Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chánh niệm

17/06/201202:42(Xem: 4117)
Chánh niệm
lotus1

CHÁNH NIỆM
Henepola Gunaratana
Liên Thủy lược dịch

Thiền Quán còn gọi là Thiền Tuệ hay Thiền Minh Sát (tiếng Pali: Vipassana) đã được Đức Phật chỉ dạy cách đây hơn hai ngàn năm trăm năm, là phương pháp thiền đặc biệt chú trọng vào việc giữ sự chánh niệm liên tục.

Chánh niệm, tiếng Anh là ‘Mindfulness’, tiếng Pali ‘Sati’.

Chánh niệm là một tiến trình vi tế mà bạn đang thực hiện ngay thời điểm hiện tại. Khi bạn nhận thức (biết được) một vật gì lần đầu tiên, khi ấy sẽ có một sự ý thức (biết) thuần tuý thoáng qua rất nhanh trước lúc bạn có khái niệm về vật đó, trước lúc bạn nhận dạng ra nó. Chính giai đoạn ý thức (biết) thuần tuý đang trôi chảy đó là Chánh niệm. Giai đoạn này rất ngắn, chỉ thoáng qua một phần rất nhỏ của giây trước khi mắt bạn tập trung nhìn vật ấy, trí bạn xem xét, cụ thể hoá, và phân biệt nó với những vật khác. Trong tiến trình nhận thức thông thường, giai đoạn Chánh niệm xảy ra rất nhanh và khó quan sát. Phần lớn chúng ta có thói quen để phí tâm vào các bước còn lại, tức tập trung nhận định, đặt tên, và miên man suy nghĩ để khái quát vật thể. Điều này làm cho Chánh niệm bị lãng quên vì sự xáo trộn đó. Chính Thiền Quán sẽ tập cho chúng ta phát triển Chánh niệm, giai đoạn ý thức thuần tuý.

Khi Chánh niệm được phát triển bằng phương pháp thích hợp, bạn sẽ thấy rằng kinh nghiệm sự chánh niệm của bạn ngày một thâm sâu, và bạn sẽ thay đổi cách nhìn đối với vạn vật. Một khi bạn biết phương pháp rồi, bạn sẽ thấy Chánh niệm có nhiều tính chất rất hay.

Các tính chất của Chánh niệm:

- Chánh niệm phản ánh những gì đang xảy ra và cách thức nó xảy ra một cách chính xác ở thời điểm hiện tại mà không có chút thành kiến nào xen vào.

Chánh niệm là sự quán sát không cần phán đoán. Đó là khả năng quán sát của tâm không kèm sự phê bình. Bằng khả năng này, hành giả sẽ nhìn thấy sự vật mà không qui kết hay đánh giá. Hành giả sẽ rất ngạc nhiên vì không có gì tồn tại cả, đơn thuần thấy các sự vật như chúng là vậy, theo bản chất thật của chúng. Hành giả không lựa chọn cũng không đánh giá, mà chỉ quan sát thôi. Sự quan sát không thiên vị, không lệch về khía cạnh nào và cũng không dích mắc với những gì được ý thức, nó chỉ là sự ý thức. Giữ Chánh niệm để không mê đắm cái tốt, không chạy theo sự mến chuộng, không chấp giữ những gì vừa ý, cũng không tránh né cái xấu hoặc lướt nhanh qua sự khó chịu. Chánh niệm thấy tất cả những gì trải qua đều như nhau, mọi ý nghĩ như nhau, mọi cảm xúc như nhau. Không có chi bị đè nén, không có chi bị ngăn chặn.

- Về phương diện tâm lý học, chúng ta không thể nào quan sát một cách khách quan những gì đang xảy ra bên trong chúng ta nếu ngay lúc đó chúng ta không chấp nhận sự hiện hữu của các trạng thái tâm khác nhau. Điều này đặc biệt đúng với các trạng thái không hài lòng của tâm. Để quán sát được nỗi sợ hãi của chính mình, chúng ta phải chấp nhận sự thật rằng chúng ta đang sợ. Chúng ta không thể nào xem xét được sự chán nản của chính mình nếu không hoàn toàn thừa nhận nó. Tương tự đối với sự cáu kỉnh, lo âu, thất vọng và các cảm giác khó chịu khác. Bạn không thể quán sát một điều gì hoàn hảo nếu bạn chối bỏ sự hiện hữu của nó. Dù kinh nghiệm điều gì đi nữa, Chánh niệm chỉ thừa nhận điều đó. Rất đơn giản, nếu một điều gì đang xảy ra trong cuộc sống thì chỉ cần bạn ý thức về nó mà thôi. Không tự cao, không tủi hổ, không có gì thuộc cá nhân đang bị đe doạ. Cái gì xảy đến thì xảy đến.

