Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đoạn Tận Lậu Hoặc Lập Tức

14/02/201918:04(Xem: 7008)
Đoạn Tận Lậu Hoặc Lập Tức

Phat thuyet phap
 

Đoạn Tận Lậu Hoặc Lập Tức

 

Nguyên Giác

 

Làm thế nào để các lậu hoặc đoạn tận lập tức? Nghĩa là, không cần trải qua thời gian. Cũng không cần tu Tứ niệm xứ hay Tứ thiền bát định. Nghĩa là, tức khắc giải thoát, không chờ tới chuyện phải tìm một gốc cây để ngồi.

Một lần, câu hỏi đó được Đức Phật trả lời.Đó là Kinh SN 22.81.

Câu trả lời Đức Phật đưa ra là phải thấy các pháp là “vô thường, hữu vi, do duyên sanh” – và ý này Đức Phật lập lại trong Kinh tới 20 lần, và nhóm chữ “lậu hoặc được đoạn tận lập tức” được Đức Phật lập lại trong Kinh tới 12 lần.

Trước khi Đức Phật dạy pháp đoạn tận tức khắc này, Đức Phật nói rằng Ngài đã dạy nhiều pháp trước đó, như Tứ niệm xứ, và nhiều pháp khác, mà nhiều vị tăng không đoạn tận lậu hoặc được. Bây giờ trong cơ duyên này, Đức Phật dạy pháp cắt đứt gốc rễ lậu hoặc tức khắc.

Kinh này, trích bản dịch của HT Thích Minh Châu như sau:

Lúc bấy giờ, một Tỷ-kheo sanh khởi suy nghĩ như sau: “Biết như thế nào, thấy như thế nào, các lậu hoặc được đoạn tận lập tức?”

Thế Tôn với tâm của mình biết được suy nghĩ của Tỷ-kheo ấy, liền nói với các Tỷ-kheo:

—Này các Tỷ-kheo, pháp đã được giải thích, thuyết giảng. Bốn niệm xứ đã được giải thích, thuyết giảng. Bốn chánh cần đã được giải thích, thuyết giảng. Bốn như ý túc đã được giải thích, thuyết giảng. Năm căn đã được giải thích, thuyết giảng. Năm lực đã được giải thích, thuyết giảng. Bảy bồ-đề phần đã được giải thích, thuyết giảng. Thánh đạo Tám ngành đã được giải thích, thuyết giảng. Như vậy, này các Tỷ-kheo, pháp được Ta giải thích, thuyết giảng.

Dầu cho, này các Tỷ-kheo, các pháp được Ta giải thích, thuyết giảng như vậy, nhưng ở đây có Tỷ-kheo khởi lên suy nghĩ sau đây: “Biết như thế nào, thấy như thế nào, các lậu hoặc được đoạn tận lập tức?”

Này các Tỷ-kheo, biết như thế nào, thấy như thế nào, các lậu hoặc được đoạn tận lập tức? Ở đây, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu không thấy rõ các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không thấy rõ các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân, quán sắc như là tự ngã, sự quán như vầy là hành. Hành ấy lấy gì làm nhân, lấy gì làm tập khởi, lấy gì sanh, lấy gì làm hiện hữu? Đối với kẻ vô văn phàm phu, này các Tỷ-kheo, cảm xúc bởi thọ sanh ra do xúc chạm với vô minh, khát ái sanh. Từ khát ái ấy, hành ấy sanh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, hành ấy là vô thường, hữu vi, do duyên sanh. Khát ái ấy là vô thường, hữu vi, do duyên sanh. Thọ ấy … xúc ấy là vô thường, hữu vi, do duyên sanh. Vô minh ấy là vô thường, hữu vi, do duyên sanh. Do biết vậy, do thấy vậy, các lậu hoặc được đoạn tận lập tức.” (ngưng trích)(1)

Bản Kinh SN 22.81 còn dài, nhưng nơi đây, chúng ta lấy ý chính là:

Bản của HT Thích Minh Châu:

Như vậy, này các Tỷ-kheo, hành ấy là vô thường, hữu vi, do duyên sanh. Khát ái ấy là vô thường, hữu vi, do duyên sanh. Thọ ấy … xúc ấy là vô thường, hữu vi, do duyên sanh. Vô minh ấy là vô thường, hữu vi, do duyên sanh. Do biết vậy, do thấy vậy,các lậu hoặc được đoạn tận lập tức.”

