Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vài nét về những bài thơ của Hòa thượng Thích Trí Thủ

22/06/202004:44(Xem: 3441)
Vài nét về những bài thơ của Hòa thượng Thích Trí Thủ

HT_Tri_Thu_3





Vài nét về những bài thơ của Hòa thượng Thích Trí Thủ


Tuy số lượng thơ rất ít ỏi, nhưng không vì thế mà chúng không mang lại cho chúng ta một cái nhìn chính xác và rõ ràng hơn về cuộc đời của ngài và cũng từ đây, chúng ta mới thấy rõ được chân dung của một bậc thầy vĩ đại, qua chí nguyện kiên cường của ngài trong việc “Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh” một cách trọn vẹn như trong bài:

“Đốt nén tâm hương trước Phật đài
Phổ Hiền hạnh cả nguyện nào sai
Hiện thân cát bụi vào muôn nẻo
Cứu bệnh trầm kha khắp mọi nhà.”
(tụng Kinh Hoa Nghiêm cảm tác)
Chính hạnh nguyện của Ngài Phổ Hiền Bồ-tát đã chắp cánh cho ngài bay lên cao hơn và hình như ngài đã thật sự khế hợp với pháp môn này. Qua bốn câu thơ như là vừa tán dương hạnh cả của Ngài Phổ Hiền và cũng như là vừa lập nguyện cho chính mình; những tương ưng ở đây thật tuyệt vời cho khắp không gian vô cùng và thời gian vô tận. 
Nó nói lên chí nguyện bền chắc lâu dài qua hai đức trí tuệ và từ bi, được thể hiện từ hạnh nguyện. Nhưng trước khi ngài muốn thể hiện hạnh nguyện này, ngài đã phải trải qua những năm tháng lau sạch bình bát trong chức năng nối dòng nghiệp Thánh không biết là bao lâu, ngài đã thật sự không còn nhớ nữa:
“Tào khê nước chảy về đông
Bình bát nối dõi lâu không nhớ ngày
Trăng thiền nào có khác xưa
Viên Thành ấn chứng đã dày công tu.”
(Nước Tào Khê)
 
