Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Thanh Từ Tông (Chủ Thiền Phái Trúc Lâm)

02/05/201202:36(Xem: 6640)
Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Thanh Từ Tông (Chủ Thiền Phái Trúc Lâm)
ht thich thanh tu

Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Thanh Từ
Tông Chủ Thiền Phái Trúc Lâm



Hòa thượng húy là Trần Hữu Phước, pháp danh Thích Thanh Từ, sau đổi lại húy là Trần Thanh Từ. Sinh ngày 24 tháng 07 năm Giáp Tý (1924), tại ấp Tích Khánh, làng Tích Thiện, tỉnh Cần Thơ (nay là tỉnh Vĩnh Long).

Thân phụ của Hòa thượng húy Trần Văn Mão, từ nhỏ theo nghiệp Nho, giữ nếp sống thanh bần. Cụ ông theo đạo Cao Đài, lập gia đình hơi muộn. Thân mẫu của Hòa thượng húy Nguyễn Thị Đủ quê làng Thiện Mỹ, dòng thanh bạch, quận Trà Ôn, tỉnh Cần Thơ. Cụ bà chân chất hiền lành, suốt đời tận tụy hi sinh vì chồng vì con.

Hòa thượng sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn nghèo túng, nhưng Người đã nổi bật những nét riêng từ thuở ấu thơ: trầm mặc, ít nói, thích đọc sách, có chí xuất trần và đặc biệt rất hiếu thảo với Cha Mẹ.

Khoảng năm 9 tuổi, nhân theo Cụ ông lên Mốp Văn, Long Xuyên thọ tang người Bác thứ ba, Hòa thượng được đến chùa Sân Tiên trên núi Ba Thê cúng cầu siêu cho Bác. Duyên xưa gặp lại, nghe tiếng chuông chùa ngân dài giữa khoảng thinh không cô tịch, Hòa thượng rúng động như có một nỗi niềm giao cảm tự bao giờ. Bất thần Người xuất khẩu thành thơ:

Non đảnh là nơi thú lắm ai,
Đó cảnh nhàn du của khách tài.
Tiếng mõ công phu người tỉnh giấc,
Chuông hồi văng vẳng quá bi ai!

Có thể nói rằng chí xuất trần của Hòa thượng nổi dậy kể từ đây.

Sớm chìm nổi theo dòng đời và nhất là sống trong thời loạn lạc, Hòa thượng càng thấm thía, càng đau xót nỗi thống khổ của con người. Chí xuất trần của Hòa thượng vì thế càng trở nên mãnh liệt hơn và Người luôn ôm ấp một tâm niệm: “Nếu tôi không thể làm một viên linh đơn cứu tất cả bệnh của chúng sanh, ít ra cũng là một viên thuốc bổ giúp cho người bớt khổ.”

Từ dạo đó trái nhân duyên đã chín muồi, cuộc đời của Hòa thượng rẽ sang một con đường sáng.

Ngày 15 tháng 07 năm Kỷ Sửu 1949, sau ba tháng công quả tại chùa Phật Quang, Hòa thượng được Tổ Thiện Hoa chánh thức cho xuất gia với pháp danh là Thanh Từ. Thế là ước nguyện của Người đã được thành tựu. Từ đây Hòa thượng siêng năng theo Tổ công phu bái sám, vừa học giáo lý, vừa dạy trẻ em. Ngoài ra còn phụ trông nom coi sóc mấy chục chú Tiểu trong chùa. Công việc tuy nhiều, song Hòa thượng luôn để tâm học Giáo điển.

Năm 1949-1950, Hòa thượng theo học lớp Sơ đẳng năm thứ ba tại Phật học đường Phật Quang.
Đến năm 1951, Hòa thượng bắt đầu học lên Trung đẳng.
Một khuya nọ, nhân đọc kinh Lăng Nghiêm đến chỗ Phật chỉ Tôn giả A-nan nhận ra Bản tâm chân thật của chính mình qua Tánh thấy, Tánh nghe, bất giác Hòa thượng xúc động rơi lệ. Phải chăng đây là dấu hiệu cho biết chủng duyên Phật pháp nhiều đời của Người đã bắt đầu nẩy mầm?
Cũng trong năm này chùa Phật Quang bị binh biến, Tổ Thiện Hoa phải dời Tăng chúng lên chùa Phước Hậu, Hòa thượng cũng được theo và thọ giới Sa-di tại đây do Tổ Khánh Anh làm Hòa thượng đàn đầu.

