Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lợi ích của Hạnh Bố Thí

22/08/201317:46(Xem: 6932)
Lợi ích của Hạnh Bố Thí

hoa_sen (41)

Lợi ích của Hạnh Bố Thí



Với Tuệ giác và lòng Từ bi của Đức Phật, thấy chúng sanh ở cõi Ta bà, đang đắm nhiễm trong khổ đau, nên Ngài đã thị hiện xuống trần, vào cung vua, nhưng rồi biết rõ rằng do THAM ÁI với NGŨ DỤC mà con người mãi trầm luân, đau khổ. Do vậy Ngài đã từ bỏ ngai vàng, danh lợi, để vào rừng sâu, với nhiều năm đi tham cầu học đạo và sáu năm khổ hạnh, tìm kiếm con đường thoát khổ cho chúng sinh, cũng như khi còn nằm trong bụng mẹ Ngài đã khiến cho Hoàng Hậu Ma Gia phát tâm mở kho BỐ THÍ cho dân nghèo. Đó là Ngài đã thực hành những hạnh NỘI và NGOẠI TÀI THÍ, nhờ hạnh BUÔNG XẢ nầy đã giúp cho Ngài hanh thông trên con đường tìm ra ánh đạo, rồi suốt 49 năm ròng rã Ngài đã lội bộ khắp Ấn Độ để hóa duyên, dạy cho mọi người tu, tức là Ngài thực hành hạnh PHÁP THÍ, đây là pháp tu thù thắng nhất, vì có thể giúp cho nhiều người, nhiều nơi, nhiều đời, chuyển hóa được khổ đau thành ra Niết bàn, an lạc, trong đó Ngài đã chỉ rõ chân lý của cuộc đời, giúp cho nhiều chúng sanh biết tu, hết hoang mang, lo sợ và rồi thoát khổ, tức là Ngài đã thực hành VÔ UÝ THÍ. Phước Huệ song tu, do vậy Phước Đức của Ngài tròn đầy, truyền mãi, gần ba ngàn năm, cho đến ngày nay vẫn còn sung mãn.

Những chứng ngộ và trải nghiệm được, Ngài đã truyền lại cho chúng đệ tử, những pháp tu và lợi ích của hạnh BỐ THÍ. Trong đó có hai pháp tu mà Ngài cho là quan trọng, hay giảng dạy cho đệ tử thực hành hạnh Bồ Tát là: Lục Độ Ba La Mật ( Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ) và Tứ Nhiếp Pháp ( Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự), cả hai pháp tu nầy, pháp Bố Thí đều đứng vào hàng đầu.

BỐ THÍ là ban cho một cách rộng rãi, cho ra mà không bao giờ muốn nhận lại, Bố thí mà không biết mình bố thí, đó mới chính thật là Bố Thí. Đời là khổ, không, vô thường, vô ngã, bốn pháp ấn nầy là chân lý đã có mặt xuyên suốt trong các kinh điễn của Đức Phật và cũng là thực tế hiển nhiên của cuộc đời. Có thân, có của, có danh, có lợi... là có khổ, Như vậy những ai muốn thoát khổ thì phải biết BỐ THÍ, ai muốn tiến đạo cũng phải BỐ THÍ vì biết buông xả những thứ nặng nề, phiền trược, mới có thể nhẹ nhàng vươn lên cao và vào được cửa đạo, điều đặc biệt, khi biết BỐ THÍ là đã có được lòng Từ, Bi, niềm Hỷ lạc và sự Xả ly, bốn Tâm Vô Lượng đều có mặt. 

Không đợi đến khi nào có tài sản, của cải thật nhiều, chúng ta mới bố thí được, mà BỐ THÍ về TINH THẦN mới thật là quan trọng, đó là NỘI TÀI THÍ tức bố thí bằng tấm lòng chân thật, bằng sự hy sinh kham nhẫn của mình, mới có được công đức. Tâm ta không cố chấp hay dính mắc những điều như ý hoặc bất như ý, luôn hoan hỷ thứ tha, mắt chỉ cần có cái nhìn trìu mến thân thương, tai chịu khó nghe những lời tâm sự, lưỡi biết có lời khen điều hay, miệng nở một nụ cười, một lời chia sẻ, an ủi, vỗ về, khuyên răn đến vớí những người đang khổ, hay một hành động, bảo bọc, bao dung những người đang gặp nạn, dắt người già yếu, trẻ em, tật nguyền qua nơi nguy hiễm, hoặc vui theo những việc làm thiện ích, thành công của người, mà không một chút kể công, là ta đã thực hành hạnh bố thí ba la mật. BỐ THÍ là một việc làm nhẹ nhàng nhưng rất cao đẹp và nhiều lợi ích, giúp ta từng bước xả bỏ được Tâm THAM, điều kiện quan trọng để không còn Tâm SÂN và như thế sẽ được sáng suốt, dứt luôn Tâm SI. Ba độc không còn, sẽ hanh thông trên con đường giải thoát, giác ngộ.

