nửa tiến nửa lùi, nay thì quả quyết mai thì do dự, như vậy không thể nào tiến xa được. Dù biết rằng việc làm đó là bất hiếu trong hiện tại nhưng có thể cứu cha mẹ và mọi người ở ngày mai. Ngài Động Sơn nhờ lòng cương quyết mà được thành đạo. Nếu người xưa chần chờ hay yếu đuối thì không bao giờ có đạo hạnh để chúng ta bắt chước theo. 
Vì vậy tôi mong rằng người xuất gia hay tại gia, đã quyết chí tu thì phải có lập trường vững chắc. Việc làm này không phải là việc tầm thường đơn giản, mà là việc làm cả một đời người. Nếu không bền vững, chúng ta đang tu tiến, gặp chuyện gì bận bịu của gia đình thì chúng ta bị lùi, đã không cứu được mình, huống nữa là cứu được ai. Sự tu hành chánh yếu là để thoát ly sanh tử. Muốn thoát ly sanh tử phải bền chí mới được.
Người mẹ như bà thân của ngài Động Sơn rất hiếm. Dù thương con tràn trề nhưng không nỡ ngăn ý chí xuất gia của con nên bà tùy thuận và hy vọng con mình thành tựu đạo quả. Lời nói đó chính là một sức mạnh giúp người con nỗ lực sao cho đạt đạo mới thôi. Nhờ vậy ngài Động Sơn đã làm tròn bổn phận của mình, tức quyết tâm đạt đạo để đền ơn cha mẹ. Do đó chúng ta khi đã phát tâm học đạo đều phải cố gắng nỗ lực và quyết chí tiến lên, chứ không tu với tánh cách lưng chừng được.
Gần đây tôi thấy người phát tâm xuất gia thì đông, mà người giữ được ý chí xuất gia thì ít. Nghĩa là tuy thân ở chùa, nhưng tâm cứ nghĩ việc nhà, không buông được. Như vậy tuy có tinh thần phát tâm xuất gia, nhưng chí người xuất gia đạt đạo thì quá ít. Vì vậy tôi mong những vị đã được có phúc duyên sâu dày, xuất gia học đạo nên nhớ ý chí của người xuất gia, phải làm được việc mình đã nguyện làm.
Không nên rơi lệ thường thương nhớ
Xem tợ buổi đầu con không thân.
Chúng ta khi đã xuất gia, đối với gia đình phải xem như mình đã chết. Có như thế mình mới thật sống. Đó là điều hết sức quan trọng đối với người tu.
Phiền não tận thời sầu hỏa diệt
Ân tình đoạn xứ ái hà khô.
Phiền não hết rồi lửa sầu tắt, ân tình dứt bặt sông ái khô. Khi chúng ta hết phiền não thì lửa sầu mới tắt. Khi ân tình bặt thì sông ái mới khô. Người tu nếu để tình cảm gia đình ràng buộc mãi, thì sông ái không biết chừng nào mới khô. Trái lại, sông ái tràn đầy thì chúng ta sẽ bị cuốn trôi, không thể dừng nổi.
Thế nên người tu có hai điều kiện hệ trọng, thứ nhất là tinh thần dứt khoát của mình, thứ hai là sự giúp đỡ của cha mẹ bằng cách hiểu đạo khuyên con. Có nhiều người thương con mà không hiểu đạo, cho xuất gia nhưng không dạy ý chí xuất gia. Cần phải tập cho con ý chí xuất gia nữa, đó là điều cao cả của bậc làm cha mẹ. 
Cho nên bà mẹ chỉ nói rằng mẹ không mong con như Vương Tường nằm giá, Đinh Lan khắc cây mà chỉ mong con như Tôn giả Mục Liên độ mẹ thoát khỏi trầm luân tiến lên Phật quả. Đó là điều mẹ Ngài mong mỏi và cũng là điều rất quan trọng cho tinh thần tu tiến của hàng xuất gia.
Quý Phật tử học Phật pháp kỹ, lại cần có thêm ý chí thực hành nữa mới đưa chúng ta đến giải thoát sanh tử. Vì vậy tôi mong muốn tất cả đều lập chí vững chắc trên đường đạo. Nếu là người tại gia khi biết đạo rồi chúng ta phải nỗ lực dùng mọi phương tiện để sống hợp với đạo. Còn người xuất gia thì phải ứng dụng sự hiểu biết của mình cho đúng và tự tháo gỡ hết những ràng buộc do bản ngã, do tình lưu luyến gia đình để mạnh dạn tiến tu. 
