Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đối phó với sân hận và cảm xúc

08/09/201114:56(Xem: 10813)
Đối phó với sân hận và cảm xúc
ĐỐI PHÓ VỚI SÂN HẬN VÀ CẢM XÚC
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Anh dịch: Geshe Thupten Jinpa
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển - 24/08/2011

artofliving_dalailama

Sân hận và thù oán là hai trong số những người bạn gần gũi nhất của chúng ta. Khi còn trẻ, tôi đã có một mối quan hệ rất gầngũi với giận dữ. Cuối cùng tôi thấy nhiềusự bất hòa (!) với giận dữ. Bằng việc sửdụng ý thức thông thường, với sự hỗ trợ của từ bi và tuệ trí, bây giờ tôi có mộtbiện luận đầy năng lực để đánh bại sân hận.

Theo kinh nghiệm của riêng tôi, rõ ràng rằng nếu mỗi cá nhân thực hiện nỗ lực, sauđó người ấy có thể thay đổi. Dĩ nhiên,thay đổi không phải ngay lập tức mà nó cần nhiều thời gian. Nhằm để thay đổi và đối phó với những cảmxúc, phân tích tư tưởng là lợi lạc, xây dựng và hữu ích cho chúng ta một cáchthiết yếu. Tôi muốn nói một cách chủ yếuđối với những tư tưởng làm cho chúng ta tĩnh lặng hơn, thư thái hơn, và nhữngđiều ban hòa bình cho tâm tư chúng ta, chống lại những tư tưởng tạo nên bănkhoăn, sợ hãi và thất vọng. Sự phân tíchnày tương tự với điều mà chúng ta có thể sử dụng cho những thứ ngoại tại, nhưthực vật. Một số cây cỏ, bông hoa, vàtrái cây là tốt lành cho chúng ta, vì thế chúng ta sử dụng và trồng trọtchúng. Những thứ cây cỏ nào độc hại haytổn thương chúng ta, chúng ta nghiên cứu, nghe biết để nhận ra và đôi khi tiêutrừ chúng.

Có một sự tương tự với thế giới nội tại. Thậtđơn giản để nói về "thân thể" và "tâm thức". Trong thân thể có hàng tỉ hạt [vi tế]. Tương tự thế, có nhiều tư tưởng khác nhau vàmột sự đa dạng thể trạng của tâm thức. Thật là thông tuệ để có một cái nhìn vào trong thế giới tâm thức củachúng ta và làm một sự phân biệt giữa những thể trạng lợi ích và tổn hạicủatâm thức. Một khi chúng ta có thể nhậnra giá trị của những thể trạng tốt lành của tâm thức, chúng ta có thể củng cốhay nuôi dưỡng chúng.

ĐứcPhật đã dạy về những nguyên tắc của Bốn Chân Lý Cao Quý[1]và những điều này hình thành nền tảng của Phật Pháp. Chân Lý Thứ Ba là sự chấm dứt (diệt đế). Theo Long Thọ, trong phạm vi chấm dứt này cónghĩa là thể trạng của tâm thức hay phẩm chất tinh thần qua sự thực tập và nỗ lực,chấm dứt tất cả mọi cảm xúc tiêu cực.Long Thọ xác định sự chấm dứt chân thật như một tình trạng mà trong ấycá nhân đã đạt đến một thể trạng toàn hảo của tâm thức tự do khỏi những tác độngcủa các phiền não đa dạng của những cảm xúc và tư tưởng tiêu cực. Một thể trạng chấm dứt thật sự như vậy, theoĐạo Phật, là Giáo Pháp chân thật và vì thế là nơi nương tựa mà tất cả những sựthực hành Phật Pháp tìm cầu. Đức Phật trởthành một đối tượng nương tựa, đấng tôn kính, bởi vì Đức Phật thực chứngthể trạngấy. Do thế, sự tôn kính của một người đối với Đức Phật, và lý do mà người tatìm cầu sự quy y với Đức Phật, không phải bởi vì Đức Phật là một người đặc biệttừ lúc đầu, nhưng bởi vì Đức Phật thân chứng thể trạng chấm dứt chân thật (diệtđế). Tương tự thế, cộng đồng tâm linh,hay Tăng Già, được xem như một đối tượng để nương tựa bởi vì những thànhviên củacộng đồng tâm linh là những cá nhân hoặc là đã hay đang dấn thân trong con đườngđưa đến thể trạng diệt đế ấy.

Chúngta thấy rằng thể trạng chân thật ấy có thể được hiểu chỉ trong những dạng thứccủa một thể trạng tự tại khỏi những cảm xúc tiêu cực hay là điều đã được tịnhhóa những tư tưởng bất thiện qua việc áp dụng những sự đối trị và năng lực đốikháng. Sự chấm dứt chân thật là một thểtrạng của tư tưởng và những nhân tố đưađến điều này cũng là những chức năng của tâm thức. Cũng thế, căn bản mà trên ấy sự tịnh hóa cóthể diễn ra là sự tương tục của tinh thần.Do vậy, một sự thấu hiểu về bản chất tự nhiên của tâm thức là thiết yếucho sự thực hành Phật Pháp. Bằng việcnêu lên điều này, tôi không muốn nói rằng mọi thứ hiện hữu đơn giản là sự phóngchiếu hay phản chiếu của tâm thức và rằng tách rời khỏi tâm thức thì không cógì tồn tại. Nhưng do bởi tầm quan trọngcủa sự thấu hiểu về bản chất tự nhiên của tâm trong sự thực hành Phật Pháp, nênngười ta thường diễn tả Đạo Phật như một "khoa học của tâm thức".