Năm 1953 Hòa thượng theo Bổn sư là Tổ Thiện Hoa lên Sài Gòn, tiếp tục học lớp Trung đẳng tại Phật học đường Nam Việt chùa Ấn Quang. Tại đây, Hòa thượng được thọ giới Cụ túc do Tổ Huệ Quang làm Hòa thượng đàn đầu.

Từ năm 1954-1959, Hòa thượng học Cao đẳng Phật học tại Phật học đường Nam Việt. Những vị đồng khóa cùng ra trường với Hòa thượng như quí ngài Huyền Vi, Thiền Định, Từ Thông...

Như vậy là ngót mười năm Hòa thượng đã trải qua hai năm Sơ đẳng, ba năm Trung đẳng, bốn năm Cao đẳng. Tốt nghiệp các lớp Phật học xong là đoạn đường Tăng sinh đã hoàn tất. Hòa thượng bước sang thời kỳ hóa đạo. Hòa thượng là một vị Giảng sư trong Giảng sư đoàn của ban Hoằng pháp, có uy tín lớn thời bấy giờ và được sự mến mộ của Phật tử xa gần.

Năm 1960-1964, Hòa thượng đã giữ những chức vụ trong Phật giáo:
• Phó vụ trưởng Phật học vụ.
• Vụ trưởng Phật học vụ.
• Giáo sư kiêm Quản viện Phật học viện Huệ Nghiêm.
• Giảng sư Viện đại học Vạn Hạnh và các Phật học đường Dược Sư, Từ Nghiêm,...

Sau lễ mãn khóa Cao Trung Chuyên khoa tại Huệ Nghiêm và Dược Sư, Hòa thượng thầm nghĩ với ngần ấy đóng góp cũng phần nào tạm đủ nói lên tấm lòng tri ân và báo ân của mình đối với Thầy Tổ rồi. Hòa thượng liền xin phép với Tổ Thiện Hoa được lui về núi ẩn tu. Chí đã quyết, Hòa thượng dằn lòng dứt áo ra đi, âm thầm một mình một bóng lên chốn non thâm.

Hòa thượng đã thật sự giã từ Phật học viện, giã từ phấn bảng với năm tháng miệt mài vì tứ chúng. Nhưng hai tiếng “Tăng Ni” vẫn xoáy sâu vào lòng Người, để sau này chút duyên “Thầy Trò” ấy lại gặp nhau và càng thêm son sắt trên đỉnh Tương Kỳ.


Tháng 04 năm 1966, Hòa thượng dựng Pháp Lạc thất trên núi Tương Kỳ, Vũng Tàu. Ngôi thất lá vuông vức bốn thước đơn sơ với bộ Đại Tạng Kinh, nhưng đã ấp ủ một Thiền tăng nghèo quyết nhận lại cho kỳ được hạt châu vô giá của chính mình.
Đến rằm tháng tư năm Mậu Thân, Hòa thượng tuyên bố nhập thất vô hạn định với lời kiên quyết: “Nếu đạo không sáng, thệ không ra thất.” Thế là cửa sài đôi cánh khép. Toàn thể môn nhân qui ngưỡng lên non một lòng mong đợi.


Tháng 07 năm 1968, Hòa thượng liễu đạt lý sắc không, thấu suốt thật tướng Bát-nhã. Từ con mắt Bát-nhã trông qua Tạng kinh, lời Phật, ý Tổ hoác toang thông thống. Giáo lý Đại thừa và thâm ý nhà Thiền đã được Hòa thượng khám phá từ công phu thiền định của Người.

Ngày 08 tháng 12 năm ấy, Hòa thượng tuyên bố ra thất giữa bao niềm hân hoan của Tăng Ni, Phật tử. Nước cam lồ từ đây rưới khắp, suối từ bi từ đây tuôn chảy. Pháp Lạc thất thật xứng đáng là linh hồn của dòng thiền Chân Không. Nơi đây, đánh dấu một giai đoạn chuyển mình, một bước ngoặc lớn trong cuộc đời tu của Hòa thượng. Hoài bão tu Thiền đã thai nghén bao năm trong thầm lặng đơn độc của Người, đến đây mới thật sự có điểm khởi phát và lớn dậy, để sau này Phật giáo Việt Nam vinh dự có một ngôi sao sáng mở ra trang Thiền sử Việt Nam rực rỡ huy hoàng vào cuối thế kỷ 20.

