Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10. Vấn đề bản ngã thật giả thế nào ?

16/06/201420:56(Xem: 5532)
10. Vấn đề bản ngã thật giả thế nào ?

Phật lịch 2555

Dương lịch 2011 - Việt lịch 4890

THÍCH PHƯỚC THÁI

100 CÂU HỎI PHẬT PHÁP

 

TẬP 1

 



10. Vấn đề bản ngã thật giả thế nào ?

 

Hỏi: Trong Phật giáo, khi thì nói cái ngã không thật, khi lại nói cái ngã chơn thật. Lắm khi lại còn đề cao cái ngã cho là độc tôn duy nhứt nữa. Như khi Phật mới ra đời có nói câu: “Thiên thượng thiên hạ, duy Ngã độc tôn”. Tại sao đồng là ngã, khi nói thật, khi nói không thật. Như vậy có mâu thuẫn chống trái nhau không ?

 

Đáp: Không có gì chống trái nhau cả. Chữ ngã là đọc âm Hán tự, có nghĩa là tôi, ta, hay mình v.v... Để bạn hiểu rõ hơn về chữ ngã, tôi xin trích một đoạn về phần định nghĩa chữ ngã trong bộ Từ Điển Phật Học Huệ Quang Tập 5: “Ngã nguyên nghĩa là hô hấp, chuyển thành nghĩa sanh mạng, tự kỷ, thân thể, tự ngã, bản chất, tự tánh, hoặc chỉ chung cho chủ thể độc lập vĩnh viễn, tiềm ẩn trong nguồn gốc của tất cả vật và chi phối cá thể thống nhất. Đây là một trong các chủ đề trọng yếu nhất thuộc thế giới tư tưởng Ấn Độ”.

 

Phàm nói ngã phải hội đủ ba yếu tố: “Chủ tể, thường nhứt và tự tại”. Cái ngã mà Phật giáo phủ nhận hay chủ trương vô ngã, đó là chỉ rõ cái ngã do quan hệ nhân duyên kết hợp. Đã do nhân duyên kết hợp, tất nhiên là nó không có chủ tể, không thường nhứt và không được tự tại. Như cái thân xác mà chúng ta đang mang đây, nhà Phật gọi là cái thân giả tạm, bởi do ngũ uẩn kết hợp. Ngũ uẩn đó là: Sắc, thọ, tưởng, hành thức. Sắc chất thuộc về phần tứ đại, tức gồm có 4 nguyên tố tụ hợp tạo thành. Như đất, nước, gió, lửa. Bốn thứ nầy kết hợp trong nhu cầu cưỡng ép. Bởi thế, nên chúng thường chống trái nhau và chính vì thế, nên chúng ta thường hay đau yếu luôn luôn.

 

Đấy là phần kết hợp vật chất. Còn về phần tinh thần hiểu biết, cũng do bốn thứ kết hợp: Thọ, tưởng, hành, thức. Thọ là sự cảm nhận vui hoặc buồn, hoặc không vui không buồn. Tưởng là nhớ lại những việc đã qua hay tưởng tượng đến những việc sắp đến. Hành là sự biến đổi từng sát na của dòng tâm thức. Thức là sự phân biệt phải trái tốt xấu v.v... Bốn thứ nầy cấu tạo thành hiện trạng tâm lý.

 

Như vậy, mỗi thân thể chúng ta được cấu tạo bởi hai phần: Vật chất và tinh thần. Đã nói cấu tạo, tất nhiên, là phải do nhiều thứ hợp lại, đã có hợp, tất phải có tan. Đó là một định lý duyên sinh bất di bất dịch. Do đó, mà nhà Phật gọi thân nầy là vô ngã (Bởi do nhiều yếu tố hợp thành tạm bợ không thật). Ngược lại, cái ngã mà nhà Phật gọi là Chơn Ngã tức là cái “Ta” chơn thật.

 

Nói đến cái Ta là chỉ cho chủ thể mạng sống. Nhưng mạng sống có hai: Giả tạm và vĩnh hằng. Mạng sống giả tạm là mạng sống còn bị hệ thuộc trong phạm trù duyên sinh nhân quả. Còn mạng sống vĩnh hằng, thì vượt ngoài phạm trù duyên sinh nhân quả đối đãi. Mạng sống nầy, trong nhà Phật nói, có nhiều tên gọi khác nhau. Như Chơn Ngã, Pháp Thân, Phật Tánh, Niết Bàn, Bản Lai Diện Mục, Chơn Lý Tuyệt Đối v.v...

 

Đó là một thực thể bất sinh bất diệt. Câu nói: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn”. Chữ Ngã đây là chỉ cho Chơn Ngã, chớ không phải là cái ngã tầm thường do nhân duyên kết hợp. Ta không nên hiểu lầm cho rằng Phật tự cao tự đại, nêu cao cái bản ngã của mình là trên hết. Chữ Ngã nầy là một trong bốn đức tánh Niết Bàn mà trong Kinh Đại Bát Niết Bàn Phật đã nêu ra: Chơn Thường, Chơn Lạc, Chơn Ngã, Chơn Tịnh.

