Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Câu hỏi về sự chứng ngộ Niết Bàn

27/03/201101:54(Xem: 5435)
Câu hỏi về sự chứng ngộ Niết Bàn

Lời Dẫn Nhập:

Đây là câu hỏi liên quan đến sự chứng ngộ Niết Bàn củađức vua Milinda (Mi Lan Đà) và phần trả lời của Trưởng Lão Nāgasena (Na Tiên).Phần này được trích dịch từ tác phẩm Milindapañhā -Milinda Vấn Đạo. Hy vọng rằng văn bản này có thể giúp ích được ít nhiềucho các hành giả đang tinh cần tu tập giải thoát. - TỳKhưu Indacanda.

*****

CÂU HỎI VỀ SỰ CHỨNG NGỘ NIẾT BÀN:

1. “Thưa ngài Nāgasena, ngàinói rằng: ‘Niết Bàn không là quá khứ, không là hiện tại, không là vị lai, khôngphải là được sanh lên, không phải là không được sanh lên, không phải là sẽ đượclàm cho sanh lên.’ Thưa ngài Nāgasena, ở đây người nào đó thực hành đúng đắn vàchứng ngộ Niết Bàn, thì người ấy chứng ngộ cái (Niết Bàn) đã được sanh lên, haylà làm cho (Niết Bàn) sanh lên rồi chứng ngộ?”

“Tâu đại vương, người nào đó thực hành đúng đắn thìchứng ngộ Niết Bàn, người ấy chứng ngộ không phải cái (Niết Bàn) đã được sanhlên, không phải là làm cho (Niết Bàn) sanh lên rồi chứng ngộ. Tâu đại vương, tuynhiên có cảnh giới Niết Bàn ấy, người ấy thực hành đúng đắn và chứng ngộ cáiấy.”

“Thưa ngài Nāgasena, xin ngài chớ làm cho câuhỏi này bị che đậy lại rồi mới giải thích. Xin ngài hãy làm cho nó được mở ra,được rõ ràng, rồi giải thích. Với ước muốn đã được sanh khởi, với sự nỗ lực đãđược sanh khởi, điều nào ngài đã học, xin ngài hãy tuôn ra tất cả các điều ấycho chính trường hợp này. Ở đây, đám người này là mê muội, bị sanh khởi nỗiphân vân, bị khởi lên sự nghi ngờ. Xin ngài hãy phá vỡ mũi tên có sự độc hại ởbên trong ấy.”

2. “Tâu đại vương, có cảnh giới Niết Bàn ấy,tịch tịnh, an lạc, hảo hạng. Người thực hành đúng đắn, trong khi tiếp xúc cáchành theo lời dạy của đấng Chiến Thắng, nhờ vào tuệ mà chứng ngộ Niết Bàn. Tâuđại vương, giống như người đệ tử, theo lời dạy của vị thầy, nhờ vào tuệ mà chứngngộ được kiến thức. Tâu đại vương, tương tợ y như thế người thực hành đúng đắntheo lời dạy của đấng Chiến Thắng, nhờ vào tuệ mà chứng ngộ Niết Bàn.”

“Vậy thì Niết Bàn sẽ được nhìnthấy như thế nào?”

“Sẽ được nhìn thấy là không có rủi ro, không cóbất hạnh, không có sợ hãi, là an toàn, tịch tịnh, an lạc, thoải mái, hảo hạng,trong sạch, mát lạnh. Tâu đại vương, giống như người đàn ông, trong khi bị đốtnóng bởi ngọn lửa với nhiều đống củi đã được phát cháy sôi sục, sau khi thoátkhỏi nơi ấy nhờ vào sự nỗ lực, và đi vào nơi không có ngọn lửa, rồi đạt đượchạnh phúc tột độ ở nơi ấy. Tâu đại vương, tương tợ y như thế người nào thựchành đúng đắn, người ấy nhờ vào sự tác ý đúng đường lối chứng ngộ Niết Bàn anlạc tối thượng, nơi xa lìa sức nóng của ngọn lửa gồm ba loại. Tâu đại vương, ngọnlửa là như thế nào thì ngọn lửa gồm ba loại nên được xem xét như vậy. Người đànông ở trong ngọn lửa là như thế nào thì người thực hành đúng đắn nên được xemxét như vậy. Nơi không có ngọn lửa là như thế nào thì Niết Bàn nên được xem xétnhư vậy.

