Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

12. Phúng điếu người chết có mắc nợ hay không?

16/06/201420:57(Xem: 5459)
12. Phúng điếu người chết có mắc nợ hay không?

Phật lịch 2555

Dương lịch 2011 - Việt lịch 4890

THÍCH PHƯỚC THÁI

100 CÂU HỎI PHẬT PHÁP

 

TẬP 1

 



12. Phúng điếu người chết có mắc nợ hay không?

 

Hỏi: Tôi thấy có một vài đám tang trong giới Phật tử của mình, thân quyến có viết cáo phó là: “Miễn Phúng Điếu”, (không nhận tiền) hỏi ra, thì họ nói: Nếu nhận tiền, thì người chết phải mắc nợ. Vậy xin hỏi: nhận tràng hoa người ta phúng điếu, thì người chết có mắc nợ hay không? Và nếu so sánh giữa tiền và tràng hoa, thì cái nào có lợi ích thiết thực hơn?

 

Đáp: Nếu căn cứ theo luật nhân quả, thì phàm hễ có vay, tất nhiên phải có trả. Nếu bảo nhận tiền, thì người chết mắc nợ, vậy thì nhận tràng hoa, người chết không mắc nợ hay sao? Tràng hoa đâu phải tự nhiên mà có, tất cũng phải dùng tiền để mua. Chẳng qua dưới một hình thức khác thôi. Như vậy, bạn bè thân thuộc đến phân ưu phúng điếu, vì ai mà họ phúng điếu, tất nhiên là vì người chết. Nếu không có người chết, thì họ đâu có phúng điếu. Do đó, đương nhiên là người chết phải mang nợ.

 

Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra ở đây là, việc phúng điếu bằng tràng hoa phát xuất từ đâu? Và có phải đó là một tập tục của người Việt Nam chúng ta hay không ?

 

Theo chỗ chúng tôi được biết, thì việc phúng điếu bằng tràng hoa là do người Việt mình ảnh hưởng người Tây phương. Vì người Tây phương họ rất yêu chuộng hoa tươi. Chúng ta cũng không lạ gì, khi thấy họ đến thăm thân nhân hay bạn bè thân, trên tay của họ thường có một bó hoa tươi. Đây là để biểu lộ tấm lòng thân thương của họ. Đây cũng là một tập tục hay đẹp của họ. Do đó, nên người mình bắt chước làm theo. Điều nầy, nếu xét theo phong tục xưa của ta, như trong quyển Phong Tục Việt Nam của giáo sư Toan Ánh đã viết: “Phúng là lễ vật đi điếu người chết, còn viếng nghĩa là thăm. Ta thường nói phúng viếng hoặc phúng điếu nghĩa là đem lễ vật tới hỏi thăm nhà có tang.

 

Người chết sau khi đã nhập quan và tang chủ đã làm lễ thành phục, con cháu khóc lóc, bạn bè thân thuộc mới bắt đầu tới phúng điếu. Trước đó, cũng có người tới, nhưng chỉ là để hỏi thăm và chia buồn cùng tang chủ chứ chưa có lễ viếng và cũng chưa lễ trước linh cữu.

 

 Lễ phúng viếng thường là trầu cau trà rượu, hoặc những tay văn tự thì dùng những bức trướng hoặc những đôi câu đối, trong nêu lên những đức hay tính tốt của người chết.

 

Con cháu cũng có câu đối để khóc ông bà cha mẹ. Những trướng đối của bạn bè thường làm bằng lụa, bằng da màu xanh, vàng, trắng, còn những câu đối của con cháu chỉ viết bằng chữ xanh hoặc chữ đen trên vải trắng.

 

 Ở thôn quê, người trong làng xã thường dùng tiền để phúng viếng, một cách trực tiếp giúp đỡ thiết thực tang chủ trong lúc cần thiết v.v..." (Phong Tục Việt Nam, Toan Ánh, trang 512, nhà xuất bản Đại Nam ).

 

Chúng tôi trích dẫn những đoạn văn trên để chúng ta biết sơ qua về phong tục phúng điếu của ông bà ta ngày xưa là như thế. Từ ngày người Tây phương có mặt ở xứ ta, nhứt là trong thời kỳ chiến tranh có quân đội Mỹ, mỗi khi một quân nhân cấp lớn tử trận, thì người chết sẽ được nhận những tràng hoa danh dự, tưởng niệm thân thiết phúng điếu. Và cũng từ đó, người dân thành thị bắt chước theo hay dùng hoa tươi hoặc hoa cườm để phúng điếu cho người chết.

