Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngũ Căn & Ngũ Lực

18/02/201408:01(Xem: 5848)
Ngũ Căn & Ngũ Lực
TVQD_Phat Lo Thien Phat Thich Ca

NGŨ CĂN (Pañcindriya)  -  
NGŨ LỰC (Pañcabala) 
Minh Đức Triều Tâm Ảnh



Indriya có nghĩa là căn, gốc, khả năng, làm chủ, cốt yếu... Bala là lực, là sức mạnh. Vậy ngũ căn là 5 trạng thái tâm căn bản, 5 yếu tố tâm lý căn bản có khả năng kiểm soát tâm, làm chủ tâm. Và khi mà ngũ căn được tu tập, làm cho sung mãn thì sẽ biến thành ngũ lực; tức là tạo nên 5 sức mạnh, hỗ trợ hữu hiệu cho hành giả thực hành thiền định và thiền tuệ.

I- Tín căn (saddhindriya) và tín lực (saddhabala)

Tín là tin, lòng tin, đức tin. Trên đời này, nếu không có saddha này thì ta không thể làm được công việc gì ra hồn, ra dáng. Có saddha dẫn đạo thì ta sẽ thành công trên nhiều lãnh vực, ngược lại là thất bại. Ta có thể tìm hiểu rộng rãi nhiều nghĩa khác nhau của từ này.

1- Tín trong ngũ thường (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín) của Khổng Nho

Đây là lòng tin tưởng giữa người và người, là giữ trọn lời hứa để tạo lòng tin với nhau; không được bội ước, thất tín. Người mà không có chữ tín này sẽ đánh mất nhân phẩm, tư cách của đạo làm người. Khổng Nho nói: "Nhân vô tín, bất lập"; có nghĩa là người không giữ chữ tín thì không đặt để vào đâu được cả; ý nói là không thể đứng được trong thế gian, không thể làm người được nữa. Tín trong ngũ thường, như vậy, là một trong năm yếu tố, điều kiện để hoàn thiện nhân văn, nhân bản theo quan niệm chung của nền minh triết Đông phương.

2- Tín là tin vào mình, tin vào khả năng của mình, tin vào công việc mà mình đang thực hiện – được gọi là tự tín.

Trong thi cử, tranh tài thể thao, kinh doanh buôn bán, tiếp thị, ngoại giao, diễn thuyết, thuyết pháp, tranh cử, lãnh đạo...; ai có chữ tín này sẽ có sức mạnh nội tâm, các trạng thái tâm sinh lý như được tiếp truyền thêm năng lượng, năng lực; nó là yếu tố quyết định cho sự thành công. Tuy nhiên, tín theo nghĩa này cũng có mặt trái của nó. Tự tin là tốt, nhưng quá tự tin đến nổi vượt quá khả năng của mình, vượt quá kiến thức, trình độ của mình; ở ngoài giới hạn chuyên môn của mình thì tín ấy đồng nghĩa với ảo tưởng, không tưởng; tức là tin vào cái mà mình không thực sự có, tin vào cái mà mình không có khả năng! Bên sau tín này là mạn, kiêu và ngã; sẽ dẫn đến thất bại, mọi người sẽ coi khinh.

3- Tín là tin vào cái mà mình chưa biết

Có những điều mình chưa thấy, chưa nghe... mà vẫn tin. Ví dụ, mình chưa biết kiếp trước, kiếp sau... nhưng vẫn tin là có. Tín này có nhiều cấp độ, tầng mức khác nhau:

- Tin là có thần linh, thượng đế, có những năng lực vô hình chi phối vận mạng con người. Tín này có được là do sự tiếp truyền hoặc do sự kế thừa của tập quán, truyền thống nhiều đời để lại. Thấy ông bà cha mẹ tin nên con cái tin theo. Thấy ai cũng tin nên mình cũng phải tin. Đằng sau chữ tín này là do không thông hiểu, không giải thích được các hiện tượng tự nhiên của trời đất, những định luật vận hành của nhân quả vũ trụ. Nó được kế thừa từ những tâm thức sơ khai, do sợ hãi các thế lực u minh, huyền bí không lý giải được.