Nóimột cách tổng quát, trong kinh luận Đạo Phật, một cảm xúc hay tư tưởng tiêu cựcđược định nghĩa như "một tình trạng tạo ra quấy nhiễu trong tâm thức conngười." Những cảm xúc và tư tưởng phiền não này là những nhân tố tạo nên khổ sở và rối loạn trong chúng ta. Cảm xúc trong tổng quát không nhất thiết làđiều gì đấy tiêu cực. Tại một hội nghịkhoa học mà tôi tham dự cùng với nhiều nhà tâm lý học và thần kinh học, đã kếtluận rằng ngay cả những vị Phật cũng có cảm xúc, theo sự định nghĩa cảm xúc thấytrong những nguyên tắc khoa học đa dạng. Vì thế bi mẫn (karuna - lòng ân cần tử tế vô hạn) có thể được diễn tảnhư một loại cảm xúc.

Mộtcách tự nhiên, cảm xúc có thể tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên, khi nói về sân hận hay giận dữ, v.v...,chúng ta đang đối phó với những cảm xúc tiêu cực. Cảm xúc tiêu cực là những thứ tạo ra một loạikhổ sở hay không thoải mái ngay lập tức, và là những thứ về lâu dài, tạo nên nhữngloại hành động nào đấy. Những hành độngnày căn bản đưa đến tồn hại người khác, và điều này mang đau đớn hay khổ sở đếnchính người ấy. Đây là những gì chúngtôi muốn nói qua cảm xúc tiêu cực.

Mộtcảm xúc tiêu cực là sân hận. Có lẽ cóhai loại sân hận. Một loại sân hận có thểchuyển hóa thành cảm xúc tích cực. Thí dụ,nếu một người có một động cơ từ bi chân thật và quan tâm đến người nào đấy, vàngười ấy không lưu ý đến cảnh báo của mình về hành vi của người ấy, rồi thì không có lựa chọn nào ngoại trừ việc sử dụng một loại sức mạnh nào đấy để chấmdứt hành vi sai lầm của người ấy. Trongsự thực hành Mật tông tantra, có những loại kỷ năng thiền quán cho phép chuyểnhóa năng lượng của sân hận. Đây là lýdo ẩn tàng phía sau những bổn tôn phẫn nộ.Trong căn bản của động cơ từ bi, sân hận có thể hữu ích trong một vàitrường hợp bởi vì nó cho chúng ta năng lượng bổ sung đặc biệt và có thể chophép chúng ta hành động một cách nhanh chóng.

Tuynhiên, sân hận thường đưa đến thù oán và thù hận luôn luôn là tiêu cực.Thù hận nuôi dưỡng ý chí bệnh hoạn. Tôi thường phân tích sân hận tronghai cấp độ:trên cấp độ căn bản của loài người và trên cấp độ của Đạo Phật. Từ cấp độ của con người, không có bất cứ sựliên hệ nào với một truyền thống hay lý tưởng tôn giáo, chúng ta có thể nhìnvào căn nguyên sự hạnh phúc của chúng ta: thân thể mạnh khỏe, phương tiện vậtchất thuận lợi, và những người đồng hành hữu hảo. Bây giờ từ vị thế củasức khỏe, những cảm xúctiêu cực như thù hận là rất tệ hại. Vìcon người thông thường cố gắng chăm sóc sức khỏe của họ, một kỷ năng người tacó thể dùng là thái độ tinh thần của họ.Tình trạng tinh thần của chúng ta phải luôn luôn trầm tĩnh. Ngay cả nếumột sự băn khoăn nào xảy ra, nhưnó luôn luôn ràng buộc với đời sống chúng ta phải luôn luôn tĩnh lặng. Giống như sóng sinh khởi từ nước, và hòa tantrở lại trong nước, những sự quấy nhiễunày rất ngắn, vì thể chúng không ảnh hưởng thái độ tinh thần căn bản củachúngta. Mặc dù chúng ta không thể loại trừ tấtcả những cảm xúc tiêu cực, nếu thái độ tinh thần căn bản của chúng ta làlành mạnhvà trầm tĩnh, nó sẽ không bị ảnh hường nhiều.Nếu chúng ta duy trì tĩnh lặng, áp suất của máu, v.v... sẽ duy trì ở mức độ bình thườngvà như một kết quả sức khỏe của chúng ta sẽ cải thiện. Trong khi tôi không thể nói một cáchkhoa học tại sao điều này là như vậy,thì tôi tin tưởng rằng điều kiện thân thể của chính tôi đang cải thiện khi tôigià hơn. Tôi đã và đang dùng cùng một loạithuốc, cùng một bác sĩ, cùng một thứ thức ăn, vì thế điều này phải là xuyên quatình trạng tinh thần của tôi. Một số ngườinói với tôi, "Ngài phải có một loại thuốc men đặc biệt của Tây Tạng." Nhưng tôi không có!

Nhưtôi đã đề cập phía trước, khi tôi còn trẻ, tôi khá dễ nổi nóng. Đôi khi tôi xin lỗi điều này bằng việc nói rằngtại vì cha tôi hay nổi giận, giống như nó là một loại di truyền. Nhưng thời gian trôi qua, tôi nghĩ rằng bâygiờ tôi hầu như không có thù hận đối với bất cứ người nào, kể cả những ngườiTrung Cộng đang tạo nên khốn khó và khổ đau cho đồng bào Tây Tạng của tôi. Thậm chí đối với họ, tôi thật sự không cảm thấybất cứ loại thù oán nào.

