- - Đôi lời giới thiệu
- - Lời đầu sách
- 1. Tượng Phật bị sứt mẻ có thờ được không?
- 2. Thọ bát quan trai có lạy bàn vong được không?
- 3. Tu ở nhà một mình có tiến bộ không?
- 4. Khuyên người khác quy y có lỗi không?
- 5. Tụng kinh niệm Phật mà tâm còn tán loạn có được lợi ích gì không?
- 6. Tâm ở đâu?
- 7. Ý nghĩa của hai chữ Lăng Nghiêm và nguyên nhân nào Phật nói Chú Lăng Nghiêm.
- 8. Ở nhà có tụng chú Lăng Nghiêm được không?
- 9. Phật tử đi chùa như thế nào mới đúng?
- 10. Thọ Bồ tát giới tại gia nuôi chó mèo có tội không?
- 11. Khi hộ niệm cho người sắp lâm chung phải tụng niệm như thế nào mới đúng?
- 12. Ý nghĩa của câu: Ý hòa đồng duyệt như thế nào?
- 13. Lạy sám hối có thực sự tiêu nghiệp không?
- 14. Làm sao trị được bệnh hôn trầm?
- 15. Như thế nào mới trị được bệnh vọng tưởng?
- 16. Làm sao phân biệt được Xá lợi Phật thật?
- 17. Tụng kinh như thế nào mới đúng cách thức?
- 18. Khi tụng niệm cảm động rơi lệ có lỗi không?
- 19. Khi nghe pháp tay vẫn lần chuỗi niệm Phật có lỗi không?
- 20. Niệm Phật chưa được nhứt tâm bất loạn, có được vãng sanh không?
- 21. Sau khi chết, rảy tro cốt xuống biển hoặc làm phân cho cây cỏ có lỗi gì không?
- 22. Làm sao xác định được một người sau khi chết đi về đâu?
- 23. Làm sao diệt trừ được tánh kiêu căng ngã mạn?
- 24. Trong lúc ngủ mê thần thức đi đâu?
- 25. Làm sao diệt trừ được ba thứ phiền não gốc: tham, sân, si?
- 26. Giữa sự và lý Tịnh độ có chống trái nhau không?
- 27. Trong lúc chấp tác hay làm việc Phật sự có tu không?
- 28. Sự khác biệt giữa các loại trí.
- 29. Làm sao giữ tròn chữ hiếu giữa mẹ chồng và nàng dâu?
- 30. Cả đời niệm Phật, nhưng bệnh gần chết thì lại không thích niệm Phật.
- 31. Giáo pháp của Phật trải qua nhiều đời có bị sai lệch không?
- 32. Danh hiệu Phật A Di Đà có mặt cõi nầy vào lúc nào?
- 33. Khi niệm hương cúng Phật, nên niệm danh hiệu Phật nào trước.
- 34. Bằng cách nào có thể khuyên cha mẹ tin Tam bảo tu hành.
- 35. Làm sao hóa giải được lời thề nguyền.
- 36. Thường chiêm bao thấy người thân, không biết có siêu hay không?
- 37. Người vào chùa xuất gia có bất hiếu hay không?
- 38. Thắp ba nén hương có ý nghĩa gì?
- 39. Làm sao niệm Phật để được nhứt tâm bất loạn?
- 40. Trong lúc sắp lâm chung không giữ được chánh niệm có được vãng sanh không?
- 41. Vấn đề xả tang theo ý muốn.
- 42. Sự báo hiếu giữa Kinh Vu Lan và Kinh Địa Tạng khác nhau như thế nào?
- 43. Dùng hoa quả giả chưng cúng Phật có lỗi không?
- 44. Vì bảo vệ đàn chim đuổi con mèo có lỗi không?
- 45. Con cái chưa xong bề gia thất, mình bỏ đi xuất gia có lỗi không?
- 46. Đồ ăn dư cho chim ăn có mang tội hủy của hay không?
- 47. Nhà có nhiều chuột phải giải quyết như thế nào không còn chuột mà khỏi phải mang tội sát sanh?
- 48. Ý nghĩa chơn tâm và bản tánh như thế nào?
- 49. Minh tâm kiến tánh là nghĩa gì?