3. Tâu đại vương, hoặc là giống như người đànông đi đến nơi chất đống các xác chết của rắn, chó, người và các phần thải bỏcủa cơ thể, bị kẹt vào ở giữa các búi tóc bị rối lại của các xác chết, sau khi thoátkhỏi nơi ấy nhờ vào sự nỗ lực, và đi vào nơi không có xác chết, rồi đạt đượchạnh phúc tột độ ở nơi ấy. Tâu đại vương, tương tợ y như thế người nào thựchành đúng đắn, người ấy nhờ vào sự tác ý đúng đường lối chứng ngộ Niết Bàn anlạc tối thượng, nơi xa lìa xác chết phiền não. Tâu đại vương, xác chết là nhưthế nào thì năm loại dục nên được xem xét như vậy. Người đàn ông đi đến nơi cácxác chết là như thế nào thì người thực hành đúng đắn nên được xem xét như vậy.Nơi không có xác chết là như thế nào thì Niết Bàn nên được xem xét như vậy.

Tâu đại vương, hoặc là giống như người đàn ông bịkhiếp sợ, bị run sợ, bị rúng động, có tâm bị xáo trộn và bị tán loạn, sau khi thoátkhỏi nơi ấy nhờ vào sự nỗ lực, và đi vào nơi chắc chắn, vững chải, không layđộng, không có sự sợ hãi, rồi đạt được hạnh phúc tột độ ở nơi ấy. Tâu đạivương, tương tợ y như thế người nào thực hành đúng đắn, người ấy nhờ vào sự tácý đúng đường lối chứng ngộ Niết Bàn an lạc tối thượng, nơi xa lìa sự sợ hãi vàsự run sợ. Tâu đại vương, sự sợ hãi là như thế nào thì sự sợ hãi được vận hànhmột cách liên tục tùy thuận theo sanh-già-bệnh-chết nên được xem xét như vậy.Người đàn ông bị khiếp sợ là như thế nào thì người thực hành đúng đắn nên đượcxem xét như vậy. Nơi không có sự sợ hãi là như thế nào thì Niết Bàn nên đượcxem xét như vậy.

Tâu đại vương, hoặc là giống như người đàn ôngbị té ngã vào khu vực là vũng bùn, đầm lầy, bị ô nhiễm, dơ bẩn, sau khi ra khỏivũng bùn, đầm lầy ấy nhờ vào sự nỗ lực, và đi đến khu vực hoàn toàn trong sạch,không nhơ bẩn, rồi đạt được hạnh phúc tột độ ở nơi ấy. Tâu đại vương, tương tợy như thế người nào thực hành đúng đắn, người ấy nhờ vào sự tác ý đúng đườnglối chứng ngộ Niết Bàn an lạc tối thượng, nơi xa lìa vũng lầy phiền não ô nhiễm.Tâu đại vương, vũng bùn là như thế nào thì lợi lộc, tôn vinh, danh tiếng nênđược xem xét như vậy. Người đàn ông ở trong vũng bùn là như thế nào thì ngườithực hành đúng đắn nên được xem xét như vậy. Khu vực hoàn toàn trong sạch,không nhơ bẩn là như thế nào thì Niết Bàn nên được xem xét như vậy.”

4. “Thưa ngài, vậy thì người thực hành đúng đắnlàm cách nào chứng ngộ Niết Bàn ấy?”

“Tâu đại vương, người nào thực hành đúng đắn, ngườiấy tiếp xúc với sự vận hành của các hành; trong khi tiếp xúc với sự vận hành,nhìn thấy sự sanh, nhìn thấy sự già, nhìn thấy sự bệnh, nhìn thấy sự chết ở nơiấy, không nhìn thấy bất cứ điều gì an lạc, thoải mái ở nơi ấy, từ phần đầu, từ phầngiữa, từ phần cuối. Người ấy không nhìn thấy bất cứ điều gì đáng được nắm bắt.