Những huân tập thiền đã đưa đến sự bùng vỡ trong tu tập “Trăng thiền nào có khác xưa”. Đó chính là cái nhân, để từ đó Ôn cất cánh bay xa, đó cũng chính là những nỗ lực ban đầu trong việc thượng cầu Phật đạo của ngài và chúng luôn được thể hiện qua cuộc sống sau này, được thể hiện từ cuộc sống trong hạ hóa chúng sinh không bao giờ ngừng nghỉ, qua việc vừa giữ tâm mình luôn luôn trong sáng, cùng đem trí tuệ đó sáng soi cho mọi người:
“Nội hạc chưa ngừng sân Lão thọ
Ngàn mây còn vướng ngõ Hoàng Mai
Non xanh, pháp nhãn hoa Linh Thứu
Nước biếc, thiền tâm bóng Thiện Tài.”
(Cảm tác xuân Canh Tuất)
Trước hết, trong hiện tại, tấm lòng của ngài đang được những hình ảnh và các biểu tượng như nội hạc, ngàn mây, non xanh, nước biếc và cây sân Lão, ngõ Hoàng Mai, hoa Linh Thứu, bóng Thiện Tài đang nuôi dưỡng và làm lớn mạnh hạt giống an lành, giải thoát trong cuộc sống của chính ngài, đó chính là cửa ngõ bước vào Không tâm của ánh sáng trăng thiền nào khác xa xưa và sau nữa là ánh sáng đó ngài vẫn giữ mãi nó không bao giờ đánh mất:
“Đốt nén hương nguyền thề sám hối
Trước sau giữ trọn chữ Không Tâm.”
(Xuân Quý Mão cảm tác)
Trong phương tiện tương đối để chúng ta bước vào cửa Không của không cửa nhà Tổ thì đương nhiên, những hình ảnh và những biểu tượng đó cần phải có, để chúng ta lấy làm phương tiện, làm nhân cho những bước đi giải thoát kế tiếp. Do đó, chúng ta rất cần có những phương tiện đó. 
Chính vì chúng là những phương tiện tạm thời cần thiết, nên chúng chính là những nhân tố không thể không có cho chúng ta trong lúc thực hiện hạnh nguyện thượng cầu hạ hóa. Nếu không có chúng, chúng ta sẽ bị kẹt vào trong thiên chấp của sắc không và luôn luôn bị chúng trói buộc vào tà kiến đảo điên, thị phi, khó thoát ra được.
Như vậy chúng ta cầm chắc sẽ bị trôi lăn mãi trong đường sinh tử luân hồi sáu cõi. Ở đây nếu ai ngộ ra được cảnh giới sắc không không tịch, không tự tính này, thì sẽ nhận ra được Bát-nhã tính không trong suốt của không tâm và cũng sẽ nhận ra được việc làm của Ôn đối với đất nước và dân tộc này:
“Tâm sự sắc không ai có biết?
Kìa gương Bát-nhã vốn trong ngời.”
(Xuân Mậu Thân)
Ở đây, từ không tâm của phương tiện đến Không Tâm của cứu cánh, nó cũng giống như sự khác biệt giữa chữ Phật của mê và chữ Phật của ngộ vậy. Có nghĩa là khi mê, gọi là chúng sinh, khi ngộ, gọi là Phật thế thôi. Do đó cảnh giới của sắc không chúng ta cần phải thông suốt, nếu không thông suốt ắt sẽ bị chúng làm chướng ngại trong ý niệm “có - không” và như vậy không đời nào chúng ta vượt qua khỏi sinh tử luân hồi được. 
Ở đây Hòa thượng sau khi chính tự thân Ôn đã tỏ ngộ được thể cảnh giới sắc không, cùng những diệu dụng của nó như thế nào rồi, thì sau đó ngài liền nghĩ ngay đến sứ mạng hạ hóa chúng sinh của mình đối với tha nhân như thế nào?
“Sứ mạng làm tròn thân đệ tử
Chiếu đèn diệu huệ giữa đêm sâu.”
(Cảm niệm Phật thành đạo)
Sứ mạng của các hàng đệ từ đức Đạo sư là trên tìm mọi cách để chứng đạt được đạo vô thượng Bồ-đề, dưới hoàn thành sứ mệnh hóa độ mọi loài chúng sinh để họ được như mình. Đây là một sứ mạng cao cả cho chính tự thân và tha nhân. Khi hai sứ mệnh này hoàn thành trọn vẹn, thì lúc đó chúng ta mới hoàn toàn đạt được an vui giải thoát vĩnh viễn. Đó cũng chính là tâm sự gần xa của Ôn khi nhìn hòn non bộ bản đồ Việt Nam, mà chạnh nghĩ đến hiện tình đất nước dân tộc và đạo pháp:
“Dù cho Nam Bắc đôi đường,
Đốt lò hương nguyện bốn phương một nhà;
Sớm hôm hướng nẻo Phật đà,
“Sắc, Không tâm sự đường xa nỗi gần.”
(Cảm đề Non bộ bản đồ Việt Nam)
 
