Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tọa Đàm 01 - 12

04/12/201205:00(Xem: 3865)
Tọa Đàm 01 - 12


HỘ NIỆM: HƯỚNG DẪN – KHAI THỊ

Tác giả: Cư sĩ Diệu Âm


HƯỚNG DẪN - KHAI THỊ

Tọa Đàm 1

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

Kính bạch nhị vị Sư Phụ,

Chương trình nói về hộ niệm hôm nay, chúng con đã dự bị trước, hôm nay là ngày khởi đầu. Kính xin nhị vị Sư Cô hoan hỷ cho con được thưa chuyện về Pháp Hộ Niệm... A-Di-Đà Phật!

Trong chương trình vận động hộ niệm, thì đến ngày hôm nay các ban hộ niệm ở Việt Nam cũng như ở khắp nơi đã phát triển rất là mạnh và cái nhu cầu phổ biến về phương pháp hộ niệm cũng rất là cần thiết. Diệu Âm con vì đã lỡ phát động chương trình hộ niệm, thành ra cũng phải ráng cố gắng để tiếp tục làm cho xong nhiệm vụ. Xin thưa với Sư Cô cùng chư vị, những lời nói này chẳng qua là đúc kết những kinh nghiệm đã biết qua rồi thưa lại thôi, chứ không phải là Diệu Âm ngộ ra điều gì cả.

Trong phương pháp hộ niệm, vấn đề khai thị rất là quan trọng. Người bệnh được vãng sanh hay không thành thật mà nói hầu hết là nhờ sự khai thị đúng mức. Nhiều người hộ niệm mà sơ ý: không cân nhắc những lời nói, những cử chỉ, những hành động, những ánh mắt nhìn... trong lúc hộ niệm đều có thể gây ra tai hại rất lớn đối với người bệnh trong những giờ phút ra đi.

Nói như vậy có nghĩa là hộ niệm không phải chỉ có nói, mà còn cử chỉ, còn hành động, còn cái tâm nguyện của người hộ niệm nữa. Ví dụ như người biết đường vãng sanh, có lòng tin vững vàng, đi hộ niệm cho người ta thì cái xác suất người bệnh được thành công cao hơn những người không có niềm tin vào pháp hộ niệm.

Những người có lòng chân thành, có lòng từ bi đi hộ niệm thì có xác suất cao hơn những người đi hộ niệm thử, cao hơn những người còn ái ngại chuyện này, ái ngại chuyện nọ...

Những người tha thiết muốn vãng sanh, tức là nói về cái tâm tình, cái tâm hồn của họ thôi, chứ chưa nói tới những gì ở ngoài, đi hộ niệm họ tạo ảnh hưởng rất tốt với người bệnh. Những người biết đạo, người ta coi cái mạng sống èo uột tại thế gian này không đến nỗi phải chết sống với nó, tức là họ mong cầu tới ngày được vãng sanh để thoát vòng sanh tử, để được an vui cực lạc, thì họ đem cái tâm trạng đó đi hộ niệm cho người khác, xin thưa với chư vị, nhiều khi những người đó không nói một lời nào trước bệnh nhân, ấy thế mà người bệnh cũng dễ có phước phần vãng sanh.

Cho nên, khi nói về khai thị trong những ca hộ niệm không phải là chúng ta đem những pháp Phật cao siêu ra nói cho người bệnh. Hoàn toàn không phải. Có nhiều người sơ ý, khi đi hộ niệm thường đem hết lý đạo này đến lý đạo khác ra giảng giải!... Làm như vậy không tốt!

Mà thật sự, khai thị trong phương pháp hộ niệm, nói cho đúng nghĩa ra, là mở những cái gút mắt, giải được những điều khó khăn còn kẹt trong tâm của người bệnh ra, rồi chỉ cho con đường... con đường vãng sanh để họ đi... Đi thoát nạn!

Như vậy, thì một người đang sợ chết, mình biết tâm trạng của người này là người sợ chết, thì điều quan trọng là giảng giải làm sao để người bệnh này không còn sợ chết nữa mới được. Ngài Thiện-Đạo Đại Sư rất chú trọng về điểm này. Một người mà tham sống sợ chết, thì dẫu cho một ngàn người tới hộ niệm cho họ, họ cũng phải chết. Nghĩa là sao?... Nghĩa là khi xả bỏ báo thân, họ để lại một cái thân tướng rất là xấu, một sắc tướng rất là kinh hoàng! Đây là một tiên triệu cho biết rằng tương lai những đời kiếp sau họ bị nạn nặng lắm! Họ bị khổ đau nặng lắm!

Còn những người không sợ chết, họ nhẹ nhàng coi cái chết như một cơ hội để giải thoát, họ biết đường giải thoát, nên đối với chuyện sống chết họ coi như pha. Những người mà đối với chuyện sống chết họ coi thường, thì khi mình tới nói:

- Bác ơi! Đi về Tây Phương sướng lắm. Bác niệm Phật với con nhé.

- Vậy hả chú? Được không chú?...

- Được!

Họ liền vỗ tay rôm rốp, họ liền niệm Phật leo lẻo, họ ra đi an nhiên tự tại. Lạ lắm chư vị ơi!...

Có người tu suốt cả cuộc đời mà không rõ đạo lý này, không rành pháp trợ duyên khi lâm chung, đến lúc nằm xuống thường bị những người thân đến ôm nắm!... Níu kéo!... Than thở!... Khóc lóc!... Thì họ ra đi để lại một thân tướng vô cùng xấu! Còn những người dù không được tu nhiều, họ chỉ ăn ở hiền lành thôi, nhưng nhờ có cơ duyên, trong những giờ phút cuối cùng lại gặp được ban hộ niệm tới khai giải, chỉ điểm:

- Bác ơi! Chuyện sống chết là lẽ thường. Chết là cái thân này mình liệng đi, nhưng chính Bác không chết đâu nhé. Bác vẫn còn sống mãi nhé. Bác hãy nên niệm Phật đi về Tây Phương. Đức A-Di-Đà Phật đã phát đại thệ rõ ràng, Bác niệm câu A-Di-Đà Phật, niệm mười niệm cũng được đi về Tây Phương. Nếu bác tin tưởng, hãy phát nguyện liền đi... “Nam Mô A-Di-Đà Phật, xin Phật cho con được vãng sanh về Tây Phương”... Phát nguyện liền đi Bác...

- Được không chú?...

- Được! Bảo đảm Bác sẽ được...

Bà cụ đó trước những giờ phút sắp sửa xả bỏ báo thân, người đời gọi là chết đó, mà làm được chuyện này. Nghĩa là, mạnh mẽ niệm câu A-Di-Đà Phật cầu vãng sanh. Quý vị có thể thấy được một hiện tướng lành xảy ra bất khả tư nghì! Vi diệu không tưởng tượng được! Có nghĩa là sao?... Bà cụ đó không chết. Bà chỉ liệng cái thân lại rồi đi về Tây Phương, thoại tướng vô cùng tốt đẹp, tốt đẹp không tưởng tượng được!...

Hôm trước Diệu Âm đi về Việt Nam, hộ niệm cho người Cô. Khi mà người Cô ra đi với một thoại tướng tốt, đẹp vô cùng. Mười hai tiếng đồng hồ sau mới cho đụng tới, thân thể Cô mềm mại tươi hồng làm cho một vị bác sĩ hồi giờ không tin, bây giờ đành phải ngỡ ngàng luôn!... Những ngày sau đó, khi Diệu Âm trở lại Bình Dương, vị bác sĩ đó ngồi nghe từng chút, từng chút, nghe từ đầu tới cuối. Ở đó cũng có một vị Thầy, vị Thầy đó kể lại rằng, khi sư phụ của Thầy ra đi, rất đáng tiếc là không được hộ niệm!... Hộ niệm quan trọng vô cùng.

Điều quan trọng của người hộ niệm là làm sao khai giải cho được cái tâm ý của người ra đi đừng để họ sợ chết. Nói cho họ biết rằng ta không chết. Chỉ vì dại khờ ta mới theo cái thân đó mà hứng chịu nạn tai trong nhiều đời nhiều kiếp. Chứ nếu ta khôn khéo một chút, đối với sự sống chết của nhục thân ta coi thường thì tự nhiên ta được quyền giải thoát rõ rệt...

Liên quan tới chuyện hộ niệm, Diệu Âm xin kể một câu chuyện vui vui cho chư vị nghe, câu chuyện có thật. Chị Nhung ở tại niệm Phật đường này, chị mới vừa đi Melbourne rồi... Chắc chị cũng trở lại đây. Chị nói rằng, ông già của chị bị bệnh ung thư mà ông cụ đã sáng suốt minh mẫn cho đến giờ phút cuối cùng. Ông dặn dò với con cái rằng:

- Ngày nay chắc cha đi rồi con ơi! Thôi, hãy lo chuẩn bị tất cả đi.

Dặn từng chút từng chút. Rồi trước khi ông ra đi, ông nói:

- Bây giờ chắc là Cha phải đi rồi con ạ. Cảm thấy đau vậy là Cha biết, chắc cha phải đi rồi đó.

Ông tỉnh táo như vậy đó, rồi ông buông tay ra đi... Ông là người bị ung thư.

Chị Nhung cảm thấy tiếc quá! Tiếc vì trong lúc ông cụ ra đi quá tỉnh táo như vậy mà không ai biết hộ niệm. Không biết hộ niệm hướng dẫn đường vãng sanh, thì ra đi dù được an lành như thế nào đi nữa, ông cụ cũng không được phước phần vãng sanh Tịnh-Độ! Nói vậy nghĩa là tương lai ông cụ có thể hưởng một cái phước báo Nhân-Thiên nào đó là cùng...

Chị nói: “Bây giờ tôi cầu mong sao cho tôi được ung thư. Chỉ cầu mong sao tôi được ung thư. Tôi sợ nhất là đột quỵ! Tôi sợ nhất là già, yếu lần, yếu lần rồi chết! Chết trong lúc mê man bất tỉnh, tôi không được tỉnh táo để vãng sanh. Còn những người ung thư thường thường ra đi trong tỉnh táo, biết được ngày giờ ra đi đã tới rồi. Ung thư chắc chắn là chờ chết”... Chị nói: “Bây giờ tôi thèm sao tôi được ung thư”...

Tôi đem câu chuyện này đến Melbourne kể lại. Tôi nói xong thì có một bà, bà đó chắc cỡ sáu mươi mấy tuổi, khi nghe tọa đàm xong, bà ta đến cầm tay tôi nói...

- Anh Diệu Âm ơi! Tôi mừng quá rồi...

- Chuyện gì vậy Bác?

- Tôi bị ung thư!... Tôi bị ung thư rồi!...

Bà bị ung thư mà mấy năm nay bà không dám nói với ai hết. Khi tôi nói chuyện ung thư ra làm cho bà mừng quá!... Bà mừng quá mà nói: “Tôi được ung thư rồi!”. Bà không nói ở giữa lúc đang tọa đàm. Bà nói sau khi tọa đàm xong...

- Anh Diệu Âm ơi, tôi bị ung thư...

Nghe vậy tôi nói...

- Xin chúc mừng cho Bác. Bác ung thư thì chắc chắn phải chết. Nhưng bây giờ Bác đã ngộ đạo rồi, Bác không còn chết nữa đâu!...

Rồi tôi nói với mọi người:

- Chư vị hãy cố gắng hộ niệm cho bà Cụ này nghe...

Bà nói...

- Tôi sẽ kết hợp với đạo tràng, với nhóm hộ niệm để hộ niệm cho tôi. Nhất định tôi sẽ vãng sanh.

Tôi vỗ tay khen bà Cụ...

- Chết cũng do tại mình. Đọa lạc cũng do tại mình. Vãng sanh về Tây Phương cũng do tại mình.

Nếu mình hiểu đạo ra một chút thì đây là cái cơ hội giải phóng toàn bộ những ách nạn từ trong vô lượng kiếp đến bây giờ, nhờ bệnh ung thư này nó giải quyết cho bà Cụ. Nếu bà Cụ không biết đạo, cứ bám lấy từng giây từng phút vô thường, cứ tranh đấu với cảnh hão huyền để sống thêm được ngày nào hay ngày đó, thì chắc chắn đến lúc nằm xuống bà Cụ khó tránh khỏi bị đọa lạc!

Cho nên, khi mà ngộ ra lý đạo, mình liền được phần giải thoát. Khi còn mê muội đường đạo, thì mình phải chịu đọa đày! Mê muội mà không gặp người khai thị hóa giải thì làm sao có cơ duyên giác ngộ?... Khai thị chính là như vậy.

Nguyện mong cho tất cả chư vị hiểu được điều này, chúng ta nhất định vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Cơ duyên tại đây chứ không đâu hết.

Nam Mô A-Di-Đà Phật.


HƯỚNG DẪN - KHAI THỊ

Tọa Đàm 2

A-Di-Đà Phật.

Kính bạch Sư Cô cùng đại chúng. Pháp hộ niệm mà được phổ biến rộng rãi thì sẽ có nhiều người được vãng sanh. Phương pháp hộ niệm mà ít người biết thì cơ hội nhìn thấy người vãng sanh rất là hiếm!

Cho nên, khi đi hộ niệm cho một người, nếu gia đình của người đó biết hộ niệm, nếu người đó biết cách hộ niệm thì khi ban hộ niệm đến chỉ cần nói sơ qua là đủ, mình sẽ thấy người bệnh đó có rất nhiều hy vọng được vãng sanh. Sở dĩ như vậy là vì người đó đã biết hộ niệm chứ không có gì khác. Chính vì vậy mong muốn chư vị cố gắng phổ biến phương pháp hộ niệm ra. Cứ phổ biến ra đi, khoảng chừng vài năm sau chư vị sẽ thấy kết quả.

Trong phương pháp hộ niệm, Khai Thịlà điểm hết sức quan trọng. Người bệnh đó được vãng sanh hay không hầu hết đều do cách hướng dẫn của ban hộ niệm. Như hôm qua mình nói, khai thị không phải là nói pháp, khai thị không phải là vòng vo trong những lý đạo cao siêu, mà khai thị hay nói dễ dàng hơn là chỉ dẫn con đường đi cho thẳng, gọn và gỡ cho được những cái gút mắt, những cái khó khăn của người bệnh. Người bệnh có khó khăn nào mình gỡ cái đó thì gọi là khai thị. Trong những khó khăn đó nó đều xoay quanh ba điểm “Tín-Nguyện-Hạnh. Nói gọn lại là như vậy, còn khi nói rộng ra thì xin thưa rằng, nhiều khi mình nói đến một năm cũng không hết...

Trong vấn đề khai thị cho người bệnh rất cần những điểm tâm lý. Tâm lý đâu có phải là Phật pháp, nhưng mà có được chút ít tâm lý để khai thị thì lại hợp trong việc hướng dẫn giúp một người bệnh được vui vẻ, thoải mái, dễ dàng chấp nhận những sự hướng dẫn của mình. Khi họ chấp nhận sự hướng dẫn của mình thì họ đi thẳng boong một đường tới Tây Phương Cực Lạc.

Diệu Âm xin kể ra đây một câu chuyện có thật để thấy yếu tố này. Cách đây một vài năm có một vị đồng tu kêu Diệu Âm tới khai thị giúp cho ba của cô, để cho ông phát lòng niệm Phật cầu vãng sanh. Người con này là một người biết tu, biết niệm Phật rất là tinh tấn, biết luôn phương pháp hộ niệm nữa. Ấy thế mà cô ta nói chuyện với người cha của mình thì ông không thèm nghe. Bữa đó cô sắp xếp cho Diệu Âm đến gặp ông cụ, thời gian cỡ một tiếng đồng hồ. Khi tới đó, Diệu Âm nói toàn những chuyện hết sức là quen thuộc. Vì người con gái đó đã từng đi hộ niệm, nên khi Diệu Âm nói câu nào thì hình như Cô ta cũng đoán biết trước hết!... Chuyện lạ lắm!...

Tôi nói:

- Cụ ơi! Ráng cố gắng niệm Phật nghe...

Thì người con gái đó muốn rằng tôi phải nói những lời nào cho thật là sắc bén để ông cụ niệm Phật. Nhưng mà thật tình ra suốt cả một tiếng đồng hồ tôi không nói điều gì khác lạ hết, mà tôi chỉ nói như...

- Cụ cố gắng niệm Phật nghe.

Tôi vừa nói vậy thì người con gái nói tiếp theo liền...

- Cha ơi! Cha thấy không? Cái tiếng nói niệm Phật này con thường nói với Cha, ngày nào con cũng nói. Cha thấy đó, cư sĩ Diệu Âm cũng nói như vậy... Cha nghĩ coi...

Tôi nói:

- Bây giờ mình già rồi, hãy quyết lòng đi về Tây Phương nghe Cụ...

Thì người con gái nói:

- Thưa anh cư sĩ Diệu Âm, ngày nào tôi cũng nói với cha tôi là phải đi về Tây Phương Cực Lạc. Tôi nói tận tường, nói không biết bao nhiêu lần. Tôi nói còn nhiều hơn nữa cơ...

Tôi nói:

- Đúng đó! Ráng cố gắng...Bác ơi, ở xứ Ta-Bà này khổ lắm! Mang cái thân này khổ lắm!..

Thì người con gái tiếp liền:

- Cha thấy không? Rõ ràng là ngày nào con cũng nói với cha như vậy. Ở đây chi cho khổ? Đi về Tây Phương sướng hơn. Anh cư sĩ Diệu Âm rõ ràng cũng nói như con chứ có khác gì đâu?...

Tức là suốt một tiếng đồng hồ tôi muốn nói một vài lời với ông cụ, nhưng hễ mở ra nói lời nào thì người con cũng đoán biết và cướp lời nói tiếp hết trơn, thành ra tôi đành phải ngồi một tiếng đồng hồ rồi lặng lẽ ra về!... Tôi than thầm rằng... Ông cụ này có thể bị trở ngại rồi!...

Trong suốt một tiếng đồng hồ nói chuyện thì ông Cụ cứ lắng nghe, không nói lại một tiếng nào hết!... Kết quả thì ngày ông Cụ đó ra đi đã mất phần vãng sanh một cách hết sức là đau đớn!

Tại sao lại có những hiện tượng như vậy? Xin thưa với tất cả chư vị, không phải khi mình nói... “Cụ ơi! Cụ niệm Phật đi”là người đó sẽ niệm đâu. Phải có yếu tố tâm lý thì người ta mới nghe theo. Lạ lắm!...

Ngày hôm nay chúng ta đi hộ niệm, thật sự tôi thấy người nào cũng nở trên môi nụ cười và tâm hồn người nào cũng thấy thoải mái. Chính tôi cũng thấy thoải mái và người được hộ niệm cũng thấy thoải mái. Tại sao vậy? Quý vị nghĩ thử coi, gia đình của người này có một vị xuất gia. Quý vị có thấy ở trên tường Thượng Tọa đã viết lời gì không? Có để ý không? Vị Thượng Tọa đó đã viết cáo thị dán trên tường, dặn dò tất cả những người trong gia đình phải tuyệt đối vâng theo lời hướng dẫn của ban hộ niệm. Điều này thật là hay. Rồi trong suốt buổi hộ niệm, gia đình thân nhân của bà Cụ không nói một lời nào hết, họ bán cái trọn vẹn cho ban hộ niệm. Quý vị chú ý chỗ này nghe... Hay lắm!

Tại sao vậy? Tại vì người lạ nói nhiều khi đậm đà hơn, tâm lý hơn và đỡ làm căng thẳng cho người bệnh hơn. Lạ lắm! Chư vị để ý coi.

Tại sao vị Thượng Tọa đó không đến cùng với ban hộ niệm khai thị, mà Ngài nói tất cả mọi người trong gia đình phải tuân lời ban hộ niệm? Chắc chắn vị Thượng Tọa đó là một vị niệm Phật, Ngài dư sức khai thị cho bà Mẹ. Những người con trong gia đình, đã từng theo tôi đi hộ niệm tuy không nhiều, nhưng cũng biết qua rồi, đã được hướng dẫn rồi. Một người tu chắc chắn có khả năng hướng dẫn cho người Mẹ của mình, nhưng họ không hướng dẫn...

