Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

An Cư

25/03/201415:40(Xem: 10491)
An Cư

Buddha_4

AN CƯ là một trong các pháp chế trọng yếu trong đời sống tu hành của Tăng Đoàn Phật giáo. Chữ “cư”nghĩa là ; chữ “an”nghĩa là yên, tức là, thân thì không đi ra khỏi chùa, tâm thì chuyên cần tu học, luôn giữ chánh niệm, không chạy theo trần cảnh bên ngoài, không để ý đến các chuyện thế sự. Vậy, “an cư”là ở yên một chỗ, chuyên cần tu tập, giữ cho thân tâm tĩnh lặng, thanh tịnh.

Sự “ở yên một chỗ”này bao hàm những ý nghĩa rất quan trọng đối với người xuất gia. Nguyên vì ở xứ Ấn-độ, mùa hè trời mưa nhiều, cỏ xanh mọc rậm, côn trùng sinh sôi nẩy nở bò khắp các nẻo đường, cho nên, chư tăng an cư là để tránh dẫm đạp làm chết côn trùng, thương tổn lòng từ bi của người tu hành. An cư là để xây dựng và củng cố nếp sống hòa hợp của tăng đoàn. Tăng đoàn có hòa hợp thì mọi người được an lạc thanh tịnh, không khí tu học trang nghiêm tinh tấn, trưởng dưỡng tâm bồ đề bền vững. Chư tăng an cư cũng là dịp thuận tiện để cho quần chúng gieo trồng duyên lành trong ruộng phước Tam Bảo, là hoàn cảnh tốt cho chư Phật tử tu tạo phước đức qua tâm hạnh cúng dường bốn thứ nhu yếu (cơm nước, y phục, thuốc thang, giường mền), cũng như phát huy trí tuệ qua việc gần gũi, nương dựa chư tăng để học tập kinh điển, luận bàn giáo pháp.

Chế độ An Cư vốn đã được các đạo sĩ Bà-la-môn Ấn-độ áp dụng từ thời cổ đại, trước khi giáo đoàn Phật giáo xuất hiện. Về sau, vì thấy sự lợi ích của hạnh tu này, đức Phật đã cho áp dụng nó trong nếp sống Tăng đoàn. Sau khi thành đạo, đức Thế Tôn đến vườn Lộc-giã độ cho 5 vị sa môn nhóm Kiều Trần Như, kế tiếp Ngài độ cho công tử Da Xá cùng 54 người bạn của chàng. Bấy giờ đức Phật đã có tất cả 60 vị đệ tử tì kheo đều chứng quả A-la-hán; đó là Tăng đoàn khởi thỉ của Phật giáo. Vừa kịp đến mùa mưa, đức Phật đã hướng dẫn họ thực tập sinh hoạt an cư ngay tại vườn Lộc-giã. Đây là mùa an cư đầu tiên của đức Thế Tôn cũng như của giáo đoàn Phật giáo, nhưng phải đến năm sau, tại tinh xá Trúc-lâm, truyền thống An Cư của Phật giáo mới được đức Thế Tôn chính thức thiết lập. Công viên Trúc-lâm ở gần kinh thành Vương-xá của nước Ma-kiệt-đà, đã được vua Tần Bà Sa La hiến cúng lên đức Phật để xây cất tinh xá làm nơi cư trú và hành đạo cho Phật và giáo đoàn. Tinh xá xây cất xong thì vừa kịp đến mùa mưa, nhân đó mà đức Phật thiết lập pháp chế An Cư một cách chính thức vào năm đó. Đức Phật dạy: Mùa mưa không tiện lợi cho việc du hành đây đó. Cho nên mỗi năm vào đầu mùa mưa, các thầy tì kheo cần tụ về một nơi thuận tiện để an cư trong ba tháng, vừa để cùng nhau tu học, vừa tránh được sự ướt át và dẫm đạp lên các loài côn trùng thường bò ra đầy dẫy trên đường đi. Trong suốt ba tháng an cư, các thiện nam tín nữ có thể mang thực phẩm tới các trung tâm an cư để cúng dường chư tăng và nghe chư tăng giảng dạy giáo pháp.

Dù đức Phật đã dạy như thế, nhưng vì sinh hoạt An Cư lúc ấy còn quá mới mẻ, Phật tử chưa quen lắm với việc đem thực phẩm đến tinh xá cúng dường chư tăng – mà chư tăng đông đến cả ngàn vị, – ngày có ngày không, chưa được đều đặn, cho nên vẫn có những ngày chư tăng phải đi vào thành hoặc các làng xóm để khất thực. Đó là việc bất đắc dĩ, nhưng giáo đoàn đã bị quần chúng ngoại đạo đàm tiếu. Họ nói: Các đạo sĩ khác vẫn có những tháng ở yên trong mùa mưa, còn các sa môn Thích tử sao không có thời gian ở yên, vẫn cứ đi lại đó đây, cứ dẫm đạp lên cỏ non và các loài côn trùng mà không biết thương xót... Đức Phật biết được điều này, mấy năm sau, khi sinh hoạt An Cư đã trở nên thuần thục, hàng Phật tử đã quen thuộc với pháp hạnh cúng dường, tại tinh xá Kì-viên (gần kinh thành Xá-vệ, nước Kiều-tát-la – do trưởng giả Cấp Cô Độc xây cất vào năm thứ 4 sau ngày Phật thành đạo), đức Phật đã thực sự ban hành lệnh “cấm túc an cư”cho toàn thể tăng đoàn, bất cứ trung tâm an cư nào của giáo đoàn Phật giáo, đều phải thi hành nghiêm cẩn.