Bản dịch Bodhi là:

Thus, bhikkhus, that formation is impermanent, conditioned, dependently arisen; that craving is impermanent, conditioned, dependently arisen… that ignorance is impermanent, conditioned, dependently arisen. When one knows and sees thus, bhikkhus, the immediate destruction of the taints occurs.”(1)

Tới đây, chúng ta phân tích về cách để nhìn thấy các pháp là vô thường, hữu vi, do duyên sanh.

Công thức có thể nhận ra ở Kinh SN 22.81 là Đức Phật nói về Ba cửa vào giải thoát: Vô tướng, Vô tác, Không.

Thấy các pháp vô thường, các pháp biến đổi và chảy xiết không ngừng => sẽ ngộ được thực tướng giải thoát là vô tướng.

Thấy các pháp là hữu vi, là do tạo tác mà nên => sẽ ngộ được thực tướng giải thoát là không hề được tạo tác.

Thấy các pháp do duyên sanh => sẽ ngộ được thực tướng giải thoát là rỗng rang, là không tướng.

Nghĩa là, ba đặc tính trên là ba giải thoát môn: Không, Vô tướng, Vô tác. Khi tâm ngộ nhập được, sẽ tức khắc đoạn tận lậu hoặc.

Có cách nào ngộ nhập “Không, Vô tướng, Vô tác” hay không?

Xin trả lời là có. Pháp của Đức Phật tu một ngày là an lạc một ngày, tu một giờ là an lạc một giờ, và theo Kinh SN 22.81, hễ biết và thấy ba đặc tướng như thế, là đoạn tận lậu hoặc tức khắc. Đây là Thiền đốn ngộ.

 

***

Trước tiên, nói về cách ngộ nhập Không Tướng. Tới đây, chúng ta dẫn ra Kinh SN 22.95.

Khi đọc kỹ Kinh SN 22.95, chúng ta sẽ thấy phương pháp nhìn này y hệt như pháp Tham Thoại Đầu của các vị thầy Tổ Sư Thiền nhiều thế kỷ sau (khi chú tâm nhìn vào chỗ khi niệm chưa sinh, sẽ thấy niệm khởi là tức khắc diệt, là sẽ nhận ra cái Không Tướng Rỗng Rang của tâm và của tâm hành).

Trong Kinh SN 22.95, Đức Phật dạy cách nhìn thấy “sắc, thọ, tưởng, hành, thức” đều là rỗng rang, là không tướng.

Trích bản dịch của HT Thích Minh Châu, cách nhìn này được Đức Phật lập đi, lập lại nhiều lần:

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có sắc gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần; vị Tỷ-kheo thấy sắc, chuyên chú, như lý quán sát sắc. Do vị Tỷ-kheo nhìn chuyên chú, như lý quán sát sắc, sắc ấy hiện rõ ra là trống không, hiện rõ ra là rỗng không, hiện rõ ra là không có lõi cứng. Làm sao, này các Tỷ-kheo, lại có lõi cứng trong sắc được?”(2)

Rồi Đức Phật thay chữ sắc trong đoạn trên với thọ, tưởng, hành, thức… Ghi nhận rằng, chữ sắc trong đoạn trên là nghĩa bao gồm sắc-thanh-hương-vị-xúc-pháp, tức là “cái được thấy, cái được nghe, cái được ngửi, cái được nếm, cái được chạm xúc, cái được tư lường suy niệm.” Tất cả đều rỗng không. 

