Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

CHIẾC BÈ - A Lan Nhã

11/08/201106:54(Xem: 7303)
CHIẾC BÈ - A Lan Nhã

CHIẾC BÈ
A Lan Nhã

Một người đang đi trên con đường xa dài, đến một vùng nước rộng, bờ bên này nguy hiểm và hãi hùng, bờ bên kia an ổn và không kinh hãi. Vùng nước dài rộng, nhưng không có thuyền để vượt qua, và cũng không có cầu bắc từ bờ này qua bờ bên kia.

Anh ta suy nghĩ: “Ðây là vùng nước rộng, bờ bên này nguy hiểm và hãi hùng, bờ bên kia an ổn và không kinh hãi, nhưng không có thuyền để vượt qua hay không có cầu bắc qua từ bờ này đến bờ kia. Nay ta hãy thâu góp cỏ, cây, nhánh, lá, cột lại thành chiếc bè, và dựa trên chiếc bè này, tinh tấn dùng tay chân, có thể vượt qua bờ bên kia một cách an toàn”.

Nghĩ rồi, rồi anh ta bèn thâu góp cỏ, cây, nhánh, lá cột lại thành chiếc bè, và nhờ chiếc bè này, tinh tấn dùng tay chân vượt qua bờ bên kia một cách an toàn. Khi qua bờ bên kia rồi, anh ta suy nghĩ: “Chiếc bè này lợi ích nhiều cho ta, nhờ chiếc bè này, ta tinh tấn dùng tay chân để vượt qua bờ bên kia một cách an toàn. Nay ta hãy đội chiếc bè này trên đầu hay vác nó trên vai, và đi đến chỗ nào ta muốn”.

Và, tri ân chiếc bè như thế, không ngần ngại, anh ta đội chiếc bè trên đầu và tiếp tục cuộc hành trình của mình, mặc người đời xì xào, bàn tán!

(Kinh Trung bộ, tập I, kinh Ví dụ con rắn - Alagaddùpama sutta. HT.Thích Minh Châu Việt dịch)

Bàn thêm:

Tri ân là điều đáng quý, nhưng tri ân theo kiểu anh chàng trong câu chuyện kể trên thì thật ngốc. Bởi, sở dụng của chiếc bè là đưa người qua sông, qua vùng nước để đến bờ bên kia - đáo bỉ ngạn.

Bờ bên này là chỉ cho thân kiến, sự chấp chặt vào bản ngã, tham đắm các dục - các dục vui ít, khổ nhiều, đầy chướng ngại, hiểm nguy và kinh hãi. Bờ bên kia là Niết bàn, tịch tịnh an vui, đoạn trừ tham ái chấp thủ. Chiếc bè là pháp tu, là Bát chánh đạo.

Người tu tập rõ biết vô minh, tham ái, chấp thủ chính là đầu mối của khổ, là nguyên nhân của sinh tử luân hồi. Cần phải chân chính nhận rõ cái “tôi”, cái “của tôi” và “tự ngã của tôi”, diệt trừ tham ái, chấp thủ. Các pháp tu chính là phương tiện giúp chúng ta có được cái nhìn chân chính ấy. Nhưng khi chúng ta đạt được mục đích cũng chính là lúc chúng ta từ bỏ phương tiện, vì còn nắm giữ (dù là pháp hay phi pháp), cũng đều là trạng thái chấp thủ, bất an và kinh hãi như Đức Phật đã dạy.

Trong nhà thiền phân biệt hai cách tu: một làdùng pháp, và hai làpháp dùng.

Dùng pháp tức là nương vào các phương pháp tu tập (phương tiện) để tu trì, như tụng kinh, ngồi thiền, niệm Phật, ăn chay, giữ giới v.v… để đoạn trừ tham ái, chấp thủ, vô minh, thấu rõ được các pháp vốn là giả hợp, tự tại trước vô thường, trút sạch được cái “tôi”, đạt đến cứu cánh niết bàn. Cái tôi và cái của tôi được trút sạch, không còn bám giữ, tức “xả pháp”, thì cũng đâu còn bám vào phương tiện.