- Tin là có Phật, có Chư thiên, Phạm thiên, có chúng sanh ở những cảnh giới vô hình... Tín này có thể được tiếp truyền, kế thừa từ truyền thống Phật học của gia đình, dòng họ hay cả quốc độ. Cũng có thể có được từ chùa tháp, bi ký, kinh điển còn để lại. Cũng có thể tin vào một vị thầy, một vị sư giảng nói.

Rộng rãi hơn tí nữa của lòng tin này là tin nhân-quả, tội-phước, đời này đời kia; thường là nó không tự có mà được tiếp truyền, ảnh hưởng từ gia đình, truyền thống hay tôn giáo, nhất là Phật giáo.

4- Tín là tin vào cái chưa biết, nhưng có suy luận, tư duy, thẩm sát, chiêm nghiệm...

Đi kèm với tín này thường có trí. Cũng từ tín ở cấp độ 3, họ học hỏi, suy luận, chiêm nghiệm để có được tín ở cấp độ 4 này. Họ không dễ dàng cả tin, tin duôi theo mọi người. Họ cố gắng tự mình giải mã những điều chưa biết để đưa đến kết luận khả tín. Tín này cũng là tín mà đức Phật đã dạy cho người dân xứ Kālāma. Họ không vội tin vào bất cứ nguồn tin đáng tin cậy nào. Văn rồi, nhưng họ phải tư và tu nữa. Họ tìm từng đáp án một từ những thông số đã được kết nạp từ văn và tư; họ chiêm nghiệm, thực hành, tu tập. Tín này thuộc về những người tu tập trong giai đoạn sơ thiện; tức là người chưa thấy Pháp mà tu, chỉ hưởng được phước báu nhân thiên.

5- Tín của bậc thánh Hữu học

Là tín của những bậc đắc 3 quả thánh Thất lai, Nhất lai và A-na-hàm. Đây là giai đoạn trung thiện. Những vị này bắt đầu có đức tin trong sạch và thanh khiết do nhờ đã xuôi chảy về dòng thánh; càng ngày càng chứng nghiệm sự thật, càng ngày càng thấy rõ nhân quả nghiệp báo, luân hồi tử sanh. Những điều chưa thật sự tin ở cấp độ trước, lần hồi đã được minh giải rõ ràng ở nơi tâm, nơi tuệ của họ.

6- Tín của bậc thánh Vô học

Là tín của những bậc đã đắc quả A-la-hán. Đây là giai đoạn hậu thiện. Các vị không còn tin nữa vì họ đã hoàn toàn thấy Pháp rồi. Bây giờ, các Ngài chỉ thuận theo Pháp mà sống và giáo hóa chúng sanh. Đây là cấp độ cuối cùng của tín, không còn gọi là tín nữa, mà gọi là Vô tín. Nói tóm lại, tín là yếu tố dẫn đạo để tạo phước báu nhân thiên: Tín, văn, giới, thí, tuệ. Tín cũng là năng lực đi đầu trong 5 năng lực để phát triển thiền định và thiền quán: Tín, tấn, niệm, định, tuệ - như ở bài nghiên cứu này. Nhờ tín càng tu tập càng được củng cố, tăng trưởng nên lúc thực hành thiền định và thiền quán, nghi triền cái được yên lặng, tâm dễ dàng khắng khít hơn với đề mục, đưa đến định tâm và mau chóng thấy được thực tánh của Pháp.

II- Tấn căn (viriyindriya) và tấn lực (viribala)

Viriya là tinh tấn, cần chuyên, dõng mãnh, cố gắng, nỗ lực, ráng sức...Cũng như saddha, viriya có nhiều nghĩa và nhiều cấp độ khác nhau.