Theo phương pháp nhìn của Kinh SN 22.95 là sẽ đoạn tận lậu hoặc tức khắc (theo Kinh SN 22.81). Cách nhìn như thế cũng là nhìn của Tham Thoại Đầu.

 

***

Tới đây, chúng ta dò tìm bản kinh khác, khi Đức Phật dạy về pháp tu Vô tác.

Kinh đầu tiên thường gặp về pháp Vô tác là Kinh Bahiya(Ud 1.10).

Trích lời Đức Phật dạy trong Kinh Bahiya như sau:

Thế này, Bahiya, ông nên tu tập thế này: Trong cái được thấy sẽ chỉ là cái được thấy; trong cái được nghe sẽ chỉ là cái được nghe; trong cái được thọ tưởng sẽ chỉ là cái được thọ tưởng; trong cái được thức tri sẽ chỉ là cái được thức tri.’ Cứ thế mà tu tập đi, Bahiya.

“Khi với ông, này Bahiya, trong cái được thấy chỉ là cái được thấy… [nhẫn tới]… trong cái được thức tri chỉ là cái được thức tri, thì rồi Bahiya, ông sẽ không là ‘với đó.’ Này Bahiya, khi ông không là ‘với đó,’ thì rồi Bahiya, ông sẽ không là ‘trong đó.’ Này Bahiya, khi ông không ‘trong đó,’ thì rồi Bahiya, ông sẽ không ở nơi này, cũng không ở nơi kia, cũng không ở chặng giữa. Thế này, chỉ thế này, là đoạn tận khổ đau.”(3)

 

Bản dịch Thanissaro trích như sau:

Then, Bāhiya, you should train yourself thus: In reference to the seen, there will be only the seen. In reference to the heard, only the heard. In reference to the sensed, only the sensed. In reference to the cognized, only the cognized. That is how you should train yourself. When for you there will be only the seen in reference to the seen, only the heard in reference to the heard, only the sensed in reference to the sensed, only the cognized in reference to the cognized, then, Bāhiya, there is no you in connection with that. When there is no you in connection with that, there is no you there. When there is no you there, you are neither here nor yonder nor between the two. This, just this, is the end of stress."(3)

 

Kinh thứ nhì có thể thấy về Vô tác là Kinh SN 12.40:

Nhưng, chư tăng, khi một người không khởi ý định, không lập kế hoạch, và không có ý hướng về bất cứ gì, tất sẽ không có sở duyên cho thức an trú. Khi không có sở duyên, sẽ không có chỗ an trú cho thức. Khi thức không an trú, và [thức] không  tăng trưởng, sẽ không có nghiêng về [bất kỳ pháp nào]. Khi không có nghiêng về, sẽ không có tới và không có đi. Khi không có tới và không có đi, sẽ không có chết và không có tái sanh. Khi không có chết và không tái sanh, tất cả những tương lai sanh, già chết, sầu não, than khóc, đau đớn, bất như ý và tuyệt vọng đều kết thúc. Như thế là tịch diệt toàn bộ khối đau khổ này.”(4)

Bản dịch Kinh SN 12.40 của ngài Bodhi, trích:

“But, bhikkhus, when one does not intend, and one does not plan, and one does not have a tendency towards anything, no basis exists for the maintenance of consciousness. When there is no basis, there is no support for the establishing of consciousness. When consciousness is unestablished and does not come to growth, there is no inclination. When there is no inclination, there is no coming and going. When there is no coming and going, there is no passing away and being reborn. When there is no passing away and being reborn, future birth, aging-and-death, sorrow, lamentation, pain, displeasure, and despair cease. Such is the cessation of this whole mass of suffering.”(4)

 

***

Cửa giải thoát thứ ba là nhận ra Vô thường. Có cách nào quán Vô thường để tức khắc xa lìa lậu hoặc?

