Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

36. Thường chiêm bao thấy người thân, không biết có siêu hay không?

18/06/201417:48(Xem: 4257)
36. Thường chiêm bao thấy người thân, không biết có siêu hay không?

Phật lịch 2554

Dương lịch 2010 - Việt lịch 4889

THÍCH PHƯỚC THÁI

100 CÂU HỎI PHẬT PHÁP

TẬP 2



36. Thường chiêm bao thấy người thân, không biết có siêu hay không?

 

Hỏi: Kính bạch thầy, Người thân con mất đã lâu, nhưng trong giấc ngủ con thường mộng thấy người ấy hiện về. Như vậy, con không biết trường hợp nầy như thế nào? Người thân con có được siêu thoát hay không?

 

Đáp: Vấn đề nầy chúng tôi không thể trả lời một cách khẳng quyết có hay không được. Lý do là vì chúng tôi không thấy biết làm sao chúng tôi dám nói một cách khẳng quyết. Tuy nhiên, ở đây, chúng tôi chỉ xin nêu ra một vài điềm mộng đã được ghi chép trong sách sử rồi tùy Phật tử quyết đoán. Có những điềm mộng lại trở thành sự thật. Nhưng trước hết, chúng ta cũng nên biết qua có mấy loại mộng. Nói đến mộng trong nhà Phật có nêu ra ba loại mộng:

 

1. Cửu thức tuần du.

2. Tứ đại thuyên tăng.

3. Thiện ác tiên triệu.

 

1. Loại mộng cửu thức tuần du nầy, là do những kỷ niệm của ký ức hiện khởi. Đây là do những hạt giống mà chúng ta đã huân tập lâu đời hoặc hiện đời, mà nó được cất chứa ẩn tàng sâu kín trong kho A lại da thức, nay trong lúc ngủ nó hiện khởi lên tạo thành chiêm bao. Tùy theo sức năng huân của chúng ta mà những hạt giống nầy nó có cường độ mạnh yếu khác nhau. Có những hạt giống mà ta mới huân vào gây nên một ấn tượng sâu đậm rất mạnh. Do đó, nên nó có thể hiện khởi ngay trong giấc ngủ. Như trường hợp ta nhớ một hình ảnh đặc biệt, hay một phong cảnh đẹp đẽ nào đó mà mình khắc ghi sâu đậm vào trong tâm thức. Những hạt giống nầy nó nằm trên bề mặt của vô thức nên nó hiện khởi trước.

 

2. Loại mộng tứ đại thuyên tăng nầy là do sự bất hòa của tứ đại mà có ra. Như trường hợp ta bị nóng sốt cao độ chẳng hạn. Lúc đó, tinh thần ta bị mê sảng, nên trong giấc ngủ ta thấy nhiều cảnh mộng hung dữ.

 

3. Loại mộng thiện ác tiên triệu nầy là có những điềm lành hoặc dữ báo trước cho chúng ta biết. Đây thuộc loại mộng mà Phật tử đã thấy nêu ra. Để Phật tử suy nghiệm rõ hơn về loại mộng nầy, tôi xin nêu ra đây một vài điềm mộng báo trước mà trong sách sử đã ghi lại.

 

Trường hợp 1. Đọc lịch sử đức Phật Thích Ca, chúng ta thấy sử ghi lại, bà hoàng hậu Ma Gia sau khi phát chẩn cho những kẻ tàn tật cơ hàn, đêm lại bà nằm mộng thấy con bạch tượng có sáu ngà từ trên không trung hiện xuống và rồi chui vào hông bên hữu của bà. Sáng ra, bà tâu cho nhà vua biết và nhà vua truyền mời thầy đoán mộng đến đoán. Ông thầy đoán mộng cho biết, sau nầy hoàng hậu sẽ sanh một hoàng nam tài năng xuất chúng v.v… Nếu thái tử ở đời sẽ làm vị chuyển luân thánh vương và nếu xuất gia tu hành sẽ trở thành một vị Phật. Điềm mộng nầy đã trở thành một sự thật.

 

Trường hợp 2. Lịch sử Trung Quốc có ghi lại điềm mộng của vua Hán Minh Đế ở vào thời đại Hậu Hán (Đông Hán) niên hiệu Vĩnh Bình năm thứ ba (TL 60). Một hôm nhà vua nằm mộng thấy một người mình vàng, cao một trượng sáu (2m6) trên đỉnh có hào quang chiếu sáng như mặt trời bay đến trước sân điện nhà vua. Sáng ra, nhà vua bèn đem điềm mộng ấy hỏi trong quần thần, khi ấy có ông Thái sư Phó Nghị tâu rằng: Thần nghe bên Tây Vức (Ấn Độ) có vị Thánh hiệu là Phật Đà toàn thân một màu vàng kim sắc, có khi bệ hạ đã thấy Ngài đó chăng…? Chuyện nầy đã trở thành sự thật và đã được ghi lại trong phần đầu của Kinh Tứ Thập Nhị Chương, do giáo sư Hoàn Quan dịch.

