Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

02. Thực hành

18/08/201202:37(Xem: 6663)
02. Thực hành
MINH SÁT TU TẬP

Tác giả: Achaan Naeb Mahàniranonda

Thiền viện Boonkanjanaram

Dịch giả: Pháp Thông

 

PHẦN II:

THỰC NH

II. THỰC HÀNH

Việc thực hành là để duy trì chánh niệm trên mọi oai nghi - đi, đứng, ngồi, nằm. Nếu oai nghi đang sử dụng là oai nghi ngồi, "ba danh" - tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác - làm nhiệm vụ biết oai nghi ngồi, và biết rằng oai nghi ấy là sắc ngồi.

Ba danh (chứ không phải "Ta") quán sắc ngồi cũng như đang xem một diễn viên trên sân khấu vậy. Bạn chỉ làm người xem, khách quan với những gì diễn viên đang đóng trên sân khấu, không cố gắng đạo diễn sự diễn xuất của họ. Xem một vở kịch cũng như quán sát-na hiện tại, không quan tâm đến quá khứ hay vị lai. Hành giả cần phải thực hành như thể đang xem một vở kịch là vậy. Rồi, khi đang quán sắc ngồi, cái đau sẽ nảy sanh và hành giả sẽ biết rõ sắc ngồi khổ. Đây là khổ thọ. Nhưng đừng quán khổ thọ. Pháp hành này là niệm thân (kāya) chứ không phải thọ (vedāna). Nhờ quán sắc ngồi khổ thường xuyên trong sát-na hiện tại, đến khi cần thay đổi oai nghi, hành giả sẽ thấy thực tánh khổ trong sắc ngồi. Sự kiện là vậy, bởi vì khổ thọ phát sanh từ sắc và Danh - Sắc là khổ đế.

Đối với sắc đứng, sắc đi cũng nên hiểu như vậy. Chúng phải được quán sát tựa như đang xem một người nào đó đang hoạt động mà chúng ta không có quyền kiểm soát họ. Trong khi sắc là đối tượng, thì minh sát là trách nhiệm của tâm (danh). Vì thế tâm phải tỉnh thức trong sát-na hiện tại để thấy với trí tuệ. Thay vì cố gắng để thấy thực tánh, tâm phải quán sát thực tánh (chẳng hạn như danh nghe, danh thấy,...) khi nó phát sanh. Hành giả chỉ giản dị quán những gì đang diễn ra. Bất kỳ một cố gắng nào nhằm kiểm soát tâm đều có nghĩa là chúng ta muốn thấy thực tánh, đây là phiền não, nó đưa chúng ta ra khỏi Trung Đạo và sát-na hiện tại.

Tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác cùng làm việc - quán Danh - Sắc - chung với nhau. Nếu có quá nhiều chánh niệm thì sẽ làm suy yếu tỉnh giác. Hành giả phải ghi nhận điều này. Sự ghi nhận này được gọi là sikkhàti - quán sát pháp hành. Khi sikkhàti quán thấy sự mất quân bình này, hành giả phải cố gắng điều chỉnh lại, tức là phải có tỉnh thức nhiều hơn. Khi khổ được cảm nhận, oai nghi được thay đổi bởi vì khổ buộc nó phải thay đổi (thay đổi tự nhiên như khi ta đang hoạt động bình thường, nhưng ở đây được thực hiện với chánh niệm, tỉnh giác).

Chính với "yoniso" mà chúng ta ghi nhận được sự đau nhức buộc sắc ngồi phải thay đổi sang oai nghi khác. Khi oai nghi được thay đổi, cái đau ấy cũng được chuyển sang oai nghi mới, và "yoniso"ghi nhận rõ oai nghi mới đang chữa khổ cho oai nghi cũ. Điều này rất cần thiết bởi vì hầu hết hành giả sơ cơ đều không thích oai nghi cũ và nghĩ rằng oai nghi mới sẽ làm cho họ thoải mái hơn.

