Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

67. Khuyên thân nhân tu học, bị phản ứng phải làm sao?

19/06/201410:22(Xem: 3971)
67. Khuyên thân nhân tu học, bị phản ứng phải làm sao?

Phật lịch 2554

Dương lịch 2010 - Việt lịch 4889

THÍCH PHƯỚC THÁI

100 CÂU HỎI PHẬT PHÁP

TẬP 2



67. Khuyên thân nhân tu học, bị phản ứng phải làm sao?

 

Hỏi: Kính bạch thầy, khi biết tu học rồi, con thấy cuộc đời con bớt khổ hơn. Do đó, nên con muốn khuyến khích thân nhân của con biết tu học và được lợi ích như con. Nhưng con lại gặp phản ứng dữ dội và họ cho rằng con bị mù quáng, mê tín, đôi khi họ còn phỉ báng nhiều điều khó nói. Họ còn dẫn chứng những sự việc tiêu cực trong nhà chùa. Vì con sợ họ sẽ bị tội nên con dừng lại, không dám đề cập đến việc khuyên họ nữa. Trường hợp như thế, kính xin thầy cho con lời khuyên dạy để cho con được hiểu rõ hơn và phải làm sao?

 

Đáp: Trước hết, tôi xin thành thật chúc mừng cho Phật tử đã có chút ít tiến bộ trong việc tu hành. Vì đã có phần nào an lạc bớt khổ hơn trước khi chưa tu. Không tu thì thôi, mà hễ tu thì đương nhiên là chúng ta sẽ có ít nhiều kết quả lợi lạc. Và đời ta dĩ nhiên sẽ bớt khổ đau nhiều hơn. Đó là một sự thật. Nếu tu hành mà không được lợi lạc tiến bộ, thì chắc không ai bỏ công sức để tu hành làm gì. Theo luật nhân quả, hễ gây nhân tốt thì chúng ta sẽ gặt hái quả tốt. Ngược lại cũng thế. Vì vậy, chúng ta nên cố gắng gia công nỗ lực tu hành làm lành lánh dữ nhiều hơn nữa.

 

Phật tử tuy có tấm lòng vị tha nhân ái rất tốt, nhưng rất tiếc, Phật tử hơi vội nóng lòng muốn cho người khác, nhất là trong thân nhân ruột thịt của mình, cũng nên tu học để được lợi ích như mình. Do đó, nên Phật tử mới bị phản ứng dữ dội. Muốn tu tập theo hạnh Bồ tát thì Phật tử phải nên cố gắng gìn lòng an nhẫn. Có gặp chướng duyên thử thách như thế, thì mới đánh giá được sức tu tập nhẫn nại của mình. Song có điều, Phật tử nên nhớ rằng, căn duyên nghiệp quả của mỗi người mỗi khác nhau. Dù đó là thân nhân ruột thịt của mình cũng không ai giống ai. Vì mỗi người có những huân tập nghiệp tánh khác nhau. Sở dĩ có sự khác biệt nầy, phần lớn là do những tập khí đã được huân tập trong nhiều đời, nay trở thành thói quen sâu nặng và hiện hành trong hiện tại. Đồng thời, cũng do sự hấp thụ huân tập bởi những môi trường sống chung quanh, tùy theo mỗi thời đại mà sự huân tập có khác nhau. Từ đó, mỗi người có những quan niệm, kiến thức, nhận định cách nhìn qua những vấn đề khác nhau.

 

Khi khuyên bảo ai tu hành hay làm những việc từ thiện, Phật tử nên dè dặt cẩn thận. Vì Phật tử chưa phải là người có đầy đủ khả năng kinh nghiệm trong lãnh vực của đời sống tâm linh. Cũng như chưa thật sự nắm vững những hệ thống giáo lý Phật pháp mà mình đang hướng lòng tu học. Chẳng qua Phật tử cũng chỉ là người đang tập sự trên bước đường tu học mà thôi. Do đó, muốn khuyên bảo chuyển hóa người khác theo hướng tu học của mình, ít ra, mình cũng phải có khả năng thông hiểu phần nào trong lãnh vực nầy. Nhất là phần đạo hạnh chân thật ở nơi chính mình. Hiện tướng của phần đạo đức nầy, được thể hiện qua những phong cách như: lời nói, giao tiếp, xử sự, hành động v.v… Phải chứng minh thật sự mình là người có đạo đức chân thật.