Đức Phật nhờ BUÔNG XẢ tất cả, nên mới được tất cả. Gần ba ngàn năm rồi, mà sự nghiệp của Ngài vẫn truyền lưu mãi mãi, nhân loại và chúng sanh khắp chốn cũng rất nhiều lợi lạc đều nương nhờ vào sự Buông Xả của Ngài. Khi hai bàn tay nắm lại, ta sẽ không ôm thêm được gì, nhưng khi hai bàn tay buông ra, vòng tay mở rộng, ta sẽ ôm được rất nhiều.

Bàn tay mở rộng chừng nào

Là ôm vũ trụ gôm vào bấy nhiêu

Khi ta thực hành hạnh Bố Thí là đã gieo nhân giàu, đang và sẽ mang hạnh phúc đến cho ta và cho người, vì người có đạo đức, rất hoan hỷ khi thấy người khác hạnh phúc, cũng như sẽ gặt hái được những quả giàu sang sung sướng và có thể chứng thánh quả, nếu biết hướng nhân bố thí nầy đến quả Vô thượng Bồ đề. 

“Sướng gì hơn sướng làm lành.
Cho bao nhiêu của để dành bấy nhiêu” hay

“ Tất cà niềm vui có được trên đời
Đều muốn mang an lạc cho người khác ( sống vị tha )

Tất cả khổ đau có ra trên đời 
Đều do muốn hạnh phúc cho riêng mình”( sống ích kỷ
là như vậy đấy.

Tài sản là của năm nhà (lửa cháy, nước trôi, quan + trộm đoạt lấy, vợ, chồng, con phá, bệnh hoạn), chúng ta không giử mãi được đâu. Cỗ nhân có dạy “ Người ăn thì còn, mình ăn thì hết” Có mở lòng rộng lớn thì mới dung chứa hết được những phước đức Trời đất ban cho. Có ăn uống vào thì phải chịu khó thải ra, bèn không thì phải đi bệnh viện, cũng vậy có thu vào thì phải nghĩ đến việc cho ra một cách hữu ích, bèn không thì nó cũng xé bọc mà ra, lúc đó sẽ có nhiều đau khổ. Mình sống đây là nương nhờ ở mọi người, vậy ta PHẢI CÓ QUAN ĐIỂM PHỤC VỤ, chứ đừng nên có QUAN ĐIỂM HƯỞNG THỤ mà mắc nợ đời, hãy buông ra giúp ích xã hội, cho tài sản được lưu thông, có cho ra mới hút được cái khác vào và sẽ sinh sôi nẩy nở ra thêm, bèn nếu không, thì sẽ bị hôi thối như giòng nước tù đọng, không xử dụng được gì, mà đôi khi còn nguy hại nữa. Biết gieo trồng ra, ta sẽ gặt hái lại được rất nhiều, giống như một hạt lúa ta đem gieo trồng, sẽ gặt được cả hằng trăm hạt thóc, nếu ăn là mất hết, nếu để mãi trong bồ, rồi sẽ có ngày bị chuột, bọ ăn hoặc là bị mốc hư vậy.

