Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khi công tử chê tiền

22/01/201103:49(Xem: 3605)
Khi công tử chê tiền

KHI CÔNG TỬ CHÊ TIỀN

Thời Phật tại thế, Cấp Cố Độc là nhà giàu sang bậc nhất, lúc nào ông cũng sẵn sàng giúp đỡ người nghèo khổ, bần hàn, bệnh tật không nơi nương tựa. Ông phát nguyện đời đời, kiếp kiếp cúng dường Tam Bảo, ông thực hành bố thí với tấm lòng chí thành, chí kính, dám bỏ ra một số vàng khổng lồ để mua khu vườn của Thái tử Kỳ-đà để cất tịnh xá cho giáo đoàn của đức Phật. Ngược lại với cha, người con trai của ông tên là Kỳ-la làm quan dưới thời vua Ba-tư-nặc chẳng tin kính Tam Bảo, lại còn phỉ báng, phê bình cha mình đem của cải bố thí cho mấy ông Sa-môn ăn không ngồi rồi.

Một hôm, vua Ba-tư-nặc cùng Mạt-lợi hoàng hậu thiết lễ cúng dường trai Tăng tại hoàng cung, công tử Kỳ-la tỏ vẻ không đồng ý, bất bình, nói những lời bất kính, vô lễ. Đức Phật biết được tâm ý của Kỳ-la, sau khi thuyết giảng xong, ngài nói bài kệ:

Người bỏn xẻn không sinh cõi trời

Người ngu không ưa việc bố thí

Người trí sinh lòng tùy hỷ

Vì vậy mọi người đều được an lạc.

Chuyện đến tai vua Ba-tư-nặc, Kỳ-la bị nhà vua cho thôi việc, từ đó Kỳ-la càng thêm oán ghét đức Phật và Tăng chúng. Lần nào trưởng giả Cấp Cô Độc thiết lễ cúng dường trai Tăng tại nhà thì Kỳ-la đều có thái độ bực bội, tìm cách vắng nhà.

Sau nhiều lần khuyên nhủ, chỉ dạy con mình bất thành, Cấp Cô Độc không cách nào thuyết phục được người con trai ngỗ nghịch, cuối cùng ông nghĩ ra diệu kế gọi con đến dỗ ngọt, hy vọng con mình sẽ chấp nhận: “Lúc này cha quá bề bộn công việc không đến tịnh xá Kỳ Viên để nghe pháp được, cha nhờ con đi nghe giúp, cha sẽ chi cho con 100 đồng tiền vàng.”

Vừa nghe chuyện, Kỳ-la đã muốn nổi cáu lên, nhưng thấy cha chi số tiền quá lớn, máu tham khởi dậy nên Kỳ-la vui vẻ nhận lời, đi đến Tịnh xá kỳ Viên để nghe thuyết Pháp. Trước khi đi, công tử còn nói với cha: “Sau khi con đi nghe Pháp về cha phải giữ đúng lời hứa, chi ngay cho con 100 đồng tiền vàng đấy.”

Cáp Cô Độc thấy con thay đổi thái độ, trong lòng mừng vui nói: “Từ xưa đến nay cha có bao giờ nói gạt con đâu? Con cứ an tâm đi nghe pháp thay cha.”

Tờ mờ sáng, công tử Kỳ-la đã điểm tâm xong và thẳng đến Tịnh xá Kỳ Viên, tìm chỗ vắng vẻ đánh một giấc tới chiều thức dậy đi về.

Thế là một ngày trôi qua, Kỳ-la về nhà xin cha số tiền đã hứa. Sau khi đưa tiền cho con xong, trưởng giả còn khen con trai lúc này giỏi lắm, nhớ khi nào cha bận việc, con đi nghe Pháp hộ cha.

Kỳ-la vui vẻ nói với cha: “Cha cứ yên trí, con lúc nào cũng sẵn sàng đi nghe pháp giúp cha.” Vừa nói Kỳ-la vừa săm se những đồng tiền vàng mà trong lòng cảm thấy rất khoái chí, không biết mấy ông Sa-môn đầu trọc kia có bí quyết gì mà cha mình mê đến thế?

Ngày tháng trôi qua, việc đi nghe pháp giúp cha cứ diễn ra y như thế, riết rồi trở thành thói quen.