Nhờ làm như vậy chúng ta sẽ không cảm thấy sân đối với oai nghi cũ và tham đối với oai nghi mới, bởi vì tác ý chân chánh biết rằng việc thay đổi là để chữa khổ ở oai nghi cũ. Trong pháp hành này, "yoniso"được nhấn mạnh, bởi lẽ tác ý chân chánh thích đáng sẽ dẫn đến sự thấy rõ khổ (thọ khổ và hành khổ - xem các loại khổ).

Trú trong sát-na hiện tại là điều rất khó, do đó việc tự vấn như thế này có thể rất hữu ích:

"Cái gì đang đi?" - "Sắc đang đi."

"Tại sao nó phải đi?" - "Để chữa khổ từ oai nghi cũ."

"Cái gì đang ngồi?" - "Sắc ngồi", v.v...

(Việc hỏi thầm này làm nhiệm vụ như "yoniso", giúp cho tâm phát triển sự tỉnh thức - chánh niệm, tỉnh giác).

Khi ta hỏi "cái gì đang ngồi?", tỉnh thức phát sanh khiến ta trả lời "sắc ngồi". Tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác có cùng đối tượng (Danh - Sắc) và vì vậy chúng làm phận sự chung với nhau. Chánh niệm biết oai nghi, cách ta ngồi, và tỉnh giác biết rằng đó là sắc ngồi, v.v... Song không phải chánh niệm đi trước rồi tỉnh giác mới theo sau. Chánh niệm và tỉnh giác cùng hoạt động một lần.

Pháp hành đúng là, "hiện sắc đang ngồi" hay "sắc ngồi", thay vì "hiện ta đang ngồi", tức là lấy "ta" ra. Vấn đề ở đây là tiến trình nhận biết oai nghi cũng giống như trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, ngoại trừ tà kiến nghĩ rằng "ta" đang ngồi được loại ra vậy thôi.

Thông thường để diễn tả hay định rõ tính chất của sự tỉnh thức, chúng ta hay nghe những từ "cảm nhận", "biết", "thấy" (bằng tâm), "quán sát", "ý thức về" sắc ngồi, sắc đứng, v.v... Tất cả các từ này đều đúng cả. Thực ra, từ tỉnh thức có thể được mô tả như là cái biết "chúng ta ngồi" là "sắc ngồi", và nó là mấu chốt để giữ cho pháp hành được thực hiện đúng cách mà thôi.

"Cảm nhận" là cảm nhận cái cách ta đang ngồi và nhận rõ đó là sắc ngồi. Nó là một loại tỉnh giác (sampajañña). Tuy nhiên, cần thận trọng về việc cảm nhận này. Nếu ta mắc vào sự cảm nhận về thân, đặc biệt khi cảm nhận này quá mạnh, nó có thể làm cho tâm mệt mỏi và đẩy ta ra khỏi sát-na hiện tại. Đây là thực hành với lòng mong muốn, và về lâu dài, có thể gây ra những vấn đề thuộc thể chất như là đau ngực, cảm giác nghẹt thở, v.v... Điểm quan trọng ở đây là đừng cố gắng "tạo ra" sắc ngồi, mà chỉ biết nó. Sắc ngồi đã có sẵn, chỉ tại ta không ý thức rõ nó. Khi ta ở nhà, ta vẫn cảm nhận việc ta ngồi, nhưng cảm nhận này là phiền não. Vì vậy, trong pháp hành, ta chỉ cần thay đổi cái "ta ngồi" thành "sắc ngồi", với trí tuệ tỉnh giác.

Tuy nhiên, chữ "suy nghĩ" thường tránh dùng để mô tả sự tỉnh thức, bởi lẽ suy nghĩ luôn luôn kết hợp với khái niệm ngôn từ thuần túy. Sự khác nhau giữa sắc được cảm nhận và sắc do thuần suy nghĩ có thể được thấy rõ qua ví dụ, chúng ta có thể suy nghĩ, hình dung đến nước lạnh, nhưng viêïc sờ và nếm nước lạnh lại hoàn toàn khác. Nước lạnh là một khái niệm thuộc từ ngữ, nhưng biết nó bằng cảm nhận mới thực sự là biết nước lạnh.

Cũng cần nhớ ý thức toàn bộ sắc từ đầu đến chân và rằng sắc này là vô tri, tức không biết gì cả, chỉ có danh biết mà thôi.