Đây thật ra chỉ là một vấn đề tâm lý. Quý vị để ý coi, chính mình về nói với Cha của mình, Cha của mình không nghe. Phật nhà không linh! Ấy thế mà nhờ một người khác tới khuyên bảo lại được. Kỳ lạ lắm chư vị!...

Ví dụ như bà Cụ đó có tính ưa giận, người con nói với tôi: “Anh Diệu Âm ơi! Xin anh nói giùm cho bà Cụ đừng có giận”.Nếu là người con tới nói: “Mẹ ơi! Mẹ đừng có giận”, thì nhiều khi bà Cụ không nghe đâu à. “Mày dạy đời ta hả?”.Nhưng mà nhờ ban hộ niệm tới nói, thì tự nhiên bà Cụ cảm thấy thoải mái. Đây là một yếu tố hoàn toàn về tâm lý.

Khi ông Cụ Thân của tôi ra đi, xin thưa thật, hầu hết không phải là chính tôi khai thị hướng dẫn ông Cụ đâu. Chắc chắn cũng có, nhưng mỗi một lần có ban hộ niệm tới là tôi mời ban hộ niệm đó: “Chị lên chị nói chuyện với ông Cụ đi”. Rồi một ban hộ niệm khác tới: “Anh tới anh nói chuyện với ông Cụ đi”. Tôi bán cái hoàn toàn cho họ. Ấy thế, những người đó nói thì ông Cụ lại thoải mái nghe...

Hôm trước đây đi về Việt Nam, chị Diệu Thường theo tôi suốt trong chuyến đi đó. Trong thời gian ở tại quê, tôi giao hẳn cho chị Diệu Thường nói chuyện với Mẹ tôi. Tôi nói, trong suốt những ngày này chị cứ khai thị cho bà Cụ. Ăn cơm xong thì chị Diệu Thường phải ngồi bên bà Cụ để nói chuyện. Tôi không nói. Đây thật ra, không phải là tôi không đủ khả năng nói, nhưng mà tôi biết một người lạ tới nói với bà Cụ, thì bà Cụ không thể nào giận người ta được. Người lạ đó cũng không thể nào nói lớn tiếng với bà Cụ được. Người lạ không thể nào dám chọc cho bà Cụ giận, vì dù thế nào người ta cũng phải vị nể nhau chứ.

Chính vì thế, một người đã biết niệm Phật, kêu tôi tới hộ niệm. Tôi nói “Cụ niệm Phật đi nhé”. Câu nói này ai mà nói không được? Nhưng một người lạ tới nói thì người Cha của mình lại nghe, không nổi giận, mà mình nói thì người Cha mình lại nổi giận. Tại sao vậy? Tại vì ngày nào mình cũng nói, ngày nào mình cũng nhắc. Ông không chịu niệm Phật thì mình kình, mình cãi, nên khi vừa gặp mình là ông Cụ đã muốn tức lên rồi!...

Khai thị là như vậy đó. Là mở cái gút mắt ra. Ông cụ giận, đừng có làm ông cụ giận nữa. Ông cụ không tin, không phải mình cứ nhắc mãi câu: “Ông Cụ tin đi, ông Cụ tin đi”là được, mà hãy nhờ một người khác tới nói giùm cho. Đây là một thái độ hết sức khôn ngoan!

Cho nên, cuộc hộ niệm hôm nay là một tiêu biểu rất hay. Trong nhà có vị xuất gia, con cái thì biết hộ niệm hết, nhưng mà hoàn toàn bán cái cho ban hộ niệm. Đây là một yếu tố mình cần phải nhớ, để sau này khi trong gia đình mình có người bệnh, nhất định là con cái trong nhà khó nói chuyện với nhau lắm. Hãy nhờ ban hộ niệm tới nói. Tận dụng vấn đề tâm lý này mà người bệnh rất dễ tiếp nhận để sau cùng niệm câu A-Di-Đà Phật, vãng sanh Tây Phương Cực Lạc.

Nam Mô A-Di-Đà Phật.


HƯỚNG DẪN - KHAI THỊ

Tọa Đàm 3

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

Kính bạch Sư Cô cùng chư vị đại chúng. Xin thưa, đạo tràng hôm nay có một điều đặc biệt là có một vị đạo hữu từ bên Mỹ qua, tháng sau cũng có một vị nữa nghe nói rằng cũng đem tới đây nhiều câu hỏi lắm, cho nên đặc biệt những cuộc tọa đàm này nếu có câu hỏi nào thì Diệu Âm sẽ trả lời câu hỏi đó, vì dồn lại cuối cùng thì sợ trả lời không kịp. Câu hỏi hôm nay là:

“Thưa anh Diệu Âm, có một đồng tu nói, Anh có đi hộ niệm và đã dùng bàn tay đẩy hơi nóng lên đỉnh đầu người chết và người đó đã được vãng sanh. Xin anh cho biết có đúng hay không?A-Di-Đà Phật”.

Diệu Âm học được pháp hộ niệm này từ trong Tịnh-Tông Học-Hội, đã chung sức kề vai với họ đi hộ niệm tám năm. Thường thường cứ vài ba tháng thì có một phiên họp, các vị Pháp Sư ở đó đều giảng giải cách hộ niệm, trong suốt thời gian đó thì Diệu Âm chưa nghe một vị Pháp Sư nào dạy cho Diệu Âm phương cách đẩy hơi nóng như thế này. Diệu Âm cũng đã đi phổ biến pháp hộ niệm khắp nơi cũng chưa có lần nào hướng dẫn cho người ta dùng bàn tay hay chưởng lực của mình đẩy hơi nóng lên.

Diệu Âm học Thầy nào thì một Thầy, nếu Thầy của mình không dạy thì chắc chắn Diệu Âm không có làm đâu.

Cho nên nếu có người nào nói Diệu Âm dùng chưởng lực hay bàn tay đẩy hơi nóng thì có lẽ đã lầm!... Hiện tại bây giờ ở Việt Nam mấy trăm ban hộ niệm đã hình thành khắp tất cả các tỉnh thành, đếm không hết, có thể là ba-bốn trăm gì đó, đếm không hết. Mỗi lần về Việt Nam Diệu Âm thường có nói chuyện về hộ niệm và cũng có những người đã đưa ra câu hỏi này, thì Diệu Âm luôn luôn nghiêm khắc, cảnh cáo rằng không được làm. Diệu Âm tu pháp môn Tịnh-Độ, chư Tổ trong Tịnh-Độ Tông có để lại những lời khai thị, những sự hướng dẫn về hộ niệm hết sức là rõ ràng, cụ thể. Trong tất cả tài liệu của chư Tổ để lại, Diệu Âm chưa thấy qua một vị Tổ nào dạy về phương pháp đẩy hơi nóng như vậy.

Chính vì vậy mà Diệu Âm luôn luôn cảnh cáo những vị trong ban hộ niệm không nên hiếu kỳ. Chúng ta phải cẩn thận, đừng nên thấy một quyển sách nào bên ngoài nêu lên vấn đề này thì chúng ta bắt chước theo. Không hay! Theo Tịnh-Tông Học-Hội, theo chư Tổ trong Tịnh-Tông thì nhất định là không có chuyện này.

Chúng ta phải nhớ rằng hộ niệm có rất nhiều phương pháp, chứ không phải chỉ có một. Diệu Âm luôn luôn nhắc nhở những vị trong ban hộ niệm là tu pháp nào mình phải hộ niệm theo pháp đó thì mới chính xác, mới đưa đến kết quả tốt.

Nghĩa là mình tu Tịnh-Độ là con đường niệm Phật vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, thì chư Tổ dạy mình Tín-Hạnh-Nguyệnlà con đường để mình đi, phải hướng dẫn đúng con đường đó thì người ta mới vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc được. Còn như mình sơ ý đọc những tài liệu từ bên ngoài, ví dụ như bên Thiền-Tông chẳng hạn, thì Thiền-Tông người ta không có Tín-Hạnh-Nguyện để vãng sanh về Tây Phương, nếu mình dùng phương pháp của Thiền Môn áp dụng vào đây thì chắc chắn làm cho người niệm Phật bị lạc đường. Tại vì trong mỗi một pháp môn có một cách hành trì riêng. Mình đi đường nào phải đi một đường.

Tu pháp môn Tịnh-Độ là Tín-Hạnh-Nguyện:

- Tín là tin tưởng đại nguyện của Đức A-Di-Đà.

- Nguyện là nguyện vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.

- Hạnh là niệm câu A-Di-Đà Phật.

Nếu mình không ứng dụng Tín-Hạnh-Nguyện để hộ niệm, mà mình ứng dụng phương pháp hộ niệm của Mật-Tông chẳng hạn, thì nhất định bị lạc đường, vì bên Mật-Tông không có niệm Phật, mà người ta niệm Chú. Nếu mình đem phương pháp của họ chỉ bày cho người bệnh niệm Chú thì chắc chắn sẽ lạc đường vãng sanh về Tây Phương, vì đã mất đi điều kiện cụ thể là Tín-Hạnh-Nguyện. Chúng ta tu là để vãng sanh, chúng ta hộ niệm cho người vãng sanh thì nhất định Tín-Hạnh-Nguyện không thể nào rời ra. Đây là điều căn bản cần phải chú ý. Nhất định chúng ta phải theo cái phương pháp của Tịnh-Độ Tông để hộ niệm.

Còn nếu mà chúng ta sơ ý, ví dụ như bên Cao-Đài Giáo người ta cũng có phương pháp hộ niệm, người ta cũng tới chỉ vẽ cho người sắp chết, nhưng thật ra là để hướng dẫn đi về một cảnh giới lành, đi về một cảnh giới hoàn toàn khác. Nếu sơ ý đem phương pháp của tôn giáo đó áp dụng vào đây thì sai liền. Chắc chắn sai liền! Tại vì mỗi pháp môn tu đều có một đường đi riêng, có một cách hộ niệm riêng. Quý vị nên nhớ.

Thường thường có nhiều người thích nghiên cứu trong Mật-Tông, mà đã là “Mật” thì chưa chắc gì chúng ta đã thâm nhập vào cái “Mật” đó đâu! Pháp hộ niệm của họ thường thường là khi có một người chết, một vị Pháp Sư sẽ đến đối diện với người chết đó trong suốt bảy ngày, người ta âm thầm làm theo pháp của họ, hoàn toàn chỉ có người đó biết mà thôi. Nếu chúng ta không biết rõ, mà sơ ý áp dụng vô thì sai liền, vì đường đi của họ có nhiều điều huyền hão lắm! Xin chư vị nhớ cho chuyện này.

Cho nên, xin xác định lại rằng, Diệu Âm không bao giờ lại dùng phương pháp đẩy thần thức lên đầu. Ở Việt Nam cũng có nhiều người làm chuyện này, khi làm xong rồi vị đó nói rằng, người chết đã vãng sanh rồi. Nghe kể vậy, tôi hỏi về thoại tướng người chết đó như thế nào? Người ta nói: “Cứng ngắc!”.Như vậy là không phải đâu!

Cách đây không lâu lắm, khoảng mấy tháng, cũng một người ở Việt Nam, trong khi ban hộ niệm đang hộ niệm thì vị đó tới không cho hộ niệm nữa, rồi cũng dùng chưởng lực đẩy lên như vậy. Người đó vừa chết mới hai tiếng đồng hồ thôi, vị đó tới cũng đẩy lên và làm phép gì đó không biết trong khoảng thời gian chừng ba mươi phút. Làm phép xong rồi, vị đó nói rằng, người này đã vãng sanh rồi. Tôi hỏi, sau đó thân tướng của người chết ra sao? Người ta nói: “Cứng ngắc!”. Như vậy, theo sự ấn chứng của Tịnh-Độ Tông, thì người chết đó không có phần vượt qua tam ác đạo nữa là khác, đừng nói chi là vãng sanh Tây Phương Cực Lạc!

Rõ ràng, có nhiều người nghiên cứu không kỹ, chỉ xem qua trong sách vở nào đó, thích nghiên cứu những “Mật Lực”, những “Mật Nghĩa” gì đó trong các pháp tu lạ, rồi đem ra áp dụng. Đây thật là nguy hiểm, vì có thể bị sai!...

Nếu chư vị đã nghe những cách hướng dẫn hộ niệm của Diệu Âm từ trong bộ “Khuyên Người Niệm Phật”, đến tập “Niệm Phật - Hộ Niệm - Vãng Sanh - Vấn Đáp”,Diệu Âm cũng đã khẳng định điều này. Vừa mới đây thì có những băng tọa đàm “Hộ Niệm Là Một Pháp Tu”, “Khế Cơ-Khế Lý”, “Hộ Niệm Quan Trọng”, “Vận Động Hộ Niệm”, v.v... Trong mỗi đợt, Diệu Âm nói về hộ niệm luôn luôn đều có nhắc nhở chuyện này, luôn luôn nhắc nhở chư đồng tu một lòng một dạ dùng Tín-Hạnh-Nguyệnđi về Tây Phương. Hãy áp dụng thật đúng phương pháp hộ niệm của Tịnh-Tông. Còn nếu sơ ý áp dụng những phương thức của những tông phái khác thì nhiều khi sai lệch con đường vãng sanh Tịnh-Độ. Điều này xin quý vị nên chú ý thật cẩn thận.

Xin đưa ra đây một ví dụ, như bên Thiền-Tông người ta tu tự lực. Tự lực tu chứng thì không có niệm Phật cầu vãng sanh. Mình ứng dụng phương pháp của Thiền-Tông để hộ niệm cho người muốn vãng sanh, chẳng lẽ chúng ta khai thị nói như vầy:

- Cụ ơi! Đừng niệm Phật nghe?

Nói vậy được sao? Sai liền Phải không? Còn nói:

- Niệm Phật đừng cầu vãng sanh về Tây Phương nhé...

Thì lại sai nữa! Tại vì pháp tu của họ là pháp tự lực chứng đắc, không cầu vãng sanh. Còn phương pháp chúng ta là nhị lực cầu A-Di-Đà Phật phóng quang tiếp độ. Hai cách hành trì khác nhau.

Diệu Âm học qua phương pháp hộ niệm này là giảng giải, khai thị cho người bệnh để củng cố niềm tin vững vàng, buông xả vạn duyên, quyết lòng niệm: “Nam Mô A-Di-Đà Phật, Nam Mô A-Di-Đà Phật...”, hoặc“A-Di-Đà Phật, A-Di-Đà Phật.... Phải tranh thủ từng hơi mà niệm. Còn gì nữa? Phải quyết lòng quyết dạ đi về Tây Phương, cầu A-Di-Đà Phật phóng quang tiếp độ về Tây Phương, tuyệt đối không cầu cái gì khác hết.

- Nếu người đó cầu hết bệnh, mau mau bỏ lời cầu xin hết bệnh đi.

- Nếu mà Bác cầu hết bệnh chắc chắn Bác không được vãng sanh.

- Nếu mà Bác nhớ đến con nhất định phải quên đứa con đi.

- Thương đứa con là phải về Tây Phương được thì mới cứu đứa con được.

Phải buông!... Buông!... Buông!... Buông hết. Cứ Tín-Hạnh-Nguyện, Tín-Hạnh-Nguyệnđi cho đúng, không được rời ra, thì nhất định người này được phước phần vãng sanh. Chứ nếu mà đem những phương pháp khác ứng dụng vô, thì coi chừng bị phạm lỗi lầm đối với pháp hộ niệm của Tịnh-Tông.

Trong vấn đề cầu Phật tiếp dẫn. Chư Tổ luôn luôn nhắc nhở là lòng Chí Thành -Chí Kínhtha thiết cầu nguyện A-Di-Đà Phật phóng quang tiếp độ. Người hộ niệm không được dùng bất cứ một thứ năng lực nào của mình để tiếp dẫn thần thức đó. Vì thế, cần khuyến khích gia đình cùng quỳ xuống lạy Phật. Chư vị hãy thành tâm quỳ xuống:

- Nguyện A-Di-Đà Phật, Quán-Âm Thế-Chí đại từ đại bi phóng quang tiếp độ bác Nguyễn Văn X, pháp danh là Y vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.

Khi chết rồi thì nguyện:

- Đệ tử chúng con cùng gia đình thành tâm khẩn nguyện A-Di-Đà Phật đại từ đại bi phóng quang tiếp độ hương linh Nguyễn Văn X, pháp danh là Y, vãng sanh Tây Phương Cực Lạc.

Và điều giải oan gia trái chủ, là:

- Chúng tôi thành tâm khấn nguyện chư vị trong pháp giới, nương theo cơ hội này cùng với chúng tôi niệm Phật để hộ niệm cho người này, buông bỏ oán thù ra để chúng ta cùng nhau kết duyên lành với A-Di-Đà Phật.

Đây là cái đề tài để chúng ta lần lượt sẽ mổ xẻ trong suốt cuộc tọa đàm này. Luôn luôn chúng ta phải thành khẩn mà làm, không bao giờ được quyền dùng bất cứ một cái lực nào của mình để trấn áp oan gia trái chủ, hoặc giống như để tiếp độ bệnh nhân. Hoàn toàn không được làm như vậy. Nếu chư vị làm như vậy, chư vị phạm cái lỗi thượng mạn, coi chừng oán nạn sẽ đến với mình.

Nên nhớ mỗi pháp tu nó có một cách để hóa giải. Cách hóa giải của chúng ta là khiêm nhường, thật tâm, chí thành, chí kính cầu A-Di-Đà Phật phóng quang tiếp độ.

Đối với tất cả những pháp giới chúng sanh, ta không được quyền đụng chạm đến quyền lợi của họ. Ngay cả những vị oan gia trái chủ của bệnh nhân...

- Chúng ta cũng không được khởi cái tâm đàn áp họ.

- Không được có cái tâm cưỡng ép họ.

- Không được bắt buộc những vị oan gia trái chủ phải lìa ra, phải bỏ đi... KHÔNG!

- Chúng ta phải cúi đầu xuống, thành tâm, khấn nguyện, điều giải với oan gia trái chủ.

Đây là những chuyện mà chúng ta sẽ nói tới trong cái đề tài gọi là “Khai Thị”. Tại vì khai thị gồm có:

- Khai thị với người bệnh khi còn sống,

- Khai thị trong lúc lâm chung,

- Khai thị sau khi chết,

- Và khai thị luôn với oan gia trái chủ nữa.

Điều giải với họ, nhất định chúng ta phải làm như vậy.

Giả sử như một vị oan gia quyết lòng trả thù, thì đó là vấn đề “Nhân Quả” của họ, chứ ta không được xen vào, tại vì thật sự là người bệnh đã làm sai trước. Bây giờ bắt buộc người bệnh phải thành tâm sám hối. Người bệnh thành tâm sám hối rồi thì ta mới có thể điều giải được. Chứ không thể nào vì một chúng sanh này mà hại một chúng sanh khác. Nên nhớ đạo Phật chúng ta không có quyền hãm hại một chúng sanh nào dù là oan gia trái chủ, dù là hữu hình hay vô hình. Đó mới là chánh pháp.

Cho nên, xin chư vị nhớ cho, Diệu Âm không bao giờ dùng chưởng lực nào để mà đẩy thần thức hay làm theo phương pháp đó. Mong chư vị đính chính những chỗ này cho rõ ràng!..

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

HƯỚNG DẪN - KHAI THỊ

Tọa Đàm 4

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

Hộ Niệm, cái vai trò “Khai Thị - Hướng Dẫn”rất là quan trọng. Một người để cho đến lúc mê man, bất tỉnh trong bệnh viện rồi mới kêu ban hộ niệm thì quá trễ! Vì lúc đó ban hộ niệm đến không biết cách nào để mà hướng dẫn cho người bệnh được vãng sanh?...

Ví dụ như ngày hôm nay có một người điện thoại tới nói:

- Anh Diệu Âm ơi! Cha của tôi bây giờ đang mê man bất tỉnh sắp chết trong bệnh viện, mời anh tới hộ niệm.

Tôi hỏi:

- Hồi giờ ông cụ có niệm Phật không?

- Dạ tôi được người bạn giới thiệu để mời anh tới hộ niệm, chứ hồi giờ chưa có niệm Phật.