Tâu đại vương, giống như người đàn ông khôngnhìn thấy bất cứ chỗ nào đáng được nắm bắt ở cục sắt được đốt nóng trọn ngày, bịbốc cháy, sôi sục, nóng bỏng, từ phần đầu, từ phần giữa, từ phần cuối. Tâu đạivương, tương tợ y như thế người nào tiếp xúc với sự vận hành của các hành,người ấy trong khi tiếp xúc với sự vận hành, nhìn thấy sự sanh, nhìn thấy sựgià, nhìn thấy sự bệnh, nhìn thấy sự chết ở nơi ấy, không nhìn thấy bất cứ điềugì an lạc, thoải mái ở nơi ấy, từ phần đầu, từ phần giữa, từ phần cuối. Ngườiấy không nhìn thấy bất cứ điều gì đáng được nắm bắt. Đối với người ấy, trongkhi không nhìn thấy điều gì đáng được nắm bắt, sự không thích thú được thànhlập ở tâm của người ấy, sự nóng bức xuất hiện ở thân của người ấy. Người ấy,không có sự bảo vệ, không có sự nương nhờ, có trạng thái không có chỗ nươngnhờ, nên nhàm chán ở các hữu.

Tâu đại vương, giống như người đi vào đống lửalớn, có ngọn lửa cháy rực. Ở đó, người ấy không có sự bảo vệ, không có sự nươngnhờ, có trạng thái không có chỗ nương nhờ, nên nhàm chán ở ngọn lửa. Tâu đạivương, tương tợ y như thế, đối với người ấy, trong khi không nhìn thấy điều gìđáng được nắm bắt, sự không thích thú được thành lập ở tâm của người ấy, sựnóng bức xuất hiện ở thân của người ấy. Người ấy, không có sự bảo vệ, không cósự nương nhờ, có trạng thái không có chỗ nương nhờ, nên nhàm chán ở các hữu.Đối với người ấy, đã nhìn thấy nỗi sợ hãi ở sự vận hành, có tâm như vầy sanhkhởi: ‘Sự vận hành này quả đã được đốt nóng, được cháy đỏ, được cháy rực, cónhiều khổ đau, có nhiều ưu phiền. Nếu ai đó có thể đạt được sự không vận hành,điều ấy là tịch tịnh, điều ấy là hảo hạng, tức là sự yên lặng của tất cả cáchành, sự từ bỏ tất cả các mầm tái sanh, sự diệt tận ái dục, sự lìa khỏi luyến ái,sự tịnh diệt, Niết Bàn.’ Nhờ vậy, tâm của người ấy lao vào ở sự không vận hành,được tin tưởng, được hài lòng, được vui mừng: ‘Sự thoát ra đã đạt được bởi ta.’

Tâu đại vương, giống như người đàn ông bị lạclối, bị rơi vào nơi lạ, sau khi nhìn thấy lối ra, thì lao vào nơi ấy, được tintưởng, được hài lòng, được vui mừng: ‘Lối ra đã đạt được bởi ta.’ Tâu đạivương, tương tợ y như thế đối với người đã nhìn thấy nỗi sợ hãi ở sự vận hành, thìtâm của người ấy lao vào ở sự không vận hành, được tin tưởng, được hài lòng,được vui mừng: ‘Sự thoát ra đã đạt được bởi ta.’ Người ấy tích lũy, theo đuổi,tu tập, thực hành thường xuyên đạo lộ đưa đến sự không vận hành. Đối với người ấy,niệm được thành lập ở mục đích ấy, tinh tấn được thành lập ở mục đích ấy, hỷđược thành lập ở mục đích ấy. Trong khi người ấy chú tâm liên tục ở tâm ấy, thìvượt qua sự vận hành, đi đến sự không vận hành. Tâu đại vương, người đã đạt đếnsự không vận hành, đã thực hành đúng đắn, được gọi là ‘chứng ngộ Niết Bàn.’”

“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Trẫm chấp nhậnđiều này đúng theo như vậy.”

Dứt câu hỏi về sự chứng ngộ NiếtBàn.

