Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

An Cư

25/03/201415:40(Xem: 10034)
An Cư

Buddha_4

AN CƯ là một trong các pháp chế trọng yếu trong đời sống tu hành của Tăng Đoàn Phật giáo. Chữ “cư”nghĩa là ; chữ “an”nghĩa là yên, tức là, thân thì không đi ra khỏi chùa, tâm thì chuyên cần tu học, luôn giữ chánh niệm, không chạy theo trần cảnh bên ngoài, không để ý đến các chuyện thế sự. Vậy, “an cư”là ở yên một chỗ, chuyên cần tu tập, giữ cho thân tâm tĩnh lặng, thanh tịnh.

Sự “ở yên một chỗ”này bao hàm những ý nghĩa rất quan trọng đối với người xuất gia. Nguyên vì ở xứ Ấn-độ, mùa hè trời mưa nhiều, cỏ xanh mọc rậm, côn trùng sinh sôi nẩy nở bò khắp các nẻo đường, cho nên, chư tăng an cư là để tránh dẫm đạp làm chết côn trùng, thương tổn lòng từ bi của người tu hành. An cư là để xây dựng và củng cố nếp sống hòa hợp của tăng đoàn. Tăng đoàn có hòa hợp thì mọi người được an lạc thanh tịnh, không khí tu học trang nghiêm tinh tấn, trưởng dưỡng tâm bồ đề bền vững. Chư tăng an cư cũng là dịp thuận tiện để cho quần chúng gieo trồng duyên lành trong ruộng phước Tam Bảo, là hoàn cảnh tốt cho chư Phật tử tu tạo phước đức qua tâm hạnh cúng dường bốn thứ nhu yếu (cơm nước, y phục, thuốc thang, giường mền), cũng như phát huy trí tuệ qua việc gần gũi, nương dựa chư tăng để học tập kinh điển, luận bàn giáo pháp.

Chế độ An Cư vốn đã được các đạo sĩ Bà-la-môn Ấn-độ áp dụng từ thời cổ đại, trước khi giáo đoàn Phật giáo xuất hiện. Về sau, vì thấy sự lợi ích của hạnh tu này, đức Phật đã cho áp dụng nó trong nếp sống Tăng đoàn. Sau khi thành đạo, đức Thế Tôn đến vườn Lộc-giã độ cho 5 vị sa môn nhóm Kiều Trần Như, kế tiếp Ngài độ cho công tử Da Xá cùng 54 người bạn của chàng. Bấy giờ đức Phật đã có tất cả 60 vị đệ tử tì kheo đều chứng quả A-la-hán; đó là Tăng đoàn khởi thỉ của Phật giáo. Vừa kịp đến mùa mưa, đức Phật đã hướng dẫn họ thực tập sinh hoạt an cư ngay tại vườn Lộc-giã. Đây là mùa an cư đầu tiên của đức Thế Tôn cũng như của giáo đoàn Phật giáo, nhưng phải đến năm sau, tại tinh xá Trúc-lâm, truyền thống An Cư của Phật giáo mới được đức Thế Tôn chính thức thiết lập. Công viên Trúc-lâm ở gần kinh thành Vương-xá của nước Ma-kiệt-đà, đã được vua Tần Bà Sa La hiến cúng lên đức Phật để xây cất tinh xá làm nơi cư trú và hành đạo cho Phật và giáo đoàn. Tinh xá xây cất xong thì vừa kịp đến mùa mưa, nhân đó mà đức Phật thiết lập pháp chế An Cư một cách chính thức vào năm đó. Đức Phật dạy: Mùa mưa không tiện lợi cho việc du hành đây đó. Cho nên mỗi năm vào đầu mùa mưa, các thầy tì kheo cần tụ về một nơi thuận tiện để an cư trong ba tháng, vừa để cùng nhau tu học, vừa tránh được sự ướt át và dẫm đạp lên các loài côn trùng thường bò ra đầy dẫy trên đường đi. Trong suốt ba tháng an cư, các thiện nam tín nữ có thể mang thực phẩm tới các trung tâm an cư để cúng dường chư tăng và nghe chư tăng giảng dạy giáo pháp.