Tôi nói:

- Thật ra hộ niệm không phải là như vậy đâu... Đã đến giờ phút này thì không còn cách nào cứu được!

Có hướng dẫn khai giải để cho người bệnh phát khởi niềm tin, phát lòng niệm Phật, rồi phát nguyện vãng sanh thì may ra mới nương theo ba món “Tư Lương” này mà giúp cho người bệnh vãng sanh, chứ còn nói rằng, đến hộ niệm, niệm Phật hồi hướng công đức để được vãng sanh... Thật sự không phải dễ dàng như vậy đâu!...

Ngày hôm kia mình có đưa ra một trường hợp về tâm lý khai thị, tức là khai thị không phải tới đó nói ào ào rằng, “Bác tin đi, Bác niệm Phật đi, Bác nguyện đi...là người ta có thể thực hiện được đâu!

Một người con biết hộ niệm, đã từng hộ niệm, khi giữ phần hướng dẫn hộ niệm cho người Cha, nhưng sau cùng thì người Cha mất phần vãng sanh. Trong đó lỗi lầm một phần vì thiếu yếu tố Tâm lý. Nghĩa là người trong nhà nói với nhau đã quen rồi, nhiều khi người Mẹ của mình, người Cha của mình đã nhàm chán với lời nói của con cái. Chính vì vậy, đôi khi người con vừa mới mở lời nói thì ông già liền phiền não! Cho nên cần đến những người lạ, người trong ban hộ niệm, phải nhờ người ta tới nói... Đây là vấn đề tâm lý hết sức quan trọng.

Cụ thể, trong những ngày đi hộ niệm cho bác Cam Muội, mình thấy con của Bác là một vị Thượng Tọa mà ngài dặn tất cả người trong gia đình đều phải nhất mực tuân theo ban hộ niệm, gia đình không có nói gì hết. Đây là vấn đề tâm lý rất hay. Nhờ biết tâm lý như vậy nên mới giải tỏa được những phiền não của người bệnh.

Khai thị là gỡ những cái Gút mắt, gỡ những cái Phiền nãocủa người bệnh để cho người bệnh:

- Phát khởi niềm tin.

- Phát lòng niệm Phật.

- Phát nguyện vãng sanh.

Chứ không phải:

- Khai thị là nói Pháp.

- Khai thị không phải là nói lý đạo.

Mà khai thị là làm cho người đó:

- Bớt đi phiền não.

- Bớt đi những gút mắt.

- Bớt đi những cái khó khăn mà chính người đó đang bị.

Có nghĩa là sao?...

- Một người bệnh có một cái gút mắt riêng.

- Một người bệnh có một cái phiền não riêng, và một cái kẹt riêng.

Diệu Âm xin kể ra một câu chuyện có thật để mình thấy. Đầu tiên là mình biết được phương pháp để dụ dỗ cho được người bệnh.

Có một vị đồng tu biết niệm Phật. Khi đó cũng nhờ Diệu Âm đến nói chuyện với người Mẹ của mình. Khi Diệu Âm đến nói chuyện, thì nghe bà Cụ cũng hứa niệm Phật, bà Cụ cũng muốn vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Nhưng có một điều như thế này... Khi phát hiện ra, Diệu Âm có nói với người con là hãy làm như vậy... như vậy... Dù đã biết hộ niệm, muốn Mẹ mình vãng sanh, nhưng hình như người con không chịu làm theo...

Chuyện là người Mẹ không muốn ở cái nhà đó, mà người con lại bắt buộc Mẹ mình phải tới cái nhà đó để ở. Lý do vì cái nhà này có thờ Phật, có trang trí hình Phật, còn căn nhà người Mẹ đang ở thì nơi đó không ai biết tu. Vì thế người con muốn người Mẹ phải về căn nhà thích hợp này. Diệu Âm cũng thấy sự thích hợp đó, nên khuyên bà Cụ hãy về cái nhà này để được thuận lợi hơn. Nhưng có một lần bà Cụ nói như thế này:

- Tôi nói thiệt với chú, thà tôi xuống địa ngục chứ tôi không chịu về cái nhà này đâu...

Khi nghe bà Cụ nói như vầy, thì tôi mới nói với người con hãy mau mau đem bà Cụ trở về căn nhà bà Cụ thích, có như vậy may ra bà Cụ mới có thể được vãng sanh.

Thì người con nói:

- Không được đâu!... Về bên đó thì nhất định Mẹ tôi không được vãng sanh, tại vì ở bên đó người ta không biết tu.

Tôi nói với người con:

- Muốn cho người Mẹ mình an tâm niệm Phật, thì phải chiều người Mẹ của mình hết mức. Người Mẹ của mình tới đó mà bà thấy an tâm, bà thấy vui vẻ... thì chính chỗ đó là chỗ bà Cụ mới có thể được vãng sanh. Trở về đây, dù không khí này rất thuận lợi để tu hành, nhưng khi trở về đây bà Cụ lại thấy nóng nảy, khó chịu, phiền não... thì nhất định không thể nào mình có thể hộ niệm hay giúp gì cho bà Cụ vãng sanh được! Rõ ràng, bà Cụ đã quyết thề: “Thà tôi xuống địa ngục chứ không chịu ở cái nhà này”, như vậy mà chị còn bắt bà Cụ về nhà này thì chắc chắn không cách nào bà Cụ có thể an tâm niệm Phật được hết.

Ấy thế mà người con cũng quyết lòng tìm mọi cách bắt buộc bà Cụ phải về ở tại căn nhà bà không thích đó. Thấy như vậy tôi đành lặng lẽ ra về, và trong tâm của tôi nghĩ rằng bà Cụ này không có cách nào có thể được vãng sanh, dù rằng bà Cụ cũng có niệm Phật, bà Cụ cũng có nguyện vãng sanh...

Xin thưa với chư vị: Khai thị là gỡ những điều gút mắt của người bệnh. Khai thị là xóa đi những cái phiền não của người bệnh, chứ không phải khai thị là xóa đi những phiền não của người hộ niệm.

Người con muốn người mẹ được vãng sanh, thì người con phải làm sao giúp cho người mẹ không phiền não, chứ đừng bắt người mẹ phải làm sao cho người con không phiền não. Nếu sơ ý, vô tình chúng ta không cách nào có thể giúp một người vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc được.

Đây chính là sự khai thị, chứ không phải cứ ngồi trước bà mẹ của mình rồi nói oang oang, hết lý này đến lý nọ, ngày nào cũng nói, cũng bắt bà mẹ mình... “Phải niệm Phật nghe, phải lánh xa những người đó nghe, phải làm này, phải làm nọ, đủ thứ hết!...”, mà bên cạnh thì không chịu để tâm đến ý muốn, sở thích của người mẹ mình là gì.

Đây là một việc làm phản ngược, hay gọi là: Phản khai thị! Phản hướng dẫn!. Vì thế, thường thường khi hộ niệm, mình cần nên hỏi người nhà để biết người bệnh đó ghét cái gì, hầu tìm cách giúp cho bà Cụ đừng gặp phải nguyên nhân sinh ra phiền não. Ví dụ như có nhiều bà Cụ tính tình lạ lắm! Bà không muốn treo tượng Phật trong phòng của bà, mà trong pháp hộ niệm thì nói rằng có thể treo được. Nhưng khi để hình Phật trong phòng, thì bà Cụ cho rằng như vậy là bất kính quá! Hiểu được điều này, trước đó mình có thể khai giải: “Không sao đâu Mẹ... Không sao đâu Bác, có thể để được”. Nhưng bà Cụ nhất định cũng không chịu. Khi bà Cụ nhất mực không chịu, thì mình phải chiều bà Cụ. Nghĩa là mình phải để hình Phật ở phòng ngoài, đặt chỗ nào trang trọng, khi hộ niệm thì mời bà Cụ ra. Như vậy là đúng.

Không thể nào áp dụng nguyên tắc một cách cứng ngắc. Đừng nghĩ rằng, hộ niệm có thể để được hình Phật trong phòng, thì mình cứ việc để, (Vì phòng của bà Cụ mà), trong khi bà Cụ không chịu. Nếu mình vẫn nhất mực làm vậy, áp dụng nguyên tắc cứng rắn như vậy thì người đó sẽ mất phần vãng sanh. Thật là oan uổng!...

Cho nên, thường khi khai thị chúng ta nên nhớ: Khai thị cóLời Khai Thị, có Tư Cách Khai Thị, có Tâm Lý để Khai Thịnữa. Luôn luôn phải nhớ rằng, mục đích của chúng ta là làm sao giúp người đó buông xả, buông xả. Buông xả cho nhiều ra mới tốt...

Nói vậy, thì bắt đầu chúng ta nên buông xả trước đi để ngày ra đi của chúng ta khỏi bị nạn. Ví dụ như mình nói, trong lúc đi hộ niệm phải cần một mẫu hình Phật, mẫu hình Phật nào một mẫu thôi, đừng nên treo nhiều thứ quá. Nghĩa là, đừng treo bên đây hình đỏ, bên kia hình xanh, bên nọ hình vàng... Đây là yếu tố giúp cho người bệnh khỏi phân tâm. Vì căn cơ yếu quá có thể người bệnh dễ dàng sinh ra hồ nghi, không biết phải đi theo Phật nào...

Khi mình nói với người ta như vậy, thì đối với cá nhân của chính mình khi gặp một tượng Phật nào mình cũng hoan hỷ hết. Ví dụ như ở đây mình áp dụng phương thức chuyên nhất, thấy hình Phật chuyên nhất, nhưng giả sử đi đến một tự viện hay đến một nhà nào đó, người ta treo ở đây đỏ, ở kia xanh, ở nọ vàng thì mình cũng chấp nhận luôn, để khi mình nằm xuống gặp trường hợp người ta treo ba-bốn mẫu hình Phật, cũng không trở ngại gì cho mình cả. Luôn luôn phải tập buông xả, tự mình phải tập trước, tự mình phải buông xả trước, thì khi mình nằm xuống, người ta hộ niệm cho mình rất dễ dàng.

Mỗi ngày nói một chút, tiến sâu hơn. Rồi lần lần ta sẽ nói đến chỗ điều giải oan gia trái chủ nữa. Cầu xin cho chúng ta có được cái hướng khai thị vững vàng hầu cứu người vãng sanh Tây Phương Cực Lạc.

Nam Mô A-Di-Đà-Phật.

HƯỚNG DẪN - KHAI THỊ

Tọa Đàm 5

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

Trong cái bảng cầu siêu cầu an của Niệm Phật Đường chúng ta, hôm nay có hai vị cầu siêu mới. Người ta báo tin cho Niệm Phật Đường để tên cầu siêu và kèm theo lời báo tin vui, tại vì cả hai người này đều đã được hộ niệm vãng sanh, thoại tướng tốt bất khả tư nghì.

Một người là mẹ vợ của một anh đã phát tâm ấn tống hai bộ sách “Hộ Niệm Là Một Pháp Tu”“Khế Cơ - Khế Lý”. Một vị nữa là thân hữu từ bên Tiệp Khắc có thân nhân ở Việt Nam, họ đã chuẩn bị hộ niệm rất là kỹ từ lúc mới bệnh cho đến lúc lâm chung. Khi ra đi thoại tướng rất tốt đẹp. Điều này làm cho tôi thật là mừng vui.

Cũng ngày hôm nay ở bên tây Úc có một vị ung thư, chắc có lẽ cũng đang chờ từng ngày để ra đi, có nhắn tin ngỏ ý mời Diệu Âm qua bên đó hộ niệm. Diệu Âm chưa dám nhận lời, nhưng nếu cần, thì cũng có thể bay qua một vài hôm để giúp ích cho chư vị đó tiếp tục hộ niệm.

Vị này bản thân là Phật Giáo, mà gia đình chồng con thì Thiên Chúa Giáo. Hôm trước đi qua bên đó, Diệu Âm cũng có cơ duyên gặp được vị này và khuyên vị này niệm Phật cầu sanh Tịnh-Độ, thì vị này đã hạ quyết tâm nhất định sẽ vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, không sợ chết nữa. Trong lúc nói chuyện đó thì có một người con đang ngồi bên cạnh, người con theo Thiên Chúa Giáo, Diệu Âm cũng khuyên người con hãy cố gắng hỗ trợ cho mẹ vãng sanh. Người con đã đồng ý.

Trong những ngày Diệu Âm nói chuyện ở Perth, thì hai vợ chồng của người này, tức là người bệnh và người chồng có đến nghe. Như vậy là do cái duyên mình khuyên trước. Nếu mà người ta tha thiết quá, nhất là gia đình tha thiết thì Diệu Âm có thể bay qua, hiện tại thì đang sắp xếp thời giờ để điện thoại khai thị. Chúng ta đang nói khai thị, thì chúng ta bây giờ cũng khai thị luôn, tức là hướng dẫn qua điện thoại.

Ấy thế, mà tại Brisbane này, ở sát bên cạnh đây, cũng có một người bị bệnh ung thư đang mê man bất tỉnh trong bệnh viện, nhưng mà không dám đi, là tại vì cái duyên không có. Gia đình hồi giờ không tu, người này không biết niệm Phật. Lúc đang bệnh thì có người tới khuyên là nên liên lạc sớm để nhờ Niệm Phật Đường đến giúp cho, nhưng người ta không chịu. Bây giờ đã đến lúc mê man bất tỉnh trong bệnh viện rồi, thì xin thưa thật rằng dù cả cái Niệm Phật Đường của chúng ta đến đó niệm Phật, thì một trăm phần tìm không ra một phần để cứu được người này! Cho nên ở gần lại vô duyên, còn ở xa mà lại hữu duyên. Không biết đâu mà nói...

Chúng ta đang nói về Khai Thị, thì xin thưa là khai thị cho một người, không phải là đợi đến lúc đã nằm trong bệnh viện, hấp hối hay chuẩn bị ra đi rồi mới khai thị, lúc đó không còn cách nào khai thị được nữa đâu.

Mà “Khai Thị” được là...

- Ngay trong lúc còn đang tỉnh táo,

- Ngay trong lúc còn đi ngờ ngờ,

- Ngay trong lúc còn đang nói chuyện,

- Ngay trong lúc biết rằng mình có nạn khổ,

- Ngay trong lúc biết rằng mình có bệnh nan y không thể nào vượt qua nổi...

Cho nên khi cái duyên đến, thì những người này sẽ được chúng ta đến khai thị, hướng dẫn. Khai thị hướng dẫn rồi thì chắc chắn, nếu mà người đó có thiện căn, có phước đức, thì họ sẽ thấy rõ đâu là phước? Đâu là họa?... Khi chưa ngộ đạo, người ta thấy cái bệnh trầm kha tưởng rằng là họa, nhưng khi hiểu được đạo rồi thì rõ ràng cái bệnh trầm kha đến, nó trở thành là một cái bài pháp tuyệt vời để giúp cho họ ngộ ra tất cả con đường giải thoát. Nếu biết niệm Phật, họ biết nguyện vãng sanh, họ biết tin tưởng vào pháp môn niệm Phật, thì bắt đầu từ đó chắc chắn họ không còn chết nữa...

Chứng tỏ rằng trong bảng cầu siêu của chúng ta hôm nay có thêm hai người, hai người này tôi nghĩ rằng không phải họ chết đâu, họ vãng sanh đó. Tại vì trước những ngày tháng mà họ sắp sửa buông xả báo thân, đã có người tới hướng dẫn đàng hoàng. Họ đã bắt tay nói rằng, “Tôi quyết lòng đi về Tây Phương”...

Hỏi:

- Bác có sợ chết không?...

- Không! Không sợ chết.

- Bác muốn làm cái gì?...

- Tôi muốn đi về Tây Phương.

Tín-Hạnh-Nguyệnđầy đủ. Bên cạnh có một số người túc trực niệm Phật, nhắc nhở, nhất định ta thấy rằng, cách thức để thoát vòng sanh tử đã có sẵn trong bàn tay, trước bàn chân, chứ không ở đâu hết. Ấy thế, có những người vì quá tham chấp, không chịu gỡ ra, không chịu ngộ đạo, để sau cùng đành đoạn bỏ con đường giải thoát, an lạc, để đi theo con đường đọa lạc, chịu khổ đau hàng vạn kiếp!...

Ngày hôm qua mình có đưa ra những cái dạng mất phần vãng sanh, thì bây giờ đây mình tiếp tục câu chuyện đó. Tại sao lại mất vãng sanh? Là tại vì “Chấp”. Khai thị là gỡ những cái chấp ra. Thường thường cái chấp mà không gỡ được thì rất dễ bị phiền não. Một khi bị phiền não rồi, bây giờ có niệm Phật... thì cái miệng niệm, nhưng cái tâm thì phiền não! Thôi chịu thua! Không thể nào có thể vãng sanh được!

Ví dụ, người mẹ quyết ở tại đây, không chịu ở chỗ kia, đều là do cái “Chấp”! Chính vì cái chấp của mình mà đưa đến ách nạn cho chính mình. Chứ nếu người mẹ không chấp, ở chỗ nào cũng được thoải mái, thì rõ ràng người mẹ đâu bị nạn?

Còn người con thì cũng “Chấp”, vì nghĩ rằng ở chỗ này mới thuận lợi, nhất định không được ở chỗ kia. Vì người con chấp như vậy làm cho người mẹ bị phiền não. Nếu người con không chấp, mẹ ở đâu thì con chiều ý mẹ ở đó, thì rõ ràng có thể giải cứu được cho người mẹ rồi...

Tất cả những sự cố này chính là những lời khai thị cho chúng ta. Cho nên khai thị không phải là khai thị cho những người mê man bất tỉnh, mà khai thị cho những người tỉnh táo, trong lúc còn khỏe. Tất cả những điều này là kiến thức cho chính chúng ta để sau này chúng ta khỏi bị ách nạn.

Hòa Thượng Tịnh-Không thường nói: Nhân quả bất không. Câu này hợp với căn cơ. Đừng có chấp, vì chấp là cái Nhân trong lục đạo, Nhântrong lục đạo thì cái Quảtrong lục đạo. Chính vì vậy Ngài nói, một người muốn vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc mà còn đố kỵ với một người nào thì không được vãng sanh. Đây chính là “Nhân quả bất không”...

Một câu nói rất đơn giản, Ngài nói cho chúng sanh phàm phu, chúng ta phải áp dụng ngay lập tức thì ta vãng sanh Tây Phương. Còn những chuyện cao quá, chúng ta cần chi mà biết tới?

Ví dụ, thường thường Diệu Âm hay nói, một người muốn vãng sanh về Tây Phương mà:

-Sợ ánh sáng cũng mất vãng sanh.

- Sợ bóng tối cũng mất vãng sanh.

- Sợ ma cũng mất vãng sanh.

- Sợ chết chắc chắn mất vãng sanh liền...

Sợ cái gì thì mất vãng sanh vì cái đó. Kỳ lạ lắm!...

Không sợ cái gì cả. Vì không sợ thì tự nhiên tâm mình mới an định được. Có nhiều người nói tôi sợ bóng tối quá, nhiều lúc ở đó người ta mở đèn sáng trưng nhưng mà không biết tại sao chính người đó lại thấy tối hù!... Vì sao vậy? Vì nên nhớ, ngoài cái đèn ra còn có những vị oan gia trái chủ, người ta che mất ánh sáng đó đi, làm cho mình thấy tối hù. Hễ ghét một người nào thì thường thường khi bệnh xuống, lúc lâm chung, trong pháp hộ niệm khuyên rằng không được để người mà bị người bệnh ghét tới hộ niệm cho họ. Nhưng nhiều khi chính người bị mình ghét đó lại tới hộ niệm cho mình, khi mình vừa thấy thì tự nhiên phiền não nổi lên. Phải chăng, vì cái ghét này mà mình mất vãng sanh? Có nhiều lúc chính người đó không đến, hoàn toàn không ai cho người đó đến hết, nhưng thật sự oan gia trái chủ đã biết rõ trong tâm của mình, họ đã ứng hiện ra người đó tới, tới mà chọc mình, phá mình nữa, nhất định mình sẽ nổi cơn phiền não lên mà mất vãng sanh...