1- Tấn trong đời sống thường nhật: Một cái cất tay, nhấc chân cũng có viriya tham dự. Ăn, nói, đi, đứng, ngồi, nằm... cũng không thể thiếu tấn. Mọi công việc hằng ngày, những nghề nghiệp mưu sinh, học hành, thi cử... nếu muốn tốt đẹp, thành công đều nhờ vào tấn. Tấn với nghĩa này, chỉ thuần là năng lực của tâm chứ chưa mang tính chất đạo đức, thiện ác. Ví dụ: giết người, trộm cắp... cũng không thể thiếu cố gắng, nỗ lực... Do vậy, tấn không phải là một tâm, nó chỉ là một tâm sở trung tính, nên không nằm trong 14 bất thiện tâm sở và 25 tịnh quang tâm sở. Một việc làm xấu ác nếu có tấn hỗ trợ, cái xấu ác ấy càng trở nên xấu ác hơn, tăng trọng tính chất xấu ác ấy hơn. Một việc làm tốt, nếu có tấn hỗ trợ thì cái tốt ấy càng tốt hơn...

2- Tấn trong việc tu tập: Cũng là viriya,nhưng tùy thuộc ở mỗi nơi, viriya mang nhiều ý nghĩa khác nhau.

-Tấn trong 3 loại Bồ-tát: Trí tuệ, Đức tin và Tinh tấn; thì tấn này không phải là nỗ lực, cố gắng mà hàm chỉ cái hạnh quên mình vì chúng sanh. Chư vị Bồ-tát, theo hạnh nguyện của mình, sẵn sàng phục vụ không mệt mỏi vì sự an vui và hạnh phúc cho chúng sanh. Các Ngài lăn lóc sinh tử nhiều như vi trần để tích lũy phước báu hữu lậu; làm vua chúa, đại thần, trưởng giả, phú hộ... để đem đến lợi ích vật chất, áo cơm... cho những người đói khổ. Bồ-tát Di-Lặc tu theo hạnh này nên sẽ thành Phật với thời gian lâu dài hơn 2 lần, 4 lần loại Bồ-tát Đức tin và Trí tuệ.

- Tấn trong Tứ chánh cần: Tấn này nội hàm tính chất làm lành, lánh ác; nỗ lực xa rời ác niệm, ác pháp, tăng trưởng thiện niệm, thiện pháp.

- Tấn trong Thất giác chi: Tấn này là thuần thiện, là 1 trong 7 yếu tố đưa đến giác ngộ (niệm, trạch pháp, tấn, hỷ, an, định, xả); đồng thời có sẵn trong tâm của bậc Thánh. Tấn này đi sau trạch pháp, tùy thuộc trạch pháp; nỗ lực khởi tâm hỗ trợ cho niệm được an trú. Nhờ tấn, nhờ năng lực của tấn, niệm được chuyên nhất ghi nhận Pháp, an trú Pháp; nên tâm sẽ có được hỷ, an, định và xả. Và đây là lộ trình tâm của thiền định. Nếu là thiền tuệ thì định phải được hiểu là sát-na định hay phiến thời định; là định của tuệ chứ không phải là định của định.

- Tấn trong Tứ như ý túc (dục, tấn, tâm, tuệ): Tấn này đi sau dục. Dục này thuần túy là khởi ý muốn làm, muốn thực hiện, là ước muốn tu tập một đề mục thần thông nào đó. Tấn ở đây là nỗ lực, hỗ trợ cho dục ấy được viên mãn, nhất tâm.

- Tấn trong Bát chánh đạo: Nếu tu tập riêng lẻ là 1 chi phần trong 8 chi phần thì tấn này là tấn ở trong Tứ chánh cần.

Nếu phân thành 3 nhóm giới-định-tuệ thì tấn này hỗ trợ cho niệm để đi đến định. Nói cách khác, tấn có thể hỗ trợ cho kiến và tư duy (cho tuệ); hỗ trợ cho ngữ, nghiệp, mạng (cho giới), hỗ trợ cho niệm, định (định).

Nói tóm lại, tấn trong ngũ căn và ngũ lực, hàm tàng tất cả các nghĩa vừa lược dẫn, tạo thành một năng lực, một sức mạnh để hỗ trợ cho tín, niệm, định và tuệ. Nói cách khác, tấn hỗ trợ cho tất cả thiện tâm và thiện tâm sở, hỗ trợ cho định Sắc, Vô sắc; hỗ trợ 8 Siêu thế tâm đạo quả và Niết-bàn.

