Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bố thí Ba la mật

22/01/201103:49(Xem: 3590)
Bố thí Ba la mật

BỐ THÍ BA LA MẬT

Bố thí Ba-la-mật là gì? Tại sao ta phải thực hành bố thí Ba-la-mật?

Bố thí Ba-la-mật là bố thí vật chất lẫn tinh thần. Khi ta đem của cải vật chất hay sự hiểu biết tặng, cho người khác vô điều kiện, không có bất cứ một dụng ý hay yêu cầu nào, ta phát tâm bố thí một cách hoan hỷ, không cầu lợi, không cầu danh, kể cả khi thực hành bố thí bị người nhận bố thí làm điều trái ý, nghịch lòng, mà tâm người bố thí vẫn hoan hỷ, không phiền muộn, khổ đau. Thực hành bố thí với tấm lòng như thế thì gọi là bố thí Ba-la-mật.

Nói cách khác, bố thí Ba-la-mật là cho những gì khó cho dù đau khổ đến tận cùng, ta vẫn một lòng quyết chí không buồn khổ, không ân hận hay nuối tiếc, dám cho những gì khó cho.

Ngày xưa, ngài Xá-lợi-phất khi nghe đức Phật giảng về hạnh bố thí Ba-la-mật liền phát nguyện thực hành ngay Bồ-tát đạo.

Trong mười đệ tử lớn của đức Phật, Tôn giả Xá-lợi-phất là người trí tuệ bậc nhất, nên được Tăng chúng gọi là Tướng Quân Chánh Pháp. Muốn thực hành bố thí Ba-la-mật theo lời Phật dạy, ngày hôm đó, trên đường du hóa, Ngài khởi nghĩ, hôm nay mình sẽ thực hành bố thí vô điều kiện.

Biết được tâm niệm của ngài Xá-lợi-phất, một Thiên nhân Đại Phạm Thiên liền biến hóa làm một người phàm ngồi khóc bên vệ đường. Ngài Xá -lợi-phất đi ngang qua thấy vậy liền hỏi:

- Vì sao ông ngồi đây khóc lóc thế này? Chắc là có duyên sự gì không giải quyết được, ông nói ra tôi có thể giúp được điều gì chăng?

Người ấy nói:

- Chẳng giấu gì Ngài, những điều tôi đang cần khó ai có thể giúp được.

Nghe vậy, ngài Xá-lợi-phất nói:

- Không sao, bất cứ điều gì tôi cũng có thể giúp ông được.

Người ấy mừng rỡ bạch rằng:

- Thưa Ngài, mẹ tôi đang bệnh nặng, thầy thuốc nói phải có con mắt của người tu hành hòa với thuốc mới chữa khỏi bệnh.

Chẳng cần suy nghĩ, ngài Xá-lợi-phất liền móc con mắt trái của mình đưa cho người ấy.

Người ấy nói:

- Không được rồi thầy ơi, thầy thuốc bảo phải dùng con mắt bên phải mới chữa được bệnh này.

Nghe vậy, ngài Xá-lợi-Phất hơi chựng lại một chút, rồi mạnh tay móc tiếp con mắt bên phải đưa cho người đó.

Người ấy cầm hai con mắt ném xuống đất rồi dùng chân chà nát.

Ngài Xá-lợi-phất nghe biết người ấy làm như thế không dằn được tự chủ liền thoái thất bồ đề tâm. Từ đó, ngài Xá-lợi-phất thấy thực hành bố thí Ba-la -mật khó quá nên Ngài không phát tâm thực hành Bồ-tát đạo nữa.

Đức Phật nhờ phát tâm hành Bồ-tát đạo từ vô số kiếp, Ngài đã làm được những việc khó làm, nhẫn được những điều khó nhẫn, giúp vô số chúng sinh được an lạc, giác ngộ, giải thoát, tùy theo tâm nguyện chúng sanh mà bố thí, vì vậy Ngài mới thành Phật quả

Bố thí cũng có nghĩa là buông xả tâm tham đắm, dính mắc nơi mỗi con người. Và Bố thí Ba-la-mật là đem cho vật chất hay tinh thần hoặc là thân này phải chết để giúp đỡ cho người thoát khổ mà tâm vẫn hoan hỷ, không chấp mắc, không hối hận, tiếc nuối hay mong cầu.

Chúng ta thấy, ngài Xá-lợi-phất là bậc đệ nhất trí tuệ mà khi phát tâm thực hành bố thí Ba-la-mật vẫn còn bị thoái thất Bồ-đề tâm thì đây không phải là việc đơn giản ai làm cũng được. Thực hành kết quả việc bố thí Ba-la-mật phải là người phát tâm cầu Phật quả, đời đời, kiếp kiếp vì lợi ích chúng sanh, lấy niềm vui thiên hạ làm niềm vui chính mình mới được.

