Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đừng nổi giận nhưng cũng đừng quá bình thản

11/02/201409:04(Xem: 6447)
Đừng nổi giận nhưng cũng đừng quá bình thản
Phat_Di_Lac_2

ĐỪNG NỔI GIẬN

VÀ CŨNG ĐỪNG QUÁ BÌNH THẢN


Đại Sư Tinh Vân (Minh Nguyên dịch)

Chịu đựng sự nhục nhã và lời thóa mạ là đức tính quan trọng nhất mà mỗi ngươi có thể rèn luyện, bởi vì sức chịu đựng là vô cùng mạnh mẽ, tại vì chỉ một giây phút tức giận là có thể phá hủy hết công đức của cả một đời người. Trong xã hội ngày nay, người ta thường hay ngộ nhận giữa sự chịu đựng và sự yếu hèn. Vì thế, sự thiếu khả năng hay là sự không sẵn lòng để kiềm chế cơn giận đã trở thành một nguyên nhân của sự bạo hành trong gia đình và xã hội. Sự ngược đãi giữa vợ chồng với nhau, sự hành hạ trẻ em, và những vụ tấn công bằng súng trong khi đang lái xe là hậu quả khi người ta thiếu khả năng làm chủ cảm xúc của mình. Nếu chúng ta muốn có sự thanh bình và trật tự trong cuộc sống của mình, thì lý trí phải bao trùm lấy những cảm xúc tiêu cực.

Sự chịu đựng có ý nghĩa gì? Không quá khó khăn cho hầu hết mọi người khi phải cam chịu sự đói khát trong chốc lát. Không quá khó khăn cho hầu hết chúng ta khi chịu đựng sức nóng của mùa hè và sự giá lạnh của mùa đông. Tuy nhiên, thật là khó cho hầu hết chúng ta khi phải kiềm chế sự tức giận. Thậm chí ngay cả những bậc anh hùng, nữ sĩ trong lịch sử cũng đã không thoát được điều này. Vì đánh mất sự làm chủ những cảm xúc của mình mà nhiều người đã không đủ khả năng để nhận lấy những thứ cố nhiên thuộc về họ, và đã tạo ra những lỗi lầm không thể nào sửa đổi được, những lỗi lầm ấy đã làm thay đổi tiến trình của lịch sử và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của nhiều thế hệ. Vì thế, quyết định để chịu đựng hay không chịu đựng là một nhân tố có tính quyết định đến sự thành công hay thất bại cuối cùng của chúng ta. Nếu chúng ta muốn thành công trong những công việc của mình, thì chúng ta phải học cách kiềm chế những xúc cảm của chúng ta lại và hãy thận trọng, với tất cả khả năng có thể của mình, trong những hành động cũng như những phản ứng của bản thân.

Chịu đựng thật ra là một hành động của sự dũng cảm chứ không phải là dấu hiệu của sự hèn nhát. Nó đòi hỏi sự cố gắng lớn lao và lòng quyết tâm để cam chịu sự đau đớn và gian khổ. Nó đòi hỏi phải có lòng tự tin mãnh liệt để chịu đựng sự thóa mạ và nhục nhã mà không hề có một dấu hiệu của sự trả đũa hay là sự ngờ vực bản thân. Để chúng ta có thể thực hành đức tính chịu đựng, chúng ta phải có sức mạnh, trí tuệ và lòng thương yêu. Chúng ta phải sẵn lòng để làm giảm đi những khác biệt hay những bất đồng bằng lý trí và lòng tốt của mình. Chúng ta phải tin tưởng vào lòng khoan dung và sự kiềm chế như là những tín hiệu của lòng tốt và sự dũng cảm. Vì vậy, nếu chúng ta muốn thành công trong cuộc sống và muốn xây dựng một thế giới thanh bình hơn, chúng ta phải học cách làm chủ những cảm xúc của mình và đừng để bị ảnh hưởng bởi một giây phút tức giận.


Nguồn: Tricycle Magazine




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/06/2010(Xem: 4138)
Quyển luận này nhằm mục đích nhắc nhở người xuất gia phải nổ lực tu hành, để được giải thoát nên được đề tựa là Cảnh Sách; “Qui Sơn Cảnh Sách” là luận Cảnh Sách của Ngài Qui Sơn.Đây là bộ luận mà trong thiền môn nói riêng, giới xuất gia nói chung, coi như kinh của Phật. Thế nên ai xuất gia vào chùa, trong thời gian đầu học làm Sa Di, đều phải học thuộc lòng ba quyển gọi là Phật Tổ Tam Kinh; Kinh Tứ Thập Nhị Chương, Kinh Di Giáo, Qui Sơn Cảnh Sách.
24/06/2010(Xem: 7047)
Vào năm 1946, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra định nghĩa về sức khỏe là “tình trạng hoàn toàn thư thái cả về thể chất, tinh thần, lẫn các quan hệ xã hội, chứ không chỉ là tình trạng không có bệnh hay không bị thương tật”. Định nghĩa này cho thấy thân và tâm của con người dính liền với nhau như hình với bóng, và có sức khỏe có nghĩa “thân tâm an lạc”. Điều hết sức thú vị nằm ở chỗ đối với những ai là con nhà Phật thì không phải đến bấy giờ, tức thời điểm WHO đưa ra định nghĩa, mà từ rất lâu rồi các Phật tử vẫn thường chúc nhau và chúc mọi người: “thân tâm thường an lạc”.
21/05/2010(Xem: 16364)
Giáo hội Phật giáo Việt nam thống nhất ra đời với sứ mạng thừa kế sự nghiệp truyền trì đạo giáo cao cả của đức Bổn Sư Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni Phật, mà liệt Tổ truyền giáo đã dày công xây dựng trên mảnh đất Việt nam thân yêu này, với một cơ đồ vững chắc tốt đẹp hơn hai nghìn năm lịch sử. Chưa có một Đạo giáo, học thuyết nào trong quá khứ đã có một ảnh hưởng, một thọ mạng, một địa vị hơn thế được, đối với xứ sở này. Thật vậy, lịch sử truyền giáo của Phật giáo Việt nam là một lịch sử gắn liền với lịch sử giữ nước, dựng nước của dân tộc Việt nam. Điều đó không ai phủ nhận được và cũng không có tổ chức nào trong quá khứ có trang sử vẻ
10/03/2010(Xem: 10260)
ĐẠO TỪ CỦAHOÀ THƯỢNG THÍCH TRÍ THỦ VIỆN TRƯỞNGVIỆN HOÁ ĐẠO
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567