Khi đang quán sắc ngồi, hành giả cũng phải cố gắng ghi nhận xem có ước muốn thấy thực tánh pháp khởi lên hay không. Nếu hành giả ghi nhận kịp thời ước muốn này, hãy ngưng hành một lát cho lòng mong ước ấy mất đi. Nếu ước muốn này có mặt, hành giả sẽ không thể nào thấy thực tánh pháp. Đức Phật dạy rằng, ta không thể thấy chân lý khi tham ái có mặt, bởi vì tham ái che án chân lý (sự thực).

vipassanācó liên quan đến việc diệt trừ phiền não nơi nó khởi sanh nên hành giả cần phải học để biết xem đối tượng đặc biệt ấy cần phải thấy như là danh hay là sắc. Để xác quyết điều này, hãy xem kỹ đồ hình tóm tắt về12 xứ (ayatana) ở cuối phần thực hành này.

1. Những nguyên tắc thực hành

- Đừng bao giờ quán cả Danh và Sắc cùng một lúc, chẳng hạn, đừng nghĩ "sắc đi, danh biết".

Một số hành giả nghĩ rằng họ sẽ có trí tuệ sớm hơn nếu họ có nhiều đối tượng (cả danh và sắc). Tuy nhiên ước muốn có trí tuệ này chỉ tạo thêm phiền não. Chỉ cần quán sắc trong bốn oai nghi là đủ.

- Đừng đi hay ngồi trong một thời gian quy định. Cần thay đổi khi khổ buộc phải thay đổi.

- Đừng có cảm giác rằng "chúng ta" đang "hành thiền" hoặc có một cái gì đó đặc biệt hay huyền bí về pháp hành. Chúng ta không đi hay ngồi vì thực hành, mà bởi vì có trí tuệ thiền tuệ theo dõi thấy rõ biết rõ phải đi hay phải ngồi, vậy thôi.

- Đừng sử dụng những oai nghi đặc biệt, như ngồi trong thế kiết già, hay đi chậm một cách bất thường, vì những oai nghi này luôn luôn đi kèm với ước muốn thấy pháp.

- Một số hành giả sơ cơ có khuynh hướng dễ chán khi thực hành. Những người như vậy cần phải tự sách tấn mình rằng lý do ta thực hành là để diệt khổ. Nếu thối chí, ta chẳng bao giờ diệt được khổ, và chắc chắn không thể tránh khỏi cảnh tử sanh bất tận trong vòng luân hồi (samsāra-cakka).

Đối với những người chưa từng hành thiền trước đây cũng gặp phải những vấn đề như phóng tâm... và thường không thích nó - làm như vậy không phải là Trung Đạo. Hành giả sơ cơ có thể thấy khó duy trì tâm định, không thích sống một mình trong nhiều ngày, cũng như tham ái dễ khởi lên, và họ trở nên bất an. Họ ao ước đạt được sự vắng lặng (định), hoặc muốn có phỉ lạc, hay được thấy những đối tượng khả ái.

- Khi đau nhức phát sanh trong sắc ngồi, hành giả cần phải thấy rằng chỉ có "sắc ngồi" khổ, chứ không phải "ta". Sắc ngồi là sát-na hiện tại, sắc ngồi khổ cũng là sát-na hiện tại. Hành giả không nên chuyển từ sắc - ngồi - khổ là sát-na hiện tại này sang danh biết cái đau (cái đau hay cảm giác đau là danh, gọi là khổ thọ). Khi chúng ta chữa khổ là phải chữa ở sắc, chứ không phải ở danh.

- Hành giả luôn luôn có sự tỉnh thức (chánh niệm - tỉnh giác) với đối tượng Danh và Sắc, song không nên tập trung vào một phần đặc biệt nào của thân. Hành giả cũng không nên mong mỏi hay dự đoán trước khổ sẽ phát sanh - làm vậy sẽ kéo hành giả ra khỏi sát-na hiện tại. Không nhất thiết phải chờ cho đến khi khổ quá mức hay đến khi thân tê dại đi mới thay đổi oai nghi. Thực tánh khổ không tùy thuộc vào tính chất nghiêm trọng của cơn đau. Mỗi lần thấy khổ, dù lớn hay nhỏ, hành giả phải thấy ra rằng khổ là một sự thực.