Muốn vậy, khi thực hành bố thí không phân biệt thân hay thù, mà chỉ tùy duyên, tùy thời cho phù hợp. Muốn đạt đến sự trọn vẹn của Bố thí Ba- la-mật, chúng ta phải bố thí với lòng thành kính, thành tâm nghĩ rằng, bố thí là trách nhiệm và bổn phận của người tu theo đạo Phật.

Bồ-tát bố thí Ba-la-mật luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu cần thiết của chúng sanh, không phân biệt thân hay thù bằng nhiều cách như tài thí (thí các loại tiền bạc, của cải vật chất), nội thí ( cho những gì đang có trong thân thể này) Pháp thí (dùng lời nói chỉ cho chúng sanh hiểu thấu được lý nhân quả, nghiệp báo để tránh xa những điều xấu ác, hay làm các việc thiện lành.)

Bồ-tát sẵn sàng bố thí tất cả, không bao giờ có sự hối tiếc hay phiền muộn dù phải chịu khổ, chịu chết thay cho chúng sanh. Bố thí như thế mới gọi là bố thí Ba-la-mật.

Tại sao Bồ-tát thực hành bố thí Ba-la-mật?

Bởi vì Bồ tát là người đang trên đường tiến tới giác ngộ Phật quả, cho nên mỗi khi làm việc gì có lợi cho chúng sanh, Bồ-tát đều phát nguyện và hồi hướng, nhờ thế tâm từ bi của Bồ-tát càng thêm tăng trưởng và trong hạnh bố thí, chỉ có bố thí Ba-la-mật là phước quả cao hơn tất cả.

Bồ-tát là người phát tâm cầu thành Phật quả để hóa độ chúng sanh thoát khỏi khổ đau, sanh tử luân hồi. Vì vậy, trong suốt quá trình dấn thân, tu học, hành đạo, Bồ-tát luôn phát Bồ-đề tâm cho đến lúc thành Phật.

Người mới phát tâm cầu làm Bồ-tát phải có hai điều kiện tất yếu là phát nguyện và hồi hướng. Ngày trước, Bồ-tát Sĩ-đạt-ta (Phật Thích Ca sau này) cách nay 2600 năm đã phát nguyện dưới cội Bồ-đề rằng: “Ta dù thịt nát xương tan, nếu không giác ngộ thành Phật để cứu độ chúng sanh, ta quyết không rời khỏi chỗ này và những gì ta biết được, chứng được cùng với các việc làm thiện ích, ta xin hồi hướng cho tất cả chúng sanh cùng chunghưởng.”

Phát nguyệnlà để giữ vững ý chí, lập trường của mình khi gặp trở ngại, khó khăn. Phátlà phát cái tâm làm các việc thiện lành, còn nguyệngiống như một lời thề nguyền, để ta ghi nhớ mà quyết tâm phấn đấu khi gặp chướng duyên hay trở ngại. Mỗi khi làm được việc lợi ích gì, ta đều hồi hướng hết cho tất cả mọi loài chung hưởng thì phước báu của ta mới được tăng trưởng.

Bởi vậy, phát nguyện và hồi hướng công đức là việc làm rất quan trọng của Bồ-tát để hướng đến bố thí Ba-la-mật và thành tựu Phật quả.

