Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vườn Trầm

01/10/202320:49(Xem: 1293)
Vườn Trầm

Vườn Trầm
Trần Thị Nhật Hưng


Triết lý nhà Phật rất cao siêu, thực tế, tuyệt vời, và phù hợp với khoa học nhưng nhiều người trong đó có tôi, mang danh con nhà Phật, theo đạo Phật, thế mà ngoài câu niệm Phật “Nam Mô A Di Đà Phật„, hoặc “Nam Mô cứu khổ cứu nạn Quan Thế Âm Bồ Tát„, tôi không biết gì hết. Tại sao vậy?

Thành thật mà nói, có nên “đổ lỗi„ do tổ chức của Phật giáo lỏng lẻo hay do sự lơ là của Phật tử (?). Có lẽ cả hai. Nói cho cùng, Phật giáo vốn tự do, không câu nệ hay bó buộc ai, đến với đạo Phật mọi sự đều tin vào hai chữ nhân duyên, từ cái này sinh ra cái kia, và giữa con người cũng ràng buộc nhau từ hai chữ nhân duyên, chẳng thế mà Đức Phật từng tuyên bố, ta không bao giờ „độ“ được người vô duyên (không có duyên với Phật!)

Nhân duyên cha mẹ đạo Phật thì tôi là Phật tử. Hồi nhỏ cũng do nhân duyên đưa đẩy, tôi còn học trường dòng Thiên Chúa Giáo nữa. Rồi với những sinh hoạt học đường của trường dòng, học giáo lý, đi nhà thờ, dự thánh lễ, nhìn các bạn đạo Chúa được ăn bánh Thánh, được các Linh mục tặng dây chuyền có dấu thánh giá, tôi không được, về nhà đòi mẹ theo đạo Chúa để nhận những ân sũng đó. Mẹ tôi vốn mộ đạo Phật tá hỏa tam tinh, để giữ đạo, liền đưa tôi cùng các chị em trong nhà gia nhập Gia Đình Phật Tử (GĐPT)! Lúc đó tôi vừa 7 tuổi.

Cũng chính nhân duyên này, sinh hoạt cùng anh em GĐPT, tôi biết thêm về sự tích Đức Phật Thích Ca, biết những điều cơ bản trong giáo lý nhà Phât, như Tam Qui Ngũ Giới, biết những bài hát đạo...v.v..và..v.v...bấy nhiêu thôi, tôi đã cảm thấy mình...đạt thành chánh quả!(?)

Thời gian sau, sau bao năm vật đổi sao dời, bôn ba lưu lạc...tôi lại lơ là quên mất tiêu mình là Phật tử! Thậm chí còn không muốn đi chùa nữa cơ. Ai rủ đi chùa, tôi thẳng thừng trả lời: “Đi chợ, tôi đi, đi chùa thì không!„(đúng là thời gian ma đưa lối, quỉ dẫn đường!)

Thế mà bây giờ, như tôi vừa thưa ở trên, mọi sự phải hội đủ nhân duyên, thêm được mẹ...cấy chủng tử Phật hồi nhỏ như gieo hạt Bồ Đề sẵn đó, mới có thể đưa tôi có dịp quay về nương nhờ cửa Phật.

Và để có duyên, thường đến từ nhiều nhân duyên. Có người đến khi tình cờ đọc một cuốn sách kinh, nghe một bài giảng, hay như Ngài Huệ Năng chỉ nghe qua một lời kệ là đã ngộ đạo, hoặc đến đủ mọi cách từ nhiều nhân duyên khác nhau, như hộ đạo, làm công quả đóng góp cho chùa, nghiên cứu học hỏi giáo lý nhà Phật, cầu an, cầu siêu, cầu xin đủ thứ..., hoặc thích không khí nhà chùa tìm khuây khỏa trong tuổi già mong qui tiên được về cõi Phật..v.v..và..v.v..