Một hôm, Cấp Cô Độc gọi con lại nói rằng: “Hôm nay có thời thuyết pháp rất quan trọng, con phải nhớ ít nhất bốn câu kệ để về nói lại cho cha nghe. Nếu con ghi nhớ và thuộc lòng nhiều hơn, cha sẽ thưởng con 500 đồng tiền vàng.” Nghe cha nói thế, hôm ấy Kỳ-la đến Tịnh xá Kỳ Viên thật sớm, cố học thuộc bốn câu kệ rồi về sớm để đi xem hát. Nhờ trí thông minh sẵn có, Kỳ-la dễ dàng thuộc lòng bốn câu kệ Phật nói, rồi vội vã quay về. Đi được một quãng, Kỳ-la không hiểu ý nghĩa bài kệ, nên quay lại xin Phật giải thích. Kỳ-la chăm chú nghe Phật giảng ý nghĩa từng câu, từng chữ của bài kệ. Do nhân duyên lành đời trước khai phát giống như đang ở trong nhà tối bỗng dưng có đèn sáng lên, làm rõ mọi vật, sau thời pháp của Phật, Kỳ-la chứng quả Tu-đà-hoàn. Đây là quả vị đầu tiên trong bốn quả Thanh Văn, còn có nghĩa là nhập lưu hay dự lưu, nhập vào dòng Thánh không còn bị đọa lạc trong ba đường ác (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh) nữa.

Hôm ấy, Kỳ la về nhà trong lòng vô cùng hoan hỷ đem bài kệ giảng lại cho cha nghe một cách mạch lạc, rạch ròi, không sót một ý nào. Cấp Cô Độc ngỡ ngàng, không ngờ con trai mình hôm nay thông đạt Phật pháp đến thế, lại không thấy con nhắc đến việc cho 500 đồng tiền vàng.

Hôm sau, ông đến cung thỉnh đức Phật cùng chư Tăng đến nhà để ông cúng dường Trai Tăng. Sau lễ cúng dường, trước mặt đức Phật và chư Tăng, ông muốn tán thưởng người con trai của mình theo đúng lời hứa, ông lấy 500 đồng tiền vàng ra trao cho Kỳ-la. Bất ngờ thay, Kỳ-la lúc này dứt khoát không nhận những đồng tiền của cha, mà còn xin cha cất giữ để cúng dường Tam Bảo. Đồng thời Kỳ-la xin đức Phật được quy y Tam Bảo.

Được đức Phật chấp nhận, Kỳ-la xin phát lời thề nguyện:“ Suốt đời con nguyện theo gương cha, luôn làm việc thiện lành, giúp đỡ người nghèo khó và cúng dường Tam Bảo.” Cấp Cô Độc cảm thấy quá bất ngờ cho sự nhiệm mầu của Phật pháp đã chuyển hóa người con trai tham lam, ích kỷ, tật đố của mình một cách nhanh chóng như vậy. Nhân đó ông xin đức Phật giải thích lý do về sự chuyển hóa này.

Đức Phật cho ông biết Kỳ-la đã chứng được quả vị Tu-đà-hoàn. Người chứng quả vị Tu-đà-hoàn thì dứt trừ được cái thấy sai lầm về sự sống. Vì vậy, người này dứt được ba kiết sử: một là thân kiến, hai là nghi ngờ và ba là giới cấm thủ. Tức là không còn cái thấy sai lầm về thân, thân này như thế nào thì thấy rõ ràng như thế đó, thân này do nhân duyên hòa hợp của bốn đại mà thành, nên nó không thật có.

Người chứng quả Tu-đà-hoàn thấy rõ được thân không thật có, khi đủ duyên thì có thân này, khi hết duyên thì thay hình đổi dạng, chứ không mất hẵn. Nhờ thấy biết như vậy, nên ta bớt chấp trước, tham đắm vào sắc thân mà làm tổn hại cho người. Thấy hiểu đúng như vậy, ta cố gắng tu hành chuyển hóa những thói hư, tật xấu để sống tốt trên cõi đời này, nếu không giúp ích cho ai, ít ra cũng không tạo đau khổ cho ai. Người chứng quả Tu-đà-hoàn sẽ không còn thoái đọa vào các đường ác, vì đã thấu hiểu rõ ràng quả báo của sự làm ác.