Mộtsố người bạn thân của tôi bị áp huyết cao, tuy thế sức khỏe của họ chưa bao giờ đi đến tình trạngnghiêm trọng và họ chưa bao giờ cảm thấy mệt mỏi. Trải qua nhiều năm, tôi đã gặp một số hành giảrất tinh chuyên. Trong lúc ấy, có một sốngười bạn khác có tiện nghi vật chất rất tốt, nhưng khi chúng tôi bắt đầu nói,sau một vài lời lịch sự khởi đầu, họ bắt đầu phiền hà và đau buồn. Mặc cho sự giàu có vật chất của họ, những ngườinày không có sự tĩnh lặng hay bình an của tâm hồn. Như một kết quả, họ luôn luôn lo lắng về sựtiêu hóa, giấc ngủ của họ, mọi thứ! Dothế, rõ ràng rằng sự tĩnh lặng của tâm tư là một nhân tố rất quan trọng cho sứckhỏe tốt lành. Nếu quý vị muốn sức khỏetốt, đừng hỏi bác sĩ, mà hãy nhìn vào chính quý vị. Hãy cố gắng sử dụng khả năng nào đấy của quývị. Điều này thậm chí không tốn tiền gìcả!

Nguồngốc thứ hai của hạnh phúc là những phương tiện vật chất. Thỉnh thoảng khi tôi thức giấc vào buổi sángsớm, nếu tâm trạng của tôi không quá tốt đẹp, sau đó khi nhìn đồng hồ, tôikhông cảm thấy thoải mãi, do bởi tâm trạng của tôi. Rồi thì trong những ngày khác, có lẽ qua kinhnghiệm của ngày trước, khi thức dậy, tâm trạng của tôi dễ chịu và an bình. Vào lúc ấy, khi tôi nhìn đồng hồ đeo tay củatôi, và tôi thấy nó như cực kỳ đẹp đẽ. Nhưng đấy cùng là một đồng hồ thôi, có phải không? Sự khác biệt đến từ thái độ tinh thần củatôi. Việc sử dụng các phương tiện vật chất cung cấp sự hài lòngchân thật hay không tùy thuộc vào thái độ tinh thần của chúng ta.

Phươngtiện vật chất của chúng ta sẽ là tệ hại nếu tâm tư chúng ta bị khống chế bởisân hận.Để nói một lần nữa về kinh nghiệm của chính tôi, khi tôi còn trẻ, đôikhi tôi sửa chữa những đồng hồ đeo tay.Tôi cố gắng và thất bại nhiều lần.Đôi khi tôi đánh mất sự kiên nhẫn của mình và đập chiếc đồng hồ! Trong những thời khắc ấy, sự giận dữ làm thay đổi thái độ củatôi hoàn toàn và sau đó tôi lấy làm tiếc vì những hành động của tôi. Nếu mục tiêu của tôi là sửa chửa đồng hồ, thếthì tại sao tôi đập nó trên bàn? Một lầnnữa, quý vị có thể thấy thái độ tinh thần của một người là thiết yếu nhằm để sửdụng những phương tiện vật chất cho sựtoại nguyện hay lợi ích chân thật của chúng ta.

Nguồngốc thứ ba của hạnh phúc là những người đồng hành của chúng ta. Rõ ràngrằng khi chúng ta tĩnh lặng tinh thần,chúng ta lịch sự và cởi mở tâm tư. Tôi sẽcho một thí dụ. Có lẽ 14 hay 15 năm vềtrước, có một người Anh Quốc tên là Phillips, người có một mối liên hệ vớichính quyền Trung Cộng, kể cả Chu Ân Lai và những lĩnh tụ khác. Ông ấy biết họ trong nhiều năm và ông là bạnthân của những người Hoa. Một lần nọ vàonăm 1977 hay 1978, Phillips đã đến Dharamsala để gặp tôi. Ông mang đến một số phim và nói với tôi về những khía cạnh tốt đẹp của TrungHoa. Vào lúc mở đầu cuộc gặp gỡ, có mộtsự khác biệt lớn lao giữa chúng tôi, vì chúng tôi đã có những ý tưởng khác biệtnhau. Trong quan điểm của ông, sự hiệndiện của Trung Cộng ở Tây Tạng là điều gì đấy tốt đẹp. Trong ý kiến củatôi, và theo một số báo cáo,tình trạng là không tốt. Như thông thường,tôi không có cảm giác tiêu cực đặc thù gì với ông ta. Tôi chỉ cảm thấy là ông ta giữ những quan điểmnày qua sự thiếu hiểu biết. Với sự cởi mở,tôi đã tiếp tục cuộc đối thoại của chúng tôi.Tôi tranh cãi rằng những người Tây Tạng đã tham gia Đảng Cộng Sản TrungQuốc vào đầu năm 1930 và những người đã tham dự trong cuộc chiến tranh Hoa - Nhậtvà đã chào mừng sự xâm lược của Trung Cộng và nhiệt tình hợp tác với những ngườiTrung Cộng đã làm như thế vì họ tin rằng đấy là một cơ hội bằng vàng để pháttriển Tây Tạng, từ quan điểm của tư tưởng Marxist. Những người này đã hợp tác với người Hoa vìhy vọng chân thành. Sau đó, khoảng nhữngnăm 1956 hay 1957, hầu hết những người ấy đã bị gạt bỏ khỏi đủ loại cơ quan củaTrung Cộng, một số bị cầm tù, và những người khác bị mất tích. Do thế, tôi đã giải thích rằng chúng tôi khôngchống người Hoa hay chống Cộng. Trong thựctế, đôi khi tôi nghĩ chính mình như một người phân nửa Marxist và phân nửa Phậttử. Tôi đã giải thích tất cả những thứkhác nhau đến ông ta với một động cơ chân thành và cởi mở và sau một thời gianthái độ ông ta hoàn toàn thay đổi. Thí dụnày cho tôi một sự niềm tin nào đấy rằng nếu có một sự khác biệt ý kiến lớnlao, chúng ta vẫn có thể đối thoại trên trình độ con người. Chúng ta cóthể đặt qua một bên những ý tưởngkhác nhau và đối thoại như những con người. Tôi nghĩ rằng đấy là một cách để tạo nên những cảm giác tích cực trongtâm tư những người khác.