Riêng tôi, tôi trở về chùa đến từ sự ham mê văn nghệ. Ừ, trước dùng dục câu dắt (mê văn nghệ đó), sau dùng trí để nhổ. Có lạc vào vườn trầm, khi trở ra, dù chưa hái được thỏi trầm nào, ít ra trên người cũng phảng phất mùi hương thơm của nó! Do vậy, từ sau khi Giáo Hội cũng như quí Sư, nhận thấy sự lơ là trách nhiệm với đạo, đã bắt đầu quan tâm tổ chức một cách chặt chẽ nhiều khóa tu để hướng dẫn Phật tử đến với đạo nhiều hơn. Phật tử có hiểu đạo thì tín tâm mới tăng trưởng và sẽ là nguồn năng lượng để thực hiện đường đạo mới cầu an lạc giải thoát, dẫn con người đạt cứu cánh Niết Bàn. Và tại hải ngoại, không chỉ riêng các chùa tại địa phương, những khóa tu tầm cỡ Âu Châu
rồi lan sang Úc Châu, Mỹ Châu đã bắt đầu thực hiện mà người lãnh đạo tối cao khởi xướng chính là Hòa Thượng (HT) Khánh Anh, Pháp quốc, HT Thích Minh Tâm. Khóa tu ban đầu chỉ tại địa phương Paris với 21 Phật tử, tiến dần sang các nước lân cận như Thụy Sĩ (đã được 100 người tham dự) rồi Áo, Đức...đến khắp Âu Châu có lúc trên cả ngàn người hưởng ứng.

Mãi cho đến khóa thứ 7, tổ chức tại Thụy sĩ, tôi mới có nhân duyên tìm đến, mà đến không phải cầu học đạo đâu nhé, đến do thích múa hát mà ra! Khóa tu có lực lượng GĐPT đông đảo các em trẻ tha hồ cho tôi vùng vẫy thỏa mãn niềm đam mê văn nghệ của tôi. Cho đến một lúc, thời gian khá dài, những lời... thị phi chỉ trích tôi rất nhiều: “Chị đó đến chùa chỉ để múa hát, chứ chẳng học giáo lý gì ráo!„ Bị ...chê trách mãi cũng nhột (cũng là một nhân duyên thúc đẩy), nên một ngày nọ, khi thấy bao người say mê chăm chú nghe giảng giáo lý, tôi tò mò mon men vào nghe thử. Ôi, một chân trời mới lạ đã nở hoa trong tâm khảm tôi, tôi cũng bị cuốn hút theo lời Phật dạy qua lời giảng của quí Thầy. Tôi chìm luôn trong vườn trầm, không chỉ để thưởng thức mùi hương mà còn tìm cách hái cho được trầm nữa. Mà muốn hái được trầm thì không phải dễ, vì chính trầm hương, vốn tự nó sinh ra hun đúc từ những tổn thương từ khí hậu, côn trùng và thời tiết, với thời gian chịu nhiều áp lực “đau đớn„ tiết ra chất nhựa tích tụ tinh dầu mới sinh ra mùi hương trở thành loại gỗ thơm gọi là trầm hương. Cũng vậy, chính trong cuộc sống của chúng ta, nếu mãi an lành hạnh phúc, bình yên trong tháp ngà, chúng ta sẽ không bao giờ trưởng thành, khó thấy được sâu xa mặt trái của cuộc đời. Trái lại, khi lăn lộn với bao gian khổ, khó khăn, nếm trải đủ mùi vị cay, đắng, ngọt, bùi..., tự mình sẽ thấy cuộc sống giá trị hơn mà trong Phật giáo cho là phải...đụng tới phiền não mới thấy được Bồ Đề, có trực diện với nghịch cảnh mới tìm thấy Niết Bàn là vậy đó.

Từ sau khi lạc vào Vườn Trầm và muốn hái trầm, tôi hăng hái vác theo cuốc, xẻng...đào bới xới lộn vườn trầm quyết tìm cho được trầm quí. Và tôi tìm trầm như thế nào, từng bước xin trình bày các bạn nghe.