- 50. Tụng kinh cầu siêu khác ngôn ngữ, người chết có nhận hiểu hay không?
- 51. Trong chiêm bao thấy sát sanh không biết có tội không?
- 52. Sau khi chết cái gì bị thọ hình hành phạt đau khổ trong địa ngục vô gián?
- 53. Tam bành lục tặc là gì?
- 54. Suối vàng và chín suối ý nghĩa giống nhau hay khác nhau?
- 55. Tại sao người tu pháp môn niệm Phật không thờ riêng Đại Thế Chí mà thờ đức Quán Thế Âm?
- 56. Thực phẩm chay nhưng thực đơn nêu toàn đồ mặn.
- 57. Cách thờ Phật và Quy y Tam Bảo như thế nào mới đúng?
- 58. Tại sao ngày 23 tháng chạp lại đưa Táo Quân về trời?
- 59. Thờ linh ảnh ở trong chùa, nhưng cúng kỵ giỗ ở nhà có được không?
- 60. Làm sao cho bớt cơn nóng giận?
- 61. Tự mình cầu siêu cho mình như thế nào?
- 62. Làm sao cho đứa con tự nguyện đi chùa một cách vui vẻ?
- 63. Treo hình tượng Phật và Bồ tát trên bàn thờ tổ tiên có được không?
- 64. Cha mẹ còn sống con có nên thờ Cửu huyền Thất tổ hay không?
- 65. Làm sao cho đứa con hướng về Tam bảo và sự cầu nguyện hồi hướng có tác dụng lợi ích hay không?
- 66. Tụng kinh cầu siêu có ảnh hưởng đến người mất đã lâu không?
- 67. Khuyên thân nhân tu học, bị phản ứng phải làm sao?
- 68. Đã lỡ phạm tội sát hại sinh vật nhiều quá giờ phải làm sao?
- 69. Nuôi cá kiểng trong nhà có mang tội hay không?
- 70. Làm sao có thể ứng dụng lý Bát nhã vào đời sống hiện thực?
- 71. Khi đến chùa thọ bát tu học, thọ dụng của đàn na tín thí có mang tội hay không?
- 72. Khi lâm chung tưởng nhớ Phật, nhưng không thấy Phật rước có được vãng sanh hay không?
- 73. Thờ người chết như cha mẹ hay ông bà nhiều nơi có được không?
- 74. Cúng dường trai tăng cho người đã mất như thế nào mới hợp lý?
- 75. Câu nói: “Đạo Phật đến đâu thì hòa bình đến đó” ý nghĩa như thế nào?
- 76. Thọ giới Bồ tát nhưng không đến chùa Bố tát kiểm giới có mang tội không?
- 77. Muốn thọ giới Bồ tát, có nên học giới trước rồi thọ sau được không?
- 78. Niết Bàn và Cực lạc ý nghĩa giống nhau hay khác nhau?
- 79. Mang chuỗi đeo tay vào toilet có mang tội không?
- 80. Ý nghĩa chánh báo và y báo.
- 81. Ý nghĩa cúng rước vía đức Phật Di Lặc đầu năm.
- 82. Vấn đề tịnh khẩu.
- 83. Nằm niệm Phật có lỗi không?
- 84. Ý nghĩa và chức năng tác dụng của một ngôi chùa.
- 85. Tại sao gọi là Kết kỳ niệm Phật mà không gọi là Phật thất?
- 86. Việc di chúc và ủy quyền trong lúc hấp hối và sau khi chết.
- 87. Có phải vì vô tình mà phạm tội sát sanh hay không?
- 88. Đã là người xuất gia tu hành tại sao còn có việc tranh giành y bát?
- 89. Một sự ngộ nhận về luật nhân quả.
- 90. Hoạnh tử là gì?
- 91. Vấn đề kết hôn khác tôn giáo.
- 92. Tập khí là gì?
- 93. Không quy y Tam bảo niệm Phật có được vãng sanh không?
- 94. Vấn đề oan gia trái chủ.
- 95. Giang san dời đổi, tánh nết khó dời.
- 96. Ý nghĩa uốn lưỡi bảy lần trước khi nói.
- 97. Vấn đề bói toán xem số tử vi.