 

 Được thế, thì dù Phật tử không khuyên, người ta cũng sẽ tự tìm hiểu tu hành như Phật tử. Hãy để cho người ta tự tìm hiểu là tốt hơn. Phật tử nên nhớ rằng, giáo pháp Phật dạy có vô lượng pháp môn tu. Không phải vì người ta không đi chùa, hay ăn chay, tụng kinh, lễ bái giống như mình, mà mình vội cho họ là người không biết tu hành. Chúng ta không nên vội kết luận như thế. Tuy người ta không tu áp dụng giống như pháp môn của mình, nhưng biết đâu người ta đang hành trì ứng dụng một pháp môn tu khác. Thậm chí, người ta không theo một pháp môn nào hết, nhưng hằng ngày người ta vẫn tu tỉnh tự sửa lấy mình, như thế cũng là tốt lắm rồi. Vả lại, người mình khuyên, có chắc là họ đã quy y trở thành người Phật tử giống như mình hay không?

 

Đừng bao giờ thấy người ta tu không giống mình, rồi mình vội vã cho rằng người đó không biết tu. Như những câu hỏi trên trong tập sách nầy, chúng tôi cũng đã có nói sơ qua về chữ tu. Tu có nghĩa là sửa đổi. Chúng ta thấy, có người tuy họ không đi chùa ngày nào, nhưng mà ở nhà họ vẫn tu tâm sửa tánh rất kỹ lưỡng. Thế thì, mình cho họ là người không biết tu hành hay sao? Kết luận vội vã như thế, e rằng không khéo chúng ta sẽ mắc phải cái lỗi là quá nông cạn hàm hồ. Ngược lại, có người khuyên người khác tu hành, nhưng nhìn lại bản thân của họ, thực sự họ chưa chứng minh được điều đó. Vì vậy, nên người ta khó có thể cảm thông và tin theo lời khuyên bảo của họ. Đó không phải là lỗi của người mình khuyên mà chính là lỗi ở nơi người khuyên. Người xưa nói: “Con đường thành công nhứt trên đường đời là bạn hãy thật hành những gì mà bạn thường khuyên bảo kẻ khác”. Khuyên người ta ăn chay, mà bản thân mình chưa từng ăn một bữa nào. Khuyên người ta tụng kinh niệm Phật mà bản thân mình chưa thật hành tụng một thời kinh niệm Phật nào. Như vậy, lời khuyên đó thật là hư rỗng chẳng có mang lại bổ ích gì!

 

Trường hợp khác, cũng có người vì nghĩ tình thân thuộc trong gia đình, nên khi khuyên bảo người thân, họ không cẩn thận ở nơi lời nói, thốt ra những lời lẽ kém nhã nhặn ôn hòa, từ đó gây nên tình trạng bất hòa tranh cãi với nhau. Biến lời khuyên trở thành một cuộc tranh chấp cãi vả hơn thua với nhau kịch liệt. Rốt cuộc, cả hai đều chuốc lấy phiền muộn nặng nề và rồi mất đi tình thương yêu tương kính với nhau.

 

Đây quả là một tai hại vô cùng. Tuy cái nhân ban đầu là tốt, nhưng vì thiếu chánh niệm chăm sóc cẩn thận ở nơi lời nói hay thái độ, nên hậu quả trở thành tồi tệ xấu xa như thế. Cho nên lòng tốt của mình khi thể hiện cũng phải đặt định cho đúng chỗ, đúng nơi. Và khi khuyên ai tu hành, ta phải hết sức cẩn trọng và phải biết dừng lại khi cần thiết. Những điều trình bày trên, chúng tôi chỉ muốn đóng góp chút ít thành ý chung, trong vấn đề khuyên bảo người khác tu học như mình.