Hòa thượng đã từng nói: “Tôi là kẻ nợ của Tăng Ni và Phật tử. Ai biết đòi thì tôi trả trước, ai chưa biết đòi thì trả sau.” Suốt đời Ngài đều dốc hết sức mình lo cho Phật pháp, đặc biệt là làm sống lại Thiền tông đời Trần, tạo điều kiện cho Tăng Ni tu hành tiến bộ. Tăng Ni tu hành có tiến bộ thì Phật pháp mới còn và lớn mạnh được. Sự tu hành tiến bộ của Tăng Ni là niềm vui của Ngài. Ngài nói: “Hoài bão của Thầy đều gởi gắm hết vào sự nỗ lực tu tập của tụi con. Tăng Ni tu có niềm vui, sáng được việc lớn, đó là biết thương tưởng đến Thầy. Bằng ngược lại thì thật là Thầy chưa đủ phước để được vui trước khi nhắm mắt. Bởi vì nguyện vọng khôi phục Thiền tông Việt Nam, đặc biệt là Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đời Trần của Thầy chưa thành tựu.”

Các Thiền viện sau đây chính thức được Hòa thượng thành lập, làm nơi giáo hóa và hướng dẫn tu hành:

• Thiền viện Chân Không, núi Tương Kỳ - Vũng Tàu, thành lập vào tháng 04 năm 1971; dời về Thường Chiếu năm 1986, được phép tái thiết năm 1995.
• Thiền viện Thường Chiếu, Long Thành - Đồng Nai, thành lập tháng 08 năm 1974.
• Thiền viện Viên Chiếu, Long Thành - Đồng Nai, thành lập tháng 04 năm 1975.
• Thiền viện Huệ Chiếu, Bà Rịa - Vũng Tàu, thành lập tháng 04 năm 1979.
• Thiền viện Linh Chiếu, Long Thành - Đồng Nai, thành lập tháng 02 năm 1980.
• Thiền viện Phổ Chiếu, Bà Rịa - Vũng Tàu, thành lập tháng 06 năm 1980.
• Thiền viện Tịch Chiếu, Long Hải, thành lập tháng 07 năm 1987.
• Thiền viện Liễu Đức, Long Thành - Đồng Nai.
• Thiền viện Trúc Lâm, Đà Lạt - Lâm Đồng, thành lập tháng 04 năm 1993.
• Chùa Lân - Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, 2002.
• Thiền viện Tuệ Quang, Linh Trung, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
• Thiền viện Hương Hải, Long Thành - Đồng Nai.
• Thiền viện Đạo Huệ, Long Thành - Đồng Nai.
• Thiền viện Tuệ Thông, Long Thành - Đồng Nai.
• Thiền viện Đại Đăng, Bonsall, California, Hoa Kỳ, thành lập năm 2001.
• Thiền viện Quang Chiếu, Forthworth, Texas, Hoa Kỳ, thành lập năm 2000.
• Thiền viện Bồ Đề, Boston, Hoa Kỳ, thành lập năm 2002.
• Thiền viện Diệu Nhân, Sacramento, Hoa Kỳ, thành lập năm 2002.
• Thiền tự Ngọc Chiếu, Garden Grove, California, Hoa Kỳ.
• Thiền tự Vô Ưu, San Jose, California, Hoa Kỳ.
• Thiền tự Đạo Viên, Québec, Gia Nã Đại, thành lập năm 2002.
• Thiền tự Thường Lạc - Pháp.
• Thiền tự Pháp Loa - Úc.
• Thiền tự Hiện Quang - Úc.
• Thiền tự Hỷ Xả - Úc.
• Thiền viện Tiêu Dao - Úc.
• Thiền tự Tuệ Căn - Úc.
Hòa thượng cũng đã góp sức trùng tu hai Tổ đình Phật Quang và Phước Hậu, Trà Ôn, Vĩnh Long.


Hòa thượng giảng và dịch rất nhiều bộ Kinh, Luận và Sử từ Hán văn sang Việt văn. Ngoài ra Hòa thượng còn giảng giải rất nhiều bài pháp phổ thông cho Tăng Ni và Phật tử.