Nơi đây, xin phép trích lại một đoạn trong bài “Đức Phật Dạy Pháp Niết Bàn Tức Khắc” như sau về quán Vô thường:

Như thế nào để quán vô thường? Có thể cảm thọ vô thường qua các chuyển biến thân tâm như sau. Khi bạn từ ngoài nắng bước vào nhà, sẽ cảm thọ, nhận ra thân tâm chuyển biến. Tương tự, khi bạn từ trong nhà bước ra nắng. sẽ cảm thọ thân tâm chuyển biến. Bạn nhấp ngụm nước, sẽ cảm thọ chuyển biến khi nước lan vào người. Khi bạn ngồi thở, sẽ cảm thọ thân tâm chuyển biến theo từng hơi thở. Từng khoảnh khắc tới rồi biến mất tức khắc, đó là cơn gió vô thường trôi chảy nơi thân tâm bạn. Khi cảm thọ vô thường, bạn không níu được cái đã qua, cả ba thời quá-hiện-vị lai đều biến mất trên thân tâm bạn. Từng khoảnh khắc hãy thọ nhận vô thường trôi chảy trên thân tâm. Đó là kinh vô tự, vì chữ nghĩa là cái của quá khứ, mà bạn đã quăng bỏ quá khứ rồi.  Khi cảm thọ vô thường, bạn đang sống với cái Tâm Không Biết, với Cái Chưa Từng Biết, với cái The Unknown. Cảm thọ vô thường trên thân tâm hiện tiền như thế, Tổ Sư Thiền còn gọi là “không một pháp trao cho người.” Vì hễ nói có pháp nào để an tâm, đều là chữ nghĩa của quá khứ. Cũng gọi là Vô Tâm, vì hễ khởi tâm gì cũng là mất liền cái cảm thọ vô thường hiện tiền. Còn gọi là Vô Ngôn, vì hễ mở lời cũng là chuyện của quá khứ. Đức Phật nơi đây gọi cảm thọ dòng chảy vô thường là an trú vô ngã, là an trú Niết Bàn ở đây và bây giờ, tiếng Anh còn gọi là Nibbana here and now.” (5)

.

Về cách nhìn khoảnh khắc, nhà sư Nguyễn Thế Đăng, trong bài “Mùa Xuân của Hiện Tại” đã viết cực kỳ tinh vi, trích:

Trong khoảnh khắc đó không có tư tưởng, không có nhớ về, không có đã, sẽ và đang. Vì một tư tưởng kéo dài qua nhiều khoảnh khắc nên trong một khoảnh khắc thì không có chỗ cho một tư tưởng, một hình ảnh nào cả. Khoảnh khắc là vô niệm, không có tư tưởng, không phân biệt đây kia, không có hôm qua ngày mai.” (6)

Chính đó là cái khoảnh khắc Đức Phật gọi là khi: các lậu hoặc đoạn tận lập tức.

 

THAM KHẢO:

 

(1).  SN 22.81: Bản dịch của HT Thích Minh Châu: https://suttacentral.net/sn22.81/vi/minh_chau

SN 22.81: Bản dịch Bodhi: https://suttacentral.net/sn22.81/en/bodhi

SN 22.81: Bản dịch Thanissaro: https://www.dhammatalks.org/suttas/SN/SN22_81.html

(2).  SN 22.95: Bản dịch của HT Thích Minh Châu: https://suttacentral.net/sn22.95/vi/minh_chau

(3)-- Kinh Bahiya – Ud 1.10, bản dịch Nguyên Giác: https://thuvienhoasen.org/a14273/bai-phap-khan-cap-bahiya-sutta

Kinh Ud 1.10: bản dịch Thanissaro: https://www.accesstoinsight.org/tipitaka/kn/ud/ud.1.10.than.html

(4). Giải thích về Kinh SN 12.40 (Nguyên Giác: Không một pháp để làm): https://thuvienhoasen.org/a27970/khong-mot-phap-de-lam

(5)Đức Phật Dạy Pháp Niết Bàn Tức Khắc: https://thuvienhoasen.org/a31299/duc-phat-day-phap-niet-ban-tuc-khac