*****

KINH MI TIÊN VẤN ĐÁP (MILINDA PANHA), Giới Nghiêm



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/05/2015(Xem: 9545)
Lúc thiếu thời, Đức Phật đã có những suy nghĩ giống thiếu nhi hôm nay. Các cháu tự hỏi tại sao bị sốt. Tự hỏi tại sao ông bà các cháu lại chết. Tại sao những ước mơ của các cháu không phải là sự thật. Các cháu tự hỏi về vẻ đẹp và hạnh phúc của cuộc đời. Bởi vì Đức Phật biết rõ suy nghĩ của trẻ em nói riêng và loài người nói chung, Ngài dạy chúng ta làm thế nào để sống hạnh phúc và có cuộc sống thanh bình. Đạo Phật không phải là niềm tin mù quán vào nơi xa lạ nào đó.
24/05/2015(Xem: 11667)
Về cơ bản, lý duyên khởi giải thoát mô tả tâm lý của thiền, nghĩa là, những gì xảy ra trong tiến trình hành thiền được hành giả trải nghiệm từ lúc đầu cho đến lúc cuối. LDKG có liên hệ chặt chẽ với giáo lý duyên khởi nổi tiếng trong đạo Phật. Cho những ai chưa quen thuộc nhiều với những lời Phật dạy, lý duyên khởi là một chuỗi mười hai yếu tố nhân quả kết nối với nhau. Yếu tố cuối cùng trong chuỗi nhân quả này là khổ. Bởi vì là một chuỗi nhân quả, nó cho ta thấy khổ phát sinh như thế nào. Yếu tố thứ nhất của mười hai nhân duyên là vô minh – không có khả năng thấy được thế gian như nó là, và nó thật sự hoạt động như thế nào. Như thế, bắt đầu với vô minh, yếu tố này dẫn đến yếu tố sau, tiếp luôn cho đến khổ đau. Do vậy, lý duyên khởi chỉ cho ta thấy khổ đau chính là hậu quả của vô minh.
20/03/2015(Xem: 7594)
Đạo Phật là đạo từ bi vì thế là người con Phật, chúng ta phải tu tâm từ bi, trưởng dưỡng tâm từ bi trong cuộc sống mỗi ngày vì tâm từ là cội nguồn của mọi thiện nghiệp, là Phật tánh của chúng sanh. Điều này được Đức Phật thuyết trong Kinh Đại Bát Niết Bàn: “Nếu có người hỏi gì là căn bổn của tất cả pháp lành? Nên đáp: Chính là tâm từ… Này thiện nam tử (Ca Diếp Bồ Tát)! Tâm từ chính là Phật tánh của chúng sanh, Phật tánh như vậy từ lâu bị phiền não che đậy nên làm cho chúng sanh chẳng đặng nhìn thấy. Phật tánh chính là tâm từ, tâm từ chính là Như Lai [1, tr.520].
25/02/2015(Xem: 9289)
Bài viết sau đây được tổng hợp từ kinh sách và từ các bài giảng của chư tăng ni, có mục đích phác họa một bức tranh khái quát với tính liệt kê về năm thừa của Phật giáo giới thiệu đến người sơ cơ học Phật hoặc muốn tìm hiểu về đạo Phật. ‘Thừa’ là sự nương tựa vào, được tượng hình như một cổ xe để giúp chúng ta di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Có cổ xe nhỏ, sức yếu chỉ đưa chúng ta đi gần, vòng quanh ở một nơi nào đó, và cũng có cổ xe lớn, có sức mạnh hơn nên có thể đưa chúng ta đi xa hơn, đến những nơi chốn đẹp đẽ hơn, an lạc hơn.
25/02/2015(Xem: 14585)
Tựa đề bài viết này là bốn chữ trích từ câu thứ nhì trong bài “Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh” (bài Tâm Kinh, bản dịch của Ngài Huyền Trang, gồm 270 chữ). Nguyên văn câu này là: “Xá Lợi Tử! Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc; Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc. Thọ, Tưởng, Hành, Thức diệc phục như thị .”
25/02/2015(Xem: 6221)
