Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đừng nổi giận nhưng cũng đừng quá bình thản

11/02/201409:04(Xem: 7278)
Đừng nổi giận nhưng cũng đừng quá bình thản
Phat_Di_Lac_2

ĐỪNG NỔI GIẬN

VÀ CŨNG ĐỪNG QUÁ BÌNH THẢN


Đại Sư Tinh Vân (Minh Nguyên dịch)

Chịu đựng sự nhục nhã và lời thóa mạ là đức tính quan trọng nhất mà mỗi ngươi có thể rèn luyện, bởi vì sức chịu đựng là vô cùng mạnh mẽ, tại vì chỉ một giây phút tức giận là có thể phá hủy hết công đức của cả một đời người. Trong xã hội ngày nay, người ta thường hay ngộ nhận giữa sự chịu đựng và sự yếu hèn. Vì thế, sự thiếu khả năng hay là sự không sẵn lòng để kiềm chế cơn giận đã trở thành một nguyên nhân của sự bạo hành trong gia đình và xã hội. Sự ngược đãi giữa vợ chồng với nhau, sự hành hạ trẻ em, và những vụ tấn công bằng súng trong khi đang lái xe là hậu quả khi người ta thiếu khả năng làm chủ cảm xúc của mình. Nếu chúng ta muốn có sự thanh bình và trật tự trong cuộc sống của mình, thì lý trí phải bao trùm lấy những cảm xúc tiêu cực.

Sự chịu đựng có ý nghĩa gì? Không quá khó khăn cho hầu hết mọi người khi phải cam chịu sự đói khát trong chốc lát. Không quá khó khăn cho hầu hết chúng ta khi chịu đựng sức nóng của mùa hè và sự giá lạnh của mùa đông. Tuy nhiên, thật là khó cho hầu hết chúng ta khi phải kiềm chế sự tức giận. Thậm chí ngay cả những bậc anh hùng, nữ sĩ trong lịch sử cũng đã không thoát được điều này. Vì đánh mất sự làm chủ những cảm xúc của mình mà nhiều người đã không đủ khả năng để nhận lấy những thứ cố nhiên thuộc về họ, và đã tạo ra những lỗi lầm không thể nào sửa đổi được, những lỗi lầm ấy đã làm thay đổi tiến trình của lịch sử và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của nhiều thế hệ. Vì thế, quyết định để chịu đựng hay không chịu đựng là một nhân tố có tính quyết định đến sự thành công hay thất bại cuối cùng của chúng ta. Nếu chúng ta muốn thành công trong những công việc của mình, thì chúng ta phải học cách kiềm chế những xúc cảm của chúng ta lại và hãy thận trọng, với tất cả khả năng có thể của mình, trong những hành động cũng như những phản ứng của bản thân.

Chịu đựng thật ra là một hành động của sự dũng cảm chứ không phải là dấu hiệu của sự hèn nhát. Nó đòi hỏi sự cố gắng lớn lao và lòng quyết tâm để cam chịu sự đau đớn và gian khổ. Nó đòi hỏi phải có lòng tự tin mãnh liệt để chịu đựng sự thóa mạ và nhục nhã mà không hề có một dấu hiệu của sự trả đũa hay là sự ngờ vực bản thân. Để chúng ta có thể thực hành đức tính chịu đựng, chúng ta phải có sức mạnh, trí tuệ và lòng thương yêu. Chúng ta phải sẵn lòng để làm giảm đi những khác biệt hay những bất đồng bằng lý trí và lòng tốt của mình. Chúng ta phải tin tưởng vào lòng khoan dung và sự kiềm chế như là những tín hiệu của lòng tốt và sự dũng cảm. Vì vậy, nếu chúng ta muốn thành công trong cuộc sống và muốn xây dựng một thế giới thanh bình hơn, chúng ta phải học cách làm chủ những cảm xúc của mình và đừng để bị ảnh hưởng bởi một giây phút tức giận.


Nguồn: Tricycle Magazine




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/06/2012(Xem: 4136)
Thiền Quán còn gọi là Thiền Tuệ hay Thiền Minh Sát (tiếng Pali: Vipassana) đã được Đức Phật chỉ dạy cách đây hơn hai ngàn năm trăm năm, là phương pháp thiền đặc biệt chú trọng vào việc giữ sự chánh niệm liên tục.
15/06/2012(Xem: 6328)
Trong kinh điển Phật giáo , có nhiều trường hợp mô tả Đức Phật đã giữ thái độ im lặng trước một sồ câu hỏi của các du sĩ ngoại đạo mang tính huyền hoặc hoặc thiếu thực tế . Đức Phật thấy rõ , những người đặt các câu hỏi như thế thì hoặc chính bản thân họ không hiểu , hoặc họ chỉ nhằm khoe khoang kiến thức qua những tưởng tượng hay ức đoán ; và nếu có trả lời thì tính hạn chế của ngôn ngữ cũng khiến mọi giải thích không thể diễn tả rốt ráo mọi điều thấy biết của Đức Phật . Vì thế mà Đức Phật chỉ im lặng .
11/06/2012(Xem: 4516)
“Ta có Chánh Pháp Nhãn Tạng – Niết Bàn Diệu Tâm, nay trao truyền cho ông Ca Diếp”. Thích Đức Trí
10/06/2012(Xem: 3383)
Phật giác ngộ nhờ con đường Bồ Tát, con đường mà ngài đã trải qua từ đầu đến cuối. Ngài nói rằng với ngài điểm khởi đầu của con đường bồ đề tâm là trong cõi địa ngục.
06/06/2012(Xem: 5431)
Chúng ta cũng nên biết: “Vô thường thì vô ngã”, tại sao? Vì thân tâm con người gồm có sắc và tâm, Sắc là thân do Bốn Đại “Đất, Nước, Gió, Lửa” hợp lại mà thành...
31/05/2012(Xem: 7423)
Áo nghĩa thư (Upaniṣad) còn được biết với một tên gọi khác nữa, đó là Vedānta, vì nó được xem là phần tột cùng của Phệ-đà... Thích Nhuận Châu dịch
31/05/2012(Xem: 6382)
Chính Đức Phật đã quy chuẩn cách dùng ngôn ngữ hay tiếng nói địa phương trong việc truyền đạt giáo lý... Thích Nhuận Châu dịch
30/05/2012(Xem: 3855)
Một trong các phương pháp thực tập sự kham nhẫn là học hạnh chịu đựng của đất. Đất có thể bao dung hết muôn loài vật trên thế gian này. Đất nuôi sống thiên nhiên, cỏ cây, hoa trái để nuôi dưỡng chúng sinh. Từ đất con người khai thác các loại tài nguyên khoáng sản để có điều kiện gia tăng sản xuất, nâng cao đời sống để nhân loại và muôn loài vật tồn tại.
28/05/2012(Xem: 10858)
Kinh A Di Đà thuộc hệ tư tưởng Đại thừa, ra đời trong thời kỳ phát triển Đại thừa Phật giáo... Thích Nguyên Thành
26/05/2012(Xem: 5223)
Một thời đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc, nước Xá Vệ. Một hôm vào buổi sáng, Tỳ Kheo Nan Đà mặc áo sặc sỡ, đi giày viền vàng, lại vẽ mặt, trông rất kỳ quặc...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]