Tâm sự đường xa nỗi gần của Ôn đối với tha nhân phát xuất từ lòng từ bi, được phát khởi từ trí tuệ không tâm Bát-nhã mà ngài đã tìm lại được nơi chính mình, qua diệu huệ của hạnh nguyện thượng cầu hạ hóa theo gương Bồ-tát Phổ Hiền. Hòa thượng luôn luôn ý thức về những trở ngại trên bước đường hoằng hóa lợi sinh của mình, nhưng với sự quyết tâm của mình trong tự lợi và lợi tha, Ôn vẫn bước đi không một chút do dự, miễn sao bước đi của mình vừa lợi mình, lợi cho người thì ngài không ngại:
“Dù phải chịu muôn ngàn gian khổ
Con hết lòng vì đạo hy sinh
Nương từ quang tìm đến bảo thành
Đặng tự giác giác tha viên mãn.”
(Quỳ trước điện)
Con đường đi đến tự giác giác tha và để hoàn thành giác hành viên mãn thì, ngoài vấn đề hy sinh, chịu gian khó, qua sự thể hiện đức tính từ bi, còn phải có sự quyết tâm và nỗ lực hết mình trong tinh tấn, mới có thể hoàn thành được hạnh nguyện của chúng ta được, nếu không thì sẽ bỏ dở giữa đường, đó chính là con đường đưa đến giác hành viên mãn:
“Hướng về muôn đức từ bi
Đường lên giác ngạn quyết đi tận cùng.”
(Hướng về)
Và Ôn luôn luôn nuôi dưỡng hạnh nguyện này qua những sách tấn chính mình thường ngày trong cuộc sống. Những chất liệu nuôi dưỡng cho chính bản tâm ngài mang chất liệu từ đức tin từ bi kiên cố, vào chân lý mang đậm nét trí tuệ, cộng thêm những nỗ lực tinh tiến tự nguyện của tự thân, dẫn đến mọi sự an lạc cho chính ngài trong tu tập:
“Một lòng kính lạy Phật đà
Ngàn đời con nguyện ở nhà Như lai
Con hằng bận áo Như lai
Con ngồi pháp tọa Như lai muôn đời.”
(Tụng Kinh Pháp Hoa cảm tác)
Trí tuệ và từ bi là đôi cánh được nối thêm để Hòa thượng vượt qua biển khổ sinh tử và hoàn thành sự nghiệp giải thoát cho chính ngài. Vì vậy, chúng luôn luôn hiện hữu trong cuộc sống của chính ngài trong việc thực hành hạnh nguyện Phổ Hiền của mình. Và cũng từ việc thực hiện hạnh nguyện của mình đối với tự thân và tha nhân; qua chí nguyện thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh trong chức năng có được của mình đối với dân tộc và đạo pháp mà ngài đã chịu không biết bao nhiêu là cay đắng, khó khăn, thậm chí đến tai tiếng nữa; nhưng ngài với tâm không của mình vì tự lợi và lợi tha, vì dân tộc và đạo pháp, mà ngài cam tâm gánh chịu mọi khổ đau và tai tiếng đó:
“Cay đắng nếm dư đầu chót lưỡi
Khen chê nghe đủ giữa vành tai.”
(Xuân Mậu Thân)
Sự chấp nhận của ngài qua những phản ứng xung quanh, đối với ngài không hẳn chỉ là những tiếng bất lợi, mà còn có những lời khen ngợi khuyến khích nữa; nhưng giờ đây những khen chê, buồn vui đối với ngài không còn là vấn đề để đặt ra và xét lại trong phân biệt nữa, mà là một chấp nhận với tâm không. Do đó, ngài luôn luôn dùng nụ cười thay thế cho những phản ứng của ngài về những dư luận xung quanh:
“Sáu bảy xuân thu giữa cuộc đời
Buồn vui mừng giận khéo trêu ngươi
Thân này đã hứa cùng non nước
Vinh nhục khen chê chỉ mỉm cười.”
(Cảm tác sinh nhật 67 tuổi)
Nụ cười của không tâm luôn thể hiện, chỉ có mình biết mình mà thôi, dù thế nhân có hiểu mình hay không hiểu mình cũng mặc, vì chính ngài mới biết được việc làm của mình và với không tâm thì sẽ không tạo ra tác nhân, mà đã không tạo ra tác nhân thì làm gì có thọ quả thế thôi. 
Với Không tâm đối với tự thân và đối với mọi người, thật sự giờ này có lẽ không gì có thể trói buộc được bước đi của ngài, ngài sống với duyên đến, theo với duyên đi, cho dù là bất cứ hoàn cảnh nào đi nữa; thì việc làm đúng nghĩa tùy duyên nên trở thành tự tại.
“Xuân về Mậu Ngọ tuổi lai hy
Chẳng dám khoe chi chẳng muốn gì
Bảo ở thì ừ hoan hỷ ở
Kêu đi âu cứ tự nhiên đi

Cảnh khô lá úa mai nhưng nụ
Mây cuốn sương tan đá vẫn lỳ
Vô tận không thời vô tân ý
Thị chưa từng bận ngại gì phi.”
Đó chính là cách sống đúng của những người con Phật theo đúng nghĩa chỉ dạy của bậc Đạo sư trong sự nghiệp hoằng pháp độ sinh của ngài. Lúc này, mọi chướng ngại trong cuộc sống, sẽ được dung thông tất cả trong thời - không vô tận. Ở đây không còn bất cứ một ý niệm nào sai biệt chống trái nhau hết, cho dù đó là thị hay là phi trên mặt hiện tượng tương đối của sự tướng và thật sự đây chính là cảnh giới giải thoát hiện tiền của những người con học Phật thực hành theo Phật.
Qua những vần thơ chúng tôi trích ra từ tập I, trong ba tập của Trí Thủ toàn tập, cho chúng ta một cái nhìn đúng hơn về ngài và cho chúng ta thấy được cái vĩ đại của ngài trong chí nguyện thượng cầu Phật đạo hạ hóa chúng sinh, cùng sự thể hiện nếp sống tự tại qua cuộc sống. Chúng ta, những kẻ hậu bối đi sau chỉ ghi lại những gì có được một cách ít ỏi qua những bài thơ của ngài để lại, đối với toàn bộ những gì ngài đã cống hiến cho Phật giáo Việt Nam và dân tộc này, qua sự nghiệp giáo dục và văn hóa của ngài, như lược sử và những cống hiến được ghi lại qua ba tập Trí Thủ toàn tập đã ghi lại để chúng ta có thể nhận thức đúng hơn về ngài.