III- Niệm căn (satindriya) và niệm lực (satibala)

Sati có đầy đủ các nghĩa như nghĩ đến, tưởng đến, nhớ, trí nhớ, ghi nhận, chú tâm... Nhưng chính xác nhất, sati - niệm, gần với ghi nhận hoặc chú tâm hơn. Tương tự như saddha và viriya, sati - niệm cũng hàm tàng nhiều nghĩa khác nhau vậy.

1- Niệm trong Tứ niệm xứ (thân, thọ, tâm, pháp)

- Niệm thân: Niệm 32 thể trược tức là niệm thân, sử dụng sati có thể đạt đến Tứ thiền, đề mục này để dành cho người nhiều tham dục, ái dục. Nhưng niệm thân trong Tứ niệm xứ lại khác, nó không dùng quán tưởng mà dùng quán chiếu, theo dõi, quan sát liên tục thân đi, đứng, nằm ngồi, co tay, duỗi chân... thuộc thiền tuệ. Hành giả phải thấy cho rõ được tam tướng Vô thường, Khổ, Vô ngã của các Pháp hữu vi, của sắc thân. Nói cách khác, phải thấy rõ sắc, phải thấy rõ sắc sanh, sắc diệt... Trong trường hợp này, sati đã biến thành sammāsati (chánh niệm), lại còn kết hợp với tỉnh giác (chánh kiến).

- Niệm thọ: Là ghi nhận, chú tâm các cảm giác khởi sanh ở nơi thân và tâm; đấy là những cảm thọ khổ, lạc, hỷ, ưu, xả. Thọ là đối tượng của thiền tuệ nên phải có chánh niệm và chánh kiến mới thấy rõ thọ thuần túy thuộc về danh pháp; phải thấy rõ tất cả danh pháp đều Vô thường, Khổ và Vô ngã.

- Niệm tâm: Là ghi nhận, chú tâm vào các trạng thái tâm lý, như tham thấy rõ tham, sân thấy rõ sân. Niệm tâm cũng là đối tượng của thiền tuệ nên cũng cần phải có chánh kiến hỗ trợ cho chánh niệm như trên. Tâm cũng thuần túy là danh pháp.

- Niệm Pháp: Pháp là đối tượng của tâm, gồm cả sắc pháp và danh pháp.

Niệm Pháp là niệm về 5 pháp chướng ngại (5 triền cái), ngũ uẩn, 12 xứ, Thất giác chi, Tứ đế...

2-Niệm trong Thất giác chi

Trong Thất giác chi có niệm, trạch pháp, tấn, hỷ, an, định và xả; tức là 7 yếu tố đưa đến giác ngộ hoặc là 7 yếu tố hằng có sẵn trong tâm Bậc Giác Ngộ. Nếu hiểu như vậy thì Thất giác chi vừa là nhân vừa là quả.

2.1- Nếu Thất giác chi là nhân thì niệm, trạch pháp... phải được tu tập cho thuần thục, viên mãn. Trong trường hợp này, người tu tập niệm giác chi như là một pháp môn riêng biệt. Vậy niệm ở đây tương tự Tứ niệm xứ hoặc thập tùy niệm, tùy theo pháp môn lựa chọn của hành giả.

2.2- Nếu Thất giác chi là quả thì niệm, trạch pháp... đã được tu tập viên mãn, thuần thục rồi. Trong trường hợp này, Thất giác chi trở thành một tiến trình tâm; và niệm này chính là chánh niệm: ghi nhận như thực, chú tâm như thực các pháp đến và đi, sinh và diệt.