- Chánh niệm là sự ý thức không mang tính khái niệm. Một thuật ngữ khác của Chánh niệm là “sự chú ý đơn thuần”. Nó không phải là sự suy nghĩ, cũng không dính dáng gì với những ý nghĩ hay khái niệm; cũng không gắn với những ý niệm, ý kiến, hay trí nhớ. Chánh niệm chỉ nhìn xem. Chánh niệm ghi nhận những gì trải qua nhưng không so sánh chúng. Nó chỉ quán sát mọi thứ như thể chúng đang xảy ra lần đầu. Nó không phải là sự phân tích dựa trên sự ngẫm nghĩ và nhớ lại (các sự kiện đã qua), mà nó là kinh nghiệm trực tiếp điều gì đang xảy ra, không thông qua suy nghĩ. Chánh niệm đến TRƯỚC suy nghĩ trong tiến trình nhận thức.

- Chánh niệm là sự ý thức ngay thời điểm hiện tại. Nó xảy ra tại đây và ngay bây giờ. Nó là sự quán sát những gì đang xảy ra ngay lúc này, ngay hiện tại. Bao giờ Chánh niệm cũng trụ ngay hiện tại. Nếu bạn đang nhớ về thầy/cô giáo lớp 2 của mình, đó là trí nhớ. Sau đó, khi bạn ý thúc được mình đang nhớ thầy/cô giáo lớp 2, đó là Chánh niệm. Kế đến, nếu bạn khái quát tiến trình tâm đó và nói với chính mình rằng: ‘Ồ! Tôi đang nhớ’ thì đó là suy nghĩ.

- Chánh niệm là một sự tỉnh giác không có bản ngã. Nó xảy ra không dính gì đến bản ngã. Bằng Chánh niệm, hành giả thấy được tất cả các hiện tượng không liên quan gì đến khái niệm ‘tôi’, ‘của tôi’, ‘cái của tôi’. Ví dụ, giả sử bạn bị đau chân trái. Thông thường, bạn nói rằng ‘Tôi bị đau’. Khi sử dụng Chánh niệm, bạn chỉ đơn thuần ghi nhận cảm giác đau đó chỉ là một cảm giác mà thôi. Bạn sẽ không cộng thêm khái niệm ‘tôi’ vào. Chánh niệm ngăn không cho bạn thêm vào hay giảm đi bất cứ cái gì từ sự nhận thức. Bạn không làm nổi bật, không nhấn mạnh cái gì cả. Bạn chỉ quán sát cái đang hiện hữu chứ không làm méo mó đi.

- Chánh niệm là sự ý thức không kèm mục đích. Trong Chánh niệm, bạn không ráng sức vì mong đợi các kết quả. Bạn không cố gắng để hoàn tất một điều gì cả. Khi có Chánh niệm, bạn kinh nghiệm được thực tại hiện tiền dù bất cứ hình thức gì. Không có gì để bạn giành được. Chỉ mỗi việc quán sát mà thôi.

- Chánh niệm là sự ý thức về những đổi thay. Nó quán sát dòng chảy qua của sự trải nghiệm. Nó theo dõi sự vật đang chuyển đổi. Nó thấy sự sanh ra, lớn lên, rồi trưởng thành của tất cả các hiện tượng. Nó nhìn xem sự già nua và chết đi. Chánh niệm theo dõi liên tục trong từng sát-na. Nó quán sát tất cả mọi hiện tượng – vật chất, tinh thần hoặc cảm xúc hay bất kỳ cái gì đang diễn ra trong tâm. Hành giả chỉ ngồi lại và xem buổi biểu diễn đó. Chánh niệm là sự quán sát tính chất cơ bản của mỗi hiện tượng đang trôi qua. Nó theo dõi hiện tượng đó khởi sinh và biến mất. Nó thấy hiện tượng đó làm chúng ta cảm giác ra sao và phản ứng lại thế nào. Nó xem cách thức gây ảnh hưởng đối với các hiện tượng khác. Trong Chánh niệm, hành giả là quan sát viên có công việc duy nhất là theo dõi sự biến chuyển đang diễn ra liên tục của thế giới bên trong. Hãy lưu ý điểm này. Trong Chánh niệm, hành giả chỉ quan sát thế giới bên trong, đừng để ý thế giới bên ngoài. Mọi thứ vẫn ở đấy, nhưng trong thiền tập, phạm vi của hành giả là những trải nghiệm của chính mình, suy nghĩ của chính mình, cảm giác của chính mình, và nhận thức của chính mình. Hành giả cũng chính là phòng thí nghiệm của mình. Thế giới bên trong có một lượng thông tin khổng lồ bao gồm sự phản ánh về thế giới bên ngoài và còn nhiều hơn nữa. Sự khảo sát nguồn tài liệu (thông tin) này sẽ dẫn đến tự do hoàn toàn.

- Chánh niệm là sự quán sát tự thân. Hành giả vừa là người trong cuộc vừa là người quán sát. Nếu xem xét các cảm giác sinh lý, hành giả cũng đồng thời cảm nhận được chúng. Chánh niệm không phải là kiến thức duy lý trí. Nó chỉ là sự ý thức mà thôi. Chánh niệm mang tính khách quan, nhưng nó không lạnh lùng cũng không phải không có cảm giác. Nó là sự trải nghiệm tỉnh táo trong cuộc đời, một sự tham gia cảnh giác đối với quá trình sống đang diễn ra.