Thích Đức Thắng (Đại Lãn)


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/10/2023(Xem: 756)
Rồi tôi đi sâu vào vườn trầm, đi mãi vào ...rừng trầm để mong tìm những cây trầm đại thụ, và tôi đã gặp bao cao Tăng tu hành tại đây, không chỉ các sư tại Âu Châu mà còn từ Hoa Kỳ, Úc, Canada ...nữa cơ. Các vị đã trao cho tôi bao trầm hương qua lời giảng của quí Sư dựa theo lời dạy của Đức Phật. Những thỏi trầm quí mang tên: Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, Bát Nhã, Phổ Môn, Chú Đại Bi, Thập Chú, Thần Chú..v.v..và.v.v.Ôi, nhiều lắm, rồi với thời gian, nếu thành tâm trân quí và nắm giữ những thỏi trầm, thì hương trầm của nó cũng ít nhiều tỏa hương thơm ngát đánh bạt những sú uế mà bụi đời đã phủ lên người chúng ta.
15/03/2023(Xem: 3844)
Từ khi con người bắt đầu quy tụ sống thành nhóm, thành đoàn, và sau này phát triển đông đảo thành cộng đồng, xã hội, quốc gia, người ta đã biết tổ chức phân quyền, đưa ra những nguyên tắc luật lệ chung để mọi người dân sống trong cộng đồng quốc gia phải tuân theo. Những ai phạm tội phá rối trị an sẽ bị đem ra xét xử và trừng phạt theo nội quy luật lệ của quốc gia nơi họ cư ngụ. Có như thế thì mọi sinh hoạt trong cộng đồng xã hội mới giữ được trật tự, đời sống cá nhân mới được bảo đảm an toàn.
23/09/2022(Xem: 2195)
Giáo lý Bốn thánh đế là giáo pháp quan trọng nhất của những người học và tu tập theo lời dạy của Đức Phật. Cho dù chúng ta thuộc truyền thống Nguyên Thuỷ hay truyền thống Đại Thừa cũng đều tu học từ nền tảng giáo pháp này. Trong Bốn thánh đế thì đạo thánh đế gồm 37 pháp và thường được gọi là 37 phẩm trợ đạo. Trong đó thì Bát chánh đạo là căn bản nhất vì “Bát chánh đạo gồm có hữu lậu và vô lậu” (Trong Tạp A-hàm, Kinh Quảng Thuyết Bát Thánh Đạo, số 785 và Trong kinh Trung Bộ III, Đại Kinh bốn mươi, do Hòa thượng Minh Châu dịch).
17/11/2021(Xem: 19919)
Nghiệp, phổ thông được hiểu là quy luật nhân quả. Nhân quả cũng chỉ là mối quan hệ về tồn tại và tác dụng của các hiện tượng tâm và vật trong phạm vi thường nghiệm. Lý tính của tất cả mọi tồn tại được Phật chỉ điểm là lý tính duyên khởi.266F[1] Lý tính duyên khởi được nhận thức trên hai trình độ khác nhau. Trong trình độ thông tục của nhận thức thường nghiệm, quan hệ duyên khởi là quan hệ nhân quả. Chân lý của thực tại trong trình độ này được gọi là tục đế, nó có tính quy ước, lệ thuộc mô hình cấu trúc của các căn hay quan năng nhận thức. Nhận thức về sự vật và môi trường chung quanh chắc chắn loài người không giống loài vật. Trong loài người, bối cảnh thiên nhiên và xã hội tạo thành những truyền thống tư duy khác nhau, rồi những dị biệt này dẫn đến chiến tranh tôn giáo.
13/11/2021(Xem: 10332)
“Bát Thánh Đạo” là phương pháp tu hành chơn chánh cao thượng đúng theo qui tắc Phật giáo mà đức Thế Tôn đã có lời ngợi khen là quí trọng hơn tất cả con đường tu hành, là con đường không thẳng cũng không dùn, không tham vui cũng không khắc khổ, vừa thành tựu các điều lợi ích đầy đủ đến hành giả, hiệp theo trình độ của mọi người. Cho nên cũng gọi là “TRUNG ĐẠO” (Majjhimapaṭipadā) là con đường giữa. Ví như đàn mà người lên dây vừa thẳng, khải nghe tiếng thanh tao, làm cho thính giả nghe đều thỏa thích. Vì thế, khi hành giả đã thực hành đầy đủ theo “pháp trung đạo” thì sẽ đạt đến bậc tối thượng hoặc chứng đạo quả trong Phật pháp không sai. Nếu duyên phần chưa đến kỳ, cũng được điều lợi ích là sự yên vui xác thật trong thân tâm, từ kiếp hiện tại và kết được duyên lành trong các kiếp vị lai. Tôi soạn, dịch pháp “Bát Thánh Đạo” này để giúp ích cho hàng Phật tử nương nhờ trau dồi trí nhớ và sự biết mình. Những hành giả đã có lòng chán nản trong sự luân hồi, muốn dứt trừ phiền não, để