Cho nên ngài Tịnh-Không nói những câu hết sức là cụ thể để cho ta vãng sanh. Tuyệt đối, không được chấp. Ở cái nhà nào cũng được, người ta niệm lớn tiếng cũng được, người ta niệm nhỏ tiếng cũng được, đừng có chấp cái gì hết. Nếu mình không chấp rồi, thì cần chi phải khai thị nữa?...

Như bà Bác ở Inala đó... Bác nói, bây giờ cái chân đau?... Bỏ luôn! Rõ ràng không chấp. Không chấp thì tự nhiên chân thì đau, nhưng bà Bác đó vẫn tỉnh bơ. Bà nói: “Bỏ luôn”! Đúng không?

Chứ nếu mà bà Bác này chấp...

-Trời ơi tôi tu thế này, tu nhiều như vậy đó, tôi niệm Phật nhiều như vậy đó, con tôi xuất gia như vậy, tại sao tôi bị bệnh như thế này?... Tại sao tôi bị như thế này?... Tôi buồn không tưởng tượng được!...

Nếu chấp vào đó, nhất định cái chân này nó hành Cụ đến mê man bất tỉnh luôn, không được vãng sanh. Nhưng vì không chấp nên bà Cụ cứ vững tâm.

- Cái chân này hư hả?... Bỏ luôn!

- Chân này thúi hả?... Bỏ luôn!

- Thân này tôi cũng bỏ luôn!...

Bà Cụ nói vậy là bà Cụ không còn chấp nữa.

Chính vì vậy, xin thưa với tất cả chư vị, khai thị không phải là chỉ khai thị với người bệnh, mà còn khai thị cho chính chúng ta, để chuẩn bị cho ngày lâm chung chúng ta vượt qua những ách nạn đó.

Khi hộ niệm, ngồi trước người bệnh chúng ta cũng nói những lời này: “Bác đừng có chấp nghe bác”. Nhưng thật sự, nếu không giảng giải trước, không được học đạo trước, không có niệm Phật trước... mình nói dù đến một trăm lần nhưng người đó cũng chấp, thì thôi cũng đành chịu thua!...

Vì vậy, cái gì cũng phải lo trước, đừng nên lo sau thì tự nhiên con đường vãng sanh của chúng ta an nhiên tự tại. Rõ ràng là người ta đã được vãng sanh thật sự.

Mình ở đây...

- Ngày ngày đều hướng dẫn hộ niệm vãng sanh.

- Ngày ngày đều hướng dẫn khai thị như thế nào.

- Ngày ngày đều hướng dẫn hộ niệm như thế nào.

Thì làm sao chúng ta mất được con đường đi về Tây Phương Cực Lạc?...

Nam Mô A-Di-Đà-Phật.


HƯỚNG DẪN - KHAI THỊ

Tọa Đàm 6

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

Kính bạch Sư Cô cùng chư vị đồng tu. Trong pháp hộ niệm có phần hướng dẫn cho bệnh nhân, phần điều giải oan gia trái chủ. Hôm nay chúng ta đang nói đến phần hướng dẫn bệnh nhân.

Hướng dẫn bệnh nhân nói nôm na ra là “Khai Thị”, chứ thật ra là nhắc nhở, khuyên nhủ để cho người bệnh phát khởi tín tâm niệm Phật cầu sanh Tịnh-Độ. Phương pháp hướng dẫn bệnh nhân không phải là mình đem pháp Phật ra giảng giải cho họ, mà như mấy ngày hôm nay chúng ta nói, là gỡ rối cho bệnh nhân. Chúng ta hướng dẫn vui vẻ, hòa nhã, tin tưởng giống như là mình đang nói chuyện. Người hộ niệm đừng nên có những trạng thái quá căng thẳng khi hướng dẫn bệnh nhân.

Mấy ngày hôm nay mình đi hộ niệm cho bà Cụ, chắc chư vị cũng đã trải qua một số lần hộ niệm. Khi mình hướng dẫn cho bà Cụ, hay là một người bệnh nào, mình có thể cầm tay, xoa vai bà Cụ, rồi mình mỉm cười, nói những lời hết sức tự nhiên. Vì thường thường những người bệnh đang đối diện với cái chết, thấy vậy chứ có nhiều sự căng thẳng, nhiều sự khủng hoảng trong đầu của họ. Khi gặp mình họ cười, nhưng chưa chắc trong lòng của họ đã cười đâu!...

Để giải tỏa chuyện này, chính người hộ niệm chúng ta phải thoải mái. Muốn cho người bệnh tin tưởng, thì chính người hộ niệm của chúng ta tin tưởng. Khi tin tưởng thì chúng ta có những lời nói tin tưởng, có những lời hướng dẫn tin tưởng. Nhờ trạng thái thoải mái mà có ảnh hưởng tốt...

- Tâm chúng ta an nhàn, nó truyền cảm đến người bệnh làm họ an nhàn.

- Tâm chúng ta tin tưởng thì làm cho người bệnh tin tưởng.

- Tâm chúng ta muốn vãng sanh, không sợ chết, thì những từ trường này nó cảm ứng tốt lắm.

Có nhiều người hộ niệm, nhất là những cuộc hộ niệm đầu tiên, họ rất căng thẳng! Vì căng thẳng quá, nên người ta cười nhưng thật ra thì không phải cười, họ nói vui nhưng thật ra thì âm điệu của họ không vui, làm cho người bệnh tự nhiên bị căng thẳng. Thường thường những lần hộ niệm đầu tiên dễ bị thất bại là như vậy.

Nói về niềm tin, hôm nay Diệu Âm cũng xin đem lời pháp của ngài Tịnh-Không ra thưa thêm với chư vị để chúng ta tự mình củng cố thêm niềm tin vào pháp “Niệm Phật vãng sanh”. Xin thưa thật, Diệu Âm đi đây đi đó, nhiều người thường hay có câu hỏi như thế này:

- Tôi thấy có người kia tu năm-sáu chục năm mà không được vãng sanh, thì làm gì có chuyện hộ niệm được vãng sanh dễ dàng như vậy?...

Mới ngày hôm nay cũng có một vị Thầy không phải là nói với Diệu Âm, mà nói với một người ở bên Mỹ. Thầy nói là chính sư phụ của Thầy tu năm-sáu chục năm mà sau cùng chưa chắc gì được vãng sanh, thì làm gì mà bây giờ lại có người cứ nói hộ niệm được vãng sanh! Đây là tà pháp chứ không phải chánh pháp. Vị đồng tu đó mới email hỏi Diệu Âm.

Khi nhận được email đó, Diệu Âm mới trực nhớ tới chuyện này, đem ra thưa với chư vị, để chúng ta củng cố niềm tin vững vàng. Mình được vững vàng thì mình nói vững vàng, gặp những người bệnh tâm hồn bị chao đảo họ thấy tâm mình vững vàng, thì tự nhiên họ vững vàng theo.

Hòa Thượng nói: Mình vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc là do ba cái lực hợp lại, gọi là “Tam Chủng Hữu Lực.

Ba cái lực này nó hợp lại.

-Thứ nhất gọi là: Niệm Hữu Lựccủa mình. Cái ý niệm của mình, sức niệm của mình là một cái lực chính yếu.

-Thứ hai là:Bổn Hữu Phật Tánh Lực. (Hôm nay mình nói hơi cao cao một chút cho vui, để củng cố niềm tin thôi, chứ đừng đem cái này ra mà nói với người bệnh thì hỏng rồi, thì thua rồi!)...

- Thứ ba là:Phật Nhiếp Hữu Lực.

Ba cái lực này nó hợp lại, đưa một người phàm phu như mình vãng sanh về Tây phương Cực Lạc. Bây giờ mình coi ba cái lực này nó yểm trợ tinh thần mình như thế nào?...

Xin thưa, mình thường nói, niệm Phật có ba điểm quan trọng là Tín-Nguyện-Hạnh. Thường thường từ đầu tới cuối chúng ta chỉ nói tới ba điểm này thôi, chúng ta không nói gì đến “Tam Chủng Hữu Lực” hết. Nhưng thật ra, Tín-Nguyện-Hạnhđó chỉ nằm trong cái “Niệm Hữu Lực” của mình thôi chứ không phải là gì khác. Nói đến Niệm Lựcnày thật ra là dành cho hàng phàm phu tục tử của chúng mình đó.

Niệm” là chính mình khởi cái tâm tin tưởng. Tin tưởng nằm trong Niệm Lực. Tin tưởng rồi phải phát cái ý nguyện vãng sanh tha thiết ra. Nguyện vãng sanh cũng nằm trong cái Niệmnày, và từ đó mới mở lời niệm A-Di-Đà Phật. Như vậy chữ “Niệm” có ba điểm là: Tín-Nguyện-Hạnh.

Sở dĩ hồi giờ mình chỉ nói ba điểm này thôi là vì mình thuộc hàng phàm phu, nói ba điểm này là đủ rồi. Khi ba điểm này đầy đủ rồi, thì tự nhiên Bản Hữu Phật Tánh Lựcsẽ hiển hiện ra, đây chính là cái chân tâm tự tánh của mình. Nhờ Niệm Lựccủa mình mà khơi dậy, làm cho cái chân tâm tự tánh của mình hiển hiện ra.

Như ngài Đại-Thế-Chí Bồ-Tát nói rằng, thanh tịnh niệm câu A-Di-Đà Phật liên tục, không cần nhờ cái gì khác, không vay, không mượn cái gì khác hết, thì tự đắc tâm khai. Trong đó, tịnh niệm tương tục, thanh tịnh niệm câu A-Di-Đà Phật thuộc về “Niệm Lực”.Tự đắc tâm khai thuộc về “Bản Hữu Phật Tánh Lực”, tức là Phật Tánh của mình, trong căn bản của mình có tánh Phật, tức là cái chân tâm của mình.

Ngài Đại-Thế-Chí không nói gì về phần nhiếp thọ của A-Di-Đà Phật hết. Tại vì khi đi về Tây Phương là gì? Là khi mình ráng niệm Phật, mình thành tâm, nhiếp tâm, quyết lòng tin tưởng thì tự nhiên trong lúc đó chủng tử A-Di-Đà Phật trong tâm của mình ứng hiện ra. Khi chủng tử A-Di-Đà Phật của mình ứng hiện ra, thì đó chính là “Bản Hữu Phật Tánh Lực”. Bổn gốc của chúng ta có cái lực, cái lực này sẽ tiếp xúc với quang minh nhiếp thọ của A-Di-Đà Phật. Phật quang phóng tới nhiếp thọ tức là “Phật Nhiếp Thọ Lực”. Nhờ ba cái lực này mà ta được vãng sanh về Tây Phương.

Như vậy gặp người hỏi câu: Tại sao một người tu sáu-bảy chục năm mà không được vãng sanh?...

Thì ta có thể trả lời:

- Là tại vì họ không tin chuyện vãng sanh. Không tin chuyện vãng sanh thì chắc chắn không nguyện vãng sanh, không niệm câu A-Di-Đà Phật. Tín-Hạnh-Nguyện không có.

-Tín-Hạnh-Nguyện không có tức là Niệm Lựckhông có. Niệm Lực không có thì nhất định chủng tử A-Di-Đà Phật không xuất hiện!...

- Chủng tử A-Di-Đà Phật không xuất hiện thì làm sao được A-Di-Đà Phật phóng quang tiếp độ về Tây Phương?

Nên nhớ, A-Di-Đà Phật phóng quang tiếp độ là tiếp độ cái chủng tử A-Di-Đà Phật. Đây là cái chân tâm tự tánh của chúng ta đi về Tây Phương, chứ đâu phải là Ngài tiếp độ cái cục thịt này! Trong lúc sống chúng ta dùng cái cục thịt này để chê bai câu A-Di-Đà Phật, để bài bác câu A-Di-Đà Phật, để tuyên truyền rằng con người không thể nào được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, thì làm sao cái “Bản Hữu Phật Tánh Lực” ứng hiện được (?!)...

Chính vì thế, dù cho tu hành suốt cả cuộc đời, không những suốt một cuộc đời, mà đời đời kiếp kiếp đi nữa cũng không cách nào có thể vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc được!...

Xin thưa với chư vị, Diệu Âm trả lời câu hỏi này: Tại sao nhiều người tu rất nhiều mà không được vãng sanh, thì làm gì có một người niệm Phật từ sáng đến chiều mà lại vãng sanh?... Cứ một lần trả lời thì một lần nói khác đi, dù cũng là một câu hỏi giống nhau thôi. Tại sao vậy? Vì:

- Nói về Tín-Nguyện-Hạnh thì cũng được.

- Nói về bài bác về pháp Phật thì cũng được.

- Nói về không chịu đi thì cũng được...

Nhất thiết duy tâm tạo”. Họ không chịu đi thì làm sao họ vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc được?...

Ngài Đại-Thế-Chí nói: Thanh tịnh niệm câu A-Di-Đà Phật liên tục. Ngài Ấn-Quang là Đại-Thế-Chí tái lai, trong thời này, Ngài nói: Từ sáng đến chiều, từ chiều đến sáng giữ mình trong câu A-Di-Đà Phật, giữ tâm trong câu A-Di-Đà Phật đừng có để rời ra. Ngài nói đến nỗi, khi mình vào trong nhà vệ sinh cũng phải thầm niệm Phật luôn, đừng có sợ.

Ngài nói vậy đó. Để chi?... Để cố gắng trong tâm mình lúc nào cũng có câu A-Di-Đà Phật, thì đây là một người có “Niệm Lực” mạnh.

Bây giờ tự mình soát lại thử coi. Mình hỏi mình có niềm tin vững vàng chưa? Để xác định là khi mãn báo thân mình có được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc hay không? Tự mình phải trả lời câu hỏi này...

Tất cả đều khởi lên từ chỗ gọi là “Tín Lực”. Tín lực mạnh thì nhất định “Niệm Lực”sẽ mạnh, “TínLực”không mạnh thì nhất định “Niệm Lực”sẽ yếu, mà “Niệm Lực”yếu thì nhất định “Bản Hữu Phật Tánh Lực”không xuất hiện được.

Ví dụ như Niệm Phật Đường này rõ rệt là từ sáng đến chiều chúng ta cứ một câu A-Di-Đà Phật mà niệm, tụng kinh thì tụng kinh A-Di-Đà, niệm thì niệm A-Di-Đà, tất cả đều một câu đó mà đi tới.

Niệm Phật tại đây, về tới nhà tự mình phải kiểm lại mình có tiếp tục niệm Phật hay không? Nếu về tới nhà mình nghĩ rằng một bài kinh kia hay quá, cũng là kinh Phật tại sao chúng ta không niệm? Thôi, hãy chia thời giờ ra để niệm bài kinh. Lúc niệm bài kinh đó tức là tu xen tạp. Tại sao mình niệm đủ thứ vậy? Tại vì mình không tin câu A-Di-Đà Phật.

Ngài Quán-Đảnh Đại Sư nói: Đến thời mạt pháp Kinh, Sám không còn hiệu lực để cứu một người phàm phu vượt qua sinh tử luân hồi, chỉ còn câu A-Di-Đà Phật mà thôi”.

Ngài Triệt-Ngộ nói: Một câu A-Di-Đà Phật bao gồm tam tạng kinh điển trong đó.

Còn đức Thế-Tôn thì nói sao? “Một câu A-Di-Đà Phật là Pháp giới tạng thân trong đó.

Mình có tin nổi không?... Nếu mình tin nổi thì gọi là “TínLực”mình mạnh. “TínLực”mình mạnh thì nó sẽ dẫn tới chỗ là “Niệm Lực”mạnh.

Ví dụ như có nhiều người nói Chú lực của Phật phá nghiệp hay quá, tại sao mình không dành thêm thời giờ để niệm chú? Đúng không? Đúng! Đúng để phá nghiệp. Tuy nhiên, mình chủ tâm phá nghiệp thì lời Chú đó sẽ nhập vô trong tâm của mình, nó chia làm hai cái xác suất ra. Khi nằm xuống, coi chừng lúc đó cái tâm của mình cứ lo niệm Chú, niệm Chú... Niệm Chú tức là chủ tâm phá nghiệp. Chủ tâm phá nghiệp, nhưng thật ra lúc đó chưa chắc gì cái tâm mình chí thành! Lúc đau, lúc bệnh, lúc than... lộn xộn đủ thứ, thành ra nghiệp chướng của mình vẫn không cách nào phá hết! Mà chủ tâm phá nghiệp thì khi còn nghiệp chắc chắn sẽ theo nghiệp thọ báo.

Trong khi một câu A-Di-Đà Phật phá tan 80 ức kiếp nghiệp chướng sanh tử trọng tội. Như vậy niệm Phật vẫn phá nghiệp. Nhưng ngoài việc phá nghiệp, thì cái chủng tử A-Di-Đà Phật trong tâm mình đã xuất hiện ra. Bản Hữu Phật Tánh Lựcxuất hiện cộng với cái Ý niệm vãng sanhcủa mình mạnh vô cùng sẽ tương ứng với Phật Nhiếp Hữu Lực. A-Di-Đà Phật sẽ phóng quang tới đưa chúng ta về Tây Phương.

Tương ứng với ba chủng tử này chúng ta đi về Tây Phương.

Vấn đề này vẫn còn dài quá và bây giờ thì hết giờ rồi. Ngày mai chúng ta sẽ tiếp tục để củng cố thêm niềm tin. Nhất định chúng ta phải thẳng một đường đi về Tây Phương Cực Lạc.

Nam Mô A-Di-Đà Phật.


HƯỚNG DẪN - KHAI THỊ

Tọa Đàm 7

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

Niệm Phật để quyết một đời này vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Đây là sự thật, trong kinh có nói.

Nhiều người tu suốt cuộc đời, nhưng sau cùng không được vãng sanh. Khi thấy có người được hộ niệm, được hướng dẫn, được khai thị rõ rệt đường đi... Họ đi về Tây phương. Thấy vậy đúng ra nên giật mình tỉnh ngộ, kiểm lại phương pháp tu tập của mình xem có gì sơ suất hay không, đó mới là điều hay. Một niệm giác ngộ có thể giúp cho ta một cơ hội vượt thoát sinh tử luân hồi, vãng sanh Tịnh-Độ.

Có người khi thấy có hiện tượng niệm Phật vãng sanh lại đâm ra nghi ngờ và nêu ra câu hỏi: “Tại sao có người tu suốt đời mà sau cùng không thấy hiện tượng vãng sanh, thì tại sao lại có những hiện tượng vãng sanh dễ dàng như vậy? Rồi đánh giá rằng đây là điều không đúng!”.

Thành thật mà nói, thật là tội nghiệp cho chúng sanh trong thời này!

Tu nhiều năm mà không được vãng sanh! Thưa thật ra, có rất nhiều lý do để cho mình bị vướng lại trong cảnh sanh tử luân hồi. Nhiều lắm! Câu hỏi này trước giờ Diệu Âm trả lời cũng rất nhiều, nhưng mỗi lần trả lời mỗi khác. Vì sao vậy?...

Vì niệm Phật mà:

- Còn tham chấp thế gian cũng mất phần vãng sanh.

- Còn cạnh tranh ganh tỵ cũng mất phần vãng sanh.

- Rồi thấy người đó cạnh tranh ganh tỵ, ta lại ghét người cạnh tranh ganh tỵ đó, cũng mất phần vãng sanh luôn.

- Tới đây niệm Phật, về nhà ta không còn niệm Phật nữa, mà niệm cái khác. Sự xen tạp này làm cho ta mất phần vãng sanh.

- Tu suốt cả cuộc đời mà không chịu niệm Phật, không muốn về Tây Phương, thì dù cho tu thêm một trăm đời nữa đi cũng không vãng sanh về Tây phương Cực Lạc.

- v.v...