Ta biết chia sẻ đến những người bệnh hoạn, neo đơn khốn khổ, hay cung dưỡng cho cha mẹ, những bậc trưởng thượng và hộ trì Tam bảo tức là ta biết mang những hạt giống gieo cấy vào những ruộng phước phì nhiêu, sau nầy ta sẽ gặt hái được rất nhiều, phước đức cũng từ đây sinh khởi. Trên con đường tu tập, Bố thí là một phương pháp thực tập rất nhiệm mầu. Bố thí với tâm thành kính, không nhớ tưởng, giúp Ta vừa tu phước vừa tu huệ, vừa quán triệt được sự“vô thường” của vạn vật, “khổ” của cuộc đời, “không” của muôn pháp, cũng như quên mình giúp người, tập cho Ta thể nghiệm được tinh thần “vô ngã”. “Ta hãy học theo Đức Phật và kinh nghiệm trực tiếp từ hai hành động của mình: ban cho và nắm giữ lại, cái nào sẽ mang lại cho ta khổ đau và cái nào sẽ mang lại cho ta nhiều hạnh phúc hơn? Ta sẽ thấy rõ. Đức Phật có dạy: "Này các Đệ tử, trong cuộc sống này, một người biết ban cho sẽ có ba hạnh phúc. Bahạnh phúc ấy là gì? Trước khi bố thí tâm người ấy cảm thấy hạnh phúc. Trong khi bốthí, tâm người ấy cảm thấy an lạc. Và sau khi bố thí tâm người ấy cảm thấy rất hânhoan." Điều đặc biệt, ta hãy quán xét trong xã hội hiện tại, với luật nhân quả và biệt nghiệp cũng như cộng nghiệp, khi thực hành hạnh BỐ THÍ ta cần biết và lưu ý, để thấy được sự nhiệm mầu của Phật Pháp: * NỘI và NGOẠI TÀI THÍ sẽ được giàu sang, sung sướng. * PHÁP THÍ sẽ được thông minh, trí tuệ. * VÔ ÚY THÍ sẽ được mạnh khỏe, sống lâu. _Mình bố thí mà không khuyên mọi người cùng bố thí = sau nầy sẽ được giàu, nhưng ở chung với nhà nghèo. _Mình không bố thí mà khuyên mọi người bố thí = sau nầy sẽ nghèo, ở chung với nhà giàu. _Mình không bố thí, cũng không khuyên mọi người bố thí = sau nầy sẽ nghèo, ở chung với nhà nghèo. _Mình bố thí cũng khuyên mọi người cùng bố thí = sau nầy sẽ được giàu, ở chung nhà giàu. Ta hãy thử thực tập và hãy tự chính mình trải nghiệm đi! sẽ tràn đầy an lạc, hạnh phúc, cho tự thân và cho tha nhân, tất cả mọi người đều thực hành được hạnh Bố Thí, lúc đó không còn gian tham, trộm cướp, của rơi không ai lượm, nhà không cần khóa cửa, mọi người sống cảnh thanh bình an lạc, như vậy thì trần gian nầy sẽ hoá thành Tịnh độ !.

T.Viên Thành (Hạnh Trung) 06/08/2013 


BỐ THÍ là diệt LÒNG THAM


Cúng dường bố thí chân thành An vui hiện tại, để dành mai sau, Hiện nay ta được sang giàu Biết rằng ngày trước ta hay làm lành Bây giờ bố thí thực hành Ngày sau giàu có vinh danh nhiều đời Ngày nay đói rách tả tơi Trước đây bỏn xẻn sống đời tham gian Muốn cho hết cảnh cơ hànMở lòng của cải rộng ban toàn cầuMuốn cho diệt hết khổ đau An lạc kẻ khác ta mau tiến hành Buông xả sự nghiệp công danh Tỉnh thức nhân thế phát sanh tâm từ Phước đức trùm khắp thái hư Nhưng chỉ đến với những người phát tâm Hoa sen chỉ mọc trong đầm Hạnh phúc phú quý không lầm đắm mê Trí tuệ soi sáng mọi bề Lòng tham dứt hẳn si mê không còn Phật không phải ở núi non Hay trong chùa đẹp sơn son thép vàng Phật ngự khắp cả thế gian Trong tâm vắng lặng muôn ngàn từ bi Vui cho lợi ích tức thì Được người yêu mến, tham thì cũng tiêu Tâm hồn phơi phới như diều Lâng bay theo gió mọi điều bình an Cho ra chớ sợ tiêu tan Mà làm thiện ích, cũng đang để dành Ngân hàng công đức ghi danh Những ai mở rộng lòng thành hiến dâng Cho là báo đáp tứ ân Lá lành đùm rách ân cần giúp nhau Vòng tay mở rộng chừng nào Là ôm vũ trụ gom vào bấy nhiêu Quẳng gánh ta được nhiều điều Vừa nhẹ thân xác vừa tiêu lo phiền 

Thế gian muốn sống như tiên Cúng dường, bố thí hãy liền phát tâm. 