Thứ đến, người chứng quả Tu-đà-hoàn không còn nghi ngờ những lời Phật dạy về pháp Tứ Đế,tức là bốn điều chắc thật về sự khổ của chúng sinh: khổ vì sinh, già, bệnh, chết, khổ vì sự mất mát, khổ vì mong cầu không được như ý, khổ vì oán ghét mà gặp nhau hoài, khổ vì sự tương tàn, tương sát của con người với nhau, khổ vì thiên tai, hỏa họan, thiếu ăn, thiếu mặc…

Tất cả nỗi khổ đau đều có nguyên nhân sâu xa của nó, do thói quen huân tập của mỗi người mà dẫn đến hậu quả của nó như tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến… mọi việc xảy ra đều có nguyên nhân, chứ không có gì là khi không, bỗng dưng mà có, hay do một đấng quyền năng nào tạo ra.

Con người bị khổ hầu hết là do lòng tham mà ra, không thỏa mãn lòng tham sẽ sinh ra nóng giận, hận thù, còn về lý trí thì khổ là do vô minh mà ra.

Như vậy, nguyên nhân của sự đau khổ là do tham, sân, si tạo thành. Biết được nguyên nhân, gốc rễ, cội nguồi của mọi khổ đau, ta phải tìm cách thoát khổ. Quan trọng nhất là ta phải làm thế nào diệt trừ cho được những thói quen xấu sinh ra từ tham, sân, si..

Khi biết được nguyên nhân rồi, ta tìm cách dập tắt, tiêu trừ bằng các phương pháp tu tập để chuyển hóa. Ở đây, đức Phật chỉ cho ta cái quả an ổn, hạnh phúc tột cùng là Diệt Đế (quả vị cao nhất của người tu đạo Phật.) Sau đó Ngài mới hướng dẫn cho ta con đường dẫn đến cái quả Diệt Đế bằng các phương pháp tu tập, hành trì là Đạo Đế.