 

Ngược lại, ở thôn quê thì lại khác. Chúng ta thấy, trong làng xã có người mất, thì người ta thường dùng tiền để phúng điếu. Đây là một hình thức trực tiếp giúp đỡ cho tang chủ tiện bề chi dụng trong lúc cần thiết. (Người viết đã chứng kiến nhiều đám táng ở thôn quê là như thế).

 

Đây cũng là một tập tục rất hay và rất thực tế trong việc tương tế. Tổ tiên ta có câu: “Nhứt gia hữu sự bá gia ưu”. Nghĩa là, một nhà có việc, thì trăm nhà đều chung lo. Điều nầy, vừa nói lên tinh thần tương thân tương trợ của người dân quê mộc mạc, cũng vừa nói lên tình đoàn kết keo sơn gắn bó tình tự của một dân tộc hiền hòa.

 

Chính vì tinh thần hỗ tương sớm tối có nhau nầy, nên ta thấy, ngoài việc bà con thân hữu xúm xít nhau lại chung lo đám sám, họ còn nghĩ đến việc giúp đỡ tiền bạc cho gia đình người chết có chút ít phương tiện để xoay trở tiêu phí trong việc tang lễ. Vì vậy, ở thôn quê, ít có gia đình nào từ khước không chấp điếu. Vì họ nghĩ, hôm nay mình nhận của người ta, thì mai kia mình sẽ đi trả lại. Giống như một hình thức cho vay mà không lời vậy.

 

Tuy nói là vì người chết, mà kỳ thật là vì giúp đỡ cho người sống. Nếu là người khá giả, có đủ khả năng, thì họ sẽ đem số tiền mà bà con phúng điếu để làm những việc từ thiện giúp ích cho xã hội hoặc cúng chùa v.v... Việc làm đó, hương linh chẳng những không mắc nợ, mà còn được tăng thêm phước đức nữa. Còn nếu như những gia đình nghèo không đủ khả năng chi dụng cho đám sám, thì tạm thời họ dùng số tiền nầy để trang trải cho việc tang lễ, rồi sau đó, con cháu hoặc người thân từ từ họ sẽ đi hoàn trả lại.

 

 Như thế, trên thực tế, ta thấy người chết như mắc nợ, nhưng xét cho cùng, thì đây là một hình thức tương trợ lẫn nhau mà thôi. Theo tôi, đây là một hình thức tương trợ vừa giữ được tập tục xưa mà cũng vừa ích lợi rất thực tế, nếu chúng ta khéo sử dụng đồng tiền nầy vào những việc làm hữu ích cho xã hội.

 

 Ngược lại, đối với những tràng hoa, xét ra, chỉ tô điểm cho tang lễ thêm phần trang trọng, chỉ dùng được một hai ngày, rồi sau đó khi đưa đám đến huyệt mộ hay đến lò thiêu, thì những tràng hoa nầy cũng theo người chết mà vứt bỏ luôn, thật là uổng phí! Chi bằng, nếu trong thân quyến e ngại sự nhận tiền phúng điếu của bằng hữu, thì ta có thể làm theo phương cách mà Đại Đức Thích Phước Tấn trụ trì chùa Quang Minh đã đề xướng một phương pháp phúng điếu mới, vừa có lợi ích thiết thực cho xã hội mà cũng vừa đem lại sự lợi lạc cho hương linh.

 

Phương pháp đó như thế nào? Nhân đám tang của phật tử Nguyễn Thị Hoàng Ánh, tịnh danh là Tịnh Mẫn, là một liên hữu của Cực Lạc Liên Hữu Liên Xã Quang Minh Đạo Tràng, Thầy kêu gọi quý Liên hữu phật tử mỗi người nhận một Tràng Hoa Công Đức. Tràng hoa công đức nầy hình thức là một khổ giấy giống như phiếu công đức vậy. Thầy in màu rất đẹp. Thầy trao phát cho những liên hữu phật tử nào đã phát tâm nhận lãnh ghi vào. Ghi như thế nào? Có vị thì ghi sẽ hiến cúng 50 đô, hoặc 100 đô... để gởi tặng cho các bệnh viện cô nhi, hoặc các bệnh viện cùi hay ung thư v.v...

 

Có người thì hứa là sẽ tụng một bộ Kinh Pháp Hoa, có người thì phát nguyện mỗi đêm niệm một ngàn câu hiệu Phật, có người thì phát nguyện làm bao nhiêu việc phước thiện trong thời gian 49 ngày, tất cả những việc làm và những điều phát nguyện trên, thảy đều hồi hướng cho hương linh sớm được siêu sanh Tịnh Độ.