Cũngthế, tôi hoàn toàn chắc chắn rằng nếu vị Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn này cườiít hơn, có lẽ tôi sẽ có ít bạn bè hơn ở những nơi khác nhau. Thái độ của tôi đối với người khác là luônluôn nhìn vào họ từ trình độ loài người.Trên trình độ ấy, cho dù tổng thống, nữ hoàng hay hành khất, không có gìkhác biệt, những con người biểu lộ rằng có cảm giác con người chân thành với một nụ cười con người chân thành tác động.

Tôinghĩ rằng trong cảm giác con người chân thành có giá trị hơn là trong thân phận[2],v.v...Tôichỉ là một con người giản dị. Quakinh nghiệm và nguyên tắc đạo đức tinh thần, một thái độ quan điểm mới nào đấyđã phát triển. Điều này không có gì đặcbiệt. Quý vị, những người tôi nghĩ đã có một nền học vấn tốt hơnvà kinh nghiệm hơn chính tôi, có khả năng hơn để thay đổi chính quý vị.Tôi đến từ một làng quê nhỏ bé không có sựgiáo dục hiện đại và không có sự tỉnh thức sâu xa về thế giới. Cũng thế, từ lúc mười lăm hay mười sáu tuổi tôi đã mang lấy một gánh nặngkhông thể tưởng được. Do vậy, mỗi ngườiquý vị phải cảm thấy rằng quý vị có một khả năng lớn và đấy, với sự tự tin và mộtít nổ lực hơn, có thể thật sự thay đổi nếuquý vị muốn. Nếu quý vị cảm thấy rằng lốisống hiện tại của quý vị là không vui hay có những khó khăn nào đấy, thếthì đừngnhìn vào những thứ tiêu cực này. Hãy thấyphía tích cực, năng lực, và thực hiện một nỗ lực. Tôi nghĩ rằng ở điểm ấy đã có một loại nào đấybảo đảm thành công từng bộ phận. Nếuchúng ta sử dụng tất cả năng lượng tích cực của con người hay những phẩmchất củacon người, chúng ta có thể vượt thắng những vấn nạn này của loài người.

Dovậy, cho đến khi mà sự tiếp xúc của chúng ta với đồng loại con người được quantâm, thái độ tinh thần của chúng ta là rất quan yếu. Ngay cả đối với những người không tín ngưỡng,chỉ là một con người giản dị ân cần, cội nguồn căn bản của hạnh phúc là trongthái độ tinh thần của chúng ta. Thậm chínếu quý vị có sức khỏe tốt, những phương tiện vật chất được sử dụng trong cungcách thích đáng, và những mối quan hệ tốt với những con người khác, nguyên nhânchính của một đời sống hạnh phúc là ở trong ấy. Nếu quý vị có nhiều tiền đôikhi quý vị lại có nhiều lo lắng hơn và quý vị vẫn cảm thấy thèm muốn hơn nữa. Một cách căn bản, quý vị trở thành nô lệ củatiền của. Trong khi tiền của là rất hữuích và cần thiết, nó không phải cội nguồnquan yếu của hạnh phúc. Tương tự thế, họcvấn, nếu không quân bình hợp lý đôi khi có thể tạo nên nhiều rắc rối hơn, bănkhoăn hơn, tham lam hơn, thèm khát hơn, và tham vọng hơn - nói tóm lại, khổ đautinh thần hơn. Bạn bè cũng thế, đôi khirất phiền phức.

Bâygiờ quý vị có thể thấy giảm đến mức tối thiểu sân hận và thù oán như thếnào. Đầu tiên, điều cực kỳ quan trọng là nhận ratính tiêu cực của những cảm xúc này trong phổ quát, đặc biệt là thù oán. Tôi xem thù oán là kẻ thù chính yếu. Bằng chữ "kẻ thù" tôi muốn nói cánhân hay nhân tố trực tiếp hay gián tiếp phá hoại sự quan tâm của chúngta. Sự quan tâm của chúng ta là những gìcăn bản tạo nên hạnh phúc.

