Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vô Ngã và Tánh Không trong đời sống

28/09/201318:43(Xem: 10016)
Vô Ngã và Tánh Không trong đời sống
Sakya_Muni_17

VÔ NGÃ VÀ TÁNH KHÔNG
TRONG CUỘC SỐNG

Thích Trí Siêu

Thông thường chúng ta nổi giận với người nào đó chứ đâu nổi giận với đồ vật vô tình. Khi nhận ra đối tượng vô ngã (không phải người) thì cơn giận tan biến, không còn chỗ đứng...

1. Bát nhã, tánh không

Trong thiền viện nọ, có vị sư từ phương xa đến xin nhập chúng tu học. Vị sư trước đây học Phật pháp tại Phật học viện và giỏi về giáo lý. Sư học hỏi giáo lý nhà thiền, được dạy Bát nhã, tánh Không và kinh Kim Cang. Được học giáo lý, sư tâm đắc và cảm tưởng mình đã nắm vững tinh ba của thiền. Sư cao hứng, gặp ai hỏi về thiền, sư liền nói về tánh Không, nào là tám cái Không của Long Thọ, hai chục cái Không của Bát nhã, vài chục cái Không của Trung quán. Các huynh đệ đồng tu phục lăn trí huệ của sư. Thế rồi việc này lọt đến tai thiền sư trụ trì. Ngài cho gọi sư "tánh Không" đến hỏi: "Ta nghe nói ông hay giảng về Bát nhã và tánh Không?"

Sư "Tánh Không" đang định mở miệng đáp thì thiền sư tát một cái nẩy đom đóm. Sư không hiểu ất giáp gì, quay lại tính hỏi thì thiền sư tát thêm hai cái nữa. Sư nổi quạu la lên: "Con chưa nói gì hết, sao thầy lại đánh con đau quá?" Thiền sư đáp: "Trong tánh Không, không có người tát, người bị tát và sự tát. Vậy ai đau?" Ngay khi đó sư "tánh Không" liền ngộ đạo. Ngộ ra mình chỉ nói như con két mà chưa thực chứng. Thiền sư nhân đó, đọc lên bài kệ:

Dầu nói ít kinh điển,

Nhưng hành pháp, tùy pháp,

Từ bỏ tham, sân, si,

Tỉnh giác, tâm giải thoát,

Không chấp thủ hai đời,

Dự phần Sa môn hạnh.

(Pháp Cú, số 20)

2. Không có ai

Một dạo chỗ tôi ở mỗi ngày đều có những cú điện thoại quảng cáo, bình thường tôi không nhấc máy, để cho họ nhắn trong máy ghi âm. Nhưng có nhóm rất lì, cứ điện thoại đều mỗi ngày. Mỗi khi nghe tiếng reng, tôi thực tập chánh niệm, xem đó như tiếng chuông tỉnh thức, đứng yên mỉm cười hít thở ba hơi và lắng nghe lời họ nhắn trong máy. Lần nào cũng cùng giọng và cùng nội dung. Một hôm, có lẽ thất niệm, mất kiên nhẫn, tôi phát bực cầm lên và muốn yêu cầu họ đừng gọi nữa. Khi cầm lên nói lại, tôi nhận ra đầu giây bên kia là máy phát thanh tự động, không có người nói. Ngay lúc đó tâm bực của tôi biến mất vì phía bên kia không có ai hết, vô ngã!

Thông thường chúng ta nổi giận với người nào đó chứ đâu nổi giận với đồ vật vô tình. Khi nhận ra đối tượng vô ngã (không phải người) thì cơn giận tan biến, không còn chỗ đứng. Qua vụ này, những ngày sau tâm tôi bình thản khi nghe tiếng quảng cáo trong điện thoại vì biết tuy có lời, nhưng không có người, vô ngã. Lâu lâu, chuông điện thoại reng, tôi nghe và nhận ra tiếng người thật nói nhưng cũng thản nhiên, không còn khó chịu .

