Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vài nét về những bài thơ của Hòa thượng Thích Trí Thủ

22/06/202004:44(Xem: 4260)
Vài nét về những bài thơ của Hòa thượng Thích Trí Thủ

HT_Tri_Thu_3





Vài nét về những bài thơ của Hòa thượng Thích Trí Thủ


Tuy số lượng thơ rất ít ỏi, nhưng không vì thế mà chúng không mang lại cho chúng ta một cái nhìn chính xác và rõ ràng hơn về cuộc đời của ngài và cũng từ đây, chúng ta mới thấy rõ được chân dung của một bậc thầy vĩ đại, qua chí nguyện kiên cường của ngài trong việc “Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh” một cách trọn vẹn như trong bài:

“Đốt nén tâm hương trước Phật đài
Phổ Hiền hạnh cả nguyện nào sai
Hiện thân cát bụi vào muôn nẻo
Cứu bệnh trầm kha khắp mọi nhà.”
(tụng Kinh Hoa Nghiêm cảm tác)
Chính hạnh nguyện của Ngài Phổ Hiền Bồ-tát đã chắp cánh cho ngài bay lên cao hơn và hình như ngài đã thật sự khế hợp với pháp môn này. Qua bốn câu thơ như là vừa tán dương hạnh cả của Ngài Phổ Hiền và cũng như là vừa lập nguyện cho chính mình; những tương ưng ở đây thật tuyệt vời cho khắp không gian vô cùng và thời gian vô tận. 
Nó nói lên chí nguyện bền chắc lâu dài qua hai đức trí tuệ và từ bi, được thể hiện từ hạnh nguyện. Nhưng trước khi ngài muốn thể hiện hạnh nguyện này, ngài đã phải trải qua những năm tháng lau sạch bình bát trong chức năng nối dòng nghiệp Thánh không biết là bao lâu, ngài đã thật sự không còn nhớ nữa:
“Tào khê nước chảy về đông
Bình bát nối dõi lâu không nhớ ngày
Trăng thiền nào có khác xưa
Viên Thành ấn chứng đã dày công tu.”
(Nước Tào Khê)
 
