- - Đôi lời giới thiệu
- - Lời đầu sách
- 1. Tượng Phật bị sứt mẻ có thờ được không?
- 2. Thọ bát quan trai có lạy bàn vong được không?
- 3. Tu ở nhà một mình có tiến bộ không?
- 4. Khuyên người khác quy y có lỗi không?
- 5. Tụng kinh niệm Phật mà tâm còn tán loạn có được lợi ích gì không?
- 6. Tâm ở đâu?
- 7. Ý nghĩa của hai chữ Lăng Nghiêm và nguyên nhân nào Phật nói Chú Lăng Nghiêm.
- 8. Ở nhà có tụng chú Lăng Nghiêm được không?
- 9. Phật tử đi chùa như thế nào mới đúng?
- 10. Thọ Bồ tát giới tại gia nuôi chó mèo có tội không?
- 11. Khi hộ niệm cho người sắp lâm chung phải tụng niệm như thế nào mới đúng?
- 12. Ý nghĩa của câu: Ý hòa đồng duyệt như thế nào?
- 13. Lạy sám hối có thực sự tiêu nghiệp không?
- 14. Làm sao trị được bệnh hôn trầm?
- 15. Như thế nào mới trị được bệnh vọng tưởng?
- 16. Làm sao phân biệt được Xá lợi Phật thật?
- 17. Tụng kinh như thế nào mới đúng cách thức?
- 18. Khi tụng niệm cảm động rơi lệ có lỗi không?
- 19. Khi nghe pháp tay vẫn lần chuỗi niệm Phật có lỗi không?
- 20. Niệm Phật chưa được nhứt tâm bất loạn, có được vãng sanh không?
- 21. Sau khi chết, rảy tro cốt xuống biển hoặc làm phân cho cây cỏ có lỗi gì không?
- 22. Làm sao xác định được một người sau khi chết đi về đâu?
- 23. Làm sao diệt trừ được tánh kiêu căng ngã mạn?
- 24. Trong lúc ngủ mê thần thức đi đâu?
- 25. Làm sao diệt trừ được ba thứ phiền não gốc: tham, sân, si?
- 26. Giữa sự và lý Tịnh độ có chống trái nhau không?
- 27. Trong lúc chấp tác hay làm việc Phật sự có tu không?
- 28. Sự khác biệt giữa các loại trí.
- 29. Làm sao giữ tròn chữ hiếu giữa mẹ chồng và nàng dâu?
- 30. Cả đời niệm Phật, nhưng bệnh gần chết thì lại không thích niệm Phật.
- 31. Giáo pháp của Phật trải qua nhiều đời có bị sai lệch không?
- 32. Danh hiệu Phật A Di Đà có mặt cõi nầy vào lúc nào?
- 33. Khi niệm hương cúng Phật, nên niệm danh hiệu Phật nào trước.
- 34. Bằng cách nào có thể khuyên cha mẹ tin Tam bảo tu hành.
- 35. Làm sao hóa giải được lời thề nguyền.
- 36. Thường chiêm bao thấy người thân, không biết có siêu hay không?
- 37. Người vào chùa xuất gia có bất hiếu hay không?
- 38. Thắp ba nén hương có ý nghĩa gì?
- 39. Làm sao niệm Phật để được nhứt tâm bất loạn?
- 40. Trong lúc sắp lâm chung không giữ được chánh niệm có được vãng sanh không?
- 41. Vấn đề xả tang theo ý muốn.
- 42. Sự báo hiếu giữa Kinh Vu Lan và Kinh Địa Tạng khác nhau như thế nào?
- 43. Dùng hoa quả giả chưng cúng Phật có lỗi không?
- 44. Vì bảo vệ đàn chim đuổi con mèo có lỗi không?
- 45. Con cái chưa xong bề gia thất, mình bỏ đi xuất gia có lỗi không?
- 46. Đồ ăn dư cho chim ăn có mang tội hủy của hay không?
- 47. Nhà có nhiều chuột phải giải quyết như thế nào không còn chuột mà khỏi phải mang tội sát sanh?
- 48. Ý nghĩa chơn tâm và bản tánh như thế nào?
- 49. Minh tâm kiến tánh là nghĩa gì?
- 50. Tụng kinh cầu siêu khác ngôn ngữ, người chết có nhận hiểu hay không?
- 51. Trong chiêm bao thấy sát sanh không biết có tội không?
- 52. Sau khi chết cái gì bị thọ hình hành phạt đau khổ trong địa ngục vô gián?
- 53. Tam bành lục tặc là gì?
- 54. Suối vàng và chín suối ý nghĩa giống nhau hay khác nhau?
- 55. Tại sao người tu pháp môn niệm Phật không thờ riêng Đại Thế Chí mà thờ đức Quán Thế Âm?