Ở đây, nếu cần phân tích thì sau niệm là trạch pháp. Nếu cần chiếu soi thì trạch pháp đi sau chính là chánh kiến hay tỉnh giác. Rồi tỉnh giác sẽ có tấn hỗ trợ để có được an, định, xả của thiền tuệ, của tuệ quán, của giải thoát trí. Nếu cần đi vào định thì an, định, xả đi sau là của thiền định, của giải thoát tâm! Vậy, niệm trong ngũ căn, ngũ lực là niệm đang còn tu tập, nó thiên trọng loại niệm 2.1 và hướng đến niệm loại 2.2. Đến quả vị A-na-hàm, ngũ căn và ngũ lực cũng còn cần phải điều chỉnh để 5 sức mạnh trên trở nên đồng đều. Mà bao giờ niệm cũng là người cầm cương chính để điều chỉnh 4 con ngựa khác là tín, tấn, định và tuệ.

Tín

Tấn

Niệm

Định

Tuệ

1

2

Giải thích:

*Tấn, địnhđược xem là cặp ngựa 1. Trong đời sống tu tập, nếu năng lực của tấnvượt trội thì địnhsẽ bị giảm sút. Ngược lại, nếu năng lực của địnhvượt trội thì tấnsẽ bị co rút lại. Niệm có bổn phận điều khiển cặp ngựa tấn, địnhnày luôn luôn chạy đồng đều. Con ngựađịnhchạy nhanh thì ghìm địnhlại, thúc hối tấntiến lên. Nếu tấnchạy nhanh thì ghìm tấnlại, thúc hối địnhtiến lên.

*Tín, tuệđược xem là cặp ngựa 2. Tương tự tấn và định, nếu tínnhiều thì tuệsẽ giảm sút. Nếu tuệnhiều, quá sắc bén, năng lực quá mạnh thì tínsẽ bị suy yếu. Niệm cũng có bổn phận điều khiển cặp ngựa 2 này tương tự cặp ngựa 1.

IV-Định căn (samādhindriya) và định lực (samādhibala)

Người ta thường hiểu định là tâm không loạn, luôn luôn trầm tĩnh, bình tĩnh, ổn định, trạm nhiên, không lay động, không xao động trước mọi tình huống, cảnh trạng của cuộc đời. Định này là định trong đời sống thường nhật, nó có được là do đã tu tập định từ nhiều kiếp trước hoặc do tu tập niệm và chú tâm lâu dài. Rốt ráo hơn, định này là định của tuệ hoặc định có tuệ chiếu soi. Có một loại định khác nữa là định của thiền định. Ở đây, hành giả tu tập các tầng định Hữu sắc và Vô sắc. Tùy mức độ thuần thục, cạn hay sâu, hành giả có thể nhập định với thời gian 2, 3 giờ, cho chí 5, 7 ngày gì đó như ước muốn. Định căn và định lực có được là do tu tập hai loại định kể trên. Tuy nhiên, rốt ráo hơn, là 5 bậc thiền định Siêu thế giới của các vị đắc 4 Thánh đạo và 4 Thánh quả. Chỉ có những định này, là Thánh định, thì không thối chuyển; còn các định khác thường tùy thuộc nhân duyên và điều kiện.

V- Tuệ căn (paññindriya) và tuệ lực (paññabala)

Tuệ căn là 1 thiện tâm sở, nó có mặt trong 24 Dục giới tịnh quang thiện tâm, 15 Sắc giới tâm, 12 Vô sắc giới tâm và 8 Siêu thế giới tâm. Đặc tính của tuệ căn là sự sáng suốt, thấy rõ nhân quả, tội phước, thấu đạt thực tướng, thấy biết rốt ráo bản chất của sự vật.

- Trên lộ trình tu tập, tuệ căn có nghĩa là trí hoặc vô si khi nó có mặt trong 12 Dục giới tịnh quang thiện tâm có trí. Trong 12 Dục giới tịnh quang thiện tâm không có trí, không có tuệ căn.

- Trong 15 Sắc giới tâm, 12 Vô sắc giới tâm đều có tuệ căn tâm sở, nhưng tuệ này thuộc phàm tuệ.

- Trong 8 Siêu thế giới, tuệ căn này mới chính thực là paññā, thuộc thánh tuệ, không còn bị che mờ hoặc thối chuyển nữa. Người tu tập thiền quán, thấy rõ tam tướng hoặc thấy rõ danh, sắc; tuệ này sẽ được phát triển đến chỗ thuần thục, viên mãn. Và đấy là tuệ của 4 Thánh đạo, 4 Thánh quả.

