Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

03. Thư của HT. Thích Tịnh Hạnh về Cô Thanh Hải

07/11/201216:17(Xem: 18963)
03. Thư của HT. Thích Tịnh Hạnh về Cô Thanh Hải

LINH SHAN BUDDHIST INSTITUTE
Giảng Đường Linh Sơn và Viện Nghiên Cứu Phật Học

7 F. 21, Sec. 1, Chung-Hsiao West Road.
Taipei, Taiwan, 100. ROC
Telephone: (02) 3613015 – 3613016

Trung Hoa Dân Quốc ngày 3 tháng 6 năm 1990

Kính gởi toàn thể Phật tử:

Kính thưa quý vị,

Nhiều vị đã có dịp đi nghe cô Thanh Hải giảng đạo dưới hình thức là một tu sĩ Phật Giáo, nhưng với nội dung, nếu vị nào hiểu được một phần giáo lý của đạo Phật, đều cho rằng luận điệu của cô Thanh Hải là phá hoại Phật Giáo. Vấn đề cô Thanh Hải giảng đạo tạo ra sự bất bình sâu rộng trong Giáo Hội Phật Giáo Trung Hoa Dân Quốc và toàn thể Phật Giáo đồ xứ này; lại đang lan rộng ra trong hàng lãnh đạo và toàn thể Phật tử Việt Nam hải ngoại.

Với sự việc trên, tôi đã hiểu rõ từ lâu, vì tại Đài Loan đã có nhiều tờ báo Phật Giáo phê bình về luận điệu phá hoại ấy. Nhưng tại Đài Loan số người Việt Nam theo tôi được biết thì đếm không hết mười đầu ngón tay, mà cô Thanh Hải là người Việt Nam nên tôi không đành làm công việc đổ dầu vào lửa, mặc dù trong giới Phật Giáo Đài Loan nhiều lần yêu cầu tôi lên tiếng, vì họ biết tôi cũng là người Việt Nam. Nhưng có nhiều người cho cô Thanh Hải là đệ tử của tôi nên đã có nhiều lời trách tôi tại sao tôi cho cô Thanh Hải làm việc như vậy. Do đó mới có lá thư này.

Theo tôi được biết, cô Thanh Hải sanh tại tỉnh Quảng Ngãi, miền Trung Việt Nam, học tới năm Đệ Nhị, năm 19 tuổi rời khỏi Việt Nam ra nước ngoài, có quốc tịch Anh, tại Tây Đức có chồng làm Bác Sĩ đã từng quy y với Thấy Thích Như Điển với pháp danh là Thị Nguyện, sau đó sang Ấn Độ học với mấy vị Lạt Ma Tây Tạng, rồi theo học với một người Ấn Độ theo đạo Sikh tên là Jampa Ghesbe Ngawang Dargey và học với một người Ấn Độ khác tên là Thakar Singh, được truyền cho “năm câu chú”, “phương pháp ấn tâm” và “huyễn pháp Thanh Sắc Quang Ảnh”.

Cô Thanh Hải đã xuất gia từ Ấn Độ. Năm 1983 đến Đài Loan thọ giới Tỳ Kheo Ni, tự xưng là người Việt Nam, nên Giáo Hội Phật Giáo Đài Loan gọi điện thoại đến tôi nhờ tôi cho Thanh Hải tá túc cho đến khi tham gia thọ giới. Tôi liền bằng lòng. Vì cô Thanh Hải không muốn dùng pháp danh Thị Nguyện, nên yêu cầu tôi cho pháp hiệu nên tôi đã cho pháp hiệu là Thanh Hải. Sau đó, tôi biết Thanh Hải tu theo ngoại đạo, tôi khuyên nên bỏ và cố gắng học Phật, nhưng THanh Hải không nghe, rồi sau đó ra đi. Từ khi Thanh Hải bắt đầu truyền đạo thì không đến tôi nữa, vì Thanh Hải biết là tôi không hài lòng về việc Thanh Hải dùng hình thức người xuất gia của Phật Giáo mà truyền bá tư tưởng ngoại đạo.