 

Trở lại trường hợp của Phật tử, như Phật tử đã nói, khuyên những người thân tu hành để cho họ được lợi ích. Chẳng những họ không nghe theo, mà họ còn chống đối kích bác. Quả thật lời khuyên của Phật tử thật không có tác dụng lợi ích chi cả. Thậm chí, họ còn cho Phật tử là mê tín mù quáng. Ngoài ra, họ còn dùng những lời lẽ công kích mạt sát thậm tệ mà Phật tử không thể nói ra hết được. Đối với những người nầy, theo tôi, thì chúng ta chẳng những không nên trách móc họ, mà trái lại ta còn phải thông cảm và thương họ nhiều hơn. Bởi vì chủng tánh, nghiệp thức vô minh của họ còn quá sâu dầy. Vì thế, nên họ chưa có cơ hội tiếp xúc để học hỏi Phật pháp. Do đó, nên họ mới có những lời lẽ thiếu nhã nhặn và chống đối Phật tử. Đó là vì họ chưa học hỏi biết cách sử dụng hai phương pháp: “Lắng nghe và ái ngữ” của Phật giáo đó thôi.

 

Phật tử nên nhớ, khi khuyên ai, chúng ta cũng nên tìm hiểu sơ qua về nếp sống, cá tánh, khuynh hướng, tôn giáo, của đối tượng mà ta khuyên. Lời khuyên tuy hợp lý, nhưng không phù hợp căn cơ, thì lời khuyên đó sẽ trở nên thất bại vô hiệu quả. Đôi khi còn bị phản tác dụng và gây nên sự tranh luận hơn thua với nhau, như Phật tử đã nói. Hạt giống tuy rất tốt, nhưng gieo không đúng đất thích hợp, thì hạt giống kia tất sẽ bị thui chột đi. Muốn gieo hạt giống tốt, ta cần phải chọn lựa môi trường thích hợp. Không nên đụng đâu gieo đó, chẳng những không kết quả, mà còn bị thiệt hại nữa. Việc nầy, Phật tử muốn khuyên ai tu hành như mình, phải nên hết sức thận trọng.

 

Tuy nhiên, biết đâu lời khuyên của Phật tử tuy không có hiệu quả hiện thực, nhưng chính đó lại là hạt giống tốt gieo vào tâm điền của họ. Mong rằng, một lúc nào đó, khi họ gặp những điều bất trắc xảy ra không may, bấy giờ, họ mới trực nhớ lại lời khuyên bảo chí tình hợp lý của Phật tử. Và chừng đó, biết đâu họ sẽ làm theo những điều mà Phật tử đã hết lòng khuyên bảo họ. Như thế, thì sự khuyên bảo của Phật tử, thiết nghĩ cũng không bị thiệt thòi lỗ lã chi cả. Xin Phật tử chớ nên buồn phiền mà có ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe và cho sự tu hành của mình.

 