Chúngta cũng nói về kẻ thù ngoại tại. Thí dụ,trong trường hợp của riêng tôi, những anh chị em Trung Cộng đang tiêu diệt nhữngquyền của người Tây Tạng và trong cách ấy, khổ đau và khoắc khoải hơn tăng trưởng. Nhưng bất chấp điều này mãnh liệt như thếnào, nó không thể phá hoại cội nguồn siêu việt hạnh phúc của tôi, đấy là sựtĩnh lặng tâm thức của tôi. Đây là điềugì đấy mà một kẻ thù bên ngoài không thể phá hủy. Non sông tôi có thể bị xâm lược, tài sản tôicó thể bị phá hủy, bạn bè tôi có thể bị giết, nhưng đây là những điều thứ yếutrong niềm hạnh phúc tinh thần của tôi.Cội nguồn chủ yếu của hạnh phúc tinh thần là sự tĩnh lặng tâm thức củatôi. Không điều gì có thể phá hoại điềunày ngoại trừ sự sân hận của chính tôi.

Hơnthế nữa, chúng ta có thể đào thoát hay lẩn trốn khỏi kẻ thù bên ngoài và đôikhi chúng ta ngay cả có thể lừa đảo kẻ thù. Thí dụ, nếu có ai đấy quấy nhiễusự hòa bình tâm hồn tôi, tôi có thể trốn tránh bằng việc đóng cửa phòng và ngồiyên lặng một mình. Nhưng tôi không thểlàm như thế với sân hận! Bất cứ nơi nàotôi đi đến, nó vẫn luôn luôn ở đấy. Mặcdù tôi khóa cửa phòng, sân hận vẫn ở bên trong. Ngoại trừ chúng ta áp dụng một phương pháp nào đấy, bằng không thì khôngthể trốn thoát. Do thế, thù oán hay sânhận - và ở đây tôi muốn nói về giận dữ tiêu cực - là kẻ tàn phá chủ yếu niềmhòa bình tinh thần của tôi và vì vậy là kẻ thù thật sự của tôi.

Mộtsố người nào đấy tin rằng đè nén cảm xúc là không tốt, rằng tốt hơn là để nó bộclộ ra ngoài. Tôi nghĩ rằng có những sựkhác biệt giữa những cảm xúc tiêu cực đa dạng. Thí dụ, với chán nản thất vọng, có một loại thất vọng nào đấy phát triểnnhư một kết quả của những sự kiện quá khứ, chẳng hạn như ngược đãi tình dục, rồithì điều này vô tình hay cố ý tạo nên nhữngrắc rối. Thế nên, trong trường hợp này,tốt hơn là bày tỏ sự chán chường và bộc lộ nó ra ngoài. Tuy vậy, theo kinh nghiệm của tôi với sân hận,nếu quý vị không thực hiện một cố gắng để giảm thiểu nó, nó sẽ vẫn duy trì vớiquý vị và thậm chí gia tăng. Rồi thìngay cả với một sự việc nhỏ nào đấy quý vị sẽ nổi giận ngay lập tức. Một khi quý vị cố gắng để kiểm soát hay rènluyện sự sân hận của quý vị, sau đó cuối cùng thậm chí những sự việc lớn laocũng sẽ không làm quý vị giận dữ. Quarèn luyện và tu tập chúng ta có thể thayđổi.

Khisân hận đến, có một kỹ năng quan trọng để hỗ trợ quý vị duy trì sự hòa bìnhtĩnh lặng của tâm thức. Quý vị không nênbất mãn hay chán nản bởi vì đây là nguyên nhân của giận dữ và thù hận. Có một sự nối kết tự nhiên giữa nguyên nhânvà hậu quả. Một khi những nguyên nhân vàđiều kiện nào đấy hội ngộ một cách đầy đủ, thi cực kỳ khó khăn để ngăn chặn tiếntrình quan hệ nhân quả ấy đi đến đơm hoa kết trái. Thật là quan yếu để thẩm tra hoàn cảnh vì thếvào lúc giai đoạn trứng nước sơ khởi chúng ta có thể xếp đặt một sự dừng lại củatiến trình nhân quả. Rồi thì nó không thểtiếp tục đi đến giai đoạn xa hơn. Trongtác phẩm Phật Giáo Hướng Dẫn Lối Sống BồTát, đại hành giả Tịch Thiên đề cập rằng thật quan trọng để bảo đảm rằng chúngta không đi vào một tình trạng đưa đến sự bất mãn chán chường, bởi vì bất mãnlà hạt giống của sân hận. Điều này cónghĩa rằng chúng ta phải áp dụng một quan điểm nào đó đối với tài sản vật chấtcủa chúng ta, đối với những người đồnghành cùng bạn bè, và đối với những tình huống đa dạng.

Nhữngcảm giác của chúng ta về bất mãn, khốn khó và tuyệt vọng, v.v... trong thực tếliên hệ đến tất cả những hiện tượng. Nếuchúng ta không tiếp nhận một quan điểm đúng đắn, có thể bất cứ điều gì và mọithứ đều làm cho chúng ta chán chường.Thí dụ đối với một số người nào đấy ngay cả tên Đức Phật có thể cũngtránh khỏi làm họ giận dữ hay thất vọng, mặc dù có thể không là trường hợp khiai đấy có một sự gặp gỡ trực tiếp với Đức Phật.Do thế, tất cả mọi hiện tượng có khả năng tạo nên sự chán nản và khônghài lòng. Tuy vậy, những hiện tượng là bộphận của thực tại và chúng ta là đối tượng của những quy luật hiện hữu [nhân quả,luân hồi,...]. Vì thế, điều này chỉ chochúng ta một lựa chọn duy nhất: thay đổi thái độ của chúng ta. Bằng việc đem đến sự thay đổi trong quan điểmcủa chúng ta đối với mọi sự vật và sự kiện, tất cả những hiện tượng có thể trở nên bằng hữu hay cộinguồn của hạnh phúc. Thay vì trở thành những kẻ thù hay nguồn gốccủa thất vọng.