Dù đức Phật đã dạy như thế, nhưng vì sinh hoạt An Cư lúc ấy còn quá mới mẻ, Phật tử chưa quen lắm với việc đem thực phẩm đến tinh xá cúng dường chư tăng – mà chư tăng đông đến cả ngàn vị, – ngày có ngày không, chưa được đều đặn, cho nên vẫn có những ngày chư tăng phải đi vào thành hoặc các làng xóm để khất thực. Đó là việc bất đắc dĩ, nhưng giáo đoàn đã bị quần chúng ngoại đạo đàm tiếu. Họ nói: Các đạo sĩ khác vẫn có những tháng ở yên trong mùa mưa, còn các sa môn Thích tử sao không có thời gian ở yên, vẫn cứ đi lại đó đây, cứ dẫm đạp lên cỏ non và các loài côn trùng mà không biết thương xót... Đức Phật biết được điều này, mấy năm sau, khi sinh hoạt An Cư đã trở nên thuần thục, hàng Phật tử đã quen thuộc với pháp hạnh cúng dường, tại tinh xá Kì-viên (gần kinh thành Xá-vệ, nước Kiều-tát-la – do trưởng giả Cấp Cô Độc xây cất vào năm thứ 4 sau ngày Phật thành đạo), đức Phật đã thực sự ban hành lệnh “cấm túc an cư”cho toàn thể tăng đoàn, bất cứ trung tâm an cư nào của giáo đoàn Phật giáo, đều phải thi hành nghiêm cẩn.

Dưới triều đại vua A Dục (thế kỉ thứ 3 trước Tây lịch), với nhiệt tâm hộ trì Phật pháp của nhà vua, Phật giáo đã được truyền bá ra khỏi biên thùy Ấn-độ, lan rộng đến các nước vùng Tây-vực, Miến-điện, Tích-lan v.v... Phật giáo có mặt ở đâu thì pháp chế An Cư vẫn được thực hành như là một nếp sinh hoạt quan yếu trong đời sống tăng đoàn.

Phật giáo Việt-nam cũng y theo giới luật mà tuân hành pháp chế An Cư như các nước khác trên thế giới. Việc An Cư được tổ chức thường xuyên hàng năm, và kéo dài trọn 3 tháng mùa hạ (từ ngày 16 tháng 4 đến ngày Rằm tháng 7 âm lịch). Trong thời gian 3 tháng này, người xuất gia không được đi ra ngoài làng xóm phố phường, mà phải vân tập tại một chốn già lam (chùa, tu viện, tòng lâm – thường được gọi là “Trường Hạ”), chuyên tâm tu tập giới định tuệ, luận bàn Phật pháp, trao đổi với nhau những kinh nghiệm hành đạo, giảng dạy giáo lí và hướng dẫn tu tập cho quần chúng Phật tử; còn các điều nhu yếu cho đời sống hằng ngày như cơm nước, thuốc thang v.v..., chư tăng không phải bận tâm lo lắng, vì đã có chư Phật tử hộ trì. Ngoài chế độ An Cư mùa hạ, một số chùa còn tổ chức thêm khóa An Cư vào 3 tháng mùa đông (từ ngày 16 tháng 9 đến ngày Rằm tháng Chạp âm lịch), cũng vì mục đích “tấn tu đạo nghiệp”. Đó là hoàn cảnh ở Việt-nam. Từ sau năm 1975, chư tăng ni Việt-nam vượt biên ra các nước ngoài sống đời tị nạn, vì hoàn cảnh, tập quán, văn hóa, nếp sống v.v... ở xứ người đều đổi khác, việc an cư hàng năm đã phải bị gián đoạn đến cả thập niên, đến khi tổ chức lại được thì cũng không dễ dàng kéo dài 3 tháng như ở Việt-nam, mà thường thì chỉ trung bình 2 tuần lễ (có nơi 1 tuần, có nơi 1 tháng). Đến mùa an cư, chư tăng ni khắp nơi phải thu xếp mọi công việc ở chùa mình, cùng vân tập về địa điểm qui định để nhập chúng an cư. Dù chỉ 10 ngày hoặc 2 tuần lễ, nhưng vẫn có vài vị, vì hoàn cảnh bất khả kháng, không thể tụ về “Trường Hạ” nhập chúng an cư, đành phải xin phép Đại Tăng cho được thọ trì pháp “tâm niệm an cư”ngay tại trú xứ của mình. Đó là điều “đáng tiếc”, nhưng lại là tình hình thực tế trong đời sống hiện tại, cho nên đứng trên tinh thần giới luật, đại chúng đều hoan hỉ.

Pháp chế An Cư tu học, nếu được đại chúng thực hành chí thành, đúng mức, thì đó thật là nguồn năng lực lớn lao để củng cố tinh thần hòa hợp thanh tịnh của Tăng già; trưởng dưỡng tâm bồ đề ngày càng lớn mạnh, bền chắc; giúp cho sự nghiệp nhiếp hóa chúng sinh thành tựu viên mãn. Chư vị thiện nam tín nữ cũng nương nhờ uy đức rộng lớn như biển của Đại Tăng mà tâm linh thăng tiến; nhờ tu học Phật pháp mà trí tuệ phát triển; nhờ thành tâm tu hạnh bố thí cúng dường mà phước đức sâu dầy, duyên lành đối với Phật pháp sẽ kết chặt vững bền mãi mãi về sau.