3. Thuyền không người

Có người ngồi trên thuyền câu cá, bỗng thấy từ xa có chiếc thuyền to hơn đang tiến thẳng tới phía mình. Anh vội vã ngừng câu, đứng lên khua tay khua chân, la hét cho chiếc thuyền kia thấy để tránh đừng đâm vào thuyền của anh. Mặc cho anh la hét và ra dấu, chiếc thuyền kia vẫn từ từ rẽ nước đâm thẳng tới. May là nó không đi nhanh nên chỉ đụng nhẹ làm anh té nhào xuống sàn. Quá giận, anh leo qua thuyền bên kia định đánh cho tên lái thuyền một trận. Bộ nó say rượu hay sao mà không thấy anh ra dấu?

Sau khi tìm kiếm, lục soát một hồi, không thấy ai, anh mới vỡ lẽ ra thuyền này vô chủ, không có người lái, chắc nó tuột neo, trôi lang thang trên sông và đâm vào thuyền mình. Liền khi đó cơn giận của anh biến mất vì đâu có ai cố ý đâm vào thuyền của anh! Đâu có ai là thủ phạm đứng đó để anh chửi bới, đánh đập?

Trong cuộc đời, nhiều khi chúng ta có cảm giác là người khác cố ý não hại, chửi bới, nói xấu mình nhưng nhìn kỹ thì họ là người máy vô chủ, điều khiển bởi chương trình tham, sân, si, ganh tị, ích kỷ. Hiểu được như vậy thì cơn giận của mình tan biến mau chóng giống như anh câu cá trên.

4. Tánh không

Thực tướng các pháp là "Không" hay nói dễ hiểu hơn các pháp "không có thực tướng". Các pháp ảnh hiện tùy theo người nhìn. Thí dụ trong kinh nói về dòng sông, loài người nhìn vào thấy đó là nước có thể uống và tắm rửa, loài rồng thấy đó là cung điện, nhà ở, chư thiên thấy là lưu ly, ngạ quỷ thấy là máu lửa. Dưới mắt các nhà khoa học thời nay, họ thấy nước là H2O (gồm hai nguyên tử Hydrogen và một nguyên tử Oxygen), đi xa hơn họ thấy đó không còn H2O mà là những proton (phân tử) và electron (điện tử), đi xa hơn nữa họ thấy đó là những hạt neutron (trung hòa tử), positron (dương tử) và electron.

Sự vật không có thực chất hay thực tướng, nó hoàn toàn tùy thuộc vào nghiệp lực, trình độ và góc độ người đứng nhìn (hay chủ thể nhận thức). Vì vậy không thể nói sự vật nhất định là thế này hay thế kia. Thí dụ người nào thích ông A thì thấy ông là người tốt, dễ thương, người nào ghét ông A thì thấy ông có nhiều tính xấu. Thực chất hay thực tướng ông A không hẳn tốt cũng không hẳn xấu, nói theo kiểu bát nhã thì thực tướng ông A là "Không", "Không" có nghĩa không hẳn tốt, không hẳn xấu, tùy theo người nhìn ông A. Người ta thường nói "Thương thì thương cả đường đi, ghét thì ghét cả tông ti họ hàng", câu này nói lên tính cách chủ quan và tương đối của thương ghét. Khi thương thì con đường người đó đi qua ta cũng tưởng tượng những nét đáng yêu. Khi ghét thì ghét cả họ hàng người ấy mặc dù trong đó có nhiều người tốt. Vậy cái gọi tốt, xấu, phải, trái, đúng, sai, hơn, thua, v.v... tự nó không có những tính chất đó, hoàn toàn do người nhìn áp đặt một cách chủ quan rồi tưởng lầm là sự thật.

Những nhà khoa học, trí thức thường tự hào, tin tưởng khoa học là đỉnh cao trí tuệ loài người và đáng tin cậy. Lý thuyết khoa học luôn thay đổi và tiến hóa theo thời gian. Phát minh và lý thuyết của năm xưa nay trở thành lỗi thời, không còn đúng hoàn toàn, vậy sao ta dám chắc những lý thuyết khoa học hiện nay là đúng 100%?

Đơn cử về khoa học vật lý, năm 1687, Isaac Newton khám phá ra lực hút (gravitation) trái đất và các hành tinh, cho rằng không gian và thời gian là cố định, chắc chắn, bất di bất dịch. Đến năm 1905, Albert Einstein phát minh ra thuyết tương đối (relativity), cho rằng không gian và thời gian chỉ hiện hữu một cách tương đối, khiến toàn bộ lý thuyết của Newton bị sụp đổ. Einstein cho rằng không có vật gì đi nhanh hơn tốc độ ánh sáng, hiện nay khoa học mơ màng thấy có vật đi nhanh hơn ánh sáng, họ tạm đặt tên là tachyon. Nhà khoa học thực sự là người có óc cởi mở, biết đón nhận những quan điểm, lý thuyết của người khác, không cố chấp, bảo thủ quan điểm của mình.