(6)Nguyễn Thế Đăng, Mùa Xuân của Hiện Tại: https://thuvienhoasen.org/a31384/mua-xuan-cua-hien-tai

 

 

 

 

 

 

.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/08/2018(Xem: 6776)
Kinh Vị Tằng Hữu của Bắc tông và Tăng Chi Bộ Kinhcủa Nam Tông đều có ghi rằng trong cuộc đời của một vị Phật CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC có 4 lần sự kiện vi diệu này xảy ra. Mỗi lần như thế, có một hào quang vô lượng, thần diệu, thắng xa oai lực của chư Thiên hiện ra cùng khắp thế giới, gồm thế giới của chư Thiên, thế giới Ma vương và Phạm thiên, quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người. Cho đến những thế giới ở chặng giữa bất hạnh không có nền tảng, tối tăm u ám, mà tại đấy, mặt trăng, mặt trời với đại thần lực, đại oai đức như vậy cũng không thể chiếu thấu ánh sáng. Trong những cảnh giới ấy, một hào quang vô lượng, thâm diệu thắng xa uy lực chư Thiên hiện ra. Và các chúng sanh, sanh tại đấy, nhờ hào quang ấy mới thấy nhau và nói: "Cũng có những chúng sanh khác sống ở đây".
03/02/2018(Xem: 14172)
Tương quan là có quan hệ qua lại với nhau, tương cận là mối tương quan gần gủi nhất. Vấn đề này, mang tính tương tác mà trong Phật giáo gọi là: “cái này có thì cái kia có, cái này sinh thi cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt…”
06/01/2018(Xem: 13545)
Vài suy nghĩ về việc học chữ Phạn trong các Học Viện Phật Giáo Việt Nam_ Lê Tự Hỷ
22/05/2017(Xem: 49521)
Trong bước đầu học Phật, chúng tôi thường gặp nhiều trở ngại lớn về vấn đề danh từ. Vì trong kinh sách tiếng Việt thường dùng lẫn lộn các chữ Việt, chữ Hán Việt, chữ Pali, chữ Sanscrit, khi thì phiên âm, khi thì dịch nghĩa. Các nhân danh và địa danh không được đồng nhứt. Về thời gian, nơi chốn và nhiều câu chuyện trong sự tích đức Phật cũng có nhiều thuyết khác nhau làm cho người học Phật khó ghi nhận được diễn tiến cuộc đời đức Phật. Do đó chúng tôi có phát nguyện sẽ cố gắng đóng góp phần nào để giúp người học Phật có được một tài liệu đầy đủ, chính xác, đáng tin cậy, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ tra cứu khi cần.
19/03/2017(Xem: 6674)
Là người mới bắt đầu học Phật hoặc đã học Phật nhưng chưa thấm nhuần Phật pháp chân chính, chúng tôi biên soạn quyển sách nhỏ này, nhằm hướng dẫn cho người cư sĩ tại gia tập sống cuộc đời thánh thiện, theo lời Phật dạy. Chúng tôi cố gắng trình bày các nguyên tắc này theo sự hiểu biết có giới hạn của mình, sau một thời gian ứng dụng tu học cảm thấy có chút an lạc. Để giúp cho người cư sĩ tại gia thực hiện đúng vai trò và trách nhiệm của mình đối với gia đình người thân và cộng đồng xã hội. Trước tiên, chúng ta cần phải có một niềm tin vững chắc sau khi học hỏi, có tư duy sâu sắc, có quán chiếu chiêm nghiệm như lời Phật dạy sau đây: Này các thiện nam, tín nữ, khi nghe một điều gì, các vị phải quan sát, suy tư và thể nghiệm. Chỉ khi nào, sau khi thể nghiệm, quý vị thực sự thấy lời dạy này là tốt, lành mạnh, đạo đức, có khả năng hướng thiện, chói sáng và được người trí tán thán; nếu sống và thực hiện theo lời dạy này sẽ đem đến hạnh phúc, an lạc thực sự ngay hiện tại và về lâu về dài,