- 56. Thực phẩm chay nhưng thực đơn nêu toàn đồ mặn.
- 57. Cách thờ Phật và Quy y Tam Bảo như thế nào mới đúng?
- 58. Tại sao ngày 23 tháng chạp lại đưa Táo Quân về trời?
- 59. Thờ linh ảnh ở trong chùa, nhưng cúng kỵ giỗ ở nhà có được không?
- 60. Làm sao cho bớt cơn nóng giận?
- 61. Tự mình cầu siêu cho mình như thế nào?
- 62. Làm sao cho đứa con tự nguyện đi chùa một cách vui vẻ?
- 63. Treo hình tượng Phật và Bồ tát trên bàn thờ tổ tiên có được không?
- 64. Cha mẹ còn sống con có nên thờ Cửu huyền Thất tổ hay không?
- 65. Làm sao cho đứa con hướng về Tam bảo và sự cầu nguyện hồi hướng có tác dụng lợi ích hay không?
- 66. Tụng kinh cầu siêu có ảnh hưởng đến người mất đã lâu không?
- 67. Khuyên thân nhân tu học, bị phản ứng phải làm sao?
- 68. Đã lỡ phạm tội sát hại sinh vật nhiều quá giờ phải làm sao?
- 69. Nuôi cá kiểng trong nhà có mang tội hay không?
- 70. Làm sao có thể ứng dụng lý Bát nhã vào đời sống hiện thực?
- 71. Khi đến chùa thọ bát tu học, thọ dụng của đàn na tín thí có mang tội hay không?
- 72. Khi lâm chung tưởng nhớ Phật, nhưng không thấy Phật rước có được vãng sanh hay không?
- 73. Thờ người chết như cha mẹ hay ông bà nhiều nơi có được không?
- 74. Cúng dường trai tăng cho người đã mất như thế nào mới hợp lý?
- 75. Câu nói: “Đạo Phật đến đâu thì hòa bình đến đó” ý nghĩa như thế nào?
- 76. Thọ giới Bồ tát nhưng không đến chùa Bố tát kiểm giới có mang tội không?
- 77. Muốn thọ giới Bồ tát, có nên học giới trước rồi thọ sau được không?
- 78. Niết Bàn và Cực lạc ý nghĩa giống nhau hay khác nhau?
- 79. Mang chuỗi đeo tay vào toilet có mang tội không?
- 80. Ý nghĩa chánh báo và y báo.
- 81. Ý nghĩa cúng rước vía đức Phật Di Lặc đầu năm.
- 82. Vấn đề tịnh khẩu.
- 83. Nằm niệm Phật có lỗi không?
- 84. Ý nghĩa và chức năng tác dụng của một ngôi chùa.
- 85. Tại sao gọi là Kết kỳ niệm Phật mà không gọi là Phật thất?
- 86. Việc di chúc và ủy quyền trong lúc hấp hối và sau khi chết.
- 87. Có phải vì vô tình mà phạm tội sát sanh hay không?
- 88. Đã là người xuất gia tu hành tại sao còn có việc tranh giành y bát?
- 89. Một sự ngộ nhận về luật nhân quả.
- 90. Hoạnh tử là gì?
- 91. Vấn đề kết hôn khác tôn giáo.
- 92. Tập khí là gì?
- 93. Không quy y Tam bảo niệm Phật có được vãng sanh không?
- 94. Vấn đề oan gia trái chủ.
- 95. Giang san dời đổi, tánh nết khó dời.
- 96. Ý nghĩa uốn lưỡi bảy lần trước khi nói.
- 97. Vấn đề bói toán xem số tử vi.
- 98. Một người thường đi chùa nhưng tánh tình vẫn không thay đổi.
- 99. Làm sao khuyên người giảm bớt nô lệ cho sắc thân.
- 100. Ý nghĩa câu: “Trên lưỡi sen hồng phóng hào quang”.
Phật lịch 2554
Dương lịch 2010 - Việt lịch 4889
THÍCH PHƯỚC THÁI
100 CÂU HỎI PHẬT PHÁP
TẬP 2
98. Một người thường đi chùa nhưng tánh tình vẫn không thay đổi.
Hỏi: Kính bạch thầy, ông xã con là người cũng biết đạo Phật, siêng năng đi chùa, tụng kinh, làm công quả. Nhưng khi anh ấy về nhà thì bao nhiêu thói hư tật xấu cũ như: đánh bài, uống rượu, kiếm chuyện la rầy cãi cọ với vợ con thì vẫn y nguyên không có chút gì thay đổi. Con có điều thắc mắc xin hỏi là: Tại sao anh ta đã biết tu hành như thế, nhưng khi đụng chuyện thì tánh tình anh ấy lại không có chút gì thay đổi? Như vậy, có phải là do nghiệp quả đời trước hay do tập khí sâu dày của anh ta hiện đời nầy? Kính xin thầy giải đáp cho con rõ.