Làm sao cho đời tu chúng ta xứng đáng, không hổ thẹn khi nhắm mắt, tiếc một đời không đi tới đâu. Ngày nào còn sống thì xứng đáng là người xuất gia, đến khi nhắm mắt chỉ nở một nụ cười, thanh thản ra đi. Có như thế sự tu hành mới có ý nghĩa. Đó là điều chúng tôi mong mỏi nhất.
HT.Thích Thanh Từ
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/07/2019(Xem: 4986)
Triết lý hay mục đích sống là lý tưởng, giá trị cốt lõi của mỗi người, chính vì thế mà ngày nay,hầu hết trong chúng ta, ai cũng có khuynh hướngtìm về sự thật, mộtgiải pháp cứu cánh, rốt ráo, an toànvì ‘hòa bình bền vững’, xã hội trật tự vàngày ngày an lành ... Hòa chungtrách nhiệm, bản hoài, thông điệp : ‘Chân lý chỉ có một’,[1]đồng nghĩa với ‘Sự lãnh đạo bằng chánh niệm’ qua cách tiếp cận của Phật giáo, mang vạn niềm vui đến với muôn loài. Thật vậy, Phật giáo với trọng trách mang ‘an vui lâu dài’, là nội dung cốt lõi của xã hội nhân loại, cũng là tiền đề cho một xã hội bền vững;trong đó mỗi cá thể cần củng cố,xây dựngnội tâmkiên cố dựa trên phương cách lãnh đạo bằng‘chánh niệm’, đểcùng nhìn lại, quán chiếu và cùng dẫn đến trách nhiệm sẻ chia …
29/06/2019(Xem: 7020)
"Nhân sinh": đời người, cuộc sống con người "Quan": cái nhìn, quan niệm "Nhân sinh Quan" nghĩa là "cái nhìn" hay "quan niệm" về đời sống của con người. A) Con người từ đâu mà có? Phật giáo giải đáp câu hỏi ngàn đời nầy bằng giáo thuyếtThập nhị Nhân duyên, tức là chuỗi 12 nhân duyên dây chuyền sau đây: 1) Vô minh: Do một niệm bất giác mà phát sinh mê lầm, chấp ngã chấp pháp, do đó mà khởi ra Phiền não - nên cũng gọi là Hoặc. Chúng ta không thể tìm ra điểm khởi đầu của sự Vô minhđã khởi đầu cho sự hiện hữu của chúng sinh và vạn vật, hữu tình cũng như vô tình.
12/04/2019(Xem: 3760)
Thế mới biết trăm sông rồi cũng đổ về biển, dung hòa một vị mặn của đại dương; muôn pháp cùng đổ vào biển tuệ, thuần một vị giải thoát.Những lời dạy của đức Phật được ghi chép thành Tam tạng kinh điển, trở thành một trong những kho tàng trí tuệ vĩ đại nhất của nhân loại. Trải qua hơn 25 thế kỷ, đạo Phật được truyền bá rộng rãi khắp năm châu và bị ảnh hưởng cũng không nhỏ bởi nhiều nền văn hóa khác. Từ đó, đạo Phật phát triển với các biểu tượng về tôn giáo, về các hình thức nghi lễ, và kể cả những pháp môn tu hành của những khóa tu ở mỗi nơi.Chính vì thế, đạo Phật bị đa dạng hoá về hình thức lẫn nội dung tu tập, thể hiện qua nhiều pháp môn. Như vậy trong thời đại bây giờ, đặt ra cho chúng ta sự lựa chọn; pháp môn nào là đúng, phápmôn nào là sai? Không có pháp môn nào là đúng và không có pháp môn nào là sai cả. Tại sao? Vì pháp môn tu không có lỗi, mà lỗi ở tại con người làm đúng hay sai mà thôi.
14/02/2019(Xem: 7136)
Thuở xưa có một ông vua hiền đức, cai trị công bằng, dân chúng trong nước sống thanh bình. Một hôm, dưới sự đề nghị của cận thần tả hữu, vua triệu tập tất cả trưởng lão tôn túc của các tôn giáo trong nước. Khi tất cả có mặt đầy đủ, vua nói:
13/12/2018(Xem: 4233)
Suy nghĩ về Mười Hai Nhân Duyên - GS Trần Tuấn Mẫn , Nguyên văn đoạn kinh trong phẩm Phật-đà, Tương ưng bộ, như sau: “Này các Tỳ-kheo, thế nào là lý duyên khởi? Này các Tỳ-kheo, vô minh duyên hành; hành duyên thức; thức duyên danh sắc; danh sắc duyên sáu xứ; sáu xứ duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; sanh duyên già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được khởi lên. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi”.