T. Viên Thành ( Hạnh Trung )

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/07/2019(Xem: 4952)
Triết lý hay mục đích sống là lý tưởng, giá trị cốt lõi của mỗi người, chính vì thế mà ngày nay,hầu hết trong chúng ta, ai cũng có khuynh hướngtìm về sự thật, mộtgiải pháp cứu cánh, rốt ráo, an toànvì ‘hòa bình bền vững’, xã hội trật tự vàngày ngày an lành ... Hòa chungtrách nhiệm, bản hoài, thông điệp : ‘Chân lý chỉ có một’,[1]đồng nghĩa với ‘Sự lãnh đạo bằng chánh niệm’ qua cách tiếp cận của Phật giáo, mang vạn niềm vui đến với muôn loài. Thật vậy, Phật giáo với trọng trách mang ‘an vui lâu dài’, là nội dung cốt lõi của xã hội nhân loại, cũng là tiền đề cho một xã hội bền vững;trong đó mỗi cá thể cần củng cố,xây dựngnội tâmkiên cố dựa trên phương cách lãnh đạo bằng‘chánh niệm’, đểcùng nhìn lại, quán chiếu và cùng dẫn đến trách nhiệm sẻ chia …
29/06/2019(Xem: 6991)
"Nhân sinh": đời người, cuộc sống con người "Quan": cái nhìn, quan niệm "Nhân sinh Quan" nghĩa là "cái nhìn" hay "quan niệm" về đời sống của con người. A) Con người từ đâu mà có? Phật giáo giải đáp câu hỏi ngàn đời nầy bằng giáo thuyếtThập nhị Nhân duyên, tức là chuỗi 12 nhân duyên dây chuyền sau đây: 1) Vô minh: Do một niệm bất giác mà phát sinh mê lầm, chấp ngã chấp pháp, do đó mà khởi ra Phiền não - nên cũng gọi là Hoặc. Chúng ta không thể tìm ra điểm khởi đầu của sự Vô minhđã khởi đầu cho sự hiện hữu của chúng sinh và vạn vật, hữu tình cũng như vô tình.
12/04/2019(Xem: 3739)
Thế mới biết trăm sông rồi cũng đổ về biển, dung hòa một vị mặn của đại dương; muôn pháp cùng đổ vào biển tuệ, thuần một vị giải thoát.Những lời dạy của đức Phật được ghi chép thành Tam tạng kinh điển, trở thành một trong những kho tàng trí tuệ vĩ đại nhất của nhân loại. Trải qua hơn 25 thế kỷ, đạo Phật được truyền bá rộng rãi khắp năm châu và bị ảnh hưởng cũng không nhỏ bởi nhiều nền văn hóa khác. Từ đó, đạo Phật phát triển với các biểu tượng về tôn giáo, về các hình thức nghi lễ, và kể cả những pháp môn tu hành của những khóa tu ở mỗi nơi.Chính vì thế, đạo Phật bị đa dạng hoá về hình thức lẫn nội dung tu tập, thể hiện qua nhiều pháp môn. Như vậy trong thời đại bây giờ, đặt ra cho chúng ta sự lựa chọn; pháp môn nào là đúng, phápmôn nào là sai? Không có pháp môn nào là đúng và không có pháp môn nào là sai cả. Tại sao? Vì pháp môn tu không có lỗi, mà lỗi ở tại con người làm đúng hay sai mà thôi.
14/02/2019(Xem: 7080)
Thuở xưa có một ông vua hiền đức, cai trị công bằng, dân chúng trong nước sống thanh bình. Một hôm, dưới sự đề nghị của cận thần tả hữu, vua triệu tập tất cả trưởng lão tôn túc của các tôn giáo trong nước. Khi tất cả có mặt đầy đủ, vua nói:
13/12/2018(Xem: 4186)
Suy nghĩ về Mười Hai Nhân Duyên - GS Trần Tuấn Mẫn , Nguyên văn đoạn kinh trong phẩm Phật-đà, Tương ưng bộ, như sau: “Này các Tỳ-kheo, thế nào là lý duyên khởi? Này các Tỳ-kheo, vô minh duyên hành; hành duyên thức; thức duyên danh sắc; danh sắc duyên sáu xứ; sáu xứ duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; sanh duyên già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được khởi lên. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi”.
02/12/2018(Xem: 8589)