Chủng tử là hạt mầm của đời sống, là nguồn năng lượng đơn vị cấu thành nghiệp lực, là yếu tố sâu kín và căn bản quyết định sự hình thành cái ‘Ta’ (Ngã) và những cái của Ta (Ngã Sở), là nguyên nhân của mọi hoàn cảnh gặp được trong đời, là đầu mối của hạnh phúc và khổ đau trong hiện tại và dẫn dắt vào vị lai, đời này và đời sau. Soi rọi dưới lăng kính Duy Thức Học cùng vòng chuỗi Mười Hai Nhân Duyên (1.Vô Minh, 2. Hành, 3. Thức, 4. Danh Sắc, 5. Lục Nhập, 6. Xúc, 7. Thọ, 8. Ái, 9. Thủ, 10. Hữu, 11. Sanh, 12. Lão Tử) ta có thể rút ra một số nhận định về tiến trình hình thành chủng tử.
29/01/2015(Xem: 5746)
Lời thưa: Sau bài viết “Những Câu Hỏi Tế Vi”, tôi nhận được khá nhiều câu hỏi từ trong email của tôi cũng như những comment của các bạn Lý Học Phật, Lưu-tâm-Lực, Jan nguyễn, hưng trần... liên hệ đến đề tài. Nhận thấy nội hàm vấn đề không thể chỉ trả lời năm bảy dòng là xong, nên tôi kính nhờ BBT/TVHS cho chuyển tải bài viết này, xem như trả lời chung chứ không phải riêng cho một câu hỏi nào. Tôi chỉ nói cái gốc của vấn đề chứ không bàn đến cành, nhánh của vấn đề. Và tôi cũng không dám chắc đáp ứng được những thắc mắc của chư vị - nhất là kiến giải “bác lãm” của bạn Lý Học Phật mà tôi “thường không lãnh hội nổi”. Đây chỉ là sự chia sẻ của một người học Phật luôn cảm thấy mình còn phải học mãi, học hoài do sở học chỉ mong như là một hạt bụi được dính chân gót chân của các bậc xuất trần thượng sĩ! Trân kính.
29/01/2015(Xem: 5042)
Hôm nay Tăng Ni, Phật tử về đây để mừng năm mới và tha thiết chúc tụng chúng tôi. Thật ra chúng ta mừng thêm một tuổi hay buồn bớt đi một năm sống ? Lần lượt hết năm này sang năm khác, cứ thế mà chúng ta trải qua mấy mươi năm từ thuở bé cho đến ngày nay. Riêng tôi thì tóc bạc da nhăn rồi, còn quí vị có người tóc đã bắt đầu bạc, cũng có người còn trẻ hơn. Trên con đường sanh tử, có người đi hơn nửa đường, có người đi nửa đường, có người mới đi một phần ba, một phần tư đường, đã đi thì nhất định là phải đến, không ai không đến. Thế nên trong nhà Phật lẽ sanh tử là một việc lớn.
21/01/2015(Xem: 9760)
Nguyên văn emai của một cư sĩ: Con có một thắc mắc bấy lâu không biết hỏi ai, con kính xin Thầy giải thích dùm cho con. Câu hỏi này có liên hệ tới bài kệ cô đọng của Lý Duyên Khởi: "Cái này có, cái kia có Cái này sinh, cái kia sinh Cái này không cái kia không Cái này diệt cái kia diệt" Theo chỗ con hiểu, bài kệ này là công thức rốt ráo tóm tắt sự vận hành của Lý Duyên Khởi. Theo như Thế Tôn nói, nó luôn đúng và cho dù Phật có ra đời hay không có ra đời thì nguyên lý này vẫn đứng vững, không thể nào khác hơn được và không có ngoại lệ.
18/01/2015(Xem: 5656)
Cô công chúa trẻ nhất của lãnh chúa đang du hành từ nhà cô ở Kyoto tới thủ đô ở Edo thì trông thấy một người đàn bà bé nhỏ nằm bên vệ đường. Cô công chúa ra lệnh cho đoàn tùy tùng của mình ngừng lại và đỡ bà già lên, bà này gần chết vì lạnh lẽo và đói khát. Cô công chúa đã cứu sống người đàn bà và khi người khách này của cô đủ mạnh mẽ để có thể tự đi một mình, công chúa tặng cho bà ít tiền và chiếc khăn quàng ấm áp của cô. Người đàn bà biết ơn, trao cho công chúa một gói nhỏ và nói: “Xin nhận cái này.” Công chúa hỏi: “Đây là vật gì thế?” “Một cái gương thần kỳ.” “Cái gì khiến nó thành thần kỳ vậy?”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]