Trongtrường hợp đặc biệt là một kẻ thù. Dĩnhiên, có một kẻ thù là rất tệ hại. Nóquấy nhiễu sự hòa bình tinh thần và tàn phá một số thứ thánh thiện của chúngta. Nhưng nếu chúng ta nhìn vào nó từ một khía cạnh khác, chỉ có kẻ thù mới cho chúngta cơ hội để thực tập sự kiên trì (nhẫn nhục).Không ai có thể cho ta cơ hội để bao dung. Thí dụ, như một Phật tử, tôi nghĩ Đức Phậthoàn tòa thất bại trong việc cung ứng cho chúng ta một cơ hội để thực tập baodung và kiên nhẫn. Một số thành viên củatăng đoàn có thể cung cấp cho chúng ta điều này, nhưng nói khác hơn thật là hiếmhoi. Vì chúng ta không biết đại đa sốnăm tỉ người trên trái đất này, do thế, đại đa số con người cũng không chochúng ta cơ hội để biểu lộ bao dung hay nhẫn nhục. Chỉ có những người nào mà chúng ta biết và nhữngngười tạo ra rắc rối cho chúng ta thực sự cung ứng cho chúng ta một cơ hội tốtđể thực hành nhẫn nhục và bao dung.

Thấytừ khía cạnh này, kẻ thù là một vị thầy vĩ đại cho sự thực hành của chúngta. Tịch Thiên Tôn Giả biện luận mộtcách rất sáng tỏ rằng những kẻ thù, hay những thủ phạm gây tổn hại cho chúngta, trong thực tế là những đối tượng xứng đáng cho sự tôn kính và đáng để xemnhư những vị thầy quý báu của chúng ta.Ai đấy có thể phản đối rằng các kẻ thù của chúng ta không thể được xem xứngđáng cho sự tôn kính của chúng ta bởi vì họ không có xu hướng trong việc giúp đởchúng ta; sự thật rằng họ rất hữu dụng và lợi ích cho chúng ta chỉ đơn thuần làmột việc ngẫu nhiên. Tịch Thiên nói rằngnếu đây là trường hợp thế thì tại sao chúng ta, như những Phật tử, xem thể trạngngừng dứt (diệt đế) như một đối tượng xứng đáng để nương tựa khi sự ngừng dứtchi là một thể trạng đơn thuần của tâm và về phần nó không có khuynh hướng để hỗtrợ chúng ta. Chúng ta có thể nói rằng mặcdù điều này là đúng, ít ra với sự ngừng dứt thì cũng không có khuynh hướng làm tổn hại chúng ta, trái lại những kẻthù, đối nghịch khuynh hướng giúp đỡ chúng ta, trong thực tế có khuynh hướnglàm tổn hại chúng ta. Do thế, một kẻ thùkhông phải là một đối tượng đáng để tôn trọng. Tịch Thiên nói rằng chính khuynh hướng làm tồn hại chúng ta là điều làmcho kẻ thù trở nên rất đặc biệt. Nếu kẻthù không có khuynh hướng làm tổn hại chúng ta, thế thì chúng ta sẽ không phân loại người ấy như một kẻ thù, do thếthái độ của chúng ta sẽ hoàn toàn khác biệt. Chính vì khuynh hướng làm tồn hại chúng ta làm cho người ấy là một kẻthù, và do bởi điều ấy kẻ thù đã cung cấp cho chúng ta một cơ hội để thực hànhnhẫn nhục và bao dung. Vì vậy, một kẻthù quả thực là một vị thầy quý báu. Bằng việc suy tư trong những dòng nàychúng ta cuối cùng có thể giảm thiểu những cảm xúc tiêu cực, đặc biệt là thùoán.

Đôikhi người ta cảm thấy rằng giận dữ là hữu ích bởi vì nó mang đến một năng lượngphụ trội và tính táo bạo. Khi chúng tachạm trán với những khó khăn, chúng ta có thể thấy sân hận như một kẻ hộ vệ. Nhưng mặc dù giận dữ đem cho ta thêm năng lượng,năng lượng ấy một cách chủ yếu là mù quáng.Không có gì bảo đảm rằng sự giận dữ và năng lượng ấy sẽ không trở thànhtàn phá đối với những sự quan tâm của chúng ta.Do vậy, thù oán và giận dữ hoàn toàn không lợi ích gì cả.

Mộtcâu hỏi khác là nếu chúng ta luôn luôn giữ sự khiêm tốn thì người khác có thể lợidụng chúng ta và chúng ta phản ứng như thế nào? Điều này khá giản dị: chúng ta nên phản ứng với tuệ trí hay cảm nhậnthông thường, không có sân hận hay thùoán. Nếu hoàn cảnh đến nổi chúng ta cẩnmột loại hành động nào đấy về phần mình, chúng ta có thể có một phản ứng chốnglại giới hạn mà không sân hận. Sự thậtlà, những hành động như vậy theo chiều hướng tuệ trí hơn là giận hờn trong thựctế hiệu quả hơn. Một phản ứng đối phó xảyra giữa sự giận dữ có thể thường sai lầm. Trong một xã hội rất ganh đua, đôi khi cần có một phản ứng đối phó. Chúng ta hãy thẩm nghiệm tình trạng của Tây Tạngmột lần nữa. Như tôi đã đề cập trướcđây, chúng tôi đang tiến hành một phương cách bất bạo động và bi mẫn chânthành, nhưng điều này không có nghĩa làchúng tôi nên phải cúi mình xuống với hành động của những kẻ xâm lược và chịuthua. Không sân hận và không thù oán, chúng tôi có thể xoay sởmột cách hiệu quả hơn.