Dưới triều đại vua A Dục (thế kỉ thứ 3 trước Tây lịch), với nhiệt tâm hộ trì Phật pháp của nhà vua, Phật giáo đã được truyền bá ra khỏi biên thùy Ấn-độ, lan rộng đến các nước vùng Tây-vực, Miến-điện, Tích-lan v.v... Phật giáo có mặt ở đâu thì pháp chế An Cư vẫn được thực hành như là một nếp sinh hoạt quan yếu trong đời sống tăng đoàn.

Phật giáo Việt-nam cũng y theo giới luật mà tuân hành pháp chế An Cư như các nước khác trên thế giới. Việc An Cư được tổ chức thường xuyên hàng năm, và kéo dài trọn 3 tháng mùa hạ (từ ngày 16 tháng 4 đến ngày Rằm tháng 7 âm lịch). Trong thời gian 3 tháng này, người xuất gia không được đi ra ngoài làng xóm phố phường, mà phải vân tập tại một chốn già lam (chùa, tu viện, tòng lâm – thường được gọi là “Trường Hạ”), chuyên tâm tu tập giới định tuệ, luận bàn Phật pháp, trao đổi với nhau những kinh nghiệm hành đạo, giảng dạy giáo lí và hướng dẫn tu tập cho quần chúng Phật tử; còn các điều nhu yếu cho đời sống hằng ngày như cơm nước, thuốc thang v.v..., chư tăng không phải bận tâm lo lắng, vì đã có chư Phật tử hộ trì. Ngoài chế độ An Cư mùa hạ, một số chùa còn tổ chức thêm khóa An Cư vào 3 tháng mùa đông (từ ngày 16 tháng 9 đến ngày Rằm tháng Chạp âm lịch), cũng vì mục đích “tấn tu đạo nghiệp”. Đó là hoàn cảnh ở Việt-nam. Từ sau năm 1975, chư tăng ni Việt-nam vượt biên ra các nước ngoài sống đời tị nạn, vì hoàn cảnh, tập quán, văn hóa, nếp sống v.v... ở xứ người đều đổi khác, việc an cư hàng năm đã phải bị gián đoạn đến cả thập niên, đến khi tổ chức lại được thì cũng không dễ dàng kéo dài 3 tháng như ở Việt-nam, mà thường thì chỉ trung bình 2 tuần lễ (có nơi 1 tuần, có nơi 1 tháng). Đến mùa an cư, chư tăng ni khắp nơi phải thu xếp mọi công việc ở chùa mình, cùng vân tập về địa điểm qui định để nhập chúng an cư. Dù chỉ 10 ngày hoặc 2 tuần lễ, nhưng vẫn có vài vị, vì hoàn cảnh bất khả kháng, không thể tụ về “Trường Hạ” nhập chúng an cư, đành phải xin phép Đại Tăng cho được thọ trì pháp “tâm niệm an cư”ngay tại trú xứ của mình. Đó là điều “đáng tiếc”, nhưng lại là tình hình thực tế trong đời sống hiện tại, cho nên đứng trên tinh thần giới luật, đại chúng đều hoan hỉ.

Pháp chế An Cư tu học, nếu được đại chúng thực hành chí thành, đúng mức, thì đó thật là nguồn năng lực lớn lao để củng cố tinh thần hòa hợp thanh tịnh của Tăng già; trưởng dưỡng tâm bồ đề ngày càng lớn mạnh, bền chắc; giúp cho sự nghiệp nhiếp hóa chúng sinh thành tựu viên mãn. Chư vị thiện nam tín nữ cũng nương nhờ uy đức rộng lớn như biển của Đại Tăng mà tâm linh thăng tiến; nhờ tu học Phật pháp mà trí tuệ phát triển; nhờ thành tâm tu hạnh bố thí cúng dường mà phước đức sâu dầy, duyên lành đối với Phật pháp sẽ kết chặt vững bền mãi mãi về sau.

Công đức Chư Tăng thật vô lượng!

Công đức chư Phật tử thật vô lượng!