Công đức Chư Tăng thật vô lượng!

Công đức chư Phật tử thật vô lượng!

Chư Phật mười phương đều hoan hỉ!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/02/2014(Xem: 6370)
Chúng ta hãy tạo động lực bằng cách nghĩ rằng ta đã tạo nhiều ác nghiệp ở kiếp này và trong vô lượng kiếp trước. Những ác nghiệp này, khi kết trái, sẽ trở thành những nỗi đau khổ liên tục nếu ta không thanh lọc (rửa sạch) chúng.
22/02/2014(Xem: 4845)
Cuối năm 1992, chúng tôi suy yếu đi Vũng Tàu dưỡng bệnh, ở nhờ nhà của một Phật tử. Chủ nhà vì chúng tôi mới xây cất xong. Nhà nằm trên mảnh đất bằng phẳng, bên cạnh sườn núi đá, dưới chân là biển cả mênh mông. Gió biển thổi vào mát rượi
22/02/2014(Xem: 8450)
Nhân quả là đạo lý căn bản của người học Phật. Người tu, nhất là tu Thiền cần phải hiểu rõ, nhận kỹ điểm này, không để sảy chân sa đọa phải hối hận kiếp kiếp lâu dài. Bời người tu Thiền thường nghe nói: “Xưa nay không một vật”, thì nhân quả để ở chỗ nào? Nhân quả có hay không ?
20/02/2014(Xem: 8554)
Mùa đông năm 1991, tôi ra Vũng Tàu dưỡng bệnh ở nhờ thất Thích Ca của Quan Âm Phật đài. Trước cưả thất nhìn xuống mặt biển có cây bồ đề sum sê che rợp, râm mát cả thất. Tôi thường ra đứng dưới tàng cây nhìn xuống biển. Một hôm, tôi đứng nhìn ra biển thấy biển cả thênh thang sóng bủa trắng xóa, lúc đó có chú thị giả đứng bên cạnh, nhìn sang chú tôi hỏi: "Ðố chú nước có dậy sóng không?"
19/02/2014(Xem: 5967)
Bần cùng và giàu có là 2 danh từ nói về hai thân phận khác nhau. Phần lớn trong nhận thức của con người đều cho rằng: người nghèo cùng thì không có cái giàu có hiện hữu, và ngược lại, giàu có thì không có cái nghèo khổ hiện hữu.
19/02/2014(Xem: 4670)
Tại sao an ủi lớn nhất của đời người là bố thí? Vì người nghèo đang thiếu thốn, khó khăn được sự giúp đỡ sẽ có thể vượt qua cơn hoạn nạn. Bố thí theo nghĩa thông thường là giúp đỡ, sẻ chia
19/02/2014(Xem: 3876)
Tất cả việc làm của Phật giáo đều tập chú vào lợi ích cho chúng sanh. Chúng sanh là đối tượng duy nhất của Phật giáo. Thế nên sự truyền bá của Phật giáo vì lợi ích chúng sanh. Nếu không vì lợi ích chúng sanh,
19/02/2014(Xem: 5563)
Có câu chuyện Thiền trích dịch từ cuốn “Collection of Stone and Sand”, xuất hiện vào thế kỷ 13, do thiền sư Muju viết bằng Nhật ngữ, tên là Shasekishu, dịch giả Paul Reps dịch sang Anh Ngữ, nội dung như sau: “Trong cuộc hành trình tới tỉnh Edo, Zenkai, con trai của một hiệp sĩ Nhật, trở thành người hầu cận của một quan chức cao cấp tại đó. Zenkai ngoại tình với vợ của quan chức này và bị phát hiện. Để tự vệ, hắn ta giết vị quan rồi chạy trốn cùng với người vợ.
18/02/2014(Xem: 8215)
Tôi sẽ diễn giải ba trình độ làm thế nào để sống và chết một cách vui vẻ. Đầu tiên, đối với những người không tôn giáo, sau đó đối với những người có tôn giáo một cách tổng quát, và cuối cùng đối với những hành giả Phật tử. Tôi tin rằng tất cả chúng ta sống còn trên dự đoán và hy vọng của hạnh phúc.
18/02/2014(Xem: 4197)
Thiên Chúa giáo, Hồi giáo hay Tin lành chỉ tin có một Thượng đế duy nhất thì gọi là nhất thần giáo. Trong khi đó, đạo Khổng hay đạo Lão tin vào nhiều đấng thần linh nên những đạo này được gọi là đa thần giáo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567