Những huân tập thiền đã đưa đến sự bùng vỡ trong tu tập “Trăng thiền nào có khác xưa”. Đó chính là cái nhân, để từ đó Ôn cất cánh bay xa, đó cũng chính là những nỗ lực ban đầu trong việc thượng cầu Phật đạo của ngài và chúng luôn được thể hiện qua cuộc sống sau này, được thể hiện từ cuộc sống trong hạ hóa chúng sinh không bao giờ ngừng nghỉ, qua việc vừa giữ tâm mình luôn luôn trong sáng, cùng đem trí tuệ đó sáng soi cho mọi người:
“Nội hạc chưa ngừng sân Lão thọ
Ngàn mây còn vướng ngõ Hoàng Mai
Non xanh, pháp nhãn hoa Linh Thứu
Nước biếc, thiền tâm bóng Thiện Tài.”
(Cảm tác xuân Canh Tuất)
Trước hết, trong hiện tại, tấm lòng của ngài đang được những hình ảnh và các biểu tượng như nội hạc, ngàn mây, non xanh, nước biếc và cây sân Lão, ngõ Hoàng Mai, hoa Linh Thứu, bóng Thiện Tài đang nuôi dưỡng và làm lớn mạnh hạt giống an lành, giải thoát trong cuộc sống của chính ngài, đó chính là cửa ngõ bước vào Không tâm của ánh sáng trăng thiền nào khác xa xưa và sau nữa là ánh sáng đó ngài vẫn giữ mãi nó không bao giờ đánh mất:
“Đốt nén hương nguyền thề sám hối
Trước sau giữ trọn chữ Không Tâm.”
(Xuân Quý Mão cảm tác)
Trong phương tiện tương đối để chúng ta bước vào cửa Không của không cửa nhà Tổ thì đương nhiên, những hình ảnh và những biểu tượng đó cần phải có, để chúng ta lấy làm phương tiện, làm nhân cho những bước đi giải thoát kế tiếp. Do đó, chúng ta rất cần có những phương tiện đó. 
Chính vì chúng là những phương tiện tạm thời cần thiết, nên chúng chính là những nhân tố không thể không có cho chúng ta trong lúc thực hiện hạnh nguyện thượng cầu hạ hóa. Nếu không có chúng, chúng ta sẽ bị kẹt vào trong thiên chấp của sắc không và luôn luôn bị chúng trói buộc vào tà kiến đảo điên, thị phi, khó thoát ra được.
Như vậy chúng ta cầm chắc sẽ bị trôi lăn mãi trong đường sinh tử luân hồi sáu cõi. Ở đây nếu ai ngộ ra được cảnh giới sắc không không tịch, không tự tính này, thì sẽ nhận ra được Bát-nhã tính không trong suốt của không tâm và cũng sẽ nhận ra được việc làm của Ôn đối với đất nước và dân tộc này:
“Tâm sự sắc không ai có biết?
Kìa gương Bát-nhã vốn trong ngời.”
(Xuân Mậu Thân)
Ở đây, từ không tâm của phương tiện đến Không Tâm của cứu cánh, nó cũng giống như sự khác biệt giữa chữ Phật của mê và chữ Phật của ngộ vậy. Có nghĩa là khi mê, gọi là chúng sinh, khi ngộ, gọi là Phật thế thôi. Do đó cảnh giới của sắc không chúng ta cần phải thông suốt, nếu không thông suốt ắt sẽ bị chúng làm chướng ngại trong ý niệm “có - không” và như vậy không đời nào chúng ta vượt qua khỏi sinh tử luân hồi được. 
Ở đây Hòa thượng sau khi chính tự thân Ôn đã tỏ ngộ được thể cảnh giới sắc không, cùng những diệu dụng của nó như thế nào rồi, thì sau đó ngài liền nghĩ ngay đến sứ mạng hạ hóa chúng sinh của mình đối với tha nhân như thế nào?
“Sứ mạng làm tròn thân đệ tử
Chiếu đèn diệu huệ giữa đêm sâu.”
(Cảm niệm Phật thành đạo)
Sứ mạng của các hàng đệ từ đức Đạo sư là trên tìm mọi cách để chứng đạt được đạo vô thượng Bồ-đề, dưới hoàn thành sứ mệnh hóa độ mọi loài chúng sinh để họ được như mình. Đây là một sứ mạng cao cả cho chính tự thân và tha nhân. Khi hai sứ mệnh này hoàn thành trọn vẹn, thì lúc đó chúng ta mới hoàn toàn đạt được an vui giải thoát vĩnh viễn. Đó cũng chính là tâm sự gần xa của Ôn khi nhìn hòn non bộ bản đồ Việt Nam, mà chạnh nghĩ đến hiện tình đất nước dân tộc và đạo pháp:
“Dù cho Nam Bắc đôi đường,
Đốt lò hương nguyện bốn phương một nhà;
Sớm hôm hướng nẻo Phật đà,
“Sắc, Không tâm sự đường xa nỗi gần.”
(Cảm đề Non bộ bản đồ Việt Nam)
 