Chính vì thế, khi nói về vãng sanh Tây phương Cực Lạc, Phật đã nói rõ rệt, mười niệm tất sanh. Nhưng khi ta bị mất phần vãng sanh thì tự ta phải trả lời câu hỏi này: Cách tu tập của chúng ta như thế nào?. Tự mình phải trả lời lấy, chứ không thể khi thấy ta tu năm-sáu chục năm mà mất phần vãng sanh, lại đổ thừa rằng niệm Phật không có vãng sanh... Có ý niệm này thật quá oan uổng! Oan uổng hơn nữa, nhiều lúc chính ta không còn dịp để nói lên lời đổ thừa này nữa đâu! Tại vì lúc đó ta đã bị kẹt rồi! Đã bị ách nạn ở chỗ nào đó rồi! Chỉ còn có hàng thân thuộc, vợ con hay là hàng hậu bối của chúng ta nói lời này mà thôi!... Cũng tội nghiệp cho họ, một khi đổ thừa như vậy thì niềm nghi nổi lên, niềm tin mất đi... họ lại tiếp tục âm thầm chìm đắm trong sanh tử luân hồi, đọa lạc! Đây thật sự là một điều bất phước cho chúng sanh!

Hôm qua chúng ta đưa ra ba cái “Chủng Lực” để giải thích phần nào tại sao niệm Phật có người được vãng sanh, có người mất phần vãng sanh.

Xin chư vị nhớ cho “Phật Nhiếp Thọ Lực”, tức là sức nhiếp thọ của A-Di-Đà Phật bất khả tư nghì, mạnh đến nỗi mà chư Phật nói rằng, tất cả chúng sanh trên mười phương pháp giới đều ở trong sự nhiếp thọ của A-Di-Đà Phật.

Mình cứ tưởng tượng lực nhiếp thọ của đức từ phụ A-Di-Đà giống như một khối nam châm rất mạnh, bất cứ chúng sanh trong mười phương pháp giới (chứ không phải chỉ có trên quả địa cầu này) niệm danh hiệu Ngài với Tín-Hạnh-Nguyệnđầy đủ, thì được sức nhiếp thọ này thâu nhiếp liền. Nhưng mà xin nhớ một điều như thế này... Dù sức nhiếp thọ của đức A-Di-Đà mạnh như thế nào đi nữa, thì “Cục Nam Châm”này cũng chỉ hút được “Thép Sắt”mà thôi, còn những thứ khác thì không hút được.

Chính vì vậy, nếu chúng ta ngày ngày trui luyện cái “Khối Sắt Thép” của chính ta, trui luyện được cái cục thép “Tự Tánh Di Đà” của chúng ta càng ngày càng lớn mạnh. Nghĩa là sao? Ở đây ta cũng niệm Phật, về nhà ta cũng niệm Phật. Sáng sáng, trưa trưa, chiều chiều một câu A-Di-Đà Phật mà niệm. Nghĩa là cục sắt “Bổn Hữu Phật Tánh”của chúng ta càng ngày càng lớn lên, càng ngày càng tinh luyện, thì xin thưa rằng cái “Tự Tánh Di Đà”của chúng ta nhất định không cách nào mà thoát được sự nhiếp thọ của “Khối Nam Châm” vĩ đại của đức A-Di-Đà.

Nếu ở đây chúng ta niệm Phật, về nhà chúng ta niệm cái khác, chúng ta làm cái khác, tu xen tạp... Tu xen tạp thì ta không tinh luyện cục sắt “Bổn Hữu Phật Tánh”của ta. Chúng ta muốn thêm một chút bột mì vào, thêm một chút đất sét vào, thêm một chút sỏi đá vào, làm cho nó nặng chình chịch! Những thứ thêm này sẽ bao cái cục sắt “Bổn Hữu Phật Tánh”của chúng ta lại.

Xin thưa với chư vị, sức nhiếp thọ của A-Di-Đà Phật có mạnh gì đi nữa thì cũng không cách nào hút được cục bánh mì đó đâu à! Không thể nào hút được cục chì đâu à! Không thể nào hút được đất sét đâu à!... Nếu sơ ý để cho “Tự Tánh Di Đà” của chúng ta đã bị chìm trong những cái khối xen tạp đó rồi... Chịu thua!...

Chính vì vậy, trong pháp niệm Phật chư Tổ thường nhắc đi nhắc lại rằng, tối kỵ trong điều tối kỵ là xen tạp!

Tại sao lại xen tạp?... Đối với ngài Mộng-Đông Tổ Sư, có người hỏi:

- Xen tạp là sao? Ngài nói:

- Niềm tin yếu quá đi con! Rồi Ngài bỏ đi mất. Lại hỏi:

- Tại sao lại xen tạp?

- Niềm tin yếu quá đi con!

- Tại sao lại gián đoạn?

- Niềm tin yếu quá đi con!Rồi Ngài bỏ đi...

Hỏi cái gì Ngài cũng nói: Niềm tin yếuhết trơn. Người tu xen tạp tại vì niềm tin vào câu Phật hiệu yếu! Hôm qua mình nói, “Tín-Lực” mà không vững đưa đến “Niệm-Lực”không vững. “Niệm-Lực”không vững chính là sự tự niệm không vững, thì tự nhiên “Bản-Tánh” của chúng ta khơi ra không được. Tại sao khơi ra không được? Vì nó bị bao trong cục đất sét rồi, bị bao trong cục xi măng rồi, bị bao trong những cái khác rồi... Một cái khối nam châm dù vĩ đại, nhưng không cách nào có thể hút được cục đất sét... mà chỉ có thể hút sắt mà thôi.

Biết vậy, khi ngồi trước bệnh nhân, mình cần khuyến tấn như thế nào để cho bệnh nhân nhiếp tâm lại niệm một câu A-Di-Đà Phật. Nếu mình nghĩ:

- À! Bà này nghiệp nặng quá! Ta phải bày bài kinh sám này để bà tụng cho hết nghiệp.

Tức là thêm một cái gì đó cho bà, chứ không phải ta rèn cho bà cái cục sắt “Bổn Hữu Phật Tánh”.Nên nhớ, trước giờ phút chuẩn bị chết rồi, mà còn đọc bài sám đó để gỡ nghiệp! Gỡ được bao nhiêu nghiệp đây? Gỡ không được đâu!...

- À! Bà này bị nạn quá! Ta phải bày cho một phương pháp nào khác để gỡ cái nghiệp này ra.

Vô tình ta cứ gỡ từng nghiệp, từng nghiệp một. Trong khi đó, cận tử nghiệp dồn lại từ hàng vô lượng kiếp đang công phá người đó, mà ta cứ muốn gỡ từng nghiệp, từng nghiệp, gỡ đến vô lượng kiếp nữa cũng chưa chắc gì xong!...

Có nhiều người rất sơ ý, khi đi hộ niệm không nhắc cho người bệnh niệm câu A-Di-Đà Phật, mà cứ nhắc đến những chuyện khác. Thật đáng tiếc!...

Chính vì thế, khi đi hộ niệm nếu không làm cho người bệnh nhiếp tâm vào một câu A-Di-Đà Phật mà niệm, lại cứ thêm cái này một chút, thêm cái kia một chút... Nhất định người này khó có thể vãng sanh Tây Phương Cực Lạc được.

Hôm qua có một câu hỏi: “Tu suốt đời khi ra đi không có hiện tượng vãng sanh, thì với bà cụ này, làm sao hộ niệm một ngày, hai ngày mà được vãng sanh?”. Câu trả lời có thể là vì lý do này đây: Tu suốt cả cuộc đời nhưng người ta không chịu trui luyện, tinh luyện cái cục sắt, cái cục thép, cái cục nam châm Tự Tánh Di Đàcủa họ, mà họ cứ bắt Tự Tánh Di Đàcủa họ phải đèo theo nhiều thứ quá... Cái gì cũng muốn đèo vào: Tiền bạc, tình cảm, buồn phiền, thị phi, lý luận, v.v... Cái gì cũng đèo vô hết...

Họ bắt cái Tự Tánh Di Đàphải đèo nhiều thứ quá! Những thứ đó chúng bao Tự Tánh Di Đàlại, trùng trùng, điệp điệp. Ấy thế, đến lúc chết họ cũng không chịu bươi những thứ đó ra, để cố gắng niệm câu A-Di-Đà Phật, hầu giúp cho Bản Hữu Phật Tánhnày, giúp cho Tự Tánh Di-Đànày phóng ra hầu được cục nam châm hay lực nhiếp thọ của A-Di-Đà Phật hút đi về Tây Phương, mà còn tiếp tục bao thêm nữa. Bao thêm nào là: tình cảm, tiền bạc, ngạo mạn, lý luận, v.v... Bao thêm đủ thứ hết!...

Hôm trước về Việt nam, có một vị Thầy đến nói chuyện, Diệu Âm ngồi nghe mà muốn rơi nước mắt! Thầy nói rằng sư phụ của Thầy lúc sắp xả báo thân... Trời ơi! Các người đệ tử đến ôm, nắm, níu, kéo... Trời ơi! Người này khóc!... Người kia khóc!... Đến nỗi không để sư phụ nói một câu nào! Không cho sư phụ giảng một câu nào! Vì quá thương mà hàng đệ tử vô tình đã làm hại Ngài!...

Khi còn sống Ngài không dặn dò kỹ, để đến lúc cuối cuộc đời bị tình cảm chen vào, quyến luyến chen vào... đến nỗi lúc tắt hơi rồi, thì hàng năm-sáu người đệ tử cứ nhào đến, người thì kéo tay, người thì kéo chân:

- Sư phụ ơi!... Sư phụ ơi!... Sư phụ không được đi. Sư phụ phải ở lại với chúng con. Sư phụ đi rồi con nương dựa vào ai đây?...

Kết cuộc sau cùng rồi... Không thể tưởng tượng được!...

Chính vì vậy, xin thưa với chư vị, tu hành phải chuyên nhất mới được. Khai thị chính là làm cho người bệnh tín tâm vững vàng, nhất định một câu A-Di-Đà Phật niệm tới, thì Bổn Hữu Phật Tánhngay lúc đó ứng hiện. Ứng hiện ra thì sự Nhiếp Thọcủa Phật sẽ gia trì, tiếp độ người đó được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.

Nam Mô A-Di-Đà-Phật.

HƯỚNG DẪN - KHAI THỊ

Tọa Đàm 8

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

Hướng Dẫn - Khai Thịtrong pháp hộ niệm. Khai thị cho người bệnh là để giúp cho người bệnh có một cái vốn căn bản vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.

Để cho người bệnh có được một cái vốn căn bản, thì đầu tiên chúng ta nên cố gắng hướng dẫn cho người hộ niệm cái vốn căn bản vững vàng trước. Người hộ niệm mà vững vàng thì sẽ truyền sự vững vàng đó cho người bệnh. Nhiều người đi hộ niệm, nhưng phương pháp hộ niệm chính mình không vững lắm, thì khi đối trước người bệnh sẽ lúng túng hoặc là sơ ý để sự chao đảo của mình hiện ra làm cho người bệnh mất niềm tin. Từ đó người bệnh không biết đâu để nương tựa.

Xin thưa với chư vị, tu pháp môn nào khi đến cái điểm cuối cùng được chứng đắc viên mãn thì đều đi về một chỗ hết. Nghĩa là giống nhau, không khác. Nhưng về cách tu hành thì có khác. Cũng giống như lên một đỉnh núi, đỉnh núi thì có một, nhưng đường đi lên đỉnh thì có nhiều. Người ở hướng đông đi đường hướng đông, người ở hướng tây đi đường hướng tây, gọi là “Đồng quy nhi thù đồ”. “Đồng Quy”là cùng về một chỗ, nhưng “Thù Đồ”là đường đi khác nhau.

Nếu chúng ta đang ở hướng đông thì phải nghiên cứu cho thật kỹ đường hướng đông. Nếu chúng ta đang ở hướng bắc cứ một đường hướng bắc mà đi. Một đường mà đi thì nhất định sẽ mau lên tới đỉnh. “Thù Đồ”là khác đường đi, cho nên những chướng ngại, những khó khăn, những thủ thuật ở mỗi đường mỗi khác nhau, không giống nhau.

Trở về vấn đề tu hành cũng tương tự như vậy. Trong Phật giáo chúng ta, nói nôm na ra, có thể chia làm hai loại tu, một loại là Tự Lực, một loại là Nhị Lực. Nói về sự chứng đắc rốt ráo thì loại tự lực gọi là tự chứng đắc để thành đạo. Còn bên nhị lực, nói chung là pháp môn Tịnh-Độ thì được A-Di-Đà Phật nhiếp thọ, như hôm qua chúng ta có nói đến “Phật Nhiếp Thọ Lực”.

Nói về công phu tu hành thì cũng khác. Người tu tự lực thì họ chú trọng về Thiền-Định, còn người tu nhị lực thì họ nhiếp tâm vào câu A-Di-Đà Phật gọi là Niệm Phật. Hay nói khác nữa, một bên là Thiền-Định, một bên là Niệm Phật.

Nói về nhu cầu hay sự thử thách, thì cái thử thách chính của người tu tự lực là phải “Phá Nghiệp, Đoạn Nghiệp”. Còn người niệm Phật để vãng sanh về Tây Phương thì sự đòi hỏi chính yếu của họ là “Niềm Tin”. Quý vị thấy có khác nhau không?

Thù Đồ” nghĩa là đường đi khác nhau. Người tu tự lực, đi theo con đường tự lấy lực của mình tu chứng, thì vấn đề phá nghiệp đối với họ rất quan trọng. Họ nhất định phải tìm cách đoạn cho hết “Nghiệp Hoặc” mới có thể chứng được “Chân Thường”. Đối với họ vấn đề phá nghiệp là điều quan trọng hàng đầu.

Đối với người niệm Phật, thì điểm quan trọng nhất, sự thử thách tối quan trọng của họ chính là “Tín Tâm”. Rõ ràng có sự khác nhau.

Nếu mình không vững đường tu, thì tâm hồn rất dễ bị phân vân, chao đảo. Ví dụ đang niệm Phật, khi ra đường gặp một người... họ nói rằng, nếu không đoạn Nghiệp Hoặc, thì làm sao có thể vượt qua tam giới? Làm sao có thể chứng được Chân Thường? Nghe lý luận như vậy, mình thấy hay quá. Đúng quá! Như vậy, bây giờ ta về cũng quyết lo đoạn nghiệp mới được... Nhưng làm như vậy, thì có khác gì ta đang đi con đường hướng đông, nghe người ta nói những chướng ngại của đường hướng tây, lại quay ra nghiên cứu phá chướng ngại của đường hướng tây, trong khi chân ta thì đang bước trên đường hướng đông!... Phải chăng, ta sẽ gặp không biết bao nhiêu trở ngại! Sau cùng đưa đến thất bại?!...

Một người tự tu, quyết lòng đoạn Hoặcđể chứng Chân, khi nghe người Niệm Phậtnói rằng, nhu cầu căn bản để xác định con đường thành đạo là “Niềm Tin”, thì người ta ngỡ ngàng, không cách nào có thể chấp nhận được?! Đây là điều dễ hiểu. Lý do vì người ta không đi con đường niệm Phật. Không đi theo con đường niệm Phật thì chắc rằng người ta không biết rõ nhu cầu của đường niệm Phật là gì? Người ta không biết nên mới nghĩ rằng điều này sai rồi! Anh nói sai rồi! Họ không thể nào tin được rằng, một người không phá nghiệp mà có thể chứng đắc được!? Lý do chính là vì họ chỉ biết con đường phá nghiệp, đoạn nghiệp, gọi là “Đoạn Hoặc Chứng Chân”, chứ họ chưa từng đi qua con đường “Tín-Nguyện-Hạnh” vãng sanh Tây Phương Cực Lạc. Thế thì làm sao họ có thể hiểu được chân lý của con đường niệm Phật?

Chính vì vậy, ví dụ như một người đang ngày đêm niệm Phật, khi nghe một người khác nói rằng, nếu anh không đọc bài sám hối này, anh không phá cái nghiệp kia, thì anh không cách nào có thể thành đạo được. Anh phải lo ngày đêm, lo sám hối mới đúng. Mình nghe người ta nói đúng quá mới chạy về nhà lo sám hối, bỏ mất con đường Tín-Hạnh-Nguyệncủa mình. Về sự suy nghĩ thì hình như đúng. Về đường đi thì sai!...

Một ví dụ đơn giản, như Hòa Thượng Tịnh-Không thường hay nói. Có một cái nhà lầu mười tầng... Có người nói:

- Anh cứ bước theo nấc thang thứ nhất, rồi bước lên nấc thứ hai, bước nấc thứ ba, bước nấc thứ tư... Bước hết tầng thứ nhất, rồi bước lên tầng thứ hai, tầng thứ ba, thứ tư, thứ năm... đến thứ mười. Lúc đó anh mới lên tới tầng thứ mười.

Có người lại nói:

- Tôi không bước một nấc thang nào hết, tôi cũng có thể lên tới tầng thứ mười.

Người ta nói:

- Làm gì có chuyện đó?

Nhưng thưa với chư vị:

- Có!

- Có chỗ nào?...

- Người này không bước theo nấc thang, mà bước vào thang máy. Họ không bước theo từng nấc thang nào hết. Trong thang máy họ chỉ bấm nút thì lên tới nơi liền.

Rõ ràng, người mà bước từng nấc, từng nấc thang họ không tin cái chuyện không bước mà tới, là tại vì người ta không biết đường bước vào thang máy.

Chính vì thế, khi tu hành ta phải nắm cho vững nguyên tắc tu tập, chứ không thể nào chao đảo được. Trong đồng tu chúng ta, có những người đêm đêm thì tới đây niệm Phật, về nhà thì đọc hết chú này đến chú nọ, tụng hết pháp sám này đến pháp sám nọ, hết tìm cách diệt nghiệp này đến nghiệp nọ... Ngài Ngẫu-Ích Đại Sư nói:

- Thấy người ta tụng Chú, mình cũng bắt chước tụng Chú. Thấy người ta ngồi Thiền, mình cũng bắt chước ngồi Thiền.Thấy người ta bưng bình bát khất thực, mình cũng bắt chước bưng bình bát... (Ngài nói)Sự-sự không xong, việc-việc không thành, đến sau cùng lỡ cỡ làng càng không biết đường nào mà thành tựu cả. Đây là cảnh đáng thương nhất của người tu hành.

Thật ra đây là hạng người đi không vững!...

Chính vì vậy, đối trước một người bệnh, ta khai thị là để cho người ta chuyên nhất con đường niệm Phật vãng sanh. Ta không được đem cái tâm chao đảo, đem cái tâm hồ nghi mà gởi gắm cho người bệnh. Ví dụ như hôm trước có một cuộc hộ niệm mà tôi đã vắng mặt, nhiều người đã gắn cho người bệnh không biết bao nhiêu thứ hết. Nào là kinh sám hối cũng bắt người ta tụng, Chú cũng bắt người ta đọc, Bát Nhã Tâm Kinh cũng tụng cho người ta luôn...

Tại sao chúng ta không nắm cho vững nguyên tắc là muốn cho người bệnh được vãng sanh về Tây phương Cực Lạc thì phải:

- Làm sao cho tâm của họ chuyên nhất một câu “Nam Mô A-Di-Đà Phật”.

- Làm sao cho ý niệm của họ chuyên nhất một thứ là: “Nguyện vãng sanh về Tây phương Cực Lạc”.

- Làm sao cho “Niềm Tin” của họ phải vững như tường đồng vách sắt.

- Tín Lực mà vững thì Niệm Lực sẽ vững.

- Niệm Lực vững thì nhất định Bản Hữu Phật Tánh ứng hiện, Tự Tánh Di Đà ứng hiện.

- Tự Tánh Di Đà ứng hiện thì nhất định được A-Di-Đà Phật sẽ tiếp độ về Tây phương Cực Lạc.

Vậy thì, muốn khai thị cho người bệnh nhất định ta phải khai thị cho chính ta trước. Ta phải tự kiểm lại chính ta trước. Ta có đi tạp loạn hay không? Nếu ta đi tạp loạn thì sau cùng chính ta sẽ bị trở ngại! Ta sẽ bị kẹt! Xin thưa với chư vị, lúc đó nếu có Diệu Âm này đứng trước chư vị, thì Diệu Âm sẽ nói như thế này:

- Hương linh Trần văn X ơi! Tại sao suốt đời anh niệm Phật mà bây giờ anh còn mê mờ, tham chấp, không chịu giác ngộ niệm câu A-Di-Đà Phật để về Tây Phương? Tương lai vạn kiếp anh phải tự chịu lấy. Tôi đã nói hết tất cả rồi... Anh không đi thì ráng mà chịu!...