19/03/2017(Xem: 6293)
Nói đến đạo Phật là nói đến tinh thần nhân quả, nói đến sự giác ngộ của một con người. Con người sinh ra đủ phước báo hay bất hạnh là do tích lũy nghiệp từ nhiều đời mà hiện tại cho ra kết quả khác nhau. Mọi việc đều có thể thay đổi và cải thiện tốt hơn nếu chúng ta có ý chí và quyết tâm cao độ. Tất cả mọi hiện tượng, sự vật trên thế gian này là một dòng chuyển biến liên tục từng phút giây, không có gì là cố định cả. Một gia đình nọ, hai cha con cùng dạo chơi trong khu vườn nhà của họ. Bổng nhiên đứa con hỏi bố: “Bố ơi bố, nhà chúng ta có giàu không ạ?” Ông bố nghe xong liền mỉm cười, xoa đầu cậu con trai, rồi nói: “Bố có tiền, nhưng con không có. Tiền của bố là do bố tự mình siêng năng tích cực làm ra bằng đôi bàn tay và khối óc, được tích lũy trong nhiều năm tháng. Sau này con muốn giàu có như bố, trước tiên con phải học và chọn cho mình một nghề nghiệp chân chính, con cũng có thể thông qua nghề nghiệp của mình mà kiếm được tiền.”
17/03/2017(Xem: 6097)
1-Người Phật tử, phải thắng sự lười biếng bởi thái độ ỷ lại hay dựa dẫm vào người khác mà cầu khẩn van xin để đánh mất chính mình. 2-Bất mãn là thái độ thiếu khôn ngoan và sáng suốt, người trí càng nổ lực tu học và dấn thân đóng góp nhiều hơn nữa khi mọi việc chưa được tốt đẹp để không bị rơi vào trạng thái tiêu cực. 3-Người Phật tử chân chính, cương quyết phải thắng sự thiếu quyết tâm khi muốn làm việc thiện vì đó là trách nhiệm và bổn phận của người có lòng từ bi hỷ xả.
16/03/2017(Xem: 6175)
1-Người Phật tử hãy nên nhớ, sở dĩ con người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm do không tin sâu nhân quả và tin chính mình là chủ nhân của bao điều họa phúc. 2-Nếu chúng ta không muốn rước phiền não vào mình, thì người khác cũng không thể làm cho ta phiền muộn khổ đau, vì ta đã có cây kiếm trí tuệ nhờ nghe và biết chiêm nghiệm để rồi tu sửa. 3-Người Phật tử dù thắng trăm vạn quân cũng không bằng chiến thắng những thói hư tật xấu của mình, đó là chiến công oanh liệt nhất mà người đời ít ai làm được. 4-Chúng ta hãy luôn cám ơn nghịch cảnh vì chính khó khăn đó đã giúp cho ta có cơ hội quay lại chính mình, nhờ vậy tâm ta an tĩnh, sáng suốt mà tìm ra phương hướng để khắc phục.
14/03/2017(Xem: 5340)
Ngài là Thái tử, tên Sĩ Đạt Ta Có mẹ có cha, giống như mọi người. Mẹ là hoàng hậu, Thánh mẫu Ma Da Đức vua Tịnh Phạn, là cha của Ngài. Ngày rằm tháng tư, Thái tử ra đời Sinh xong bảy ngày, hoàng hậu sanh thiên.
30/07/2016(Xem: 13868)
Đại Trưởng lão Bửu Chơn, một bậc cao tăng, đạo cao đức trọng của Phật giáo Nguyên Thủy, ngài có hơn 10 năm tu hạnh đầu đà ở núi rừng Campuchia. Trở về Việt Nam, ngài là người tu học khá sớm ở Tổ đình Bửu Quang vào khoảng thập niên 40. Ngài là thành viên sáng lập Giáo hội Tăng già Nguyên Thủy Việt Nam và Tăng thống nhiệm kỳ Ban Chưởng quản lâm thời vào năm 1957
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567