- 98. Một người thường đi chùa nhưng tánh tình vẫn không thay đổi.
- 99. Làm sao khuyên người giảm bớt nô lệ cho sắc thân.
- 100. Ý nghĩa câu: “Trên lưỡi sen hồng phóng hào quang”.
Phật lịch 2554
Dương lịch 2010 - Việt lịch 4889
THÍCH PHƯỚC THÁI
100 CÂU HỎI PHẬT PHÁP
TẬP 2
99. Làm sao khuyên người giảm bớt nô lệ cho sắc thân.
Hỏi: Kính thưa thầy, con có một người bạn, chị ấy thường đi chùa làm công quả, tụng kinh và đọc rất nhiều kinh sách Phật học. Nhưng khi ra ngoài hoặc đi dự những buổi parties, chị ấy thường khi ăn mặc rất hở hang model, phục sức rất nổi. Con rất thắc mắc: tại sao chị ấy đã học hiểu biết tu hành như thế, mà còn quá nô lệ cho sắc thân. Như vậy, có phải chị ấy còn chấp thân quá nặng hay không? Con muốn khuyên chị ấy, nhưng không biết phải khuyên bằng cách nào? Kính xin thầy hoan hỷ cho con biết rõ ý kiến về việc đó.
Đáp: Đạo Phật rất chú trọng đến việc thật hành. Sự nghiên cứu học hỏi về phương diện lý thuyết, tuy cũng rất cần thiết, nhưng đó chỉ là phần phụ bổ túc thêm cho phần thật hành mà thôi. Như có đôi mắt sáng cốt để chỉ đường cho đôi chân đi. Nếu chỉ có nghiên cứu lý thuyết suông, thì muôn đời không đi đến đâu. Khác nào như người suốt đời chăn bò thuê hay đếm bạc cho người, rốt lại mình không có được một giọt sữa bò và không có một đồng xu dính túi. Cho nên sự thật hành mới là điều quan trọng.
Vấn đề phục sức trang điểm làm đẹp, tạo nên thân hình duyên dáng có sức hấp dẫn lôi cuốn để cho phái nam nhìn ngắm, phải nói đó là sở trường chuyên nghiệp của phái nữ. Hầu như không có một người nữ nào lại không thích trang điểm lo sửa sang sắc đẹp cho bản thân mình. Ngoại trừ những vị từ bỏ thế tục xuất gia ở chùa. Từ xưa tới nay, phái nữ bao giờ cũng muốn se sua đua đòi chạy theo cái model thời trang. Với cái nhìn của đạo Phật, thì cho đó là cái nghiệp nặng của phái nữ. Tuy nhiên, trang điểm phục sức làm đẹp, có khác hơn là ăn mặc lố lăng hở hang mang tính cách khêu gợi.
Điều nầy, nếu là người có chút tự trọng, đạo đức và biết chút ít tu hành, thì chắc chắn không ai làm như thế. Chỉ trừ những hạng người thích trêu hoa bắt bướm thì không nói. Bởi vì họ chỉ biết có một con đường vui chơi thỏa thích trụy lạc thôi. Hạng người nầy, họ không cần biết gì đến phẩm giá hay đạo đức con người. Họ cũng không cần biết đến luân thường đạo lý chi cho thêm mệt. Họ là hạng người thật đáng thương hơn đáng trách. Có thể vì một lý do hoàn cảnh éo le ngang trái nào đó, nên họ đành phải bước chân vào con đường sa đọa nầy.
Ngoại trừ hạng người nầy ra, đối với những người nữ có phẩm cách đoan trang đúng đắn đàng hoàng, thì dù họ có trang điểm nhưng vẫn ở một mức độ vừa chừng nào đó thôi. Vấn đề nầy còn tùy theo tuổi tác, tánh nết và thói quen của mỗi người. Tuy nhiên, theo như người bạn mà Phật tử đã nói, tuy có biết đi chùa, tụng kinh, làm công quả, nghiên cứu kinh điển Phật học, nhưng họ vẫn ăn mặc hở hang không đúng đắn đàng hoàng. Có thể họ cho rằng, việc tu hành khác với việc ăn mặc chưng diện ở ngoài đời. Theo họ, đi với Phật thì mặc áo ca sa, đi với ma thì mặc áo giấy. Họ là hạng người:
Vào chùa thấy Phật lạy dài
Nghe câu kinh tụng trong ngoài tịnh thanh
Ra đời gặp thế đua tranh
Cái tâm thanh tịnh trốn quanh mất rồi
Hở hang chưng diện người coi
Việc tu với niệm thôi thời gác qua.