03/09/2021(Xem: 5651)
Có những người làm gì cũng hay, viết gì cũng hay. Tôi luôn luôn kinh ngạc về những người như vậy. Họ như dường lúc nào cũng chỉ ra một thế giới rất mới, mà người đời thường như tôi có ngó hoài cũng không dễ thấy ra. Đỗ Hồng Ngọc là một người như thế.
08/10/2020(Xem: 7857)
1- Hãy khoan hồng tha thứ, biết thiện thì làm, tới đâu thì tới. 2- Sống trong cuộc đời, muốn được thong thả rảnh rang thì đừng dính đến quyền lợi. 3- Làm việc hễ thuận duyên thì làm, không thuận thì phải khéo léo nhẫn nhịn để vượt qua. 4- Ăn chay, thương người, thương vật, tụng kinh. 5- Việc ác chớ để phạm, điều lành phải nên làm. 6- Thương người cùng thương vật, niệm Phật và tham thiền. 7- Chánh niệm đứng đầu là 3 niệm : Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. 8- "Hằng ngày ăn thịt chúng sanh mà mong giải thoát, điều đó không bao giờ có điều đó được". 9- Mót thời gian để tu, đừng bỏ qua, gặp việc thì làm; rảnh việc thì nhiếp tâm: Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. 10- Thông minh hiểu biết nhiều, coi chừng không bằng ông già bà lão ăn chay niệm Phật.
01/03/2020(Xem: 11709)
Kinh Viên Giác là kinh đại thừa đốn giáo được Phật cho đó là “Con mắt của 12 bộ kinh”. “Con mắt” ở đây theo thiển ý có nghĩa là Viên Giác soi sáng nghĩa lý, là điểm tựa, là ngọn hải đăng cho các bộ kinh để đi đúng “chánh pháp nhãn tạng”, không lạc vào đường tà và tu thành Phật. Khi nghe kinh này, đại chúng kể cả chư Phật và chư Bồ Tát đều phải vào chánh định/tam muội, không bình thường như những pháp hội khác.
28/11/2019(Xem: 7207)
Ấn độ là một trong những quốc gia nổi tiếng trên thế giới vì đất rộng, người đông, có dãi Hy mã lạp sơn cao nhất thế giới, có một nền văn minh khá cao và lâu đời, con số 0, số Pi (3,1416...) do người Ấn sử dụng đầu tiên trong toán học, Kinh Vệ Đà đã được người Ấn sáng tạo từ 1800 đến 500 năm trước công nguyên, Ấn Độ là quê hương của đức Phật, hay nói khác hơn đó là nơi đạo Phật phát sinh, ngày nay đã lan tràn khắp thế giới vì sự hành trì và triết thuyết của đạo Phật thích ứng với thời đại. Do đó việcTime New Roman tìm hiểu về Ấn Độ là một điều cần thiết.
17/04/2019(Xem: 5025)
Những pháp thoại của Lama Yeshe là độc nhất vô nhị. Không ai thuyết giảng được như đức Lama. Tự nhiên lưu xuất trong tâm, trực tiếp ngay bây giờ; mỗi lời nói của ngài là một cẩm nang hướng dẫn để thực tập. Tiếng anh của đức Lama rất tốt. Khó có người sử dụng nhuần nhuyễn như ngài. Với tính sáng tạo cao, đức Lama đã biểu hiện chính mình không chỉ qua lời nói, mà còn thể hiện tự thân và trên khuôn mặt. Làm sao để chuyển tải hết sự truyền trao huyền diệu này trên trang giấy? Như đã đề cập ở chỗ khác, chúng tôi trình bày với yêu cầu này cách tốt nhất có thể.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567