Cònpháp dùng, tức cũng giống kẻ ngu đội chiếc bè trên đầu kia, bị phương tiện trói buộc, không thể đạt đến cứu cánh. Bởi tự thân các phương pháp tu tập không phải là mục đích, nó là “ngón tay chỉ trăng” chứ không phải “mặt trăng”. Người tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền… mà còn nghĩ mình làm thế để được làm Phật là người bị pháp dùng chứ không phải dùng pháp. Người dùng pháp phải hiểu rõ rằng đó chỉ là những phương tiện để chúng ta thấy rõ được bản tâm của mình. Một khi còn bị cái “tôi” sai sử trói buộc, tức chúng ta còn đầy dẫy những sự mê lầm, không thể có được cái nhìn chân chính.

Chúng tôi xin mở ngoặc để đưa ra một ví dụ dễ hiểu. Như ở đời, người ta dùng tiền làm phương tiện trao đổi. Nỗ lực "chánh mạng" làm ra tiền để phục vụ cho đời sống là dùng tiền. Còn khi vì bất chấp thủ đoạn, lường gạt, chèn ép để đạt được tiền bằng mọi cách, hay vì tiền mà làm bất kỳ điều gì là bị tiền dùng, bị sai sử bởi đồng tiền. Người như thế thật đáng thương!

Chúng ta vẫn thuờng nghe:Được cá thì quên nơm, được ý thì quên lời, nên phải nương nơi lời mà đạt ý. Đạt ý mà vẫn còn chấp lời thì chưa thể gọi là liễu ngộ. Đức Phật vì muốn diễn bày thật nghĩa nên phải dùng vô số phương tiện; chúng ta phải nương theo phương tiện để ngộ lẽ chân thật chứ không phải khư khư ôm lấy phương tiện và mắc kẹt vào đó. Những người chỉ biết đem phương tiện (pháp) ra để hý luận, tranh cãi mà không biết nương vào đó để tu tập thì không những không đạt được chút ích lợi nào, mà ngược lại còn bị vướng vào muộn phiền, khổ não.

Do đó, Phật dạy: Pháp còn phải bỏ huống hồ phi pháp!