Có thể đây là một thói quen của họ. Họ là người thích chưng diện làm đẹp. Vì họ rất coi trọng về phần thân thể. Họ chấp thân rất nặng. Họ là người còn ham thích đua đòi theo dòng đời ngũ dục. Họ chưa nhận ra thân nầy chỉ là giả tạm vô thường, khác nào như gốc củi mục, như bọt nước trôi sông hay như lầu sò chợ bể. Hơn thế nữa, thân nầy chỉ là một ổ vi trùng, nay bệnh mai đau, toàn chứa những đồ xú uế bất tịnh. Tuy có học Phật, nhưng họ chưa bao giờ biết quán niệm tu tỉnh ở nơi thân thể.
Phật tử tuy có lòng tốt, có ý muốn khuyên bạn mình không nên ăn mặc hở hang khó coi như thế. Nhưng Phật tử lại quên rằng, mỗi người có mỗi quan niệm sống khác nhau. Sự ăn mặc cho đến những việc khác trong đời, nhìn kỹ không ai giống ai. Có giống chăng cũng chỉ ở một phương diện nhỏ nhoi nào đó thôi. Chớ làm sao giống nhau hoàn toàn cho được. Có thể đối với Phật tử cho đó là điều khó coi không đẹp mắt, mất tư cách, không đúng đắn đàng hoàng…
Nhưng ngược lại, đối với họ, thì họ thấy như thế rất là đẹp và rất là model hợp thời trang. Như thế, thì Phật tử nghĩ sao? Phật tử có nên khuyên họ hay không? Theo tôi, thì lời khuyên của Phật tử sẽ không có tác dụng gì. Bởi vì họ cho rằng, việc làm của họ không có gì là tội lỗi khó coi.
Phật tử nên biết, mỗi người có một nghiệp dĩ riêng, không ai giống ai. Lời khuyên của Phật tử không khéo sẽ trở thành phản tác dụng. Họ còn cho Phật tử là lỗi thời, là bê bối, là đủ thứ cái là… Từ đó, Phật tử sẽ chỉ chuốc lấy thêm phiền muộn và còn mất đi tình bạn thân nữa. Điều gì xét thấy, không thể khuyên can, thì tốt hơn hết là mình không nên can dự vào. Vì điều đó, ngoài khả năng tầm tay của mình. Lời khuyên của mình chẳng những không có giá trị mà đôi khi còn trở nên họa hại nữa. Trong đạo Phật từ bi bao giờ cũng phải có trí huệ chỉ đạo. Có thế, thì việc nhận định của người Phật tử mới không bị sai lầm. Thôi thì cứ để mặc nhiên tùy duyên mà tốt hơn. Còn nếu như Phật tử thấy mình có thể khuyên bảo thức nhắc họ được, thì tùy ở nơi Phật tử quyết định. Vì Phật tử đã hỏi đến, nên tôi chỉ góp chút thành ý đó thôi.
Theo tôi, thì sự ăn mặc nó thuộc về hình thức bên ngoài. Vả lại, nó cũng không có thiệt hại gì. Như đã nói, cái không tốt của mình lại là cái đẹp của nguời. Không phải vì thế, mà ta đánh giá quá thấp người đó. Khi đánh giá ai, ta cần phải xét đến cá tính và hoàn cảnh của người đó. Có đôi khi, họ vì một hoàn cảnh nào đó mà ta chưa có thể tìm hiểu biết hết được. Nếu thế, mà ta vội phê bình đánh giá, coi chừng chúng ta sẽ trở thành người cố chấp và họ còn cho ta là kẻ ganh tỵ kỳ thị họ nữa… Phật tử hãy nên cẩn trọng cân nhắc thật kỹ lưỡng ở nơi lời khuyên của mình.
Kính chúc Phật tử luôn luôn sáng suốt và thành công trên bước đường tu học Phật pháp.