- Mặc dù đôi khi chúng ta nói đến việc "thấy" sắc ngồi, v.v..., song mắt không thực sự được dùng để thấy hay nhìn vào các sắc. Sự tỉnh thức đối với sắc được thực hiện bằng tâm - tức là với chánh niệm, tỉnh giác, và đó là trí tuệ.

Còn về việc mắt nên mở hay nhắm, hoặc khép hờ trong lúc hành, điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào mỗi cá nhân. Một số hành giả thích mở mắt, một số thích nhắm, trong khi số khác lại thích khép hờ.

- Đối tượng trong lúc hành là sắc của chính chúng ta, không phải sắc của người khác. Nếu người khác lọt vào tầm nhìn, không nên coi họ như sắc, mà là như "danh thấy".

- Hành giả chỉ nên nói chuyện khi cần, chẳng hạn như yêu cầu một điều cần thiết nào đó. Nếu có vấn đề liên quan đến pháp hành, hành giả chỉ nên trình pháp với thiền sư. Pháp hành là Bát Thánh Đạo - Giới, Định, Tuệ - nên Giới cần phải được toàn vẹn, và điều này đòi hỏi sự yên lặng. Nếu giới không trọn vẹn, thì không thể có định. Không định thì không thể có tuệ. (Định ở đây là sát-na định hoặc định trên đối tượng Danh - Sắc luôn luôn thay đổi). Nói chung, giới cần phải theo đúng Bát Thánh Đạo. Hành giả phải đặc biệt thận trọng, không nên tùy tiện để phạm giới.

2. Chú giải

- Trong Visuddhi Magga(Thanh Tịnh Đạo) có nói rằng, nếu sắc ngồi được quán sát một cách chuyên cần, chẳng bao lâu hành giả cũng sẽ thấy được danh với trí tuệ. Do đó, không nhất thiết phải quán danh cùng với sắc.

- Visuddhi Maggacũng nói rằng các oai nghi của thân che khuất khổ bởi vì chúng ta không ghi nhận các oai nghi mình đang sử dụng, do đó, oai nghi mới sẽ che án khổ nơi oai nghi cũ. Sở dĩ có điều này là vì bình thường chúng ta thay đổi oai nghi mà không tác ý chân chánh để nhắc chúng ta biết rằng thay đổi oai nghi là để chữa khổ. Do đó, chúng ta phải thấy khổ trong sắc ngồi, v.v... Việc nhận ra khổ này sẽ hủy diệt tham và sân, vì có trí tuệ thiền tuệ theo dõi thấy rõ biết rõ ta đang sống trong sát-na hiện tại.

- Khi làm một điều gì ngoài bốn oai nghi, chẳng hạn như những công việc trong nhà, hành giả phải sử dụng yonisođể nhận ra đó cũng là để chữa khổ. Hành giả phải tác ý chân chánh khi ăn, uống, đi vệ sinh, tắm giặt, rửa chén bát, v.v... Khi ăn, điều cần ghi nhớ là mỗi miếng ăn được ăn là để chữa khổ. Hành giả có thể tác ý chân chánh bằng cách ghi nhận mỗi lúc nuốt (thức ăn), xem đó là lúc chữa khổ; hành giả sẽ nhận ra rằng khổ buộc ta phải ăn, phải nhai, phải nuốt, và ăn không phải vì tham muốn.

Buổi sáng khi thức dậy, hãy ghi nhớ rằng oai nghi đang sử dụng là sắc nằm. Rồi, trước khi đứng dậy ghi nhớ lý do - chẳng hạn như để uống trà cho tỉnh người hay chữa đói, hoặc chỉ đơn giản vì không thể ngủ được nữa, và sắc nằm phải đứng dậy vì nó là khổ. Nếu rửa mặt thì đó cũng là để chữa khổ.

Do luôn sử dụng tác ý chân chánh như vậy, phiền não sẽ được ngăn chặn không cho lẻn vào qua các cảm giác. Yonisocho ta biết chính sắc đang được chăm sóc chứ không phải "chúng ta".