Chư Phật mười phương đều hoan hỉ!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/09/2012(Xem: 5904)
Đây là câu hỏi và đề tài thật phức tạp luôn gây tranh cãi trong Đạo Phật. Bởi vậy, khi tìm trong sách hoặc search trên mạng, quí vị sẽ không tìm thấy câu trả lời thật rõ ràng và thật thỏa mãn cho mình. Ngược lại các câu trả lời luôn luôn rất khác nhau, rất mơ hồ và …rất bế tắc! Nói theo kiểu Thiền Tông Trung Quốc là “không thể giải bày” (bất khả ngôn thuyết).
27/08/2012(Xem: 10122)
Trước cuộc ra đi vĩ đại nhất trong lịch sử loài người của Bồ-tát Siddharttha, Yasodhara đã gạt lệ nhớ thương và đơn thân nuôi dưỡng Rahula ròng rã bảy năm trường trong cô đơn, khắc khoải.
21/08/2012(Xem: 3388)
Trong sự tái sinh luân hồi, nhân quả tốt xấu, đúng sai, ân oán trong hiện tại sẽ tiếp tục đến đời sau, nên khi gặp duyên phù hợp nó liền tác động mạnh mẽ, khiến ta phải chấp nhận mà không biết nguyên nhân! Nhiều người không hiểu nên tin có đấng thần linh thượng đế, đủ quyền năng ban phước giáng họa?
15/08/2012(Xem: 7353)
Truyền thống Kadampa của Phật giáo Tây Tạng xuất hiện trong thế kỷ mười một vô cùng tích cực và sáng tạo. Trường phái này do Đạo sư Ấn Độ Atisha (982-1054) sáng lập. Ngài đến Tây Tạng năm 1042. Mặc dù trường phái này không tồn tại thật bền vững như một truyền thống độc lập, nó đã thâm nhập vào các trường phái khác và vì thế để lại một ảnh hưởng lâu dài.
14/08/2012(Xem: 4944)
Một người đàn ông trên 60 tuổi khi thấy một chiếc xe tang chạy qua, ông ta lặng lẽ bước xuống xe, lấy chiếc mũ bảo hiểm đang đội trên đầu cầm tay rồi đứng thẳng người, đầu hơi cúi một chút. Ông cứ đứng vậy, yên lặng chờ xe tang đi qua mới ngước mặt lên.Người phụ nữ đứng bên cạnh thấy thế mới tỏ vẻ ngạc nhiên hỏi: “Ủa, ông quen với người chết hay sao mà đứng cúi đầu chào tiễn biệt họ vậy?”. Ông trả lời: “Tôi không hề quen biết hay bà con với người đã mất, nhưng cha mẹ tôi dạy rằn
14/08/2012(Xem: 3264)
Một ngày đã qua ta biết mình vẫn còn đang sống, một tháng đã qua ta biết mình vẫn còn đó, một năm đã qua ta biết mình vẫn còn đây, cũng với hình hài đó nhưng tất cả đều đổi mới một cách kỳ diệu, đôi khi ta vẫn không nhận ra mình đã... mới rất nhiều từ ý nghĩ, lời nói cho đến hành động. Dáng vấp hình hài này cũng mới hoàn toàn. Có thể đó là một nụ cười tươi với những nếp nhăn ẩn giấu trong sâu kín hoặc là mái tóc đã điểm bạc để mình và người trở nên già dặn hơn…nhưng vẫn còn đó với những bâng khâng và trăn trở, vết hằn nơi khóe mắt, biểu hiện của sự lo lắng bất an trong tâm khảm mọi người.
05/08/2012(Xem: 7181)
Ai trong chúng ta được sinh ra trong đời này rồi, một ngày nào đó cũng phải từ giã tất cả những gì có liên hệ với ta trong một quãng thời gian nhất định của cuộc đời này để phải ra đi. Có kẻ đi lên, có người đi xuống; có kẻ đi ngang và có người lại ngược dòng sinh tử, trở lại thế giới này để cứu khổ độ mê. Tất cả đều do nghiệp lực và nguyện lực của mỗi người trong chúng ta.
04/08/2012(Xem: 11431)
Hằng năm, nhằm vào ngày rằm tháng tư (âm lịch), tất cả mọi người Phật tử trên toàn thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đều tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm ngày Đức Bồ Tát Sidddhattha đản sinh, Đức Bồ Tát Sidddhattha chứng đắc thành Đức Phật Gotama và Đức Phật Gotama tịch diệt Niết Bàn.
02/08/2012(Xem: 16716)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
30/07/2012(Xem: 14432)
Nói về Giáo, trong Kinh Trung A Hàm (Bahuvedaniya-Majjhima Nikaya) số 57, đức Phật đã chỉ dẫn Mười loại Hạnh phúc Tối thượng, sắp xếp thứ tự do kết quả tu chứng, trong đó có: Đoạn thứ 6. “ Này Anandà. Nơi đây vượt hẳn lên khỏi mọi tri giác và hình thể (Sắc), không còn phản ứng của giác quan, hoàn toàn không chú tâm đến mọi sự khác nhau của tri giác ….” Đoạn thứ 10. “Nơi đây vượt hẳn lên khỏi cảnh giới Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng (Chẳng Phải Tưởng, Chẳng Phải Chẳng Có Tưởng), đạt đến sự chấm dứt mọi Tri giác và Cảm giác (Sãnnavedayita Niroda).”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]