Cómột loại thực hành khoan dung liên hệ một cách ý thức thể hiện trên khổ đau củanhững kẻ khác. Tôi đang nghĩ về nhữnghoàn cảnh mà trong ấy, bằng việc dân thân trong những hành vi nào đấy, chúng tacảnh giác về những thử thách gay go, khó khăn, và rắc rối liên hệ trong thờigian ngắn hạn, nhưng được tin rằng những hành động như vậy sẽ có một tác động lợiích rất lâu dài. Do bởi thái độ củachúng ta, và cố gắng cùng nguyện ước của chúng ta nhằm mang đến lợi ích lâu dàiấy, đôi khi chúng ta ý thức và cẩn trọng gánh lấy những thử thách khó khăn vàcác rắc rối liên hệ nhất thời.

Mộttrong những phương tiện hiệu quả mà nhờ nó chúng ta có thể vượt thắng các nănglực của những cảm xúc tiêu cực như sân hận và thù oán là bằng việc trau dồi nhữngnăng lực đối kháng của chúng, chẳng hạn như những phẩm chất tích cực của tâmnhư từ ái và bi mẫn.

Dealing withAnger and Emotion trích từ quyển The Art of Living

ẨnTâm Lộ ngày 31/08/2011

Bài liên hệ

1- Sống Vui, SốngKhỏe và Toại Nguyện

2- Đối Diện vớiCái Chết và Chết An Lành



[1] BỐNCHÂN LÝ CAO QUÝHis Holiness the Dalai Lama - Tuệ Uyển chuyển ngữ

[2]Chúng tôi là những con người với những cảm giác chân thành của con người trọn vẹnchứ không chỉ là thân phận những con người mà không có cảm nhận con người."Ngay trong văn hóa quần chúng điềunày được diễn tả trong nhận xét rằng cho đến bao giờ tình thương và sự quan tâmcho những người khác trưởng thành mà một người mới được xem là “tính người trọnvẹn.”/D_1-2_2-241_4-13468_5-75_6-1_17-22_14-1_15-2/#nl_detail_bookmarkhay:

(CÙNG DỊCH GIẢ)