Tóm lại, bố thí Ba-la-mật là bố thí bình đẵng, không phân biệt thân, sơ giàu, nghèo. không bao giờ hối tiếc hay phiền muộn trong cả ba nội dung: tài thí, nội thí và pháp thí.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/01/2014(Xem: 11493)
Trong cuộc sống hằng ngày đôi khi tâm con người trở nên giận dữ, không kiềm chế được nên đã biến thành thù hận, từ đó thường xảy ra những sự xung đột, ấu đả và có thể đi đến chỗ gây thương tích hay giết người không chút xót thương. Báo chí thường đăng quá nhiều tin tức về hậu quả xảy ra bắt nguồn từ những cơn giận dữ đủ loại.
29/01/2014(Xem: 6306)
Các câu hỏi và lời giải đáp được chuyển ngữ dưới đây là do Jack Kornfield ghi chép trong một buổi giảng của nhà sư Ajahn Chah vào một mùa kiết hạ cách nay cũng đã hơn 40 năm tại ngôi chùa Wat Nong Pa Pong trong một khu rừng ở miền đông-bắc nước Thái.
22/01/2014(Xem: 5929)
Tiếng Pãli : bodhi. Dịch là Tri, Đạo, Giác, Trí. Nói theo nghĩa rộng Bồ Đề là Trí Tuệ đoạn tuyệt phiền não thế gian mà thành tựu Niết Bàn. Tức là Trí Giác Ngộ mà Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn đã đạt được ở qủa vị của các Ngài. Trong các loại Bồ Đề nầy, Bồ Đề của Phật là rốt ráo tột bậc, nên gọi là A nậu đa la tam miệu tam Bồ Đề dịch là Vô thượng chánh đẳng chánh giác, Vô thượng chánh biến trí, Vô thượng chính chân đạo, Vô thượng Bồ Đề.
21/01/2014(Xem: 6181)
Trong kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo, thế tôn bảo Sa Kiệt La Long Vương quán sát những chúng sinh trong đại hải từ hình trạng, màu da, lớn nhỏ đều không giống nhau. Nguyên nhân gì tạo ra như vậy? Đó là đều do các thứ bất thiện của thân khẩu ý tạo nên.
12/01/2014(Xem: 9832)
Thuở đó đức Phật đang ngự tại tinh xá Cấp-cô-độc, trong rừng cây Kì-đà, ở thành Xá-vệ. Một hôm nọ, trưởng giả Cấp Cô Độc cùng với năm trăm vị ưu bà tắc, đã tìm đến tịnh thất của tôn giả Xá Lị Phất. Các vị cúi đầu đảnh lễ tôn giả, rồi ngồi xuống một bên. Tôn giả Xá Lị Phất đã sử dụng nhiều phương tiện khéo léo để thuyết pháp cho các vị cư sĩ này, đem lại cho họ niềm vui pháp lạc, làm phát khởi nơi họ niềm khát ngưỡng đối với Tam Bảo. Sau đó, tôn giả Xá Lị Phất tới chỗ Phật ngự, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi xuống một bên. Trưởng giả Cấp Cô Độc và năm trăm vị ưu bà tắc cũng nối gót tôn giả, đi đến chỗ Phật ngự, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi xuống một bên. Sau khi mọi người đã an tọa, đức Phật dạy:
12/01/2014(Xem: 11597)
Johan Galtung là Giáo sư Đại học Hawaii và được mời thỉnh giảng trên 30 Đại học nổi tiếng khắp thế giới. Ông còn là Giám Đốc của Transcend và Peace Research Institute, Olso. Với trên 50 ấn phẩm và 1000 công trình nghiên cứu khoa học về Hoà Binh ông đã nổi danh là người sáng lập cho lĩnh vực Peace Studies. Với những đóng góp to lớn này ông được nhiều giải thưỏng cao qúy. Tác phẩm chính trong lĩnh vực Phật học là „Buddhism: A Quest for Unity and Peace” (1993). Các tiểu tựa là của người dịch.
12/01/2014(Xem: 15929)
Trên ngực các pho tượng Phật, trên những bìa sách hay trong những trang kinh sách Phật giáo, ta thường thấy hình chữ VẠN. Cách viết giống như hai chữ S bắt chéo thẳng góc với nhau, trông như cái chong chóng đồ chơi của trẻ em. Nhưng nếu để ý, ta sẽ thấy có hai lối viết khác hẳn nhau theo hướng từ ngoài nhìn vào:
12/01/2014(Xem: 9944)
Trong một cuộc thử nghiệm, giáo sư Masaru Emoto đã nhờ 500 người dân sống ở các vùng khác nhau trên nước Nhật tham gia. Vào một thời điểm nhất định được thông báo trước, giáo sư Emoto đặt một ly nước lên bàn rồi yêu cầu mọi người nghĩ đến tình thương và cầu nguyện cho ly nước đó trở nên trong sạch.
24/12/2013(Xem: 10202)
Hãy thử nghĩ xem bạn đã bao lần tự nhủ như thế này, “Phải chi tôi đừng nói những lời như thế,” hay “Nhìn nét mặt, tôi biết những lời tôi nói đã xúc phạm đến bạn.” Những lời nói không khéo, những lời nói quá đáng mang đến cho ta bao phiền não. Khi nói dối, chúng ta bị lộ tẩy.
24/12/2013(Xem: 7825)
Phần khảo sát trong Phật Học Từ Điển (đã trích dẫn) viết về Chân Như như sau: “Chân: chân thật, không hư vọng. Như: như thường, không biến đổi, không sai chạy. Chân Như tức là Phật Tánh, cái tánh chân thật, không biến đổi, như nhiên, không thiện, không ác, không sanh không diệt. Cái Chân Như thì đầy đủ nơi Phật. Nó cũng vẫn có nơi chúng sinh. Những chử dưới đều đồng nghĩa, đồng thể với Chân Như: Tự tánh thanh tịnh, Phật tánh, Pháp Thân, Như Lai Tạng, thật tướng, pháp giới, pháp tánh, viên thành thật tánh, Pháp vị.” Trong Duy Thức Luận có viết về ba Chân Như như sau: 1/ Vô tướng Chân Như: Chân Như không tướng; là cái thể của các pháp khắp cả, không có tướng hư chấp. 2/ Vô sanh Chân Như: Chân Như không sanh; các pháp đều do nhân duyên hòa hợp mà sanh ra chứ hẳn là không thật có sanh .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]