Bệnh nặng nhất của chúng sinh là chấp ngã và ngã kiến. Ai cũng cho mình là phải, đúng. Nhờ hiểu Tánh không nên chúng ta biết cái đúng của mình chỉ là tương đối, ở khía cạnh nào đó, chứ không tuyệt đối. Từ đó chúng ta bớt cố chấp và mở lòng đón nghe cái đúng của người khác.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/04/2013(Xem: 3383)
Tư tưởng Đức Phật như một buổi đại yến tiệc, mà nói như nhà thơ Bùi Giáng, chỉ cần một hạt cơm thừa trên bàn tiệc đó cũng quá đủ để chúng ta thụ dụng suốt bình sinh. Điều đó ta càng dễ dàng cảm nhận khi đi sâu vào thế giới kinh điển Phật giáo.
09/04/2013(Xem: 4521)
Chúng Tôi Học Kinh: Kinh Pháp Hoa, Kinh Pháp Bảo Đàn, Duy Thức Học, Tàng Thức hay A Lại Da Thức, Duy Thức Học, Ý Thức và Mạt Na Thức, Khinh Hoa Nghiêm, Kinh Di Giáo, Phát Bồ Đề Tâm Văn, Kinh Duy Ma Cật, . . .
09/04/2013(Xem: 6206)
Có hai khái niệm sâu sắc, tinh tế và phổ biến trong tất cả các kinh điển Đại-thừa (Truyền thống Phật giáo Phát triển) là Bồ tát và Tánh không. Thật ra, hai khái niệm này có nguồn gốc từ kinh tạng Pali (Truyền thống Phật giáo Nguyên thuỷ). Nói cách khác, tác phẩm này nhằm giới thiệu quan điểm sống và phương pháp tu tập thực tiển để tuệ giác Tánh không và minh chứng với các đọc giả những học thuyết trong Phật giáo Đại thừa và Nguyên thuỷ thực chất là cùng nguồn gốc, bản chất và mục đích.
09/04/2013(Xem: 3720)
Duyên khởi (prat´tya-samutpŒda) là giáo lý quan trọng nhất của Phật giáo, nó là giáo lý được đức Thế Tôn chứng ngộ dưới cội cây Bồ đề (Bodhi), trước khi Ngài trở thành đấng giác ngộ, bậc Đạo sư cho chư Thiên và loài người.
09/04/2013(Xem: 6418)
Thiền định , thiền quán và thiền định thiền quán song tu, hay nói gọi theo thời xưa là Chỉ, Quán và Chỉ Quán song tu, của Đại thừa được đặt trên thực tại tối hậu mà các kinh thường gọi là Thật tướng của tất cả các pháp.
08/04/2013(Xem: 6216)
Hành giả học Phật điều kiện đủ là phải học qua ba học Giới-Định-Tuệ, để từ đó hiểu được cốt lõi của sự thực hành tu tập phải đặt nền tảng căn bản từ đâu mà thanh tịnh hóa ba nghiệp thân-khẩu-ý đưa đến giải thóat tất cả mọi thứ phiền não và đạt an vui tịch tĩnh trong cuộc sống?
08/04/2013(Xem: 10552)
Nhân sinh nhật lần thứ 57 (kể theo tuổi ta) của tôi năm nay (28.6.2005) có một Phật Tử Việt Nam tại New York, Mỹ Quốc, gởi tặng cho tôi một bộ kinh Kim Cang rất quý, có xuất xứ từ đời nhà Thanh (Trung Hoa) và chính do vua Khang Hi (1666-1722) viết, được phục chế lại. Quả là một món quà vô giá.
08/04/2013(Xem: 3100)
Tìm nơi nương tựa - quy y - là một hành động chung của hàng Phật tử, căn bản cho các công phu hành trì trong Đạo Phật. Bất cứ luận thuyết, tông phái và pháp hành nào của Phật giáo đều bắt nguồn từ hành động quan yếu nầy ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]