Tâm sự đường xa nỗi gần của Ôn đối với tha nhân phát xuất từ lòng từ bi, được phát khởi từ trí tuệ không tâm Bát-nhã mà ngài đã tìm lại được nơi chính mình, qua diệu huệ của hạnh nguyện thượng cầu hạ hóa theo gương Bồ-tát Phổ Hiền. Hòa thượng luôn luôn ý thức về những trở ngại trên bước đường hoằng hóa lợi sinh của mình, nhưng với sự quyết tâm của mình trong tự lợi và lợi tha, Ôn vẫn bước đi không một chút do dự, miễn sao bước đi của mình vừa lợi mình, lợi cho người thì ngài không ngại:
“Dù phải chịu muôn ngàn gian khổ
Con hết lòng vì đạo hy sinh
Nương từ quang tìm đến bảo thành
Đặng tự giác giác tha viên mãn.”
(Quỳ trước điện)
Con đường đi đến tự giác giác tha và để hoàn thành giác hành viên mãn thì, ngoài vấn đề hy sinh, chịu gian khó, qua sự thể hiện đức tính từ bi, còn phải có sự quyết tâm và nỗ lực hết mình trong tinh tấn, mới có thể hoàn thành được hạnh nguyện của chúng ta được, nếu không thì sẽ bỏ dở giữa đường, đó chính là con đường đưa đến giác hành viên mãn:
“Hướng về muôn đức từ bi
Đường lên giác ngạn quyết đi tận cùng.”
(Hướng về)
Và Ôn luôn luôn nuôi dưỡng hạnh nguyện này qua những sách tấn chính mình thường ngày trong cuộc sống. Những chất liệu nuôi dưỡng cho chính bản tâm ngài mang chất liệu từ đức tin từ bi kiên cố, vào chân lý mang đậm nét trí tuệ, cộng thêm những nỗ lực tinh tiến tự nguyện của tự thân, dẫn đến mọi sự an lạc cho chính ngài trong tu tập:
“Một lòng kính lạy Phật đà
Ngàn đời con nguyện ở nhà Như lai
Con hằng bận áo Như lai
Con ngồi pháp tọa Như lai muôn đời.”
(Tụng Kinh Pháp Hoa cảm tác)
Trí tuệ và từ bi là đôi cánh được nối thêm để Hòa thượng vượt qua biển khổ sinh tử và hoàn thành sự nghiệp giải thoát cho chính ngài. Vì vậy, chúng luôn luôn hiện hữu trong cuộc sống của chính ngài trong việc thực hành hạnh nguyện Phổ Hiền của mình. Và cũng từ việc thực hiện hạnh nguyện của mình đối với tự thân và tha nhân; qua chí nguyện thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh trong chức năng có được của mình đối với dân tộc và đạo pháp mà ngài đã chịu không biết bao nhiêu là cay đắng, khó khăn, thậm chí đến tai tiếng nữa; nhưng ngài với tâm không của mình vì tự lợi và lợi tha, vì dân tộc và đạo pháp, mà ngài cam tâm gánh chịu mọi khổ đau và tai tiếng đó:
“Cay đắng nếm dư đầu chót lưỡi
Khen chê nghe đủ giữa vành tai.”
(Xuân Mậu Thân)
Sự chấp nhận của ngài qua những phản ứng xung quanh, đối với ngài không hẳn chỉ là những tiếng bất lợi, mà còn có những lời khen ngợi khuyến khích nữa; nhưng giờ đây những khen chê, buồn vui đối với ngài không còn là vấn đề để đặt ra và xét lại trong phân biệt nữa, mà là một chấp nhận với tâm không. Do đó, ngài luôn luôn dùng nụ cười thay thế cho những phản ứng của ngài về những dư luận xung quanh:
“Sáu bảy xuân thu giữa cuộc đời
Buồn vui mừng giận khéo trêu ngươi
Thân này đã hứa cùng non nước
Vinh nhục khen chê chỉ mỉm cười.”
(Cảm tác sinh nhật 67 tuổi)
Nụ cười của không tâm luôn thể hiện, chỉ có mình biết mình mà thôi, dù thế nhân có hiểu mình hay không hiểu mình cũng mặc, vì chính ngài mới biết được việc làm của mình và với không tâm thì sẽ không tạo ra tác nhân, mà đã không tạo ra tác nhân thì làm gì có thọ quả thế thôi. 
Với Không tâm đối với tự thân và đối với mọi người, thật sự giờ này có lẽ không gì có thể trói buộc được bước đi của ngài, ngài sống với duyên đến, theo với duyên đi, cho dù là bất cứ hoàn cảnh nào đi nữa; thì việc làm đúng nghĩa tùy duyên nên trở thành tự tại.
“Xuân về Mậu Ngọ tuổi lai hy
Chẳng dám khoe chi chẳng muốn gì
Bảo ở thì ừ hoan hỷ ở
Kêu đi âu cứ tự nhiên đi

Cảnh khô lá úa mai nhưng nụ
Mây cuốn sương tan đá vẫn lỳ
Vô tận không thời vô tân ý
Thị chưa từng bận ngại gì phi.”
Đó chính là cách sống đúng của những người con Phật theo đúng nghĩa chỉ dạy của bậc Đạo sư trong sự nghiệp hoằng pháp độ sinh của ngài. Lúc này, mọi chướng ngại trong cuộc sống, sẽ được dung thông tất cả trong thời - không vô tận. Ở đây không còn bất cứ một ý niệm nào sai biệt chống trái nhau hết, cho dù đó là thị hay là phi trên mặt hiện tượng tương đối của sự tướng và thật sự đây chính là cảnh giới giải thoát hiện tiền của những người con học Phật thực hành theo Phật.
Qua những vần thơ chúng tôi trích ra từ tập I, trong ba tập của Trí Thủ toàn tập, cho chúng ta một cái nhìn đúng hơn về ngài và cho chúng ta thấy được cái vĩ đại của ngài trong chí nguyện thượng cầu Phật đạo hạ hóa chúng sinh, cùng sự thể hiện nếp sống tự tại qua cuộc sống. Chúng ta, những kẻ hậu bối đi sau chỉ ghi lại những gì có được một cách ít ỏi qua những bài thơ của ngài để lại, đối với toàn bộ những gì ngài đã cống hiến cho Phật giáo Việt Nam và dân tộc này, qua sự nghiệp giáo dục và văn hóa của ngài, như lược sử và những cống hiến được ghi lại qua ba tập Trí Thủ toàn tập đã ghi lại để chúng ta có thể nhận thức đúng hơn về ngài.