Đáp: Việc siêng năng đi chùa, tụng kinh, làm công quả là điều rất tốt và đáng khích lệ tán dương. Tuy nhiên, nếu cho rằng việc làm đó là thật sự tu hành thì chưa đúng hẳn. Mới nhìn qua, ai cũng nghĩ và cho đó là tu hành. Nhưng nếu xét kỹ thì không hẳn như thế. Nếu có, cũng chỉ là một phần rất nhỏ của việc tu hành hay nói đúng hơn là chỉ tạo thêm chút ít phước đức mà thôi. Điều nầy, nếu không xét kỹ, thì người ta sẽ dễ hiểu lầm. Như những câu giải đáp trước, rải rác, chúng tôi cũng có đề cập đến vấn đề nầy. Đi chùa, công quả, tụng kinh, mà không sửa đổi tu tập ở nơi ba nghiệp: thân, ngữ, ý, thì việc làm đó chưa phải là tu. Tại sao thế? Vì những việc làm đó, chẳng qua cũng chỉ là làm theo một thói quen mà thôi. Vậy thế nào mới gọi là tu? Muốn trả lời câu hỏi nầy, trước hết chúng ta cần phải hiểu nghĩa của chữ tu là gì?
Tu nghĩa là sửa. Nhưng sửa cái gì và sửa ở đâu? Tất nhiên, là phải sửa ở nơi ba nghiệp. Nghĩa là phải sửa ở nơi thân, ở nơi lời nói và ở nơi ý nghĩ. Sửa ở nơi thân là sửa như thế nào? Nghĩa là chúng ta phải sửa đổi những hành động sái quấy ở nơi thân. Như trước kia, khi chưa biết tu, chúng ta có những hành động thô bạo xấu ác như: đánh đập, sát hại sinh vật, cướp giựt, trộm cắp và làm những điều tồi bại bất lương hãm hiếp tà dâm v.v… Nay biết tu hành, tất nhiên chúng ta phải sửa đổi lại không có những hành động bất thiện sái quấy đó nữa. Đó là người khéo biết tu thân.
Còn sửa ở nơi lời nói là sao? Theo lời Phật dạy thì có 4 cách tu tập: Như trước kia chúng ta thường hay nói dối, gian xảo lường gạt, chuyện có nói không, chuyện không nói có, và nói lưỡi đôi chiều, nói lời thêu dệt, nói lời hung ác. Nay biết tu hành chúng ta quyết sửa đổi lại, quyết không nói những lời thô bỉ độc ác tác hại đó nữa. Mà phải nói những lời ái ngữ, chân thật, hiền hòa, dịu dàng v.v… Đó là chúng ta khéo biết tu ở nơi lời nói. Nghĩa là hằng giữ gìn cái khẩu nghiệp cho được trong sạch vậy.
Còn sửa ở nơi ý nghĩ thì sao? Trước kia, chúng ta có tánh hay tham lam, tật đố, ganh tỵ, giận dữ, thù hằn, mê muội tối tăm… Nay biết tu hành, thì chúng ta nên sửa đổi lại những tánh xấu ác đó. Nghĩa là khi những tánh xấu ác đó khởi lên, thì chúng ta nên nhận diện khắc phục chuyển hóa chúng ngay. Chúng ta nên chuyển đổi từ tánh tham lam keo kiệt bỏn sẻn, trở thành tánh thi ân bố thí rộng khắp cứu đời giúp người. Chuyển đổi tâm sân hận nóng nảy thành đức tánh từ bi, hỷ xả, hiền hòa, bao dung, tha thứ, tươi mát. Đó là chúng ta khéo biết tu tâm. Nếu không được như thế, thì chưa phải là người thật sự biết tu hành.
Nói tóm lại cho dễ hiểu, tu là sửa quấy thành phải, sửa dở thành hay, sửa tà thành chánh, sửa dữ thành hiền, sửa phàm thành thánh …. Có sửa đúng như thế mới gọi là tu. Còn đi chùa, tụng kinh, niệm Phật, công quả, mà không biết tu để chuyển hóa tốt đẹp ở nơi thân tâm, thì đó chưa phải là người thật sự biết tu. Mà những việc làm đó khác nào như một cái máy, chỉ biết phát ra âm thanh và biết hoạt động mà thôi. Nếu chúng ta không khéo vận dụng hiểu biết để tu hành như thế, coi chừng chúng ta sẽ trở thành một cái máy di động khi nào không hay biết!