Thời gian gần đây nhiều Phật tử đã yêu cầu tôi giải thích những lời dạy vô giá của Phật theo phương cách hiện đại, xử dụng thuật ngữ và diễn giải thực tế, có hiệu quả, thực tiễn và không quá cao siêu. Theo phương cách dễ hiểu và thực tế để áp dụng trong đời sống hằng ngày. Đây là tập sách đầu của một chuỗi những tập sách nhằm mục đích đáp ứng những thỉnh cầu này. Đây là tập sách sưu tập gồm 50 lời dạy ngắn kèm theo chú giải chi tiết dài ngắn khác nhau, mục đích để khuyến khích tất cả những vị đã dành thời gian để đọc và thực hành những lời dạy này để phát triển sự hiếu biết chân thật và lòng từ bi.
05/11/2018(Xem: 3882)
“Chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì nghe theo người ta nói; chớ có tin vì được Kinh Tạng truyền tụng; chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình; chớ có tin vì đúng theo một lập trường; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình. Nhưng khi nào tự mình biết rõ như sau: “Các pháp này là bất thiện; Các pháp này là có tội; Các pháp này bị các người có trí chỉ trích; Các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau”, thời hãy từ bỏ chúng! Nhưng khi nào tự mình biết rõ như sau: ‘các pháp này là thiện; các pháp này không có tội; các pháp này được các người có trí tán thán; các pháp này nếu được chấp nhận và thực hiện đưa đến hạnh phúc an lạc’, thời hãy từ đạt đến và an trú!” Đức Phật (Kinh Tăng Chi Bộ)
18/10/2018(Xem: 3779)
Phải nghi trước, rồi gỡ được nỗi nghi xong, bấy giờ tin tưởng mới chắc thật. Đó là chuyện của người tộc họ Kalama ở thành phố Kesaputta thời hơn 2,500 năm về trước. Thực tế, thời nào cũng có người Kalama, chứ không phải chỉ trong thời xa xưa. Có thể đoán rằng, những người mang dòng máu Kalama mạnh nhất, hẳn là các nhà khoa học – thí dụ, như các nhà vật lý thiên tài Albert Einstein, Stephen Hawking... Chớ hòng ai thuyết phục họ tin cái gì không thuận lý.
04/09/2018(Xem: 7322)
Tu Tứ Đế Pháp, Bốn Chân Lý Chắc Thật, Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni Phật, sau khi Chứng Đạo dẹp tan sự quấy nhiễu của ma quân ở cõi Trời Tha hóa thứ sáu vào nửa đêm ngày mùng 8 tháng 2 năm Tân-Mùi. Việt lịch Năm 2256 HBK*. Tr.BC.596. Sau Thời Hoa Nghiêm Phật đến vườn Lộc Dã Uyển truyền dạy Bốn Pháp Tứ-Đế, độ cho năm vị từng theo Phật cùng tu thuở trước, thành bậc Tỳ Khưu đắc đạo. Năm vị đó là: 1/. A Nhã Kiều Trần Như, 2/. A-Thấp Bà, (Mã-thắng) , 3/ .Bạt-Đề, 4/. Ma-Ha-Nam, 5/. Thập-Lực-Ca-Diếp. Năm Vị nghe pháp Tứ Đế rồi, tu tập chứng A La Hớn Quả. Tứ Đế Pháp: 1. Khổ Đế. 2. Tập Đế. 3. Diệt Đế. 4. Đạo Đế. -Khổ Đế, là Ác quả của Tập Đế. -Tập Đế, là tạo Nhân xấu của Khổ Đế. -Diệt Đế, là Thiện quả của Đạo đế. -Đạo Đế, là Nhân tu của Diệt Đế.
14/08/2018(Xem: 6835)
Kinh Vị Tằng Hữu của Bắc tông và Tăng Chi Bộ Kinhcủa Nam Tông đều có ghi rằng trong cuộc đời của một vị Phật CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC có 4 lần sự kiện vi diệu này xảy ra. Mỗi lần như thế, có một hào quang vô lượng, thần diệu, thắng xa oai lực của chư Thiên hiện ra cùng khắp thế giới, gồm thế giới của chư Thiên, thế giới Ma vương và Phạm thiên, quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người. Cho đến những thế giới ở chặng giữa bất hạnh không có nền tảng, tối tăm u ám, mà tại đấy, mặt trăng, mặt trời với đại thần lực, đại oai đức như vậy cũng không thể chiếu thấu ánh sáng. Trong những cảnh giới ấy, một hào quang vô lượng, thâm diệu thắng xa uy lực chư Thiên hiện ra. Và các chúng sanh, sanh tại đấy, nhờ hào quang ấy mới thấy nhau và nói: "Cũng có những chúng sanh khác sống ở đây".
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567