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/10/2018(Xem: 4343)
Phải nghi trước, rồi gỡ được nỗi nghi xong, bấy giờ tin tưởng mới chắc thật. Đó là chuyện của người tộc họ Kalama ở thành phố Kesaputta thời hơn 2,500 năm về trước. Thực tế, thời nào cũng có người Kalama, chứ không phải chỉ trong thời xa xưa. Có thể đoán rằng, những người mang dòng máu Kalama mạnh nhất, hẳn là các nhà khoa học – thí dụ, như các nhà vật lý thiên tài Albert Einstein, Stephen Hawking... Chớ hòng ai thuyết phục họ tin cái gì không thuận lý.
04/09/2018(Xem: 9142)
Tu Tứ Đế Pháp, Bốn Chân Lý Chắc Thật, Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni Phật, sau khi Chứng Đạo dẹp tan sự quấy nhiễu của ma quân ở cõi Trời Tha hóa thứ sáu vào nửa đêm ngày mùng 8 tháng 2 năm Tân-Mùi. Việt lịch Năm 2256 HBK*. Tr.BC.596. Sau Thời Hoa Nghiêm Phật đến vườn Lộc Dã Uyển truyền dạy Bốn Pháp Tứ-Đế, độ cho năm vị từng theo Phật cùng tu thuở trước, thành bậc Tỳ Khưu đắc đạo. Năm vị đó là: 1/. A Nhã Kiều Trần Như, 2/. A-Thấp Bà, (Mã-thắng) , 3/ .Bạt-Đề, 4/. Ma-Ha-Nam, 5/. Thập-Lực-Ca-Diếp. Năm Vị nghe pháp Tứ Đế rồi, tu tập chứng A La Hớn Quả. Tứ Đế Pháp: 1. Khổ Đế. 2. Tập Đế. 3. Diệt Đế. 4. Đạo Đế. -Khổ Đế, là Ác quả của Tập Đế. -Tập Đế, là tạo Nhân xấu của Khổ Đế. -Diệt Đế, là Thiện quả của Đạo đế. -Đạo Đế, là Nhân tu của Diệt Đế.
14/08/2018(Xem: 7524)
Kinh Vị Tằng Hữu của Bắc tông và Tăng Chi Bộ Kinhcủa Nam Tông đều có ghi rằng trong cuộc đời của một vị Phật CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC có 4 lần sự kiện vi diệu này xảy ra. Mỗi lần như thế, có một hào quang vô lượng, thần diệu, thắng xa oai lực của chư Thiên hiện ra cùng khắp thế giới, gồm thế giới của chư Thiên, thế giới Ma vương và Phạm thiên, quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người. Cho đến những thế giới ở chặng giữa bất hạnh không có nền tảng, tối tăm u ám, mà tại đấy, mặt trăng, mặt trời với đại thần lực, đại oai đức như vậy cũng không thể chiếu thấu ánh sáng. Trong những cảnh giới ấy, một hào quang vô lượng, thâm diệu thắng xa uy lực chư Thiên hiện ra. Và các chúng sanh, sanh tại đấy, nhờ hào quang ấy mới thấy nhau và nói: "Cũng có những chúng sanh khác sống ở đây".
13/08/2018(Xem: 7412)
Các Phân Khoa Phật Giáo Thích Thái Hòa Tôi viết bài này, xin chia sẻ đến những ai muốn quan tâm đến lãnh vực giáo dục trong Phật giáo, nhưng chưa có điều kiện để nghiên cứu. Trong Phật giáo có năm phân khoa như sau: 1/ Phật giáo Đại chúng Thời Phật, xã hội Ấn Độ phân chia thành bốn giai cấp, gồm: - Bà-la-môn (Brāhmaṇa): Giai cấp Tăng lữ, giai cấp học giả của xã hội Ấn Độ bấy giờ. Họ tự nhận sinh ra từ miệng Phạm-thiên. Giai cấp này làm mai mối giữa thần linh với con người. Họ có sáu quyền hạn: Tự ý làm đền thờ trời; làm thầy tế để tế trời; tự ý đọc Phệ đà (veda); dạy người khác đọc Phệ đà (veda); tự bố thí và tự nhận sự bố thí.
23/05/2018(Xem: 4198)
Bài viết này để trả lời một vài câu hỏi nhận được gần đây. Nếu giúp được một số độc giả, xin hồi hướng công đức từ bài viết để Phật pháp trường tồn. Trường hợp các câu trả lời bất toàn hay sơ sót, người viết, với vốn học và vốn tu đều kém cỏi, xin lắng nghe quý tôn đức chỉ dạy thêm.
10/03/2018(Xem: 10237)
To give the briefest conclusion that I can think of to the question- 'Do you think that sectarian diversity affects the stability of Buddhism as a whole?', I would have to say, 'Yes' and 'No'. My intention here is not to give a definitive answer, but to give readers 'food for thought', to enable each of us to be responsible and maintain pure intentions, to think for ourselves and develop genuine wisdom and compassion. In the spirit of the Dharma, rather than dwelling on any possible problems, we should mainly focus on solutions to any such problems. With the hope of maintaining the integrity and purity of Buddhism in this world.
03/02/2018(Xem: 16797)
Tương quan là có quan hệ qua lại với nhau, tương cận là mối tương quan gần gủi nhất. Vấn đề này, mang tính tương tác mà trong Phật giáo gọi là: “cái này có thì cái kia có, cái này sinh thi cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt…”
06/01/2018(Xem: 15640)
Vài suy nghĩ về việc học chữ Phạn trong các Học Viện Phật Giáo Việt Nam_ Lê Tự Hỷ
08/12/2017(Xem: 18808)
Những pháp thoại trong tác phẩm này là những lời dạy tiêu biểu truyền cảm hứng phi thường mà Lama Yeshe và Lama Zopa Rinpoche đã thuyết giảng tại nhiểu thời điểm. Các pháp thoại này là những gì truyền cảm hứng cho nhiều học trò của họ, như tôi, để buông xả những gì chúng ta đang làm và hiến dâng trọn đời mình đi theo các vị Lama[1]. Khi Rinpoche nói “mỗi người chúng ta cần nghỉ như vậy: tất cả chúng sanh đều vô cùng tử tế với tôi trong quá khứ, họ tử tế với tôi trong hiện tại, và họ sẽ tiếp tục tử tế với tôi trong tương lai. Họ là cánh đồng mà trong đó tôi nhận được tất cả hạnh phúc của mình—quá khứ, hiện tại và tương lai; tất cả các tài đức hoàn hảo của tôi đều xuất phát từ những chúng sanh khác. Do vậy, tôi phải chứng đạt giác ngộ. Chỉ tìm kiếm hạnh phúc miên viễn cho riêng tôi, không mang lại hạnh phúc cho những chúng sanh khác, từ bỏ những chúng sanh khác,không quan tâm đến hạnh phúc của họ, là rất ích kỉ. Do đó, tôi phải chứng đạt giác ngộ, hạnh phúc cao cả nhất, để
19/11/2017(Xem: 8284)
Tình, Tưởng. Cả hai đều thuộc về phạm trù của Tâm con người, không có ở trong các loài súc sinh, mặc dù súc sinh có cái biết bằng Giác (giác hồn, sinh hồn) nhưng, không tinh khôn bằng loài người, do Phật tánh bị chìm sâu bởi thú tính cao vời. Chỉ có loài người, Phật tánh được hiện hữu ở ba cấp thượng, trung, hạ, cho nên loài người là linh vật, chúa tể của muôn loài có khả năng dời núi, lấp sông do bởi cái tâm có tánh giác tinh anh Phật, Bồ Tát, Thánh, Phàm. Nói khác hơn, con người chỉ có một tâm nhưng, nó tự chia ra hai phần : Chủ tể và phụ tể. Nói theo Duy Thức Học; là Tâm vương, Tâm sở. Vai trò của Tâm vương là chủ động tạo tác ra vô số lời nói, hành động thiện, ác. Vai trò Tâm sở là duy trì, bảo vệ những thành quả (sở hữu) mà cũng chính nó tức tâm vương đã sáng tạo ra. Nghĩa là cái Tâm con người, nó vừa tạo tác ra các nghiệp, lại vừa đóng vai
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]