Nguồn: Nguyệt san Giác Ngộ Số Vu Lan 185 / Tuyển Tập Vu Lan TVHS

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/09/2016(Xem: 5649)
Bốn Sự Thật Cao Quý được các kinh sách Hán ngữ gọi là Tứ Diệu Đế, là căn bản của toàn bộ Giáo Huấn của Đức Phật và cũng là một đề tài thuyết giảng quen thuộc. Do đó đôi khi chúng ta cũng có cảm tưởng là mình hiểu rõ khái niệm này, thế nhưng thật ra thì ý nghĩa của Bốn Sự Thật Cao Quý rất sâu sắc và thuộc nhiều cấp bậc hiểu biết khác nhau.
12/09/2016(Xem: 7615)
Sanh tử tử sanh chẳng chút ngừng Tiếp diễn muôn đời mãi không ngưng Nhìn dòng nước chảy luôn bất tận Cùng gió mây trời bổng nhẹ tưng
20/08/2016(Xem: 4243)
Hoặc trên trời dưới biển Hay trốn vào động núi Không chỗ nào trên đời Trốn được quả ác nghiệp. (1)
20/08/2016(Xem: 4173)
Đạo Phật thường được xem là Đạo Giải Thoát. Chính đức Phật Thích Ca đã từng tuyên bố : « Ví như này các tỳ kheo, biển lớn chỉ có một vị là vị mặn. Cũng vậy, này các tỳ kheo, Pháp này cũng chỉ có một vị là vị Giải Thoát » (1)
20/08/2016(Xem: 4259)
Người sống mặc buông lung Ái tăng như dây rừng Sống đời này đời khác Như vượn tham quả rừng. (1)
28/05/2016(Xem: 11929)
Phật Tánh đó là Tánh Giác Ngộ, Tánh Phật, Bổn Tánh Lành, Mầm Lương Thiện trong mọi loài chúng sinh. Cũng gọi là Như Lai Tánh, đối nghĩa với chúng sanh tánh. Kinh Phạm võng: Tất cả chúnh sanh đều có sẵn Tánh Giác Ngộ nơi mình (Nhứt thiết chúng sanh giai hữu Phật Tánh). Nhờ có Tánh Giác Ngộ ấy, bổn tánh lành ấy chúng sanh công nhận và thấu đạt lý nhân quả, hiểu cái thể tự nhiên của mình đồng với Phật. Phật Tánh nơi ta luôn tiến chớ không phải thối, tích lũy chớ không phải tiêu vong, nó tiến tới mãi, nó khiến cho cảnh trần càng tươi đẹp, càng thuần tịnh, nó đưa lần mọi vật đến gần cái tuyệt đẹp, tuyệt cao, tuyệt diệu, tuyệt trong sáng thánh thiện. Mỗi loài đều có nơi mình Phật Tánh, dầu cho loài nào có thấp hèn tới đâu cũng có khả năng thành Phật. Không trừ loài nào, không một ai mà không có khả năng thành Phật.
30/04/2016(Xem: 15690)
Pháp Thân tiếng Sanscrit là Dharmakaya, tiếng Nhật là Hosshimbutsu, tiếng Pháp là Corps d’essence. Đó là nói về Chơn Thân, Đạo Thể, thể của Pháp Tánh. Pháp Thân của Phật có 4 Đức: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh (4 Đức Ba La Mật). Nó không mắc vào tứ khổ (Sanh, Lão, Bệnh, Tử). Nó không lớn, không nhỏ, không trắng, không đen, không có Đạo, không vô Đạo, nó tự nhiên trường tồn, không thay đổi. Dầu Phật có ra đời hay không thì nó cũng như vậy mãi.
24/04/2016(Xem: 31712)
Qua mạng Amazon.com, tôi đặt mua cuốn sách tiếng Anh “In The Buddha’s Words” của Bhikkhu Bodhi ngay sau khi xuất bản năm 2005. Đọc sơ qua phần đầu rồi để đó. Mỗi lần đi đâu, tôi mang theo để đọc từ từ vài trang, trong lúc chờ đợi, trước khi đi ngủ. Cứ thế dần dần qua năm tháng. Rồi cũng không thẩm thấu được bao nhiêu.
29/02/2016(Xem: 9767)
Khi trình bày tổng quát về Phật pháp theo cách tu tập của người Tây Tạng, tôi thường chỉ rõ rằng đạo Phật áp dụng ở Tây Tạng là một hình thức kết hợp các giáo lý thuộc Tiểu thừa, Bồ Tát thừa và Mật thừa, bao gồm cả những pháp môn như là Đại Thủ Ấn. Vì có khá nhiều người [hiện diện ở đây] đã nhận lễ quán đảnh và thọ học giáo pháp v.v... nên việc giảng giải về một cấu trúc hoàn chỉnh [của Phật giáo Tây Tạng] có thể sẽ hữu ích.
28/02/2016(Xem: 7213)
Một thuyết giảng ở Luân Đôn, Anh quốc, 1988. Được chuyển dịch sang Anh ngữ bởi Geshe Thupten Jinpa và hiệu đính bởi Jeremy Russell. Được xuất bản lần đầu tiên trong Cho-Yang (No.5), là một tạp chí được phát hành bởi Bộ Tôn Giáo và Văn Hóa thuộc chính quyền Trung Ương Tây Tạng ở Dharamsala. Copyright His Holliness the Dalai Lama 14 (Bản quyền thuộc về Thánh đức Dalai Lama thứ 14) Quyền cho phép phổ biến Việt ngữ miễn phí với sự chuẩn thuận của ngài Rajiv Mehrotra, đại diện Foundation For Universal Responsibility of HH The Dalai Lama (www.furhhdl.org)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567