Kết luận

Ngũ căn và ngũ lực là những pháp quan trọng, cần yếu trong tâm của hành giả tu Phật. Chúng là những sức mạnh của thiện pháp đưa ta đến những cảnh giới an lạc, hạnh phúc trong các cõi; đồng thời chúng dẫn ta đến bến bờ giác ngộ, giải thoát sinh tử khổ đau. Tuy nhiên, điều cần lưu ý:

- Trong đời sống thường nhật, ta phải lấy niệmlàm chủ để điều hòa, quân bình 2 cặp tín-tuệtấn-định.

- Khi chuyên tu thiền định để nỗ lực đắc các tầng thiền, thì năng lực định mạnh mẽ hơn tuệcũng là điều cần thiết.

- Khi chuyên tu thiền quán, phát triển minh sát tuệ để thấy rõ tam tướng, danh-sắc... thì năng lực tuệ mạnh mẽ hơn định cũng là chuyện đương nhiên vậy.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/09/2014(Xem: 18905)
Trên ngực Phật, hay trên những trang kinh của Phật, ta thường thấy có chữ VẠN. Nhưng nếu để ý, ta sẽ thấy có hai lối viết khác hẵn: Một là, “chữ vạn” hướng xoay theo chiều kim đồng hồ (lối viết A); hai là”chữ vạn” xoay ngươc chiều kim đồng hồ (lối viết B)
15/08/2014(Xem: 13035)
Tánh biết tham lam vật chất ,ích kỷ,vị tha,nhân quả,,ăn năn ,sám hối, thương yêu, ghét bỏ, sợ hãi, buồn tênh, v.v… của muôn loài hữu tình chúng sinh nói chung, con người nói riêng được hiển lộ ra ngoài thân ở lời nói và hành động trong đời sống hằng ngày.Tánh biết này,được các nhà ngôn ngữ cổ đại Trung Quốc gọi là Tâm.Từ đó cho đến nay người Trung Quốc và Việt Nam đều nói là tâm, một khi đề cập đến sự biết của các loài hữu tình chúng sinh,và con người.
06/08/2014(Xem: 5174)
Thiền sư Động Sơn Lương Giới Thiền sư Lương Giới, Tổ của tông Tào Động ở Trung Hoa. Khi đi tu Ngài có viết mấy lá thư cho cha mẹ. Đọc thư Ngài ta mới thấy ý chí người xưa. Lá thư thứ nhất: “Được nghe, chư Phật ra đời đều do cha mẹ mà có thân, muôn loài sanh trưởng thảy nhờ trời đất che chở. Cho nên, không có cha mẹ thì chẳng sanh, không có trời đất thì chẳng trưởng, thảy nhờ ân dưỡng dục, đều thọ đức chở che. Song, tất cả hàm thức, vạn tượng hình nghi đều thuộc vô thường chưa lìa sanh diệt. Ân bú sú nặng nề, công nuôi dưỡng sâu thẳm, dù đem của cải thế gian phụng dưỡng trọn khó đáp đền, dùng máu thịt dâng hiến cũng không được bền lâu.
18/07/2014(Xem: 15333)
Có một Phật tử gửi thư cho tôi và đặt câu hỏi về vấn đề quy y. Tôi xin ghi lại và trả lời, mong rằng có thể giải tỏa khúc mắc cho những người cùng cảnh ngộ. Nguyên văn lá thư: Kính bạch thầy, Đây là câu chuyên có thật 100% nơi con ở, nhưng con xin phép dấu tên những nhân vật trong câu chuyện.
20/06/2014(Xem: 5040)
Tôi sinh ra và lớn lên tại Nha Trang, nơi có bãi biển nổi tiếng dài và đẹp. Nhà tôi không cách xa biển là bao nên thuở bé tôi thường hay xuống biển bơi lội vẫy vùng mỗi ngày, vì thế nên tôi bơi lội rất giỏi. Cũng nhờ bơi giỏi nên tôi thường lặn ngụp dưới làn nước sâu để đâm cá hay cua ghẹ thường xuyên. Từ thói quen giết vật như thế đã huân tập cho tôi tập khí sát sanh từ thời niên thiếu mà chính tôi chẳng hay vì xung quanh tôi bạn bè hay người lớn ai cũng đều như thế.