Quả thật, đức Phật là một nhà tâm lý đại tài, muốn hướng dẫn chúng sinh đến với đạo, Ngài chỉ cái quả trước là an lạc, hạnh phúc, tự do, tự tại, giải thoát để cho ta thấy được lợi ích rồi mới chỉ cho ta cách thức để đạt được cái quả ấy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/09/2014(Xem: 18858)
Trên ngực Phật, hay trên những trang kinh của Phật, ta thường thấy có chữ VẠN. Nhưng nếu để ý, ta sẽ thấy có hai lối viết khác hẵn: Một là, “chữ vạn” hướng xoay theo chiều kim đồng hồ (lối viết A); hai là”chữ vạn” xoay ngươc chiều kim đồng hồ (lối viết B)
15/08/2014(Xem: 12993)
Tánh biết tham lam vật chất ,ích kỷ,vị tha,nhân quả,,ăn năn ,sám hối, thương yêu, ghét bỏ, sợ hãi, buồn tênh, v.v… của muôn loài hữu tình chúng sinh nói chung, con người nói riêng được hiển lộ ra ngoài thân ở lời nói và hành động trong đời sống hằng ngày.Tánh biết này,được các nhà ngôn ngữ cổ đại Trung Quốc gọi là Tâm.Từ đó cho đến nay người Trung Quốc và Việt Nam đều nói là tâm, một khi đề cập đến sự biết của các loài hữu tình chúng sinh,và con người.
06/08/2014(Xem: 5155)
Thiền sư Động Sơn Lương Giới Thiền sư Lương Giới, Tổ của tông Tào Động ở Trung Hoa. Khi đi tu Ngài có viết mấy lá thư cho cha mẹ. Đọc thư Ngài ta mới thấy ý chí người xưa. Lá thư thứ nhất: “Được nghe, chư Phật ra đời đều do cha mẹ mà có thân, muôn loài sanh trưởng thảy nhờ trời đất che chở. Cho nên, không có cha mẹ thì chẳng sanh, không có trời đất thì chẳng trưởng, thảy nhờ ân dưỡng dục, đều thọ đức chở che. Song, tất cả hàm thức, vạn tượng hình nghi đều thuộc vô thường chưa lìa sanh diệt. Ân bú sú nặng nề, công nuôi dưỡng sâu thẳm, dù đem của cải thế gian phụng dưỡng trọn khó đáp đền, dùng máu thịt dâng hiến cũng không được bền lâu.
18/07/2014(Xem: 15143)
Có một Phật tử gửi thư cho tôi và đặt câu hỏi về vấn đề quy y. Tôi xin ghi lại và trả lời, mong rằng có thể giải tỏa khúc mắc cho những người cùng cảnh ngộ. Nguyên văn lá thư: Kính bạch thầy, Đây là câu chuyên có thật 100% nơi con ở, nhưng con xin phép dấu tên những nhân vật trong câu chuyện.
20/06/2014(Xem: 5024)
Tôi sinh ra và lớn lên tại Nha Trang, nơi có bãi biển nổi tiếng dài và đẹp. Nhà tôi không cách xa biển là bao nên thuở bé tôi thường hay xuống biển bơi lội vẫy vùng mỗi ngày, vì thế nên tôi bơi lội rất giỏi. Cũng nhờ bơi giỏi nên tôi thường lặn ngụp dưới làn nước sâu để đâm cá hay cua ghẹ thường xuyên. Từ thói quen giết vật như thế đã huân tập cho tôi tập khí sát sanh từ thời niên thiếu mà chính tôi chẳng hay vì xung quanh tôi bạn bè hay người lớn ai cũng đều như thế.
20/06/2014(Xem: 4926)
Trong bài “Sức Mạnh Của Tâm” kỳ trước ,có nói đến Tâm là chủ tể.Đích thực,con người trên đời này làm nên vô số việc tốt,xấu,học hành,nên danh,nên nghiệp ,mưu sinh sống đời hạnh phúc,khổ đau,cho đến tu tập phật pháp được giác ngộ thành Phật ,thành Thánh, Nhân bản,v.v…đều do tâm chỉ đạo (nhất thiết duy tâm tạo).Qua đây cho ta thấy rằng;tâm là con người thật của con người,(động vật có linh giác,giác hồn thật siêu việt hơn tất cả các loài hữu tình khác trên trái đất này). Phi tâm ra,bản thân con người,chỉ là một khối thịt bất động.
16/06/2014(Xem: 4913)
Trong nghi thức Cầu Siêu của Phật Giáo Việt Nam, ở phần Quy Y Linh, có ba lời pháp ngữ: “Hương linh quy y PHẬT, đấng PHƯỚC TRÍ VẸN TOÀN – Hương linh quy y PHÁP, đạo THOÁT LY THAM DỤC – Hương linh quy y TĂNG, bậc TU HÀNH CAO TỘT” (chơn tâm – vô ngã). Ba lời pháp ngữ trên chính là ba điều kiện, ba phương tiện siêu xuất, có năng lực đưa hương linh (thân trung ấm) được siêu lên các cõi thiện tùy theo mức độ thiện nghiệp nhiều, ít của hương linh vốn được có khi làm người, chết mang theo. Do đã quy Phật, không bị đọa vào địa ngục. Hương linh quy Pháp không đọa ngạ quỷ. Hương linh quy Tăng không đọa bàng sanh (đường ác :địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh) . Ba lời pháp ngữ trên cũng là lời kêu gọi hương linh đã quy y hay chưa quy y Tam Bảo lúc còn sống thì hãy phát nguyện quay về Tam Bảo ngay giờ phút hiện tại cầu siêu ấy, nghe Kinh và khởi tâm lễ bái. Nhờ thần lực và hào quang chư Phật, B
10/06/2014(Xem: 8945)
Bài kinh Kalama, trong Tăng Chi bộ, chương Ba Pháp, thường được nhiều người xem như là một "Hiến chương Phật giáo về Tự do Trạch vấn". Mặc dù bài kinh bác bỏ các tư duy giáo điều và lòng tin mù quáng, vấn đề ở đây là bài kinh có thật sự mang những ý nghĩa mà người ta thường gán ghép vào đó hay không? Dựa vào một đoạn duy nhất của bài kinh
02/06/2014(Xem: 11802)
Phật Giáo được thực hành tại nhiều nước Á Đông dưới nhiều hình thức, sự khác biệt là do bởi những tín đồ là con cháu của những người lập nghiệp ban đầu đến từ Trung Hoa, Thái Lan, Miến Điện, Sri Lanka, Ấn Độ, v.v...Cũng có nhiều người đơn giản tự gọi mình là "Phật tử" và thực hành một số nghi lễ mà họ học được từ cha ông dưới danh nghĩa của tôn giáo này.
02/06/2014(Xem: 5627)
Đại sư ViveKananda trong quyển Nhất Nguyên Thế Giới, có nói: “Mọi người chúng ta đến thế gian này để tranh đấu như trên bãi chiến trường. Chúng ta đến đây với những giọt nước mắt để hết sức mở một con đường, để rẽ sóng mà đi trên biển đời vô tận. Chúng ta tiến lên với những thế kỷ dài dặc ở đằng sau và khoảng mênh mông ở đằng trước. Và chúng ta cứ đi như thế cho tới cái chết đến đưa ta ra khỏi chiến trường này dù thành công hay thất bại”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]