Thích Đức Thắng (Đại Lãn)


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/10/2012(Xem: 12041)
“Tỉnh thức trong công việc” của tác giả Michael Carroll là tuyển tập nhiều bài viết ngắn cùng chủ đề, được chia làm bốn phần, mỗi phần đề cập đến các phương diện chánh niệm trong kinh doanh.
21/09/2012(Xem: 12506)
Truyện Cổ Sự Tích Cứu Vật Phóng Sinh - Pháp sư Tịnh Không - Thích Phước Sơn dịch
19/09/2012(Xem: 8123)
Những Truyện Cổ Việt Nam Mang Màu Sắc Phật Giáo - Lệ Như Thích Trung Hậu, Sưu tầm & giới thiệu
25/08/2012(Xem: 8717)
Tập sách nhỏ này là tài liệu hướng dẫn tu tập minh sát, đối tượng tứ oai nghi của thiền sư Achaan Naeb, được thiền viện Boonkanjanaram biên soạn...
21/08/2012(Xem: 3397)
Trong sự tái sinh luân hồi, nhân quả tốt xấu, đúng sai, ân oán trong hiện tại sẽ tiếp tục đến đời sau, nên khi gặp duyên phù hợp nó liền tác động mạnh mẽ, khiến ta phải chấp nhận mà không biết nguyên nhân! Nhiều người không hiểu nên tin có đấng thần linh thượng đế, đủ quyền năng ban phước giáng họa?
14/08/2012(Xem: 4973)
Một người đàn ông trên 60 tuổi khi thấy một chiếc xe tang chạy qua, ông ta lặng lẽ bước xuống xe, lấy chiếc mũ bảo hiểm đang đội trên đầu cầm tay rồi đứng thẳng người, đầu hơi cúi một chút. Ông cứ đứng vậy, yên lặng chờ xe tang đi qua mới ngước mặt lên.Người phụ nữ đứng bên cạnh thấy thế mới tỏ vẻ ngạc nhiên hỏi: “Ủa, ông quen với người chết hay sao mà đứng cúi đầu chào tiễn biệt họ vậy?”. Ông trả lời: “Tôi không hề quen biết hay bà con với người đã mất, nhưng cha mẹ tôi dạy rằn
14/08/2012(Xem: 3275)
Một ngày đã qua ta biết mình vẫn còn đang sống, một tháng đã qua ta biết mình vẫn còn đó, một năm đã qua ta biết mình vẫn còn đây, cũng với hình hài đó nhưng tất cả đều đổi mới một cách kỳ diệu, đôi khi ta vẫn không nhận ra mình đã... mới rất nhiều từ ý nghĩ, lời nói cho đến hành động. Dáng vấp hình hài này cũng mới hoàn toàn. Có thể đó là một nụ cười tươi với những nếp nhăn ẩn giấu trong sâu kín hoặc là mái tóc đã điểm bạc để mình và người trở nên già dặn hơn…nhưng vẫn còn đó với những bâng khâng và trăn trở, vết hằn nơi khóe mắt, biểu hiện của sự lo lắng bất an trong tâm khảm mọi người.
10/08/2012(Xem: 3594)
HỎI:Thưa ĐứcThánh Thiện, tại lễ hội Kumbha Mela, ngài có đắm mình trong sông Hằng không? ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA:Không, tôi không làm thế, nhưng tôi để mộtvài giọt nước ở đây. Như thế cũng đủ rồi.
02/08/2012(Xem: 16807)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
31/07/2012(Xem: 7258)
Chúng tôi viết quyển sách này cho nhữngngười mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quantrọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được. Người học Phật khimới vào đạo không hiểu đúng tinh thần Phật giáo, về sau sẽ hỏng cả một đời tu.Người có trách nhiệm hướng dẫn không thể xem thường kẻ mới học, cần phải xâydựng có một căn bản vững chắc, đi đúng đường hướng của Phật dạy. Hiểu Phật giáomột cách đúng đắn, mới mong thành một Phật tử chân chánh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]