Cô Thanh Hải khi bắt đầu truyền đạo, vì muốn đạt đến mục đích bất chánh, đánh lừa thính giả có cảm tình với Phật Giáo hay những tín đồ đạo Phật mà không rõ giáo lý của đạo Phật nên đưa ra đề tài là “Phương Pháp Quán Âm” và tự xưng là Hiện Tại Phật. Cô Thanh Hải lại dung chiêu bài “tức khắc khai ngộ, một đời giải thoát” để dụ người vào lưới ngoại đạo.


Thanh Hai

Cô Thanh Hải nói dối rằng giảng dạy phương pháp Quán Âm, nên mọi người đều nghĩ rằng phương pháp tu hành của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, mà sự thật dạy quán “Thanh Sắc Quang Ảnh”, không dính dấp gì với Đức Quán Thế Âm Bồ Tát cả, lại tự xưng là Hiện Tại Phật. Căn cứ nơi kinh Phật, đây là một tội đại vọng ngữ rất nặng, chỉ có kẻ hành ma đạo mới dám nói như vậy mà thôi. Nếu ai có chỉ trích thì Thanh Hải nói với tín đồ là người ta đố kỵ. Thanh Hải phải trả lời sao về những lời chỉ trích của toàn thế giới trí thức Phật giáo Đài Loan đều cho rằng Thanh Hải đã phá hoại Phật Giáo vì Thanh Hải đã dùng hình thức là một tu sĩ của Phật Giáo mà giảng nội dung đều là của đạo Sikh? Đôi khi Thanh Hải có đề cập đến kinh Phật, nhưng giảng giải sai lầm và phê bình Phật Giáo là thế này là thế nọ. Thật sự Thanh Hải chưa từng có thời gian nào để học Phật. Thanh Hải khi đề cập đến kinh Phật với mục đích chỉ để huyễn hoặc lòng người rằng Thanh Hải là người đã từng nghiên cứu kinh Phật mà thôi. Thanh Hải dùng phương pháp ấn tâm chỉ là sự phái âm binh để khống chế người theo đạo. Đây là phương pháp dùng chú thuật của ngoại đạo thường thấy nhiều nơi. Phương pháp này chỉ có thể huyễn hoặc những kẻ hiếu kỳ mê muội mà thôi. Những người chánh tín đạo Phật không ai dùng và tin phương pháp đó.

Nếu chúng ta quy y với Phật thì đời đời kiếp kiếp gặp Phật pháp tu hành cho đến ngày thành Phật. Nếu ai quy y với Thanh Hải thì đời đời kiếp kiếp quanh quẩn trong rừng ngoại đạo, vĩnh viễn trong sáu nẻo luân hồi, muôn kiếp cũng khó gặp được chánh pháp của Phật, nói gì đến chuyện giải thoát, giác ngộ. Thanh Hải với chiêu bài khai ngộ giải thoát chỉ là một thủ đoạn đánh lừa quần chúng mà thôi.

Do đó người Phật tử chân chính chẳng những không tin theo Thanh Hải, mà còn có bổn phận phải giảng giải để mọi người cùng biết Thanh Hải không phải là một vị chân chánh Tỳ Kheo Ni của Phật Giáo. Những lời Thanh Hải giảng giải không phải là những lời Phật dạy.

Thanh Hải còn làm một điều trái luật của Phật nữa là Thanh Hải là một vị Tỳ Kheo Ni mà dám độ cho hàng nam chúng xuất gia thọ Tỳ Kheo giới làm đệ tử của mình.

Nếu Thanh Hải mặc sắc phục ngoại đạo truyền giáo pháp ngoại đạo thì trong giới Phật Giáo không ai chỉ trích Thanh Hải cả.

Sau đây một lần nữa chứng tỏ hùng hồn rằng Thanh Hải cố ý dùng tư cách của một Tỳ Kheo Ni Phật Giáo truyền đạo, rồi thêm vào đó là chú thuật của ngoại đạo để phái âm binh khống chế người nghe, toàn là thủ đoạn mới hấp dẫn người nghe. Nếu từ khi bắt đầu Thanh Hải dùng hình thức là một ngoại đạo truyền đạo Sikh thì sẽ có mấy người muốn đi nghe và tin theo?