20/06/2014(Xem: 4950)
Trong bài “Sức Mạnh Của Tâm” kỳ trước ,có nói đến Tâm là chủ tể.Đích thực,con người trên đời này làm nên vô số việc tốt,xấu,học hành,nên danh,nên nghiệp ,mưu sinh sống đời hạnh phúc,khổ đau,cho đến tu tập phật pháp được giác ngộ thành Phật ,thành Thánh, Nhân bản,v.v…đều do tâm chỉ đạo (nhất thiết duy tâm tạo).Qua đây cho ta thấy rằng;tâm là con người thật của con người,(động vật có linh giác,giác hồn thật siêu việt hơn tất cả các loài hữu tình khác trên trái đất này). Phi tâm ra,bản thân con người,chỉ là một khối thịt bất động.
16/06/2014(Xem: 4940)
Trong nghi thức Cầu Siêu của Phật Giáo Việt Nam, ở phần Quy Y Linh, có ba lời pháp ngữ: “Hương linh quy y PHẬT, đấng PHƯỚC TRÍ VẸN TOÀN – Hương linh quy y PHÁP, đạo THOÁT LY THAM DỤC – Hương linh quy y TĂNG, bậc TU HÀNH CAO TỘT” (chơn tâm – vô ngã). Ba lời pháp ngữ trên chính là ba điều kiện, ba phương tiện siêu xuất, có năng lực đưa hương linh (thân trung ấm) được siêu lên các cõi thiện tùy theo mức độ thiện nghiệp nhiều, ít của hương linh vốn được có khi làm người, chết mang theo. Do đã quy Phật, không bị đọa vào địa ngục. Hương linh quy Pháp không đọa ngạ quỷ. Hương linh quy Tăng không đọa bàng sanh (đường ác :địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh) . Ba lời pháp ngữ trên cũng là lời kêu gọi hương linh đã quy y hay chưa quy y Tam Bảo lúc còn sống thì hãy phát nguyện quay về Tam Bảo ngay giờ phút hiện tại cầu siêu ấy, nghe Kinh và khởi tâm lễ bái. Nhờ thần lực và hào quang chư Phật, B
10/06/2014(Xem: 8965)
Bài kinh Kalama, trong Tăng Chi bộ, chương Ba Pháp, thường được nhiều người xem như là một "Hiến chương Phật giáo về Tự do Trạch vấn". Mặc dù bài kinh bác bỏ các tư duy giáo điều và lòng tin mù quáng, vấn đề ở đây là bài kinh có thật sự mang những ý nghĩa mà người ta thường gán ghép vào đó hay không? Dựa vào một đoạn duy nhất của bài kinh
02/06/2014(Xem: 11979)
Phật Giáo được thực hành tại nhiều nước Á Đông dưới nhiều hình thức, sự khác biệt là do bởi những tín đồ là con cháu của những người lập nghiệp ban đầu đến từ Trung Hoa, Thái Lan, Miến Điện, Sri Lanka, Ấn Độ, v.v...Cũng có nhiều người đơn giản tự gọi mình là "Phật tử" và thực hành một số nghi lễ mà họ học được từ cha ông dưới danh nghĩa của tôn giáo này.
02/06/2014(Xem: 5646)
Đại sư ViveKananda trong quyển Nhất Nguyên Thế Giới, có nói: “Mọi người chúng ta đến thế gian này để tranh đấu như trên bãi chiến trường. Chúng ta đến đây với những giọt nước mắt để hết sức mở một con đường, để rẽ sóng mà đi trên biển đời vô tận. Chúng ta tiến lên với những thế kỷ dài dặc ở đằng sau và khoảng mênh mông ở đằng trước. Và chúng ta cứ đi như thế cho tới cái chết đến đưa ta ra khỏi chiến trường này dù thành công hay thất bại”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]