 

Trường hợp 3. Trong quyển “Những Truyện Cổ Việt Nam mang màu sắc Phật Giáo” do thầy Lệ Như Thích Trung Hậu biên soạn, có kể câu chuyện Từ Đạo Hạnh là con trai của Từ Vinh. Ông Từ Vinh bị nhà sư Đại Diên dùng phép thuật đánh Từ Vinh chết. Chuyện ghi lại: “Cái đêm Từ Vinh chết Từ Đạo Hạnh được cha báo mộng cho biết sự tình và nhắc đi nhắc lại tên Đại Diên dặn phải trả thù cho bằng được. Tỉnh dậy, chàng hốt hoảng tìm cha, và chàng xiết bao đau đớn khi thấy thây cha nổi trên mặt nước…” Sau nầy sư Đại Diên bị Từ Đạo Hạnh đánh chết, đó là chuyện ân oán trả vay với nhau.

 

Trường hợp 4. Trong quyển Truyện Cổ Phật Giáo tập 4 do Minh Chiếu sưu tập có kể câu chuyện: “Quả Cam Oan Nghiệt”.

… Một người Tàu Quảng Đông, tên Tàu Dư đã bị người bạn tên Phan Phiên giết chết để chiếm đoạt số vàng bạc. Anh nầy bị chết oan, nên báo mộng cho ông quan tên Tào Công để biết rõ nội vụ. Trong chuyện có đoạn nói về sự báo mộng, trong khi ông quan nầy đang ngồi đọc sách rồi gục xuống bàn mà ngủ thiếp đi. Và trong giấc ngủ ông mộng thấy như sau: “Một người Tàu vào đặt ngay thư án một chiếc quả sơn đỏ, rồi vái hai vái mà lui. Công mở quả xem thì thấy một trái cam chín thắm. Công toan cầm cam lên ngửi thì một con quạ bay đến, lấy chân quắp tha đi, Công vội đuổi theo thì vấp ngã… Giật mình tỉnh dậy thì là một giấc chiêm bao…” Câu chuyện thật đã xảy ra in như trong giấc chiêm bao mà ông quan đó đã thấy. (Muốn biết rõ đầu đuôi câu chuyện nhân quả oan nghiệt khủng khiếp nầy, xin quý vị tìm đọc Truyện Cổ Phật Giáo tập 4, trang 81).

 

Những điềm mộng báo trước sự việc xảy ra như thế, chúng tôi thấy còn rất nhiều trong sử sách ghi lại. Đồng thời, chúng tôi cũng đã được nghe nhiều người kể lại, nhưng ở đây, chúng tôi chỉ xin nêu ra bốn trường hợp trên, thiết nghĩ, cũng tạm đủ để chứng minh cho Phật tử thấy biết để xét đoán. Nếu y cứ vào trong kinh nói, thì có những người sau khi chết, qua 49 ngày là tùy nghiệp lành dữ mà thọ sanh vào các loài khác nhau. Có người, vì nghiệp duyên tham trước luyến ái sâu nặng, nên họ không thể siêu thoát về những cảnh giới lành được. Do đó, họ phải đọa lạc vào những loài ma quỷ đi lang thang không nơi nương tựa, mà trong kinh thường gọi là những loại cô hồn đói khát.

 