Câu chuyện là thế này: Năm ngoái thầy của Thanh Hải (Thakar Singh) đến Đài Loan giảng đạo, vì ông ta nghe tin Thanh Hải giảng đạo tại Đài Loan rất có nhiều người nghe theo. Ông ta cho thuê hội trường nhiều nơi và nhiều ngày, lại đăng trên nhiều tờ báo lớn vào những cột báo phải tốn nhiều tiền liên tiếp cho nhiều ngày, hội trường thì có thể dung nạp hằng bao nhiêu ngàn người. Nhưng mỗi lần ông ta giảng chỉ vỏn vẹn có ba bốn chục người đến nghe mà thôi. Trong số thính giả này tuyệt đại đa số là hiếu kỳ, vì ông ta tuyên bố rằng ông ta là thầy bổn sư của Thanh Hải, nên mấy người đó nghe xem như thế nào thôi. Trong số thính giả đó có ai quy y theo ông ta. Rất oái oăm, suốt thời gian ông ta đến ở và đến ngày ra đi, Thanh Hải không dám kiến diện ông ta một lần. Điều này khiến cho ông ta rất tức giận ngay trong buổi giảng, trách Thanh Hải đã lạnh nhạt quá đáng. Ông ta nói tại sao Thanh Hải mỗi khi qua Ấn Độ đều đến ở với ông lâu ngày thầy trò nồng hậu, mà sao khi ông ta từ Ấn Độ xa xôi lại không tiếp đón? Ông ta lại trách Thanh Hải giảng đề tài bậy bạ. Ông ta nào có dạy “phương pháp Quán Âm”.

Sự thật, ông ta nào có biết Thanh Hải rất khổ tâm khi nghe tin ông ta sắp đến và ở lại suốt cả một thời gian dài. Thanh Hải làm sao dám tiếp. Vì nếu Thanh Hải tiếp xúc với ông ta thì ăn làm sao nói làm sao với hàng đệ tử của Thanh Hải. Vì đệ tử Thanh Hải những tưởng từ lâu nay thầy mình là một vị tu sĩ Phật Giáo Phật Giáo chân chánh mới tin và theo Thanh Hải. Bây giờ đùng một cái, thầy bổn sư của Thanh Hải vốn là một người theo đạo Sikh (tín đồ của đạo Sikh đã giết bà Thủ tướng Ấn Độ) và từ lâu nay tu theo phương pháp của thầy dạy chỉ là phương pháp của đạo Sikh mà thôi. Lại ông ta trách Thanh Hải giảng giải với đề tài “phương pháp Quán Âm” không giống như ông ta đã dạy Thanh Hải. Ông ta không biết rằng Thanh Hải chỉ lợi dụng đề tài ấy mới có thể mê hoặc lôi kéo người nghe, kỳ thật nội dung đều y theo ông ta đã dạy không sai đâu đừng lo. Ngoài những điều ông ta dạy ra, Thanh Hải nào có biết phương pháp Quán Âm thật sự là gì?

Tạm viết ra mấy hàng trên để mọi người cùng hiểu cô Thanh Hải truyền đạo là như vậy đó, mà có người mê muội cho Thanh Hải là một nữ Thánh, cho Thanh Hải là một Phật tại thế. Thật đáng thương hại lắm vậy. Theo ý kiến của tôi, hiện nay Thanh Hải phải dứt khoát chọn một trong hai đường:

1. Thanh Hải nếu còn mến lối tu hành của đạo Sikh thì không nên dùng sắc phục tu sĩ Phật Giáo và tuyên bố cho thính giả mỗi khi sắp giảng biết rằng nội dung của Thanh Hải giảng đều là nội dung tu trì của đạo Sikh, không liên quan gì đến Phật Gíao cả.