(Nguyệt san Giác Ngộ 172)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/12/2013(Xem: 17947)
Thành thật luận 成實論 (Satyasiddhi-śāstra) cũng gọi Tattvasiddhi Śāstra 16 quyển, hoặc 20 quyển, do Ha-lê-bạt-ma (Harivarman) tạo luận, Cưu-ma-la-thập (Kumārạiva) dịch, Đàm Quỹ ghi chép, Đàm Ảnh chỉnh lý, trong khoảng đời Dao Tần, niên hiệu Hoằng Thùy thứ 13 đến 14 (411 ~ 412), thâu lục trong Đại Chính, Đại Tạng Kinh, Tập số 32, kinh số 1647.
17/12/2013(Xem: 16315)
Khi mới thành đạo, đức Phật đã nói: “Lạ thay tất cả chúng sanh đều có đức tính trí huệ của Như Lai mà bị vô minh che lấp nên không phát hiện ra được”. Và bản nguyện của Phật là muốn khai thị cho chúng sanh ngộ nhập được tri kiến Phật của
17/12/2013(Xem: 15117)
Xã hội ngày nay, lòng người ác độc; cho nên bị thiên tai, nhân họa thường xuyên giáng xuống. Khi tai họa ập đến không ai lường trước được, không thể trốn tránh và đề phòng không kịp.
16/12/2013(Xem: 18180)
Dân tộc ta thừa hưởng nhiều tư tưởng triết lý tôn giáo cũng như chính trị và văn học của nhân loại; khởi đầu là tư tưởng Nho gia, Đạo giáo rồi đến Phật học. Suốt thời kỳ dài, "Tam giáo đồng nguyên" đã hòa hợp khá nhuần nhuyễn để dân tộc ta có một nếp sống hài hòa từ văn hóa đến kiến trúc, nghi lễ, chính trị, giáo dục, giao tế... Vì thế, những di tích còn để lại ngày nay ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung, mỗi làng đều có Đình, Miếu và chùa trong một quần thể mỗi xã, huyện.
16/12/2013(Xem: 11371)
Có một lần, đức Phật đi ngang qua bộ lạc của người Kalama. Nghe danh tiếng của Phật, người dân của bộ lạc này tìm đến đảnh lễ và hỏi Phật, Có một số đạo sư khác đi ngang qua đây. Nhưng người nào cũng làm sáng tỏ, và ca tụng quan điểm của chính mình, nhưng lại bài xích, khinh miệt, chê bai, và xuyên tạc quan điểm người khác. Ðối với họ, bạch Thế Tôn, chúng con có những nghi ngờ phân vân: "Trong những vị đạo sư này, ai nói sự thật, ai nói dối?"
16/12/2013(Xem: 14107)
Giới là sự khác biệt căn bản giữa người nam và người nữ, liên quan đến giới tính, đến vai trò và vị trí xã hội của họ. Vấn đề bình đẳng giới được nêu lên nhằm giải quyết sự thiệt thòi của phụ nữ vì bị đối xử phân biệt
14/12/2013(Xem: 8804)
Trong thời gian gần đây có một số ý kiến cho rằng phương pháp thực hành chánh niệm, hiện pháp lạc trú, mà các nhà Phật học trình bày trong nhiều sách báo, tạp chí Phật giáo là không đúng tinh thần Phật dạy, vì những điều này gần giống với chủ trương của triết thuyết hiện sinh (Existentialism) phương Tây hơn là tư tưởng Phật giáo. Các luận điểm nói:
14/12/2013(Xem: 35222)
Năm 2006, khi tôi viết thư xin phép Thiền sư Bhante H. Gunaratana để dịch quyển tự truyện cuộc đời ngài, Hành Trình Đến Chánh Niệm (Journey To Mindfulness), Thiền sư không những đã từ bi hoan hỷ cho phép, mà còn giới thiệu về quyển sách mới của ngài, Eight Mindful Steps To Happiness. Do duyên lành đó hôm nay bản dịch của quyển sách trên được đến tay độc giả với tựa Bát Chánh Đạo: Con Đường Đến Hạnh Phúc.
14/12/2013(Xem: 10565)
Nói đến tu hành là nói đến tội phước, nếu không rõ tội phước tức là không rõ sự tu hành. Nếu người tu mà cứ lao mình trong tội lỗi, ấy là người tạo tội cho không phải là người tu hành. Mọi sự an vui và đau khổ gốc từ tội phước mà sanh ra. Vì thế muốn thấu hiểu sự tu hành chúng ta phải thấu hiểu tội phước. Tội phước là những hành động thiết thực trong cuộc sống nầy, không phải là chuyện siêu huyền mờ ảo đâu đâu. Thế nên người tu hành phải thấu đáo, phải phân rành vấn đề tội phước.
14/12/2013(Xem: 9196)
Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, vườn ông Anàthapindika. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ kheo: Này các Tỷ kheo, có hai loại người ngu này. Thế nào là hai? Người có phạm tội nhưng không thấy có phạm tội và người không chấp nhận người khác như pháp phát lộ tội của mình. Này các Tỷ kheo, có hai loại người ngu này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]