Hòa thượng đã đi du hóa và thăm viếng các nước:
• Cam-pu-chia (1956)
• Ấn Độ, Tích Lan và Nhật Bản (1965)
• Trung Quốc (1993)
• Pháp (1994 - 2002)
• Thụy Sĩ (1994)
• Indonesia (1996)
• Gia Nã Đại (1994 - 2002)
• Hoa Kỳ (1994 - 2000 - 2001 - 2002)
• Úc Châu (1996 - 2002).

(Nguồn Thientongvietnam.net)




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/10/2018(Xem: 4291)
Phải nghi trước, rồi gỡ được nỗi nghi xong, bấy giờ tin tưởng mới chắc thật. Đó là chuyện của người tộc họ Kalama ở thành phố Kesaputta thời hơn 2,500 năm về trước. Thực tế, thời nào cũng có người Kalama, chứ không phải chỉ trong thời xa xưa. Có thể đoán rằng, những người mang dòng máu Kalama mạnh nhất, hẳn là các nhà khoa học – thí dụ, như các nhà vật lý thiên tài Albert Einstein, Stephen Hawking... Chớ hòng ai thuyết phục họ tin cái gì không thuận lý.
04/09/2018(Xem: 8899)
Tu Tứ Đế Pháp, Bốn Chân Lý Chắc Thật, Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni Phật, sau khi Chứng Đạo dẹp tan sự quấy nhiễu của ma quân ở cõi Trời Tha hóa thứ sáu vào nửa đêm ngày mùng 8 tháng 2 năm Tân-Mùi. Việt lịch Năm 2256 HBK*. Tr.BC.596. Sau Thời Hoa Nghiêm Phật đến vườn Lộc Dã Uyển truyền dạy Bốn Pháp Tứ-Đế, độ cho năm vị từng theo Phật cùng tu thuở trước, thành bậc Tỳ Khưu đắc đạo. Năm vị đó là: 1/. A Nhã Kiều Trần Như, 2/. A-Thấp Bà, (Mã-thắng) , 3/ .Bạt-Đề, 4/. Ma-Ha-Nam, 5/. Thập-Lực-Ca-Diếp. Năm Vị nghe pháp Tứ Đế rồi, tu tập chứng A La Hớn Quả. Tứ Đế Pháp: 1. Khổ Đế. 2. Tập Đế. 3. Diệt Đế. 4. Đạo Đế. -Khổ Đế, là Ác quả của Tập Đế. -Tập Đế, là tạo Nhân xấu của Khổ Đế. -Diệt Đế, là Thiện quả của Đạo đế. -Đạo Đế, là Nhân tu của Diệt Đế.
14/08/2018(Xem: 7462)
Kinh Vị Tằng Hữu của Bắc tông và Tăng Chi Bộ Kinhcủa Nam Tông đều có ghi rằng trong cuộc đời của một vị Phật CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC có 4 lần sự kiện vi diệu này xảy ra. Mỗi lần như thế, có một hào quang vô lượng, thần diệu, thắng xa oai lực của chư Thiên hiện ra cùng khắp thế giới, gồm thế giới của chư Thiên, thế giới Ma vương và Phạm thiên, quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người. Cho đến những thế giới ở chặng giữa bất hạnh không có nền tảng, tối tăm u ám, mà tại đấy, mặt trăng, mặt trời với đại thần lực, đại oai đức như vậy cũng không thể chiếu thấu ánh sáng. Trong những cảnh giới ấy, một hào quang vô lượng, thâm diệu thắng xa uy lực chư Thiên hiện ra. Và các chúng sanh, sanh tại đấy, nhờ hào quang ấy mới thấy nhau và nói: "Cũng có những chúng sanh khác sống ở đây".
13/08/2018(Xem: 7309)
Các Phân Khoa Phật Giáo Thích Thái Hòa Tôi viết bài này, xin chia sẻ đến những ai muốn quan tâm đến lãnh vực giáo dục trong Phật giáo, nhưng chưa có điều kiện để nghiên cứu. Trong Phật giáo có năm phân khoa như sau: 1/ Phật giáo Đại chúng Thời Phật, xã hội Ấn Độ phân chia thành bốn giai cấp, gồm: - Bà-la-môn (Brāhmaṇa): Giai cấp Tăng lữ, giai cấp học giả của xã hội Ấn Độ bấy giờ. Họ tự nhận sinh ra từ miệng Phạm-thiên. Giai cấp này làm mai mối giữa thần linh với con người. Họ có sáu quyền hạn: Tự ý làm đền thờ trời; làm thầy tế để tế trời; tự ý đọc Phệ đà (veda); dạy người khác đọc Phệ đà (veda); tự bố thí và tự nhận sự bố thí.
23/05/2018(Xem: 4160)