 Kính chúc Phật tử luôn an nhẫn mãi mãi tiến bộ và gặt hái nhiều thành quả tốt đẹp trên bước đường tu học Phật pháp.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/07/2012(Xem: 14135)
Nói về Giáo, trong Kinh Trung A Hàm (Bahuvedaniya-Majjhima Nikaya) số 57, đức Phật đã chỉ dẫn Mười loại Hạnh phúc Tối thượng, sắp xếp thứ tự do kết quả tu chứng, trong đó có: Đoạn thứ 6. “ Này Anandà. Nơi đây vượt hẳn lên khỏi mọi tri giác và hình thể (Sắc), không còn phản ứng của giác quan, hoàn toàn không chú tâm đến mọi sự khác nhau của tri giác ….” Đoạn thứ 10. “Nơi đây vượt hẳn lên khỏi cảnh giới Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng (Chẳng Phải Tưởng, Chẳng Phải Chẳng Có Tưởng), đạt đến sự chấm dứt mọi Tri giác và Cảm giác (Sãnnavedayita Niroda).”
28/07/2012(Xem: 8776)
Cổ đức bảo: “Kinh là lời Phật, Thiền là Tâm Phật”. Trên lộ trình Giác ngộ, hành giả cần phải thực hành cả hai mặt: Thấu ngữvà Đạt tâm. Do đó, chư Phật, chư Tổ ứng cơ thị hiện, tiếp dẫn độ sanh, nhằm mục đích tạo cho con người có một cuộc sống an bình tự tại. Phương tiện thì nhiều, nhưng cứu cánh chỉ có một. Nếu chúng ta biết tự chủ, nỗ lực tinh tiến dũng mãnh không chi chẳng thành tựu. Tinh tiến ít thì đạt kết quả ít, tinh tiến nhiều thì đạt kết quả nhiều. Tinh tiến rốt ráo thì kết quả viên mãn.
26/07/2012(Xem: 12438)
Giáo pháp Thiền giống như một cánh cửa sổ. Trước nhất chúng ta mới nhìn vào chỉ thấy bề mặt phản ánh lờ mờ. Nhưng khi chúng ta tu hành thì khả năng nhìn thấy trở nên rõ ràng.
24/07/2012(Xem: 15192)
Ở đây lời khuyên của Đức Phật đưa ra cho chúng ta là hãy sống thiện, chuyên cần và hành động một cách hiểu biết nếu chúng ta muốn giải quyết những vấn đề của chúng ta.
20/07/2012(Xem: 11678)
Đức Phật dạy Bốn Thánh Đế này cho chúng ta để đắc chứng Niết-bàn, Thánh Đế Thứ Ba, chấm dứt hoàn toàn tái sanh và do đó cũng chấm dứt luôn Khổ.
06/07/2012(Xem: 16969)
Cách đây vài năm, để tìm tài liệu cho cuốn sách của tôi ‘thế giới vắng bóng con người’ (the world without us) tôi có viếng thăm một bộ lạc ở Ecuador, Nam Mỹ. Mảnh đất nhỏ này may mắn còn sót lại của rừng già Amazon nổi tiếng màu mỡ, nhưng cũng bị khai thác đến mức cạn hết nguồn thực phẩm nên người dân bộ lạc bắt buộc phải săn bắn loài khỉ nhện (spider monkey) để ăn thịt. Điều này làm cho họ rất đau lòng bởi vì họ vẫn tin rằng họ là con cháu của loài khỉ nhện này.
05/07/2012(Xem: 11484)
Nếu muốn đạt được sự giải thoát, trước hết chúng ta phải quán xét thật cẩn thận những gì chung quanh ta, hầu quán nhận được bản chất đích thật của chúng...
15/06/2012(Xem: 6257)
Trong kinh điển Phật giáo , có nhiều trường hợp mô tả Đức Phật đã giữ thái độ im lặng trước một sồ câu hỏi của các du sĩ ngoại đạo mang tính huyền hoặc hoặc thiếu thực tế . Đức Phật thấy rõ , những người đặt các câu hỏi như thế thì hoặc chính bản thân họ không hiểu , hoặc họ chỉ nhằm khoe khoang kiến thức qua những tưởng tượng hay ức đoán ; và nếu có trả lời thì tính hạn chế của ngôn ngữ cũng khiến mọi giải thích không thể diễn tả rốt ráo mọi điều thấy biết của Đức Phật . Vì thế mà Đức Phật chỉ im lặng .
14/06/2012(Xem: 25156)
Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 2, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang ấn hành... Nguyên Siêu
19/03/2012(Xem: 7706)
Nỗi khổ đau suốt trăm năm trong cõi người ta vẫn hoài đè nặng lên kiếp người như một người mang đôi gánh nặng trĩu trên vai và đi mãi trên con đường dài vô tận, không khi nào đặt xuống được. Nhưng ngàn xưa vẫn chưa có bậc xuất thế nào tìm ra con đường thoát khỏi khổ đau của sanh, lão, bệnh, tử nên trong tiền kiếp Đức Phật cũng đã từng xông pha lăn lộn trong cuộc đời đầy cát bụi và đã trải qua biết bao khổ đau, thương tâm cũng như nghịch cảnh để tìm ra người thợ xây ngôi nhà ngũ uẩn và dựng lên những tấm bi kịch thường diễn ra trên sân khấu cuộc đời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]