2. Nếu Thanh Hải muốn quyết tâm quay về tu hành theo chính thống Phật Gíao thì nên dứt hẳn không theo nội dung đạo Sikh, tôi sẽ giúp cho Thanh Hải trở thành nhà chân chánh Phật Giáo.

Chúc mỗi vị Phật tử đều có chánh kiến.

Kính thư,

Thích Tịnh Hạnh (*)


(*) Vài Nét về Hoà Thượng Thích Tịnh Hạnh

Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh sinh và xuất gia tại Việt nam. Năm 1952 vào Phật Học Đường Nam Việt - Chùa Ấn Quang học nhiều năm.

- Tốt nghiệp Cử Nhân Phật Học tại Viện Đại Học Vạn Hạnh Việt Nam
- Tốt nghiệp Cao Học và Tiến Sĩ Văn Chương và Triết Học Trung Hoa
tại trường Đại Học Sư Phạm Đài Loan.
- Đậu bằng Tiến Sĩ Quốc Gia của Trung Hoa Dân Quốc
- Giáo sư cấp Cử Nhân và Tiến Sĩ Học Viện Sư Phạm Công Lập Đài Bắc
- Viện Trưởng Học Viện Phật Giáo Trung Hoa Dân Quốc
- Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Linh Sơn Thế Giới có trụ sở tại Paris Pháp