Bài viết này để trả lời một vài câu hỏi nhận được gần đây. Nếu giúp được một số độc giả, xin hồi hướng công đức từ bài viết để Phật pháp trường tồn. Trường hợp các câu trả lời bất toàn hay sơ sót, người viết, với vốn học và vốn tu đều kém cỏi, xin lắng nghe quý tôn đức chỉ dạy thêm.
10/03/2018(Xem: 10119)
To give the briefest conclusion that I can think of to the question- 'Do you think that sectarian diversity affects the stability of Buddhism as a whole?', I would have to say, 'Yes' and 'No'. My intention here is not to give a definitive answer, but to give readers 'food for thought', to enable each of us to be responsible and maintain pure intentions, to think for ourselves and develop genuine wisdom and compassion. In the spirit of the Dharma, rather than dwelling on any possible problems, we should mainly focus on solutions to any such problems. With the hope of maintaining the integrity and purity of Buddhism in this world.
03/02/2018(Xem: 16589)
Tương quan là có quan hệ qua lại với nhau, tương cận là mối tương quan gần gủi nhất. Vấn đề này, mang tính tương tác mà trong Phật giáo gọi là: “cái này có thì cái kia có, cái này sinh thi cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt…”
06/01/2018(Xem: 15491)
Vài suy nghĩ về việc học chữ Phạn trong các Học Viện Phật Giáo Việt Nam_ Lê Tự Hỷ
08/12/2017(Xem: 18583)
Những pháp thoại trong tác phẩm này là những lời dạy tiêu biểu truyền cảm hứng phi thường mà Lama Yeshe và Lama Zopa Rinpoche đã thuyết giảng tại nhiểu thời điểm. Các pháp thoại này là những gì truyền cảm hứng cho nhiều học trò của họ, như tôi, để buông xả những gì chúng ta đang làm và hiến dâng trọn đời mình đi theo các vị Lama[1]. Khi Rinpoche nói “mỗi người chúng ta cần nghỉ như vậy: tất cả chúng sanh đều vô cùng tử tế với tôi trong quá khứ, họ tử tế với tôi trong hiện tại, và họ sẽ tiếp tục tử tế với tôi trong tương lai. Họ là cánh đồng mà trong đó tôi nhận được tất cả hạnh phúc của mình—quá khứ, hiện tại và tương lai; tất cả các tài đức hoàn hảo của tôi đều xuất phát từ những chúng sanh khác. Do vậy, tôi phải chứng đạt giác ngộ. Chỉ tìm kiếm hạnh phúc miên viễn cho riêng tôi, không mang lại hạnh phúc cho những chúng sanh khác, từ bỏ những chúng sanh khác,không quan tâm đến hạnh phúc của họ, là rất ích kỉ. Do đó, tôi phải chứng đạt giác ngộ, hạnh phúc cao cả nhất, để
19/11/2017(Xem: 8197)
Tình, Tưởng. Cả hai đều thuộc về phạm trù của Tâm con người, không có ở trong các loài súc sinh, mặc dù súc sinh có cái biết bằng Giác (giác hồn, sinh hồn) nhưng, không tinh khôn bằng loài người, do Phật tánh bị chìm sâu bởi thú tính cao vời. Chỉ có loài người, Phật tánh được hiện hữu ở ba cấp thượng, trung, hạ, cho nên loài người là linh vật, chúa tể của muôn loài có khả năng dời núi, lấp sông do bởi cái tâm có tánh giác tinh anh Phật, Bồ Tát, Thánh, Phàm. Nói khác hơn, con người chỉ có một tâm nhưng, nó tự chia ra hai phần : Chủ tể và phụ tể. Nói theo Duy Thức Học; là Tâm vương, Tâm sở. Vai trò của Tâm vương là chủ động tạo tác ra vô số lời nói, hành động thiện, ác. Vai trò Tâm sở là duy trì, bảo vệ những thành quả (sở hữu) mà cũng chính nó tức tâm vương đã sáng tạo ra. Nghĩa là cái Tâm con người, nó vừa tạo tác ra các nghiệp, lại vừa đóng vai
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]