Đạo Phật có 84 ngàn pháp môn để tu. Tu cách nào để phù hợp với khả năng, trình độ của mỗi người. Không cần phải cao siêu, chỉ một lời nói của một đứa trẻ, một hành động tốt của bất cứ ai cũng là một phép tu cho mình học, huống hồ tại khóa tu (xin đề cập khóa tu Âu Châu) đã có biết bao bạn đạo “thiện hữu tri thức„ từ anh em GĐPT, lực lượng trẻ với tấm lòng vì đạo pháp, vì dân tộc quên đi những ngày vui chơi thế tục dấn thân hy sinh đến khóa tu để chu toàn trách nhiệm lo cho đoàn sinh của mình và đồng thời làm “vú em„ trông nom con cái các học viên để phụ huynh an tâm học đạo. Rồi còn ban trai soạn lo việc hậu cần, cho là...hậu mà lại rất quan trọng ưu tiên lo trước từ cả năm để khi ra quân xông pha tả xung hữu đột múa may quay cuồng trong nhà bếp với bao dao, thớt, chén, muỗng, nĩa...nhìn thấy đã chóng mặt, thế mà họ miệt mài suốt cả 10 ngày tại khóa tu lo cho cả ngàn người, ngày ba bữa, đúng giờ, đúng giấc để mong mọi người no bụng vì “có thực mới vực được đạo!„ Còn nhiều khâu khác nữa, nào ban hành đường (bồi bàn, rửa chén), ban văn phòng đôi khi thức suốt đêm đón người mới đến, sắp xếp nơi ăn chốn ngủ, ban hoa đăng, ban vệ sinh..v.v..và..v.v..Ôi, ban nào cũng xả thân hết mình với tinh thần “Phục vụ chúng sinh là cúng dường Chư Phật„ nên nét mặt ai nấy vui tươi rạng rỡ thân thiện...làm như người chung một nhà mà cha già chính là đấng Thế Tôn. Tôi thấy tiên cảnh Niết Bàn không đâu xa mà hiện hữu ngay cõi ta bà này do mình và tự mình tạo ra thôi. Bấy giờ, tôi mới nhận ra, bấy lâu tôi...hư quá, lang thang ngụp lặn trong tham dục đời thường tưởng là tuyệt hảo, dè đâu “Vui trong tham dục, vui rồi khổ. Khổ để tu hành khổ hóa vui„(Thơ Thầy Thích Thanh Từ) tôi mới biết tìm đến vườn trầm, và chính những điều mắt thấy tai nghe là những thỏi trầm, miếng trầm tỏa hương thơm tôi nắm bắt...!


tram huong 2


Rồi tôi đi sâu vào vườn trầm, đi mãi vào ...rừng trầm để mong tìm những cây trầm đại thụ, và tôi đã gặp bao cao Tăng tu hành tại đây, không chỉ các sư tại Âu Châu mà còn từ Hoa Kỳ, Úc, Canada ...nữa cơ. Các vị đã trao cho tôi bao trầm hương qua lời giảng của quí Sư dựa theo lời dạy của Đức Phật. Những thỏi trầm quí mang tên: Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, Bát Nhã, Phổ Môn, Chú Đại Bi, Thập Chú, Thần Chú..v.v..và.v.v.Ôi, nhiều lắm, rồi với thời gian, nếu thành tâm trân quí và nắm giữ những thỏi trầm, thì hương trầm của nó cũng ít nhiều tỏa hương thơm ngát đánh bạt những sú uế mà bụi đời đã phủ lên người chúng ta.

Từ đó, tôi gần như mê mẩn vườn trầm và mong hái trầm. Nhưng bạn ơi, trầm là một gỗ quí, hiếm hoi, không nhiều và không sẵn đâu nhé, phải chí tâm may ra mới tìm thấy. Cũng vậy, muốn tìm đến Niết Bàn qua lời Phật dạy, cũng đòi hỏi chúng ta thành tâm, vì kinh Phật thực sự vốn khó nghe, nghe rồi khó hiểu, hiểu rồi khó hành. Nhưng trên hết, nếu quyết tâm thì không gì khó cả.