02/12/2018(Xem: 8642)
Thời gian gần đây nhiều Phật tử đã yêu cầu tôi giải thích những lời dạy vô giá của Phật theo phương cách hiện đại, xử dụng thuật ngữ và diễn giải thực tế, có hiệu quả, thực tiễn và không quá cao siêu. Theo phương cách dễ hiểu và thực tế để áp dụng trong đời sống hằng ngày. Đây là tập sách đầu của một chuỗi những tập sách nhằm mục đích đáp ứng những thỉnh cầu này. Đây là tập sách sưu tập gồm 50 lời dạy ngắn kèm theo chú giải chi tiết dài ngắn khác nhau, mục đích để khuyến khích tất cả những vị đã dành thời gian để đọc và thực hành những lời dạy này để phát triển sự hiếu biết chân thật và lòng từ bi.
05/11/2018(Xem: 3903)
“Chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì nghe theo người ta nói; chớ có tin vì được Kinh Tạng truyền tụng; chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình; chớ có tin vì đúng theo một lập trường; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình. Nhưng khi nào tự mình biết rõ như sau: “Các pháp này là bất thiện; Các pháp này là có tội; Các pháp này bị các người có trí chỉ trích; Các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau”, thời hãy từ bỏ chúng! Nhưng khi nào tự mình biết rõ như sau: ‘các pháp này là thiện; các pháp này không có tội; các pháp này được các người có trí tán thán; các pháp này nếu được chấp nhận và thực hiện đưa đến hạnh phúc an lạc’, thời hãy từ đạt đến và an trú!” Đức Phật (Kinh Tăng Chi Bộ)
18/10/2018(Xem: 3814)
Phải nghi trước, rồi gỡ được nỗi nghi xong, bấy giờ tin tưởng mới chắc thật. Đó là chuyện của người tộc họ Kalama ở thành phố Kesaputta thời hơn 2,500 năm về trước. Thực tế, thời nào cũng có người Kalama, chứ không phải chỉ trong thời xa xưa. Có thể đoán rằng, những người mang dòng máu Kalama mạnh nhất, hẳn là các nhà khoa học – thí dụ, như các nhà vật lý thiên tài Albert Einstein, Stephen Hawking... Chớ hòng ai thuyết phục họ tin cái gì không thuận lý.
04/09/2018(Xem: 7415)
Tu Tứ Đế Pháp, Bốn Chân Lý Chắc Thật, Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni Phật, sau khi Chứng Đạo dẹp tan sự quấy nhiễu của ma quân ở cõi Trời Tha hóa thứ sáu vào nửa đêm ngày mùng 8 tháng 2 năm Tân-Mùi. Việt lịch Năm 2256 HBK*. Tr.BC.596. Sau Thời Hoa Nghiêm Phật đến vườn Lộc Dã Uyển truyền dạy Bốn Pháp Tứ-Đế, độ cho năm vị từng theo Phật cùng tu thuở trước, thành bậc Tỳ Khưu đắc đạo. Năm vị đó là: 1/. A Nhã Kiều Trần Như, 2/. A-Thấp Bà, (Mã-thắng) , 3/ .Bạt-Đề, 4/. Ma-Ha-Nam, 5/. Thập-Lực-Ca-Diếp. Năm Vị nghe pháp Tứ Đế rồi, tu tập chứng A La Hớn Quả. Tứ Đế Pháp: 1. Khổ Đế. 2. Tập Đế. 3. Diệt Đế. 4. Đạo Đế. -Khổ Đế, là Ác quả của Tập Đế. -Tập Đế, là tạo Nhân xấu của Khổ Đế. -Diệt Đế, là Thiện quả của Đạo đế. -Đạo Đế, là Nhân tu của Diệt Đế.
14/08/2018(Xem: 6871)
Kinh Vị Tằng Hữu của Bắc tông và Tăng Chi Bộ Kinhcủa Nam Tông đều có ghi rằng trong cuộc đời của một vị Phật CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC có 4 lần sự kiện vi diệu này xảy ra. Mỗi lần như thế, có một hào quang vô lượng, thần diệu, thắng xa oai lực của chư Thiên hiện ra cùng khắp thế giới, gồm thế giới của chư Thiên, thế giới Ma vương và Phạm thiên, quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người. Cho đến những thế giới ở chặng giữa bất hạnh không có nền tảng, tối tăm u ám, mà tại đấy, mặt trăng, mặt trời với đại thần lực, đại oai đức như vậy cũng không thể chiếu thấu ánh sáng. Trong những cảnh giới ấy, một hào quang vô lượng, thâm diệu thắng xa uy lực chư Thiên hiện ra. Và các chúng sanh, sanh tại đấy, nhờ hào quang ấy mới thấy nhau và nói: "Cũng có những chúng sanh khác sống ở đây".
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567