 

Qua việc đề xướng nầy, chúng tôi thấy quý liên hữu phật tử hưởng ứng rất mạnh mẽ. Và mỗi người đem hết lòng thành của mình để thực hiện những điều mà mình đã phát nguyện. Tất cả chỉ vì hương linh và cho hương linh. Đây mới thật là một loại Tràng Hoa thật vô cùng quý giá. Âm vang của những việc làm nầy, như tụng kinh, niệm phật, công quả, làm phước v.v... nó vẫn còn vang dội mãi cho đến trải qua hết 49 ngày, chớ không như những đám khác, là khi bạn bè hay đồng đạo đưa đám xong rồi, thì người chết sẽ đi vào trong quên lãng, không còn ai nhớ biết đến để cầu nguyện dù đó là một câu hiệu phật.

 

Riêng chúng tôi, chúng tôi nhận thấy điều nầy rất phù hợp với tinh thần vị tha của Phật giáo và cũng rất phù hợp trong việc hộ niệm cho hương linh trong tinh thần nhiếp tâm cầu nguyện, gọi là đức chúng như hải vậy.

 

Trên đây, là góp chút thành ý của người phụ trách mục giải đáp nầy. Mong rằng tất cả liên hữu, phật tử chúng ta, tưởng cũng nên suy xét lại cho thật kỹ, để chúng ta có thể chuyển đổi qua một hình thức như Đại Đức Thích Phước Tấn đã làm vừa qua trong đám tang của phật tử Nguyễn thị Hoàng Ánh. Qua đó, theo tôi được biết, mọi người đều rất hoan hỷ tán đồng. Vì nó rất hữu ích cho cả hai: kẻ còn và người mất đều được lợi lạc vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/05/2011(Xem: 11566)
100 Câu Hỏi Phật Pháp Tập II Tỳ Kheo Thích Phước Thái 01 Tượng Phật bị sứt mẻ có thờ được không? 02 Thọ bát quan trai có lạy bàn vong được không? 03 Tu ở nhà một mình có tiến bộ không? 04 Khuyên người khác quy y có lỗi không? 05 Tụng kinh niệm Phật mà tâm còn tán loạn có được lợi ích gì không? 06 Tâm ở đâu?
28/02/2011(Xem: 9052)
Ban Sưu tập tu viện Quảng Hương Già Lam đã dày công sưu tập các công trình về kinh, luật, luận, thi kệ và tản văn của Đại lão Hòa thượng tập thành bộ "Toàn tập Tâm Như - Trí Thủ" nhân ngày húy nhật lần thứ 18 của Ngài. Công trình này vừa được tái bản đúng vào dịp kính tưởng niệm lần thứ 27 ngày Ngài viên tịch (2 /3 / Giáp Tý -2/3/Tân Mão) với sự bổ sung và chỉnh lý công phu, hình thức rất trang nhã, in thành 5 tập (thay vì 3 tập trong lần in trước). Giác Ngộ trích phần Lời nói đầu, trân trọng giới thiệu cùng độc giả.
19/02/2011(Xem: 7895)
Những giáo pháp được đức Đạo sư nói ra không ngòai mục đích ban vui cứu khổ đưa đến an vui Niết-bàn giải thóat, cho dù là thiên kinh vạn quyển được triển khai từ những lời dạy cơ bản của Ngài...
11/02/2011(Xem: 33974)
Danh từ Ðạo Phật (Buddhism) xuất phát từ chữ "Budhi" nghĩa là "tỉnh thức" và như vậy Ðạo Phật là triết học của sự tỉnh thức. Nền triết học này khởi nguyên từ một kinh nghiệm thực chứng...
01/02/2011(Xem: 3409)
Tập sách này là kết tập những bài báo viết trên Bản Tin Hải Ấn và Phật Giáo Việt Nam trong cùng một chủ đề. Đó là Con Đường Phát Triển Tâm Linh.
28/01/2011(Xem: 15245)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
22/01/2011(Xem: 5896)
Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng...
13/01/2011(Xem: 21615)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
10/01/2011(Xem: 13086)
Quyển sách này đã đem lại cho độc giả một cái nhìn mới của Tây phương đối với Phật giáo trước đây vốn hoàn toàn xa lạ và hiện nay đang rất thịnh hành ở châu Âu và châu Mỹ.
05/01/2011(Xem: 14092)
Triết thuyết Căn Bản của PG Đại Thừa
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]