Trường hợp như bà Thanh Đề thân mẫu của Tôn giả Mục kiền liên bị đọa vào loài quỷ đói như trong Kinh Vu lan Bồn đã diễn tả. Vì thế, mà chúng ta cần phải tụng kinh làm nhiều việc phước lành để cầu siêu độ cho họ. Dù người mất đã lâu, chúng ta cũng có thể vì họ mà làm mọi việc phước lành và nhất là phải tụng kinh niệm Phật để hồi hướng cầu nguyện cho họ. Có thế, thì hương linh của người mất, nhờ đó mà cũng được thừa hưởng ít phần lợi lạc. Xin Phật tử nên vì mẹ mà cố gắng tu tạo nhiều việc phước lành để thành tâm hồi hướng phước đức đó về cho mẹ mình. Được vậy, thì rất là quý báu, vì cả hai đều được ân triêm lợi lạc vậy.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/07/2012(Xem: 14135)
Nói về Giáo, trong Kinh Trung A Hàm (Bahuvedaniya-Majjhima Nikaya) số 57, đức Phật đã chỉ dẫn Mười loại Hạnh phúc Tối thượng, sắp xếp thứ tự do kết quả tu chứng, trong đó có: Đoạn thứ 6. “ Này Anandà. Nơi đây vượt hẳn lên khỏi mọi tri giác và hình thể (Sắc), không còn phản ứng của giác quan, hoàn toàn không chú tâm đến mọi sự khác nhau của tri giác ….” Đoạn thứ 10. “Nơi đây vượt hẳn lên khỏi cảnh giới Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng (Chẳng Phải Tưởng, Chẳng Phải Chẳng Có Tưởng), đạt đến sự chấm dứt mọi Tri giác và Cảm giác (Sãnnavedayita Niroda).”
28/07/2012(Xem: 8776)
Cổ đức bảo: “Kinh là lời Phật, Thiền là Tâm Phật”. Trên lộ trình Giác ngộ, hành giả cần phải thực hành cả hai mặt: Thấu ngữvà Đạt tâm. Do đó, chư Phật, chư Tổ ứng cơ thị hiện, tiếp dẫn độ sanh, nhằm mục đích tạo cho con người có một cuộc sống an bình tự tại. Phương tiện thì nhiều, nhưng cứu cánh chỉ có một. Nếu chúng ta biết tự chủ, nỗ lực tinh tiến dũng mãnh không chi chẳng thành tựu. Tinh tiến ít thì đạt kết quả ít, tinh tiến nhiều thì đạt kết quả nhiều. Tinh tiến rốt ráo thì kết quả viên mãn.
26/07/2012(Xem: 12438)
Giáo pháp Thiền giống như một cánh cửa sổ. Trước nhất chúng ta mới nhìn vào chỉ thấy bề mặt phản ánh lờ mờ. Nhưng khi chúng ta tu hành thì khả năng nhìn thấy trở nên rõ ràng.
24/07/2012(Xem: 15193)
Ở đây lời khuyên của Đức Phật đưa ra cho chúng ta là hãy sống thiện, chuyên cần và hành động một cách hiểu biết nếu chúng ta muốn giải quyết những vấn đề của chúng ta.
20/07/2012(Xem: 11678)
Đức Phật dạy Bốn Thánh Đế này cho chúng ta để đắc chứng Niết-bàn, Thánh Đế Thứ Ba, chấm dứt hoàn toàn tái sanh và do đó cũng chấm dứt luôn Khổ.
06/07/2012(Xem: 16969)
Cách đây vài năm, để tìm tài liệu cho cuốn sách của tôi ‘thế giới vắng bóng con người’ (the world without us) tôi có viếng thăm một bộ lạc ở Ecuador, Nam Mỹ. Mảnh đất nhỏ này may mắn còn sót lại của rừng già Amazon nổi tiếng màu mỡ, nhưng cũng bị khai thác đến mức cạn hết nguồn thực phẩm nên người dân bộ lạc bắt buộc phải săn bắn loài khỉ nhện (spider monkey) để ăn thịt. Điều này làm cho họ rất đau lòng bởi vì họ vẫn tin rằng họ là con cháu của loài khỉ nhện này.
05/07/2012(Xem: 11485)
Nếu muốn đạt được sự giải thoát, trước hết chúng ta phải quán xét thật cẩn thận những gì chung quanh ta, hầu quán nhận được bản chất đích thật của chúng...
15/06/2012(Xem: 6257)
Trong kinh điển Phật giáo , có nhiều trường hợp mô tả Đức Phật đã giữ thái độ im lặng trước một sồ câu hỏi của các du sĩ ngoại đạo mang tính huyền hoặc hoặc thiếu thực tế . Đức Phật thấy rõ , những người đặt các câu hỏi như thế thì hoặc chính bản thân họ không hiểu , hoặc họ chỉ nhằm khoe khoang kiến thức qua những tưởng tượng hay ức đoán ; và nếu có trả lời thì tính hạn chế của ngôn ngữ cũng khiến mọi giải thích không thể diễn tả rốt ráo mọi điều thấy biết của Đức Phật . Vì thế mà Đức Phật chỉ im lặng .
14/06/2012(Xem: 25157)
Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 2, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang ấn hành... Nguyên Siêu
19/03/2012(Xem: 7706)
Nỗi khổ đau suốt trăm năm trong cõi người ta vẫn hoài đè nặng lên kiếp người như một người mang đôi gánh nặng trĩu trên vai và đi mãi trên con đường dài vô tận, không khi nào đặt xuống được. Nhưng ngàn xưa vẫn chưa có bậc xuất thế nào tìm ra con đường thoát khỏi khổ đau của sanh, lão, bệnh, tử nên trong tiền kiếp Đức Phật cũng đã từng xông pha lăn lộn trong cuộc đời đầy cát bụi và đã trải qua biết bao khổ đau, thương tâm cũng như nghịch cảnh để tìm ra người thợ xây ngôi nhà ngũ uẩn và dựng lên những tấm bi kịch thường diễn ra trên sân khấu cuộc đời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]