 

Trong Kinh Kim Cang Bát Nhã có bài kệ :

 

Nhược dĩ sắc kiến ngã

Dĩ âm thanh cầu ngã

Thị nhơn hành tà đạo

Bất năng kiến Như Lai.

 

Tạm dịch :

 

Nếu người nào dùng sắc thấy ta

Dùng âm thanh cầu ta

Người ấy hành đạo tà

Không thể thấy được Như Lai.

 

Muốn thấy được Như Lai phải thấy bằng cách nào? Không thể thấy bằng mắt thịt qua hình ảnh sắc tướng của Phật (vì sắc tướng do duyên hợp, nên vô ngã) Cũng không thể dùng tai nghe âm thanh của Phật mà cho là thấy Phật (vì tiếng cũng do duyên hợp giả có) Như vậy, người nào chạy theo trên hình tướng hay âm thanh để tìm phật, thì bị Phật quở là kẻ đó hành đạo tà, không bao giờ thấy được Phật.

 

Thế thì, muốn thấy Phật, ta không thể thấy bằng mắt thịt mà phải thấy bằng tâm, tức thầm nhận ra được cái thực thể hằng thanh tịnh sáng suốt, bất sanh bất diệt trong mỗi con người của chúng ta, đó là thấy được Phật hay Như Lai. Như Lai ở đây, ta phải hiểu là Phật pháp thân, chớ không phải là Phật báo thân. Mà Phật pháp thân đó là tên khác của Chơn ngã hay Đại ngã. Người nào trực nhận được tánh thể sáng suốt nầy, thì gọi người đó là ngộ đạo hay kiến tánh.

 

Tóm lại, khi nói ngã không thật, tất nhiên, ta phải hiểu đó là cái ngã do nhân duyên cấu tạo hợp thành. Tạm gọi là giả ngã (Giả có cái ta trống rỗng tạm sinh hoạt trong một thời gian). Còn nói Chơn ngã, thì ta biết đó là cái Ngã vượt ngoài duyên sinh đối đãi. Cái Ngã đó không hình, không tướng, tạm gọi là Chân ngã hay Chân lý tuyệt đối v.v...

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/05/2011(Xem: 11567)
100 Câu Hỏi Phật Pháp Tập II Tỳ Kheo Thích Phước Thái 01 Tượng Phật bị sứt mẻ có thờ được không? 02 Thọ bát quan trai có lạy bàn vong được không? 03 Tu ở nhà một mình có tiến bộ không? 04 Khuyên người khác quy y có lỗi không? 05 Tụng kinh niệm Phật mà tâm còn tán loạn có được lợi ích gì không? 06 Tâm ở đâu?
28/02/2011(Xem: 9052)
Ban Sưu tập tu viện Quảng Hương Già Lam đã dày công sưu tập các công trình về kinh, luật, luận, thi kệ và tản văn của Đại lão Hòa thượng tập thành bộ "Toàn tập Tâm Như - Trí Thủ" nhân ngày húy nhật lần thứ 18 của Ngài. Công trình này vừa được tái bản đúng vào dịp kính tưởng niệm lần thứ 27 ngày Ngài viên tịch (2 /3 / Giáp Tý -2/3/Tân Mão) với sự bổ sung và chỉnh lý công phu, hình thức rất trang nhã, in thành 5 tập (thay vì 3 tập trong lần in trước). Giác Ngộ trích phần Lời nói đầu, trân trọng giới thiệu cùng độc giả.
19/02/2011(Xem: 7895)
Những giáo pháp được đức Đạo sư nói ra không ngòai mục đích ban vui cứu khổ đưa đến an vui Niết-bàn giải thóat, cho dù là thiên kinh vạn quyển được triển khai từ những lời dạy cơ bản của Ngài...
11/02/2011(Xem: 33975)
Danh từ Ðạo Phật (Buddhism) xuất phát từ chữ "Budhi" nghĩa là "tỉnh thức" và như vậy Ðạo Phật là triết học của sự tỉnh thức. Nền triết học này khởi nguyên từ một kinh nghiệm thực chứng...
01/02/2011(Xem: 3409)
Tập sách này là kết tập những bài báo viết trên Bản Tin Hải Ấn và Phật Giáo Việt Nam trong cùng một chủ đề. Đó là Con Đường Phát Triển Tâm Linh.
28/01/2011(Xem: 15248)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
22/01/2011(Xem: 5896)
Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng...
13/01/2011(Xem: 21621)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
10/01/2011(Xem: 13086)
Quyển sách này đã đem lại cho độc giả một cái nhìn mới của Tây phương đối với Phật giáo trước đây vốn hoàn toàn xa lạ và hiện nay đang rất thịnh hành ở châu Âu và châu Mỹ.
05/01/2011(Xem: 14096)
Triết thuyết Căn Bản của PG Đại Thừa
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]