Nào, các bạn ơi, nếu cũng thích hương trầm như tôi, thì hãy chuẩn bị hành trang, chúng ta cùng lên đường nhé. Trầm hương tuy hiếm nhưng thực sự vẫn hiện hữu trên cõi đời này, cố tìm vẫn ra thôi.

Thân chào các bạn. Chúc các bạn những ngày vui.

Trần Thị Nhật Hưng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/01/2011(Xem: 53094)
QUYỂN 5 MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI BỐN (Năm 574 trước TL) 91 CÁC LOẠI CỎ Đầu Xuân, khi trời mát mẻ, đức Phật tính chuyện lên đường trở về Sāvatthi. Thấy hội chúng quá đông, đức Phật bảo chư vị trưởng lão mỗi vị dẫn mỗi nhóm, mỗi chúng phân phối theo nhiều lộ trình, qua nhiều thôn làng để tiện việc khất thực. Hôm kia, trời chiều, cạnh một khu rừng, với đại chúng vây quanh, đức Phật ngắm nhìn một bọn trẻ đang quây quần vui chơi bên một đám bò đang ăn cỏ; và xa xa bên kia, lại có một đám trẻ khác dường như đang lựa tìm để cắt những đám cỏ xanh non hơn; ngài chợt mỉm cười cất tiếng gọi:
02/01/2011(Xem: 12393)
Chúng ta an vị Phật là rước Phật trong lòng chúng ta đem thờ tại chùa, để khi nhìn thấy Phật tại chùa mà nhớ Phật trong lòng của chúng ta...
31/12/2010(Xem: 2594)
Tâm giác ngộ còn được gọi là Bồ đề tâm (Bodhicitta). Trong tiếng Phạn, “citta” là tâm và “Bodhi” là giác ngộ. Bodhicitta có thể được dịch là tâm hiểu biết hoặc tâm chứa đầy hiểu biết.
30/12/2010(Xem: 2886)
Một điều tối quan trọng là mọi người cần biết học cách trân trọng và tri ân; nếu không họ sẽ vẫn mãi khổ đau và tự gây áp lực và căng thẳng cho chính bản thân mình.
23/12/2010(Xem: 3069)
Cách tốt nhất để đem đến ý nghĩa cho cuộc đời bạn là khiến nó có lợi cho những người khác, bằng lòng bi mẫn của bạn với họ. Đó cũng là cách tốt nhất để tìm thấy bình an, hạnh phúc...
17/12/2010(Xem: 23429)
Ý thức được cái chết là điều hệ trọng: phải hiểu rằng ta không ở lâu trên địa cầu này. Không ý thức được cái chết, ta sẽ không thể tận dụng toàn vẹn cuộc sống của ta.
16/12/2010(Xem: 3266)
Nền tảng những lời dạy của Đức Phật là phật tính. Và cũng do phật tính mà Đức Phật đã ban cho những lời giảng. Mọi chúng sinh đều có khả năng để hoàn thiện và đạt được giác ngộ.
15/12/2010(Xem: 8783)
Trong tâm của chúng ta, nước là do ái mà hiện tướng. Nước là thứ đi xuống, chảy xuống, chứ không bao giờ chảy lên. Hễ có sân, ghét, bực bội thì có lửa, phực lửa bật ra...
14/12/2010(Xem: 19476)
Để hiểu Đạo Phật là gì? Ta hãy gạt mọi thiên kiến chỉ cần tìm sâu vào nguồn giáo lý cao đẹp ấy, một nền giáo lý xây dựng trên sự thật để tìm hiểu sự thật, do đức giáo chủ Thích Ca Mâu Ni sáng lập.
14/12/2010(Xem: 11770)
Vào ngày trăng tròn tháng năm năm 623 trước Tây lịch, một hoàng tử thuộc bộ tộc Thích Ca (1) của Ấn Ðô, tên là Tất Ðạt Ða (Siddhattha) họ Cồ Ðàm (Gotama) đã ra đời...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]