Tôi sẽ nói như vậy đó. Nghĩa là, tự mình phải chịu trách nhiệm lấy tương lai của chính mình.

Mong chư vị hiểu được chỗ này. Nhất định càng ngày Tín Lựccàng mạnh, phải thật mạnh, chuyên nhất mà đi. Đường vãng sanh nhất định ở ngay trước mũi bàn chân của chúng ta chứ không đâu hết.

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

HƯỚNG DẪN - KHAI THỊ

Tọa Đàm 9

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

Hướng Dẫn - Khai Thịcho người vãng sanh về Tây Phương Cực lạc, trong những ngày qua chúng ta có nhắc đến chuyện phát nguyện. Hôm nay chúng ta nói về khai thị hướng dẫn để gỡ những gút mắt của người sợ chết. Nếu còn sợ chết thì dù cho có người đến hộ niệm, niệm Phật bên cạnh mình, mình cũng phải chết!

Ngày hôm qua chúng ta nói người sợ nghiệp thì bị nghiệp quần thảo cho đến mê mê mờ mờ không biết đường nào đi. Hôm nay chúng ta nói người sợ chết thì bị cái chết nó bao vây cho đến chết luôn, không thể nào vãng sanh được!

Người niệm Phật là người Cầu sanhchứ không phải là người Cầu chết.

- Cầu Sanh là sanh về Tây Phương Cực Lạc.

- Cầu Chết là tiếp tục lăn lộn trong cảnh sanh tử luân hồi, sáu đường khổ nạn! Mà có thể khi xả bỏ báo thân này, chúng ta lại lượm một báo thân khác tồi tệ hơn! Xấu xa hơn! Đau khổ hơn!... Đó là tại vì chúng ta không chịu nghe lời Phật.

Phật dạy chúng ta không chết mà chúng ta cứ ứng hiện Chữ Chếttrong tâm, nên cảnh giới chết cứ hiện ra và bắt buộc chúng ta phải đi theo sự chết. Theo sự chết nghĩa là Tử! Tử rồi chìm đắm trong những cảnh đọa lạc để chịu Khổ! Chịu khổ rồi sinh lại, sinh lại trong cảnh Vô Thườngrồi lại chết! Cứ tiếp tục chết đi rồi sanh lại trong những cảnh khổ đau bất tận mà không hay!...

Trong khi chỉ cần ngộ đạo ra một chút thì chúng ta không còn chết nữa. Không còn chết thì không còn sanh, gọi là Vô Sanh. Vô Sanh chính là đi về Tây phương Cực Lạc hưởng đời an vui, sung sướng, thanh tịnh, trang nghiêm, thọ mạng vô lượng vô biên kiếp để thành đạo Vô Thượng chứ không còn chết nữa. Đây là sự thật.

Nhưng xin thưa với chư vị, muốn khai thị được những lời này ta chỉ có quyền nói với những người còn đang tỉnh thức, nói với những người còn nghe được, còn hiểu được, còn đem lý trí ra để phán xét được... Chứ chúng ta không thể nào nói với những người mê man bất tỉnh, mê mê muội muội trong cảnh khổ đau mịt mờ!

Chính vì vậy, muốn cho người được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, không phải đợi cho người đó khi đã mê man bất tỉnh trong bệnh viện rồi chúng ta mới đến hướng dẫn, khai thị. Không phải vậy! Mà:

- Chúng ta phải khai thị trước.

- Chúng ta phải hướng dẫn trước.

- Chúng ta phải làm cho người ta hiểu trước.

Ví dụ như trong những ngày qua chúng ta đã nói, những người không tin niệm Phật vãng sanh thì xin nói thẳng với người đó rằng hãy mau mau tin đi. Nếu để đến ngày mai mới tin, thì không chừng tối nay đã bị mê man bất tỉnh rồi! Không kịp nữa đâu!... Đừng nên để đến tháng sau mới tin, thì coi chừng một tuần nữa chúng ta đã bị hấp hối rồi! Không kịp nữa đâu! Đời vô thường sáng còn tối mất! Nhất định phải xác định niềm tin. Vì đây là lời Phật dạy, vì đây là kinh Phật nói.

Có rất nhiều người sợ chết, nếu hiểu đạo ra, muốn cho khỏi chết thì phải lo niệm Phật để được “Sanh” về Tây Phương Cực Lạc. Đã sợ chết mà không chịu niệm Phật tức là chấp nhận phải chết.

Tại sao lại sợ chết? Tại vì cứ nghĩ rằng mình là cái cục thịt này. Muốn ngộ, hãy vô nghĩa địa mà coi. Giả sử như lúc người ta bốc mộ, người ta đào lên, mình nhìn thử xem dưới cái nấm mộ đó còn lại những gì?... Nhiều khi một khúc xương cũng không còn nữa! Ấy thế mà cứ tham cái cục thịt này để đến khi chết, mình phải theo cái cục thịt đó mà chui xuống dưới nấm mồ... Ba ngày sau bắt đầu nó sình lên!... Bảy ngày sau bắt đầu nó thối ra!... Ấy thế mà mình cũng ráng bám theo cái thân thối đó để mà ngửi mùi thối của cục thịt thối...

Nếu ngộ được ra, thì rõ rệt mình đâu phải là cái thân thịt đó. Nếu mình là cái thân thịt đó thì khi cái thân thịt đó chết, mình cũng tiêu luôn rồi. Nhưng không. Mình đâu có chết!...

- Mình thấy cái thân mình đàng hoàng mà.

- Mình chui theo cái thân của mình đàng hoàng mà.

- Khi cái thân của mình nó tan đi chỉ còn lại nắm xương, thì mình vẫn bám theo cái nắm xương đó mà.

- Khi cái nắm xương nó tan đi, thì mình lại bám vào cái cây, mình bám vào cái bụi, mình lang thang khắp nơi. Nhiều khi khổ quá, đành phải chạy về khóc than với con cháu!...

Rõ ràng mình đâu có chết. Mình chỉ sống khổ mà thôi! Mình sống trong những cảnh giới khác...

Bây giờ đây mình có Niệm Phật Đường, có chiếc áo tràng để mặc. Khi lỡ bị “Chết” rồi, mình không còn chiếc áo tràng mặc nữa, đêm đêm lạnh buốt xương cũng phải chịu lấy bằng cái thân trần trụi! Thế mà cứ sợ chết. Đó là vì người quá mê mờ mà chịu nạn!...

Còn người không mê mờ thì sao? Ta không phải là cục thịt này. Ta chỉ mượn cái cục thịt này trong tứ đại về dùng. Chúng ta chỉ sử dụng nó mà thôi.

Vạn vật vô thường! Khi cái thân còn khỏe thì ta sử dụng được, khi nó già yếu rồi thì bắt buộc nó phải bỏ ta ra đi. Ta giữ nó không được. Ta giữ nó không được thì dại gì mà bám theo nó để chịu nạn! Tại sao mình không liệng cái cục thịt này đi, để thỉnh một cái thân xác khác?...

Giả sử như mê mờ, mình thỉnh một cái thân có bốn cái chân, có hai cái sừng, có một cái đuôi... Mình cày bừa cho người ta, rồi khi người ta thèm thịt, họ đè cổ mình xuống, họ thọc huyết mình, họ lóc thịt mình ra... Nhậu!...

Lúc đó mình có chết không?

- Không! Mình cũng không chết. Mình đang bám theo cái đường nước cống người ta đổ ra mà giận, mà hờn, mà thù hằn những người mổ thịt mình, giết mình. Thật sự mình đâu có chết. Mình chỉ chịu khổ nhiều hơn nữa mà thôi!...

Cho nên, nói thẳng thắn ra:

- Chính mình không chết.

- Chính mình không tử.

- Chính mình không sanh...

Mình vẫn sống từ trong quá khứ vô thỉ cho đến tương lai vô chung.

- Chỉ vì dại khờ mình tiếp tục chịu khổ!

- Chỉ vì dại khờ mình tiếp tục chịu đọa lạc!

Nếu giác ngộ ra mình niệm câu A-Di-Đà Phật đi về Tây Phương thì đời đời hưởng hạnh phúc, đâu có gì là khổ nữa? Đâu có gì là đau nữa?...

Chính vì vậy, cái phương pháp hộ niệm hay vô cùng, nó là cả một sự thâu tóm của pháp môn niệm Phật cứu người vãng sanh.

Vừa rồi tôi về Việt nam, ở tại làng của tôi có mấy người được vãng sanh. Tôi ở đó chỉ một tuần lễ thôi, đêm đến thì có mấy chục người tới cộng tu với nhau, cộng tu xong thì tôi đi ngủ, những người đó thì đi hộ niệm, người ta không cần tôi theo nữa, họ giỏi quá rồi. Hộ niệm tới 11 giờ trưa hôm sau thì trở về báo cáo... Hiện tượng vãng sanh, người bệnh ra đi để lại thoại tướng tốt bất khả tư nghì! Một tuần lễ có hai người.

Tôi ra ngoài Bắc, có một vị đó nói rằng, hồi hôm này tôi mới tiễn đưa một người vãng sanh, rồi hôm kia tôi cũng tiễn đưa một người vãng sanh. Có hai-ba người tới báo cáo như vậy. Nhìn thấy những hiện tượng vãng sanh mà họ vui mừng không tưởng tượng được. Tôi đâu có phải là người hộ niệm, tôi chỉ được họ tới khoe mà thôi. Hiện tượng vãng sanh. Niệm Phật vãng sanh có thể đạt lên tới hàng ngàn rồi, quý vị biết không? Đếm không được nữa!... Đó là sự thật, tôi không dám nói láo đâu à! Người nào phát tâm đi... mua một trăm cái máy quay phim, đem về phát cho những ban hộ niệm đó để họ quay lại những cuộc vãng sanh cho quý vị coi. Nhiều vô cùng nhiều...

Trong những thời gian gần đây, tôi đi đâu cũng nói về hộ niệm. Tôi tích cực vận động những người đã thấy được người vãng sanh, những người đã hộ niệm cho người ta vãng sanh:

- Hãy tiếp tục vận động,

- Hãy tiếp tục giao lưu,

- Hãy tiếp tục phổ biến phương pháp hộ niệm ra.

Hễ chỗ nào phổ biến rộng rãi phương pháp hộ niệm này, thì chỗ đó người ta vãng sanh bất khả tư nghì. Chỗ nào không nhắc nhở tới pháp hộ niệm, thì năm này, năm sau, năm nữa... tìm hoài, tìm hoài mà tìm không bao giờ gặp một người vãng sanh!...

Tại vì sao?

- Tại vì khả năng hộ niệm yếu quá! Đứng trước một người bệnh không biết làm sao khai thị.

Tại vì sao?

- Tại vì người bệnh không biết gì về hộ niệm cả, nên cứ sợ chết. Sợ chết rồi thì trong lúc mê man cái tâm sợ chết đó cứ tiếp tục bám theo những cái xương cái tủy ung thư đó. Chịu thua rồi! Không gỡ ra được! Thế nên, người ta không được vãng sanh!

Xin thưa với chư vị, tại sao ở Việt nam lại có hiện tượng vãng sanh nhiều như vậy?... Là tại vì ở đó đã có người:

- Họ vận động phương pháp hộ niệm.

- Họ chỉ vẽ phương pháp hộ niệm.

- Họ lưu truyền phương pháp hộ niệm.

- Họ giải thích từng chút, từng chút phương pháp hộ niệm trong đó...

Một lần về như vậy, tôi hô hào pháp hộ niệm. Mà thật ra, bây giờ khỏi cần hô hào nữa, người ta đi phát những tài liệu về hộ niệm, những tọa đàm về hộ niệm, những băng đĩa vãng sanh Tây Phương Cực Lạc, những bài vở về hộ niệm... Người ta phát tâm mạnh lắm chư vị ơi!...

Một lần tôi đi, phía sau xe có hàng mấy ngàn đĩa VCD. Nên nhớ một ngàn đĩa VCD là cả một hộp lớn hơn cái bồ đoàn này. Đầy nghẹt hết. Người ta phát tâm như vậy đó. Người ta chỉ xem và học hỏi từ đó thôi, ấy thế mà niệm Phật đâu vãng sanh đó, niệm Phật đâu vãng sanh đó.

Vậy mà có nhiều người còn:

- Ham chi lý luận nhiều quá!

- Ham chi triết lý cao quá!

- Ham chi những đạo lý trên mây, mà đem cái chủng tử A-Di-Đà Phật của mình trồng lên đám mây đó!... Làm sao mà nó có thể nở ra cảnh Phật được?

- Hãy đem chủng tử A-Di-Đà Phật cấy vào cái ruộng “Tịnh” đi. Cấy vào cái ruộng Tịnh-Độ đi.

Cái ruộng Tịnh-Độ cụ thể là gì? Là phương pháp hộ niệm. Cụ thể! Chắc chắn! Chính xác! Để chi vậy? Để cho “Mười niệm tất sanh”.

Bây giờ đây mình biết được phương pháp hộ niệm, mình chuẩn bị hết tất cả rồi. Xin thưa, ngồi trước một người bệnh mà họ đã biết hộ niệm rồi, thì ta khỏi cần khai thị nữa. Ta chỉ cần vỗ tay hoan hô họ, rồi chúng ta cùng niệm Phật trợ thêm duyên cho họ đi vãng sanh. Chứ tới đó mà còn giảng lên, giảng xuống, bày lên, bày xuống... đó thật sự là bạc phước lắm rồi! Bạc phước lắm rồi! Người không biết gì hết, chúng ta mới phải khai thị. Người không biết gì hết, chúng ta phải dẫn giải. Dẫn giải mà trong tình trạng mê man bất tỉnh, thì làm sao còn nghe được nữa?!...

Biết được chuyện này, xin chư vị, muốn cứu người vãng sanh không có gì khác hơn là vận động tối đa phương pháp hộ niệm. Bao nhiêu năm qua ở một vùng nào đó không có một người vãng sanh, là tại vì vùng đó người ta không biết gì về hộ niệm cả, hoặc chưa rành về pháp hộ niệm!... Muốn vận động hộ niệm phải kiên trì nhé. Vận động một năm, hai năm, ba năm, mười năm... mới có cơ sở cứu người, chứ không phải vận động hôm nay, tháng sau được liền đâu. Không có đâu!...

Như vậy muốn cứu mẹ ta trong mười năm sau, thì bây giờ ta phải bắt đầu vận động liền đi. Có nhiều người biết hộ niệm thì sau cùng chính ta được nhiều người tới hộ niệm. Tất cả chúng ta đều có thể đi về Tây Phương thành đạo Vô Thượng.

Nam Mô A-Di-Đà-Phật.

HƯỚNG DẪN - KHAI THỊ

Tọa Đàm 10

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

Kính bái bạch nhị vị pháp sư cùng chư đại chúng. Chương trình của Niệm Phật Đường tiếp tục trong đề tài Hướng Dẫn - Khai Thịcho người vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Xin phép chư vị cho phép con được tiếp tục... A-Di-Đà Phật.

Trong mấy ngày hôm nay chúng ta bàn khá nhiều về người tu hành bị mất phần vãng sanh, trong đó có rất nhiều lý do như:

- Niềm tin không vững, mất vãng sanh.

- Người có niềm tin đầy đủ nhưng thực hành không chuyên nhất cũng mất vãng sanh.

Hồi sáng này chúng ta nói:

- Người niệm Phật mà sợ chết cũng bị trở ngại, mất vãng sanh.

Trong đó thì Sợ Chếtlà một ách nạn rất lớn đối với công cuộc vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Chư Tổ hầu hết đều nhắc đến điểm này.

Ngài Thiện-Đạo Đại Sư nhắc đến hai điểm để được vãng sanh:

- Thứ nhất là khuyên người bệnh khi bệnh xuống đừng sợ chết.

- Điểm thứ hai là phải nhiếp tâm lại niệm câu danh hiệu A-Di-Đà Phật để cầu tiếp dẫn về Tây Phương.

Hai điểm chính. Một người đã đi theo pháp môn niệm Phật mà còn sợ chết thì thật sự tạo ra cái chướng nạn vô cùng lớn! Như hồi sáng mình nói, người Sợ Chếtthì nhất định phải Chết! Trong khi người niệm Phật là người cầu sanh, hay nói là cầu vãng sanh. Cầu Sanhtức là cầu Không Chết. Chúng ta về Tây Phương không phải là Chết.

Chư Tổ nói, người quyết lòng niệm Phật cầu vãng sanh, nếu niềm tin vững vàng, nếu cầu vãng sanh tha thiết. Nghĩa là cầu được vãng sanh thật chứ không phải cầu giả! Thì người đó sẽ nhiếp tâm được trong câu A-Di-Đà Phật và bắt đầu từ đó người ta không còn chết nữa. Pháp môn niệm Phật gọi là pháp môn không có chết. Nếu thật sự mình niệm Phật, nếu thật sự mình tu hành, tức là tu thật chứ không phải tu thử, thì bắt đầu từ đó không chết, gọi là pháp môn bất tử.

Có nhiều người sợ bệnh. Sợ bệnh thì bị bệnh. Bệnh nó sẽ trói mình lại tới “queo râu” luôn! Cho nên người quyết lòng niệm Phật thì không còn bệnh nữa. Tại vì sao? Tại vì...

- Cái bệnh của thế gian mà càng nặng, thì chuyện vãng sanh của mình càng mạnh.

- Cái bệnh càng ngặt nghèo, thì con đường đi về Tây Phương của mình càng sớm.

Như vậy thì mình có chết đâu? Bệnh là cái cục thịt này nó bệnh, chứ còn cái tâm chúng ta đâu có bệnh. Khi đi về Tây Phương là cái tâm chúng ta đi về Tây Phương, chứ đâu phải cục thịt này đi về Tây Phương?

Như vậy thì rõ ràng, càng bệnh chừng nào ta thấy càng không bệnh chừng đó. Vì ta đã chuẩn bị gọn gàng, nhanh chóng để đi về Tây Phương thành đạo...

- Bắt đầu từ đó ta không còn tử sanh.

- Bắt đầu từ đó ta có thần thông đạo lực.

- Bắt đầu từ đó ta đi mười phương pháp giới cứu độ chúng sanh. Ta đâu có chết.

Cho nên những người sợ chết tức là còn mê mờ tham đắm thế gian. Phật dạy “Nhất thiết duy tâm tạo”. Mình nói gọn gọn một chút, tất cả đều do ý niệm của mình như thế nào. Ý niệm của mình là muốn sống thêm một chút nữa, tức là muốn bám lấy cái thế gian này. Xin thưa, mình sinh ra trong đời này là do thọ nghiệp, thọ nghiệp là cái nghiệp nó định cho mình để mình thọ nạn, mình không cưỡng chế được. Tại vì mình không phải là chư đại Bồ-Tát. Đại Bồ-Tát không muốn ở thì đi, không muốn đi thì ở thêm vài ngày nữa. Còn ta không được như vậy. Ta hoàn toàn không định được gì cả.

Tức là sao? Là thọ mạng của mình đã định cho mình phải thọ nghiệp năm chục năm hai ngày, thì đúng năm chục tuổi thêm hai ngày nữa mình phải đi. Mình hoàn toàn không cưỡng được. Chỉ khi nào mình thành Bồ-Tát rồi thì muốn bỏ hai ngày để đi trước cũng được. Nếu có duyên người ta cầu nhiều quá thì mình thêm bốn ngày nữa, thành ra thọ mạng là năm chục năm sáu ngày. Sanh tử tự tại. Còn người đã thọ nghiệp thì định nghiệp này đã định rồi, đã định rồi thì dại gì mà ta lo, dại gì mà ta sầu với căn bệnh!...

Chính vì vậy, khi hiểu được đạo giúp ta an nhiên tự tại trước tử sanh. Có nghĩa là họ coi chuyện thân này ở lại hay đi không có một mảy may nào sợ sệt. Cái tâm này chính là tâm định, chứ không phải là định ở chỗ nào khác đâu.

Mình muốn khai thị, dẫn giải cho một người bệnh hiểu được chuyện này, xin thưa rằng không phải dễ đâu! Khó vô cùng! Tại sao vậy? Tại vì trong lúc mình tới khai thị cho người đó thì:

- Người đó đang chìm trong nghiệp khổ rồi!