Trường hợp ông xã của Phật tử, tuy ông có siêng năng đi chùa, tụng kinh, làm công quả, nghĩa là biết làm những điều phước thiện, nhưng luận về tu hành thì ông ta chưa có thật sự tu. Vì sao? Vì ông ấy không có hoán cải sửa đổi ở nơi ba nghiệp. Nghĩa là tánh nào ông vẫn hoàn tật nấy. Đụng chuyện thì ông vẫn hành động theo bản năng phàm tình của một con người tràn đầy dục vọng. Ông vẫn đam mê cờ bạc rượu chè say sưa… như một người bình thường không biết tu hành.
Muốn đánh giá người có tu hay không, là chúng ta hãy nhìn vào ba nghiệp của người đó. Mà hai nghiệp thân và miệng là biểu hiện rõ nét nhứt. Những hành động thô bạo cũng như những thói hư tật xấu của ông ấy như Phật tử đã nói, thì quả đó là do những tập khí lâu đời cũng như những tập khí hiện đời của ông ta vậy. Trong nhà Phật gọi đó là Bản hữu chủng tử và Tân huân chủng tử. Bản hữu là cái đã sẵn có. Như những cội gốc phiền não tham, sân, si v.v… Còn Tân huân chủng tử là những thói quen mới huân tập vào trong hiện đời. Như tánh tình sân hận nóng nảy, chửi mắng, đánh đập, hành hung vợ con v.v… đó là những thứ tập khí sẵn có (bản hữu). Còn cờ bạc, rượu chè say sưa v.v… đó là những thói quen mới huân tập vào (tân huân). Vì lúc mới chào đời không có ai biết những thứ nầy. Lớn lên rồi theo môi trường sống mà huân tập thành thói quen đắm nhiễm. Những thói quen tân huân nầy, nếu chúng ta quyết chí cải thiện thì cũng có thể trừ bỏ được. Chỉ có những thói quen cố hữu lâu đời như tham, sân, si… đó là những tập khí sâu dầy thật khó trừ khó đoạn. Phải là người có công phu tu hành già dặn miên mật lắm mới có thể đoạn trừ,
Như vậy, ông xã của Phật tử tuy có siêng năng làm những điều phúc thiện (tất nhiên là có phước) nhưng bảo ông tu thì chưa có tu. Nghĩa là chưa có sửa đổi tánh tình một chút nào cả. Nói theo nhà Phật, thì đó cũng là một nghiệp quả của ông ta khá sâu nặng. Tuy nhiên, nếu ông ý thức và cương quyết tu trì thì cũng có thể giảm trừ những thói quen cũ mới nầy. Vì tu hành là có thể chuyển được nghiệp. Nếu nghiệp lực không chuyển được thì thử hỏi tu hành làm gì?
Có người đi chùa nhưng tánh tình thì vẫn nóng nảy, giận hờn, hết nói xấu chuyện người nầy, lại bươi móc chuyện người kia, hoặc hay dòm ngó chỉ trích phê bình kẻ nầy người nọ v.v… Thử hỏi người đi chùa như thế có tu hay không? Có người đang tụng kinh, nhưng có ai làm trái ý nghịch lòng, thì ôi thôi tam bành lục tặc của họ nổi lên, cũng tía tai đỏ mặt, phùng mang trợn mắt như ai. Thậm chí, có người còn quăng luôn cả chuông mõ. Như vậy, chứng tỏ người đó chỉ có biết tụng kinh mà chưa có tu. Nghĩa là chỉ biết phát ra âm thanh thành tiếng nói ở nơi cái lỗ miệng suông thôi. Có người đang làm công quả giúp cho chùa, bỗng có ai làm trái ý, thì họ la hét lớn tiếng, tay múa chân đá, mặt đỏ mắt trợn, làm hùm làm hổ, ai trông thấy cũng đâm ra sợ hãi phát ớn lạnh. Như vậy, chứng tỏ họ là những người chỉ biết làm mà không biết tu. Do đó, phước đâu không thấy mà thấy toàn là tội lỗi cả.
Tóm lại, đi chùa, tụng kinh, niệm Phật hay làm công quả, tất cả chỉ làm theo một thói quen tốt. Còn nếu bảo đó là tu thì thiết nghĩ, điều đó thật chưa đúng nghĩa. Bởi tu là phải hằng chuyển hóa sửa đổi ở nơi thân tâm. Cổ nhân thường dạy: “Tu tâm sửa tánh” là thế. Tu ở nơi tâm vọng và sửa ở nơi tánh tập nhiễm. Có tu và sửa như vậy, thì cuộc đời mới thăng hoa tiến triển tốt đẹp và mới được an vui giải thoát. Bằng ngược lại, thì chỉ tu cho có lệ trên mặt hình thức mà thôi. Thực chất nội dung thì trống trơn không có. Phật dạy người Phật tử phải hằng tu ở nơi ba nghiệp. “Tam nghiệp hằng thanh tịnh, thì đồng Phật vãng Tây phương”. Được thế, thì mới xứng danh là người Phật tử vậy.