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/03/2012(Xem: 3428)
Qua mắt chúng ta, thấy đó là trả nghiệp, đáng sợ, song với Tổ đã không thấy thật, nói gì là trả. Cũng như ông A khi chưa hiểu đạo, bị ông B làm vài hành động không vừa lòng, ông liền mắng chửi ông B. Thời gian sau, ông A hiểu đạo, đúng lúc ông B trả thù mắng chửi thậm tệ hơn trước. Song ông A thấy lời nói không thật, không có gì quan trọng, nên vẫn tươi cười không buồn, không đổi nét mặt. Như thế ông A có trả nợ trước hay không trả nợ trước? Thật sự, nợ đã vay thì phải trả, chỉ khác ở chỗ mê thì thấy thật, ngộ thì thấy không thật. Ðã không thật thì trả cũng như không trả. Vì thế, nói "liễu tức nghiệp chướng bản lai không". Cứu kính thấy nghiệp báo không thật, quả là thấu tột bản chất của nghiệp báo. Tuy không thật mà chẳng mất, đây là bí yếu của đạo Phật.
27/02/2012(Xem: 3632)
Một cách căn bản, chúng ta có thể thấu hiểu Bốn Chân Lý Cao Quý trong hai trình độ [trình độ của sự giải thoát tạm thời khỏi khổ đau và trình độ giải thoát thật sự...
26/02/2012(Xem: 4377)
Thể tánh của đức Phật A Di Đà là vô lượng thọ, vô lượng quang, là Phật Pháp thân. Giáo lý đại thừa đều chấp nhận rằng Pháp thân bao trùm tất cả thế giới.
17/02/2012(Xem: 8729)
Cuộc đời con người sống chỉ khoảng 80 năm, nhưng loanh quanh, lẩn quẩn trong sự vui buồn, thương ghét, phải quấy, tốt xấu, hơn thua, thành bại và được mất. Hôm nay, chúng ta cùng nhau tham khảo về "Thông điệp cuộc đời". Mỗi người chúng ta có mặt trong cuộc đời này đều sống và gắn bó với nó giống như gắn bó với đau khổ và hạnh phúc vậy. Nhưng bất hạnh thay, hạnh phúc thì ít mà khổ đau lại quá nhiều. Bởi vì sao? Vì chúng ta không biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau bằng tình người trong cuộc sống với trái tim thương yêu và hiểu biết.
31/01/2012(Xem: 3286)
Nếu chỉ vì ngũ quan không thể cảm nhận được mà ta quả quyết rằng Niết Bàn là hư vô, là không không, không có gì hết, thì cũng phi lý như người mù kết luận rằng trong đời không có ánh sáng, chỉ vì không bao giờ anh ta thấy ánh sáng. Trong ngụ ngôn "Rùa và Cá" được nhiều người biết, cá chỉ biết có nước nên khi nói với rùa, cá dõng dạc kết luận rằng không có đất, bởi vì có những câu hỏi của cá đều được rùa trả lời là "không". Thuở xưa có một con cá. Cá chỉ biết trong nước và không biết gì ngoại trừ nước. Một hôm, cá mải mê bơi lội trong ao đầm quen thuộc như mọi hôm thì gặp lại chị Rùa. Hỏi ra thì hèn lâu rùa đi dạo trên đất liền. Cá hỏi: "Chào chị rùa, chị đi đâu mà hèn lâu tôi không gặp?" - Này chị cá, chào chị. Hôm rày tôi đi một vòng lên trên đất khô. Rùa trả lời. - Đất khô à! Cá lấy làm ngạc nhiên. Chị nói đất khô, vậy đất khô là gì? Đất làm sao khô được? Tôi chưa bao giờ thấy cái gì mà khô. Đất khô chắc là không có gì hết.
17/01/2012(Xem: 3975)
Hôm nay thể theo lời yêu cầu của chư Tăng Ni tại đây, chúng tôi sẽ thuyết một thời pháp cho tất cả Tăng Ni Phật tử nghe, với đề tài Cội gốc sanh tử và cội gốc Niết-bàn.
27/12/2011(Xem: 4005)
Dựa theo tinh thần Phật giáo, do nhân duyên hòa hợp tất cảnhững nghiệp duyên từ trong những đời quá khứ mà kiến tạo ra con người trong kiếpnầy.
15/12/2011(Xem: 4857)
Nam-Mô A-Di-Đà Phật. Vâng lệnh thầy Trụ trì và thầy Giáo thọ, Minh Tuệ tôi ra thất chia sẻ kinh nghiệm niệm Phật cho Phật tử chùa Tịnh Luật từ năm 2009. Sau hai năm làm Phật sự, tôi nhận thấy Phật tử nắm vững phương pháp hành trì, riêng bản thân tôi bị khựng lại. Do đó tôi ngỏ ý với Phật tử, sẽ vô thất trở lại. Phật tử nói: “Thầy vô thất, chúng con có khó khăn trở ngại đường tu, chúng con biết hỏi ai?”. Tôi trả lời không được. Dù rằng chùa Tịnh Luật còn lắm thầy giỏi hơn tôi nhiều, nhưng mỗi thầy có pháp tu riêng, không ai giống ai, nên có thể giải đáp không thỏa đáng chăng? Phật tử nói tiếp: “Vậy thầy giải đáp sẵn những khó khăn trở ngại, chướng nạn mà chúng con có thể gặp, để chúng con nương theo đó mà hành trì”. Đề nghị này rất có lý, mặc dù đối với khả năng hạn hẹp của tôi, thì đây không phải việc dễ làm. Trước tình thế không thể từ chối, tôi nói: “Vậy thì quý vị đặt những câu hỏi, tập trung lại đưa tôi trả lời”. Đây là lý do quyển “Tịnh Độ Thực Hành Vấn Đáp” ra đời.
23/11/2011(Xem: 5561)
Có một lần khi Đấng Thế Tôn ngụ tại thành Xá-vệ (Sâvatthi) thì vào một buổi chiều, đức vua Pasenadi của xứ Kiêu-tát-la (Kosala) thân hành đến viếng thăm Ngài. Vua Pasedani tiến đến gần Đấng Thế Tôn, đảnh lễ và ngồi sang một bên. Đấng Thế Tôn cất lời hỏi vua Pasedani như sau: - Này đại vương, ngài mới đến đấy à. Thế lúc trưa này ngài ở đâu?
16/11/2011(Xem: 4821)
Nhân quả là một định luật tất yếu trong sự hình thành nhân sinh quan và vũ trụ quan qua liên hệ duyên khởi của cuộc sống con người,mà qua đó nhân quả được coi như là một luật tắc không thể thiếu được khi hình thành một xã hội nhân bản đạo đức.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]