- Người đó đang chìm trong chướng nạn từ oan gia trái chủ rồi!

- Nghiệp chướng của họ đã tung hoành ngang dọc rồi!

- Tất cả đã kềm chế tinh thần của người đó rồi!

Thành ra ta dẫn giải cho người đó khó lắm! Nếu cứ đợi cho đến lúc mê man bất tỉnh rồi mới đến khai thị cho người bệnh, thì hồi sáng này mình đã nói:

- Bất phước quá rồi!

- Tai nạn nặng quá rồi!

- Nghiệp chướng đã lớn quá rồi!

- Sẽ tiêu tùng rồi!

- Khó còn cách nào cứu được nữa rồi.

Như vậy thì làm sao đây?... Xin thưa, tất cả đều phải lo trước... Tức là chúng ta phải khai thị cho nhau khi ta còn ngồi được để tụng câu kinh, để niệm câu A-Di-Đà Phật, chứ không phải đợi lúc nằm xuống rồi mới kêu ban hộ niệm tới hộ niệm. Hoàn toàn sai lầm!...

Như vậy, khai thị là ta khai thị ngay từ bây giờ. Hãy tự mình kiểm điểm lại mình thử coi, tu hành bao nhiêu năm qua bây giờ mình còn sợ chết hay không? Nếu mình còn sợ chết, thì câu hỏi hôm trước, “Tại sao có nhiều người tu suốt đời mà sau cùng không được vãng sanh?”, thì bây giờ đã có thêm một câu trả lời nữa rồi. Đó là vì anh tu suốt đời mà anh còn sợ chết. Còn sợ chết thì anh còn bám theo cái thân. Bám theo cái thân thì nhất định khi cái thân bị bỏ vào trong hòm còn anh thì đứng lảng vảng ở đâu đó thương tiếc cái thân! Con cái đang khóc, anh cũng khóc theo! Rồi con cái bê cái quan tài đi, thì mình cũng đi theo. Khi chúng bỏ quan tài xuống lỗ, thì mình lúng túng không biết làm sao nên nhảy xuống theo. Người ta lấp lại!... Người ta lấp lại thì mình bị đại nạn!...

Nếu mình không còn sợ chết nữa, thì khi gọi là chết đó rõ ràng là một bài pháp.

Bài pháp gì? Cái thân mình chết bỏ trong hòm, nhưng mà chính mình còn sống, mình còn nghe đứa con khóc, mình còn nghe, thấy người ta đến điếu tang... Rõ ràng là mình còn sống. Mình còn sống tại sao không đi theo con đường vô tử vô sanh, con đường niệm câu A-Di-Đà Phật cầu vãng sanh. Như vậy, đâu phải đợi đến lúc bệnh rồi mới kêu người tới khai thị. Hãy biết “Khai Thị” ngay từ bây giờ đi chứ. Mình sẽ được giải tỏa hết tất cả.

Trở lại vấn đề: Hướng Dẫn - Khai Thị. Có rất nhiều người nói:

- Bây giờ Mẹ tôi không muốn niệm Phật, mẹ tôi sợ chết, làm sao đây anh?

Tôi nói:

- Hãy về cố gắng loan truyền pháp hộ niệm ra đi. Đem những tọa đàm khai thị này cho người ta nghe đi. Đem những lời Tổ nói về khai thị hộ niệm vãng sanh cho người ta nghe đi.

- Nếu bà già không nghe thì sao?...

-Thì mình nghe. Mình mở cái băng lớn lên để tự mình nghe. Mình cứ thành tâm nghe đi, nhiều khi bà mẹ mình đi qua đi lại, đi qua đi lại thoáng nghe một lần một chút, một lần một chút... Biết chừng đâu có dịp bà ngộ chăng?...

Xin thưa thật với chư vị, hãy bung cái pháp hộ niệm ra đi. Nhiều khi suốt ngày mình nói chuyện với cha mình, cha mình nhàm chán câu chuyện của mình quá rồi! Nói chuyện với mẹ mình, mẹ mình cũng nhàm quá rồi! Nhưng biết chừng đâu, khi đi ra ngoài chợ, một người nào đó vô tình nói:

- Trời ơi! Bây giờ tôi thấy pháp hộ niệm hay quá!...

Người ngoài chợ chỉ vô tình nói, không ngờ lọt được vào tai của mẹ mình. Biết chừng đâu mẹ mình giật mình tỉnh ngộ chăng?...

Nhiều khi cha mình thích nhậu nhẹt, mình nói hoài mà không nghe. Nhưng trong lúc đi chơi với bạn bè nào đó, một người bạn nào đó ngẫu hứng nói:

- Trời ơi! Tôi thấy pháp hộ niệm hay quá đi! Thật sự là bất khả tư nghì!...

Một người vô tình nói như vậy biết đâu chừng cha mình lại ngộ chăng?... Duyên mà!

Cho nên, hồi sáng tôi nói, muốn cho có người vãng sanh, phải cố gắng làm sao cho đại chúng biết được rất rõ về pháp hộ niệm thì tự nhiên mình cứu được nhiều người, mình cứu luôn cả gia đình của mình và sau cùng cứu ngay cả chính mình nữa.

Mỗi lần đi về Việt nam, xin thưa thật với chư vị, người ta phát tâm, xin ấn tống một ngàn đĩa vãng sanh, xin ấn tống một ngàn phần đĩa nói chuyện này, xin ấn tống một ngàn cuộc tọa đàm kia... Người ta phát tâm ấn tống từng ngàn, từng ngàn. Một ngàn đĩa là một thùng, lớn cỡ chiếc bồ đoàn này, chứ không phải là ít đâu. Khoảng chừng năm người phát tâm như vậy thì đầy chiếc xe rồi...

Nhờ phổ biến rộng như vậy đó mà người mẹ của mình, người cha của mình, người anh của mình đi ra ở ngoài chơi mới có duyên nghe được người ta nói về hộ niệm mà giật mình tỉnh ngộ. Nhờ sự tỉnh ngộ này mà mình cứu được nhiều người.

Sở dĩ người Việt nam chúng ta bây giờ hưởng được cái lợi lạc này, không phải là tự dưng mà có đâu à. Vì những người đầu tiên khi hộ niệm người ta thấy được thành quả bất khả tư nghì, người ta mới phát cái tâm ra vững vàng. Có người khi mà nghe một ai đó mở Niệm Phật Đường, thì họ tìm tới yểm trợ. Có một cái băng đĩa nào nói đến hộ niệm là người ta phát tâm làm liền. Người ta làm như vậy nên bây giờ tự nhiên số người ở nơi đó mới hưởng được cái phước lợi này.

Sau gần mười năm mới có được thành quả đó, chứ đâu phải dễ dàng. Chư vị có biết không, muốn làm một công trình gì đều phải đổ mồ hôi ra, đổ nước mắt ra, đầy ắp cả những đắng cay đưa đến. Nhiều khi mình cũng đành phải ngậm đắng nuốt cay để cầu cho cứu được người, chứ không phải dễ dàng gì đâu! Không phải làm việc thiện mà đơn giản đâu! Mong chư vị dũng mãnh phát tâm từ bi cứu độ chúng sanh.

Ngài Tịnh-Không nói: “Cứ lo cho chúng sanh đi, thì tự nhiên có Phật, Bồ-Tát lo cho mình. Đừng cứ chỉ lo cho mình.Chỉ lo cho mình là ác. Lo cho chúng sanh là đại thiện”.

Đó là định nghĩa về Thiện-Ác của ngài Tịnh-Không. Mong cho chư vị lấy cái đại thiện này để chúng ta đi về Tây Phương Cực Lạc.

Nam Mô A-Di-Đà Phật.


HƯỚNG DẪN - KHAI THỊ

Tọa Đàm 11

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

Pháp môn niệm Phật vi diệu bất khả tư nghì! Nhiệm mầu bất khả tư nghì! Nói về cao thì pháp niệm Phật cao chí thượng đến nỗi chư vị Đẳng-Giác Bồ-Tát, như các ngài Phổ-Hiền, Văn-Thù, Quán-Âm... đều niệm câu A-Di-Đà Phật. Thế thì chúng ta là phàm phu tại sao lại không quyết lòng niệm câu A-Di-Đà Phật?...

Sự nhiệm mầu của câu A-Di-Đà Phật đến nỗi những hàng phàm phu tục tử, tội chướng sâu nặng, trước những giờ phút lâm chung mà phát tâm tin tưởng niệm câu danh hiệu A-Di-Đà Phật cầu vãng sanh cũng được vãng sanh về Tây Phương, cũng một đời thành tựu. Bất khả tư nghì!

Có nhiều người ưa thích lý luận này, lý luận nọ... Để làm chi vậy? Xin chư vị hãy mau mau thành tâm kính cẩn niệm câu A-Di-Đà Phật để về trên Tây Phương thành đạo trước, rồi sau đó muốn lý luận gì thì lý luận, lúc đó mới chính xác. Còn ở đây, thân phận là phàm phu mê muội mà không chịu niệm câu A-Di-Đà Phật, thì mê muội chồng thêm mê muội, làm sao có ngày thoát ly sanh tử luân hồi? Làm sao mà thành đạo đây?...

Chính vì thế, pháp môn niệm Phật nên cố gắng loan truyền rộng ra, vận động cho nhiều lên, truyền bá cho mạnh mẽ để cứu độ chúng sanh.

Thành thật mà nói, trong thời mạt pháp này, không có câu A-Di-Đà Phật thì nhất định chúng sanh mê muội không cách nào có thể thành tựu được đạo nghiệp! Cuối cùng trong một đời này khi luống qua, nhiều khi một ngàn lần không có được một lần thoát vòng sanh tử, không có một lần thoát nạn!

Ấy thế mà nhờ câu A-Di-Đà Phật chúng ta đã nghe thấy nhiều người đã biểu diễn ra đi giống như một trò hát xiếc. Cơ hội này quý giá vô ngần! Mong chư vị một khi đã biết được con đường niệm Phật vãng sanh, thì đừng nên để bà con, thân nhân, cha mẹ, anh em phải luống qua. Tội nghiệp họ lắm! Đây là lời dạy của ngài Ấn-Quang.

Nhưng xin thưa với chư vị, Diệu Âm lại có cái suy nghĩ hơi lạ một chút xíu nữa, là truyền bá pháp môn niệm Phật cho chúng sanhtốt vô cùng, nhưng thật sự khi đã đi sâu vào thời mạt pháp rồi, niệm Phật cũng chưa chắc gì nắm vững được phần vãng sanh. Chắc chắn chư vị có nghe Hòa Thượng Tịnh-Không nói rằng, Một vạn người tu, nhiều khi có hai ba người vãng sanh mà thôi!Như vậy thì sự thành tựu cũng không phải là dễ đâu! Vì thế, Diệu Âm lại có cái ý nghĩ rằng, thay vì quảng bá pháp môn niệm Phật, ta lại quảng bá phương pháp hộ niệm. Tại vì pháp hộ niệm của Tịnh-Độ nó ứng dụng từng điểm từng điểm:

- Rất là cụ thể.

- Rất là căn bản.

- Rất là chính xác...

- Rất là cần thiết cho một người xả bỏ báo thân đi về Tây Phương.

Cho nên khi mà ta quảng bá phương pháp hộ niệm là quảng bá toàn bộ pháp môn niệm Phật, quảng bá trọn vẹn pháp môn Tịnh-Độ. Nhưng phổ biến pháp hộ niệm có điểm cụ thể hơn.

Nếu ta chỉ đơn thuần hướng dẫn người ta niệm Phật, thì những trường hợp:

- Khi gặp phải chướng ngại về bệnh khổ, tự họ không biết cách nào có thể vượt qua cái cảnh khổ của nghiệp khổ.

- Khi gặp phải chướng ngại về oan gia trái chủ, tự họ không biết cách nào thoát được những cạm bẫy giăng giăng trước mặt họ.

- Khi họ tham luyến cái gì?... Tự họ không biết cách nào có thể gỡ ra.

Hơn nữa, nhiều khi song song với con đường công phu tu hành niệm Phật, vọng tưởng nổi lên, nó đánh lạc hướng người niệm Phật, làm cho họ không được vãng sanh. Nhưng xin thưa với chư vị, người biết hộ niệm thì họ biết cách gỡ được những chướng nạn này.

Quý vị cố gắng xem những cuộc hộ niệm ở Việt Nam. Lạ lắm chư vị ơi!... Xin kể ra đây một câu chuyện mà Diệu Âm đã dự qua.

Cô đó, từ nhỏ đến lớn chưa biết ăn chay, chưa có pháp danh, chưa bao giờ đi chùa. Cô bị ung thư nằm trên giường bệnh hơn một năm rưỡi. Đến lúc cuối cùng sắp sửa chết thì cô đau đớn quằn quại, gia đình cũng không đủ tiền để chạy chữa nữa và bệnh viện cũng tuyên bố dù có chạy chữa nữa cũng chết thôi. Ấy thế mà gặp ban hộ niệm của chị Diệu Thường đến hộ niệm được khoảng hai tuần thì cơ may Diệu Âm về Việt Nam, chị bắt Diệu Âm tham gia vào cuộc hộ niệm đó luôn...

Thật sự khi đối diện với người bệnh chúng ta mới thấy rõ rệt nếu không biết hộ niệm, nếu không có sự trợ giúp của những người biết đạo, biết cách hướng dẫn, biết cách hóa giải thì chắc chắn những người này một ngàn phần không có một phần thoát khỏi đọa lạc!... Đó là cô Trần Thị Kim Phượng. Cô đau đớn quằn quại trên giường, ấy thế mà khi mình thuyết phục, mình củng cố tinh thần, mình khai thị tự dưng tinh thần của cô vượt lên, càng đau cô càng niệm Phật, hết lòng niệm Phật.

Trong đời của cô ta có một tội rất nặng! Phá thai. Thai gần bảy tháng rồi mà còn phá! Đến những ngày trước khi cô ra đi, thì vong thai đó nhập vào người của cô, nó quậy tung lên hết. Lúc bệnh thì nằm ngáp không nổi, mà lúc nó nhập vô thì dữ vô cùng! Xé áo, xé quần... không còn kiêng nể người nào hết...

Gia đình có mời các vị Sư tới giải nạn. Các ngài cũng làm hết sức mình, lập bài vị, tụng chú, khuyên giải... Ấy thế mà gần một ngày trời không có giải quyết được. Các ngài sau cùng cũng đành phải bỏ ra về và nói với người nhà rằng:

- Chư vị ơi! Chúng tôi đã cố gắng hết sức rồi, nhưng không cách nào có thể hóa giải được...

Trong lúc hóa giải đó, thì vô tình Diệu Âm cũng có mặt tại chỗ. Thật là dịp may mắn để chứng kiến cảnh này! Khi các vị đó buông rồi thì tình thật Diệu Âm cũng ngỡ ngàng không biết làm sao?... Diệu Âm chạy theo hỏi:

- Thầy ơi! Chừng nào Thầy trở lại nữa?...

- Xin chư vị cứ hộ niệm đi, khi nào cô đi rồi thì quý vị đốt bài vị. Chứ bây giờ chúng tôi cũng không biết làm sao hơn nữa!

Xin thưa với chư vị, khi chứng kiến những cảnh này, mình mới thấy phương pháp hộ niệm vi diệu bất khả tư nghì! Chính Diệu Âm từ trước tới giờ chưa có một chút kinh nghiệm vững vàng nào về vấn đề hóa giải chuyện này hết, nhưng biết rằng trong phương pháp hộ niệm có cách gọi là điều giải oan gia trái chủ. Lúc bấy giờ trong tư thế chẳng đặng đừng, lùi thì không được, mà tiến tới cũng không xong! Cho nên Diệu Âm đành liều mạng, chắp tay thành khẩn điều giải... Trong lúc điều giải đó thì có chị Diệu Thường cùng một vài người trong ban hộ niệm ở phía sau và khoảng năm sáu người trong gia đình nữa. Tôi nói quý vị cứ chắp tay lại niệm Phật đi, để tôi điều giải. Tôi đã thành khẩn điều giải. Khi nào chúng ta tiến tới chỗ điều giải oan gia trái chủ Diệu Âm sẽ khai thác cho chư vị thấy.

Điều giải được một tiếng đồng hồ, đúng một tiếng đồng hồ, thì cái vong đó chấp nhận buông ra. Lạ lùng!... Khi họ chấp nhận buông ra, những người ở phía sau có thể không nghe được đâu, vì họ đứng xa quá, còn Diệu Âm thì đứng cách người bệnh khoảng chừng nửa thước, hay tám tấc, Diệu Âm thấy hết tất cả những gì xảy ra, (Vì chính mình điều giải cho họ mà). Khi cái vong chấp nhận buông ra và hình như có niệm Phật để hộ niệm cho cô đó nữa, thì khoảng chừng đâu mười lăm phút sau, khoảng mười lăm phút, thì cô nhắm mắt nhẹ nhàng ra đi. Lạ lùng!

Khi cô ra đi xong, chính Diệu Âm chứng kiến tại chỗ luôn, cái thân thể của cô bắt đầu chuyển biến. Chuyển... chuyển... từ một người bệnh phù thũng, sưng mặt, sưng mày, tay chân phù lên, khó coi lắm!... Nhưng đã chuyển, chuyển, chuyển từng phút, từng phút một. Thật là lạ!... Chuyển biến như vậy, đúng một tiếng mười lăm phút sau thì khuôn mặt của cô từ nét đau đớn, nhăn nhíu khó coi đã chuyển thành một cô gái khá đẹp. Lúc đó Diệu Âm giật mình, tự nghĩ thầm: “Ủa! Cô này thật sự cũng khá đẹp, chứ đâu đến nỗi xấu xí lắm!”.Trong tâm nói như vậy nhưng vẫn tiếp tục cuộc điều giải, tiếp tục niệm Phật để hộ niệm.

Trong đĩa video đưa ra không có quay lúcđiều giải này, vì chị Diệu Thường lúc đó không có đem cái máy quay phim theo. Chị ta thấy hiện tượng như vậy, mới vội ra dùng xe Honda chạy về nhà lấy máy trở lại quay, thì thời gian mất thêm một tiếng đồng hồ nữa. Hình ảnh ghi lại được trong phim là hai tiếng đồng hồ sau khi cô đó tắt thở ra đi.

Một chuyện vãng sanh điều giải giống như một cuộc đóng phim! Y hệt như đóng phim vậy! Sau đó có chư vị trong ban hộ niệm mới bàn với Diệu Âm rằng, bây giờ làm sao mình đóng lại cuộc điều giải đó để quay thành phim dành làm tài liệu. Tôi nói, làm sao mà đóng được? Có ai làm giả được đâu!...

Cho nên nói về hộ niệm, chứ thật ra nó bao trùm cả một pháp niệm Phật. Đứng trước bệnh nhân mình nói, “Cô phát lòng tin tưởng đi nhé”, tức là Tín. “Cô phát nguyện vãng sanh đi nhé”, tức là Nguyện. Nhưng ở đây chúng ta không phải nói khơi khơi đâu, mà hướng dẫn cho họ cách phát nguyện gọn gàng, rõ ràng... Mình ứng dụng từng điểm từng điểm trong pháp niệm Phật. “Bây giờ Cô niệm Phật đi, Cô niệm Phật không được, thì tôi niệm cho Cô nghe mà niệm theo nhé”... Rõ ràng ứng dụng từng điểm, từng điểm cụ thể. “Rồi khi gặp những trường hợp chướng ngại, chúng tôi sẽ cố gắng giúp Cô giải quyết”...Rõ rệt hộ niệm là phương pháp hóa gỡ từng điểm từng điểm chướng ngại giúp người bệnh vãng sanh Cực Lạc.

Nếu mình chỉ hướng dẫn khơi khơi cho Cô đó niệm Phật, cứ nói “Tín-Hạnh-Nguyện” đi... thì khi gặp những chướng ngại như thế này? Thôi! Chịu thua rồi! Không cách nào có thể gỡ được!

Chúng ta tu hành với nhau như thế này, đến giây phút cuối cùng chưa chắc gì sẽ tránh được những ách nạn. Phải nhớ là oan gia trái chủ của chúng ta trùng trùng, nghiệp khổ của chúng ta trùng trùng... Không dễ gì phá được đâu!...

Cho nên hôm trước, có người nêu ra vấn đề phá nghiệp. Tôi nói, anh phá nghiệp đi. Chủ tâm phá nghiệp để nghiệp chướng bao vây cho đến điên đảo quay cuồng ráng mà chịu! Phương pháp hộ niệm không bày vẽ cho chúng ta pháp phá nghiệp, mà bày cho chúng ta pháp Tín-Hạnh-Nguyện vãng sanh. Từ ba điểmTín-Hạnh-Nguyện này là cả một đại pháp sám hối, gọi là Di-Đà Sám-Pháp đó, tại sao chúng ta không ứng dụng? Chúng ta tu Tịnh-Độ Di-Đà, không ứng dụng Di-Đà Sám-Pháp mà ứng cái pháp phá nghiệp là không đúng với cách hành trì của pháp môn!...

Chính vì vậy, xin thưa với chư vị:

- Một câu A-Di-Đà Phật, sám pháp cũng đó.

- Một câu A-Di-Đà Phật, thành đạo cũng đó.

- Một câu A-Di-Đà Phật, hóa gỡ tất cả mọi ách nạn cũng đó.

- Một câu A-Di-Đà Phật, vãng sanh bất thối thành Phật cũng từ đó.

- Rồi cứu độ chúng sanh cũng từ đó luôn.

Trong kinh Vô-Lượng-Thọ, Phật luôn luôn nhắc chúng ta, Nhất hướng chuyên niệm A-Di-Đà Phật.

Mong chư vị nghe lời dạy của Phật, nhất định đi thẳng một đường, nhất định ta sẽ về Tây Phương thành đạo Vô Thượng.

Nam Mô A-Di-Đà Phật.


HƯỚNG DẪN - KHAI THỊ

Tọa Đàm 12

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

Phật dạy: Triêu tồn tịch vong, sát na dị thế. Sáng còn tối mất, chỉ trong một tích tắc ta đã đi qua một thế giới khác rồi! Câu này là một tiếng kêu thống thiết cho chúng ta hiểu thấu cái lẽ vô thường của một kiếp người!...

Sự vô thường này nó ở ngay trước mắt! Nếu người hiểu đạo thì nương theo cảnh vô thường này lo tu hành thoát nạn. Người không hiểu được cảnh vô thường này cứ bám chặt lấy những cái vô thường huyễn mộng, để sau cùng khi buông tay không mang một cái gì theo hết. Chỉ có một cái ách nạn, oán nạn, khổ nạn nó sẽ đến với mình một quãng thời gian dài vằng vặc, mà trong kinh Phật nói đến vô lượng kiếp, hàng triệu năm chứ không phải là một năm hai năm.

Người biết tu khi nhìn thấy lý vô thường này mà chộp lấy những thời gian còn tỉnh táo để lo tu học, lo thoát nạn. Người không biết đạo thì mờ mờ mịt mịt, bám lấy một thời gian hết sức là ngắn để chịu một thời gian hết sức là dài trong đau khổ! Lúc đó trong kinh Phật nói: Khổ lạc tự đương, vô hữu đại giả. Có nghĩa là khổ cũng mình, sướng cũng mình, không một người nào có thể thay thế cho mình được. Thưa thật rằng, đời này khi mình mất báo thân rồi, chỉ có khổ, không có sướng được đâu.

Chính vì vậy mà phải lo tu. Tu phải biết đường tu. Thời mạt pháp này Phật dạy chỉ còn câu A-Di-Đà Phật mới có hy vọng cho mình thoát nạn. Nhưng tình thật, biết được câu A-Di-Đà Phật mà được hy vọng thoát nạn cũng chưa phải vững lắm đâu! Hôm qua mình đã nói đến chuyện này rồi. Biết được pháp niệm Phật mà còn nắm vững kiến thức về hộ niệm, phải biết áp dụng cái phương pháp này, phải biết ngồi bên cạnh người bệnh hộ niệm cho người bệnh, thì lúc đó ta mới có hy vọng thấy được hiện tượng vãng sanh.

Mình nói là chủ động đi hộ niệm cho người ta, chứ thật ra là mình phải học hỏi phương pháp hộ niệm, vì hộ niệm cho người ta chính là để chuẩn bị áp dụng cho chính mình. Nghĩa là, khi xả bỏ báo thân mình biết phải làm gì? Bây giờ mình cần phải làm gì? Không thể trễ một ngày! Không thể chờ một giờ! Đó gọi là đã hiểu chữ “Vô Thường”!

Trong pháp hộ niệm, có cách hướng dẫn khai thị để giúp cho người bệnh biết được đường đi, giúp cho người ra đi biết phải làm như thế nào?...

- Không phải là giảng giải cho người bệnh trong những cơn hấp hối.

- Không phải là giảng giải cho người bệnh khi đã mê man bất tỉnh trong bệnh viện.

- Mà giảng giải ngay từ bây giờ cho đến cái ngày đó.

- Rồi còn tiếp tục niệm Phật cho người đó trong lúc buông xả báo thân ra đi, còn phải tiếp tục hộ niệm cho người đó tám giờ, mười hai giờ sau để đảm bảo con đường thoát khổ đắc lạc của họ.

Chính vì vậy mà phương pháp hộ niệm cần phải phổ biến rộng rãi. Phương pháp hộ niệm cần phải lưu hành mạnh mẽ. Chỉ có lưu hành mạnh mẽ phương pháp hộ niệm mới cứu được chúng sanh. Còn không chịu lưu hành mạnh mẽ phương pháp hộ niệm, thì ta có thể lý thuyết con đường giải thoát, nhưng thực hành con đường giải thoát thì nhất định không được đâu! Muốn rõ hơn vấn đề này, chư vị có thể nhìn về quá khứ để tìm hiểu. Biết bao nhiêu người đã lý thuyết đường giải thoát mà thật sự có được giải thoát hay không? Nhìn đó thì biết liền! Hiểu liền!...

Xin chư vị, chúng ta cần phải hiểu sâu một chút mới được. Phật dạy, sáng còn tối mất, là Phật nói đến cái thân này sáng còn ngo ngoe, ngo ngoe, chiều thì nằm im một chỗ, không còn biết gì nữa hết! Tức là chết đó!... Nhưng câu nói Sát na dị thế, nghĩa là Phật cảnh cáo cho chúng ta biết rằng, khi cái thân này chết rồi, nhưng ta không chết. Tại vì Dị Thếlà chuyển qua đời khác. Chuyển qua đời khác có nghĩa là “Sống” qua một cuộc đời khác ở một thế giới khác...

Người biết tu, biết thực hiện đường giải thoát, họ sẽ thật sự giải cái ách nạn sanh tử luân hồi, thoát qua sáu đường sanh tử, gọi là thoát ly sanh tử luân hồi. Người không biết tu, khi lìa cái báo thân này thì chuyển qua một cảnh giới khác, sống trong cảnh đọa lạc triền miên! Độc sanh độc tử, sinh ra chỉ có một mình, chết đi cũng có một mình!

- Nhất định ông chồng không thể nào theo mình được.

- Nhất định bà vợ không thể nào theo mình được.

- Nhất định đứa con không thể nào theo mình được.

- Nhất định căn nhà không thể nào mình đem theo được.

- Nhất định chiếc xe hơi này... Không đem theo bất cứ một cái gì.

- Mà chỉ đem theo cái khổ triền miên, khổ đến nỗi mà: “Thống bất khả ngôn”. Nghĩa là đau đến nỗi mà nói không được!

Khi hiểu được một chút lý đạo rồi thì cái cơ hội ngồi với nhau niệm Phật này quý vô cùng. Mà quý hơn nữa là gì? Là ta biết phương pháp hộ niệm. Chúng ta đang nói chuyện về hộ niệm, tức là chúng ta khai thị cho chính chúng ta. Khai thị như thế nào?... Phật dạy, tất cả chúng sanh không có một người nào chết hết mà chỉ là chuyển đời, chuyển cảnh. Cũng giống như cách đây năm năm mình ở Việt Nam, bây giờ mình ở tại Úc. Nghĩa là mình rời nước Việt Nam để qua ở bên Úc. Rồi khi mình chết, mình lại bỏ nước Úc này để chui xuống một chỗ nào đó ở. Nếu khôn ngoan thì mình đi tới một quốc gia thật là đẹp, giàu có. Nếu dại khờ thì chui vào những cảnh giới vô cùng đau khổ để tự mình chịu lấy, gọi làKhổ lạc tự đương. Không ai có thể giúp mình được. Phật cũng không giúp mình được. Chỉ có tự mình phải biết cách giúp mình.

Giúp như thế nào?... Đã biết mình không chết thì không được sợ chết. Đây là một nội dung khai thị trong buổi hộ niệm.

- Người bệnh nào mà sợ chết, thì người bệnh đó phải chịu ách nạn!

- Người nào mà sợ chết, thì người đó phải chịu đọa lạc!

- Người nào biết rằng mình không chết, thì lúc đó người ta đã ngộ ra được một chút...

Không chết thì phải lo con đường sướng, đừng nên dại khờ đi theo con đường khổ. Xin nhắc lại, “sáng còn tối mất...” Thì bữa nay cũng có sáng cũng có tối. Ngày mai cũng có sáng có tối. Ngày mốt cũng có sáng có tối... Không biết là trong những ngày sáng tối này, ngày nào mình đi? Như vậy, thì từ bây giờ, mình phải lo ngay:

- Niệm câu A-Di-Đà Phật là điều thứ nhất.

- Nguyện sanh Tây Phương Tịnh Độ trung là điều thứ hai.

- Niềm tin phải vững vàng như tường đồng vách sắt là điều thứ ba.

Ba điểm này là điểm lo của người học Phật để được thoát nạn trong đời mạt pháp này. Với thân thế là một phàm phu tục tử như chúng ta, nếu chúng ta không chịu niệm Phật, nếu chúng ta sợ chết, nếu chúng ta không tin con đường vãng sanh... Thì thôi chịu thua rồi! Bây giờ tới đây niệm Phật hàng ngày, sau cùng thì đọa lạc vẫn hoàn nguyên đọa lạc!...

Nói thẳng thắn rằng, lúc chết rồi thì vợ chịu cảnh vợ, chồng chịu cảnh chồng, “Độc sanh độc tử, độc khứ độc lai...”.

- Không ai có thể đi theo mình.

- Không có một cái gia tài nào đi theo mình.

- Không có một người yêu thương nào đi theo mình.

- Mà mình chỉ đeo lấy cái nghiệp để chịu khổ triền miên. Đau khổ kinh khủng lắm! Đau khổ không phải chỉ là những chuyện đau khổ thông thường giống như bệnh tật, mổ xẻ... ở thế gian này đâu!

Chính vì vậy, khi biết cuộc đời mình không chết thì trước cơn đau, trước những bệnh khổ, bệnh nan y bác sĩ chịu thua... thì hãy nghĩ rằng ta chuẩn bị thay thế một cuộc đời khác, ta chuẩn bị liệng cuộc đời khổ nạn này để đi theo cuộc đời sung sướng khác. Đó là người ngộ đạo. Đổi chiếc thân như đổi chiếc áo, ví dụ như trước khi ta vào Niệm Phật Đường ta mặc cái áo tràng, sau khi ra khỏi Niệm Phật đường ta cởi áo tràng ra, mặc chiếc áo khác vào, đi về nhà. Ta chỉ đổi áo như vậy mà thôi. Mặc áo tràng thì lụng thụng một chút, ấm trên ấm dưới. Mặc áo khác thì chỉ ấm khúc trên, còn khúc dưới ta cần thêm cái quần... Thế thôi, chứ không có gì khác biệt lắm.

Khi mình ở trước một người bệnh luôn luôn phải có lời khai thị, khuyến tấn làm sao để người bệnh đừng sợ chết. Chư Tổ nói, muốn vãng sanh về Tây Phương thì bảo người bệnh đừng sợ chết. Lời khai thị này chỉ khai thị được:

- Với những người còn đang tỉnh táo.

- Với những người không được mê man.

- Với những người còn nghe rõ ràng.

- Với những người còn trả lời được, còn lý trí đầy đủ.

Vậy thì, trong lúc chúng ta còn đầy đủ lý trí, ta phải vận dụng ngay chuyện này. Những người biết niệm Phật cầu về Tây Phương khi đối diện cái chết họ cảm thấy mừng vui, không sợ sệt...

Ở bên Việt Nam có một cô kia, bị ung thư. Đến lúc bác sĩ không cách nào chữa được nữa. Em của cô là một bác sĩ chuyên về ung thư, nhưng chính người em cũng không chữa được nữa, mới email hỏi Diệu Âm. Diệu Âm hướng dẫn buông liền, không sợ nữa, sống chết có số mạng. Lúc phải chết thì trốn đâu cũng chết. Với bệnh của cô này, bác sĩ nói sống nhiều lắm là được bốn tháng. Nếu thật sự đúng bốn tháng thì khen bác sĩ giỏi, nhưng mà nhiều khi mới ba ngày thì chết. Nhiều khi bác sĩ nói bốn tháng, nhưng có đôi lúc đến mười năm sau chưa chết!

Diệu Âm khuyên hãy buông luôn đi, đừng sợ nữa, niệm câu A-Di-Đà Phật cầu vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Người đó đã đến đường cùng, không còn cách nào khác để lựa chọn nên quyết lòng niệm Phật cầu vãng sanh, khỏi cần thuốc thang gì nữa hết. Bảy tháng sau không chết mà cái bệnh ung thu tự nhiên hết. Đến nay đã sáu bảy năm qua rồi vẫn chưa chết. Bây giờ đã hết bệnh, lại còn đi khuyên giảng người ta niệm Phật nữa.

Pháp môn niệm Phật tuyệt vời! Sự tuyệt vời này lại ứng dụng ngay trong pháp hộ niệm chứ không phải ở ngoài. Nếu nói về pháp niệm Phật thì rộng quá, mênh mông quá! Còn nói về pháp hộ niệm thì có sự chỉ vẽ cụ thể từng chút, từng chút.

Chư Tổ nói, một lòng nguyện vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, không sợ chết. Cứ mong cho chết đi, chết liền đêm nay đi cũng đâu có sao! Cứ mong vãng sanh đi thì tâm này sẽ cảm ứng với đại nguyện của đức A-Di-Đà. Nếu thật sự cái mạng của mình đã hết hạn thì mình vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, thân xác lưu lại sẽ đẹp vô cùng. Bắt đầu từ đó mình an nhiên tự tại sống đời một vị Bồ-Tát bất thối trên cảnh Tây Phương.

Còn nếu cái số mạng mình mười năm nữa mới chết, thay vì mình nằm trên giường bệnh mười năm quằn quại khổ đau, thì bây giờ mình có thể an nhiên tự tại, đi khắp nơi, chụp hình thì bác sĩ không còn phát hiện ung thư nữa. Bệnh ung thư hình như biến mất, để mười năm sau mình mới ra đi!

Vậy thì dại gì mà sợ chết,dại gì mà không niệm Phật, dại gì mà không tha thiết nguyện vãng sanh Tây Phương.

Nam Mô A-Di-Đà Phật.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/04/2013(Xem: 8152)
Lần tay tính lại sổ đời, Kiếp người chìm nổi vận thời rủi may... Bạch Vân Nhi
23/04/2013(Xem: 4313)
Từ Tổ truyền xuống nên gọi là Tổ sư thiền, Đạt Ma từ Ấn Độ truyền sang Trung Quốc, người ta gọi là Đạt Ma thiền. Thiền này do đức Phật Thích Ca đích thân truyền, không qua văn tự lời nói, tất cả Phật nói trong kinh điển đều qua văn tự lời nói. Trong hội Linh sơn.
10/04/2013(Xem: 19495)
Phật Giáo là gì ? Nguyên tác Anh Ngữ: Venerable Ajahn Brahmavamso Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng do Tường Dinh diễn đọc Lời ngỏ: Hơn 2500 năm qua, tôn giáo mà ngày nay người ta gọi là Phật Giáo từng là nguồn cảm hứng chính yếu cho nhiều nền văn minh thành công, cội nguồn của những thành tựu văn hóa vĩ đại, và là một sự hướng dẫn lâu dài đầy ý nghĩa cho đời sống tâm linh của hàng triệu người. Ngày nay, có hơn sáu trăm triệu người trên thế giới đang sống và tu tập theo giáo lý của Đức Phật. Vậy Đức Phật là ai và giáo lý của Ngài dạy những gì ?
08/04/2013(Xem: 22142)
Con người là sinh vật quan trọng nhất – Đức Phật từ con người mà thành Phật – vì nó có những đặt tính ưu việt hơn tất cả những loài vật khác; nhưng Phật Giáo lại không cho con người là độc tôn, vì còn có những chúng sanh hữu tình và vô tình khác. Hai loại này ở trong một thể thống nhất giữa thế giới và nhân sinh. Vì thế, không có con người là kẻ thù của con người, cho đến loài vật, cây cỏ cũng vậy.
08/04/2013(Xem: 14374)
Ni Sư Ayya Khema sinh ra là người theo Do Thái giáo nhưng lại là người Phật tử khi từ giã cõi đời. Gần cả cuộc đời bà du hành khắp nơi trên thế giới cùng với gia đình, và chỉ trở về Đức vào những năm cuối đời. Một số chuyến phiêu lưu của bà được kể lại trong quyển hồi ký thú vị, I Give You My Life (Quà Tặng Cuộc Đời).
08/04/2013(Xem: 7387)
Trong khi phụ trách môn Anh Văn tại trường Cơ Bản Phật Học Vĩnh Nghiêm và trường Cao Cấp Phật Học Vạn Hạnh thành phố Hồ Chí Minh, tôi may mắn đọc được một ...
08/04/2013(Xem: 12216)
"Hỏi hay đáp đúng" (nguyên tác Anh ngữ: '' Good Question, Good Answer) là một trong nhiều tác phẩm phổ biến của Đại đức Shravasti Dhammika, một Tăng sĩ người Úc đã từng diễn giảng giáo lý Phật Đà trên đài truyền hình và đại học Úc
08/04/2013(Xem: 8675)
Nội dung cơ bản của Phật giáo, ở đâu cũng là một, mãi mãi vẫn là một. Phật giáo bắt nguồn từ đức Phật là bậc đại giác, tức là từ biển lớn trí tuệ và từ bi của đức Thích Ca ...
20/02/2013(Xem: 3391)
Khi Đức Phật ra đời, Ngài đã chỉ bày rõ ràng, cặn kẽ cho người xuất gia cũng như người tại gia ở từng địa hạt một của tâm linh... HT Thích Như Điển
20/02/2013(Xem: 16530)
Những Câu Chuyện Linh Ứng về Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát (trọn bộ 03 tập) do HT Thích Như Điển dịch Việt: Năm 2007 khi chúng tôi đang nhập thất tại Úc Châu thì có một Phật Tử tên là Huỳnh Hiệp từ Hoa Kỳ có liên lạc qua bằng E-mail cho Thầy Hạnh Tấn và nhờ tôi phiên dịch tác phẩm "Những mẩu chuyện linh ứng của Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát tại Fuchù - Nhật Bản“ từ tiếng Nhật sang tiếng Việt. Tôi bảo cứ gởi một số chuyện tiêu biểu sang Úc, tôi dịch thử. Nếu đồng ý với cách dịch ấy thì tôi sẽ tiếp tục. Sau một tuần lễ, tôi gởi trở lại 3 chuyện đầu đã dịch của quyển một cho Phật Tử nầy và anh ta rất hoan hỷ và nhờ tôi dịch tiếp cho đến hết quyển sách. Tôi trả lời rằng: "Tôi rất sẵn sàng; nhưng tôi rất ít thì giờ; khi nào xong tôi chưa biết; nhưng tôi sẽ cố gắng. Đồng thời việc đánh máy sẽ giao cho các anh chị em thực hiện". Cầm quyển sách trên tay độ 400 trang A4 thấy cũng hơi nhiều; nhưng thôi, cứ cố gắng vậy. Ông bà mình thường nói: „Kiến tha lâu đầy tổ“ quả câu nầy chẳng sai chút nào.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]