Hành giả nên dành một ngày để ghi nhận xem mình đã sử dụng bao nhiêu lần và bao nhiêu cách để chữa cái khổ của sắc. Đây là một ý kiến rất hay và kết quả của nó khá ấn tượng. Trong một ngày, hành giả có thể đuổi muỗi, gãi ngứa, bật quạt máy, uống một ly nước lạnh, quét kiến ra khỏi liêu cốc, đi vệ sinh, ăn uống, mặc quần áo, tắm rửa, cạo râu, đánh răng, cắt móng tay, móng chân, giặt quần áo, v.v... Tất cả những việc làm ấy là để chữa khổ, và trong khi làm những phận sự này, hành giả không thấy được sắc ngồi,... Sắc ngồi, sắc đứng, v.v... chỉ được quán sát trong bốn oai nghi mà thôi. Việc quán sắc trong các oai nghi phụ tạo ra nhiều niệm (sati)và làm suy yếu tỉnh giác (sampajañña).Ở các oai nghi phụ, chúng ta chỉ nên quán việc chữa khổ là đủ. Đừng thực hành niệm chi tiết quá, làm vậy sẽ gia tăng niệm mà suy giảm tỉnh giác.

Hành giả phải thận trọng, không nên vội vã cho xong việc nhà hay những công việc khác để lo "hành thiền". Ước muốn hành thiền này là phiền não, bởi vì hành giả muốn thấy Pháp. Các công việc hàng ngày tạo cho ta cơ hội tốt để thấy được khổ trong sắc. Hơn nữa, nó cũng giúp ta giảm bớt tâm định nếu có quá nhiều.

Hành giả chỉ nên làm những việc nào thực sự cần thiết. Chẳng hạn:

- Thay đổi oai nghi.Hành giả thay đổi từ sắc ngồi sang sắc đứng là để chữa khổ. Đây là việc làm cần thiết. Nhân (khổ) phải nảy sanh trước khi hành giả làm một hành động gì. Đừng đổi sang một oai nghi nào khác bởi vì hành giả muốn đổi. Hãy chờ cho đến khi khổ buộc phải thay đổi.

- Ăn.Đây là điều cần thiết để chữa khổ, vì đói buộc hành giả phải ăn.

- Vệ sinh.Đây cũng là việc cần thiết, hành giả buộc phải làm những phận sự tự nhiên như tiểu tiện, đại tiện này.

- Khi nóng,cũng nên mở quạt hay đi tắm để chữa khổ...

Tất cả những việc làm này đòi hỏi phải có tác ý chân chánh. Nếu không, hành giả sẽ làm những việc này vì muốn làm chứ không phải để chữa khổ, và vì thế phiền não sẽ lẻn vào.

Tuy nhiên, cũng có những gián đoạn khác xảy ra ngoài việc thực hành bình thường, như ai đó gõ cửa; thức ăn hay vật dụng gì đó được đem đến liêu cốc; một người nào đó muốn nói chuyện với hành giả; những sự cố như mất điện hoặc trục trặc các trang bị kỹ thuật; v.v... Những vấn đề này cần phải được giải quyết theo lối thông thường, tuy nhiên, hành giả phải biết rằng nó nằm ngoài pháp hành minh sát và không bao gồm nó vào pháp hành được.

3. Pháp hành tự nhiên

- Ngồi, đi, làm việc như đang ở nhà, sử dụng những oai nghi thông thường.

- Ngồi tự nhiên thường gồm nhiều oai nghi ngồi khác nhau, thay vì chỉ có đi, đứng, ngồi, nằm theo quy định. Thái độ bình thường là ngồi cách này, rồi thay cách khác (luôn luôn là để chữa khổ), và rồi lại thay cách khác, cuối cùng, khi không ngồi được nữa thì đứng hoặc đi.

- Đi cũng cần phải được thực hiện để chữa khổ. Nếu đi với ý định luyện tập thì nên tác ý lại là để chữa khổ. Đối với một số hành giả, đi là một oai nghi được xem là dễ dẫn đến những động cơ khác hơn là chữa khổ. Đi cho thoải mái, đi theo cách nào đó để thấy được thực tánh, hoặc để kiểm soát phóng tâm, v.v...

- Nằm cũng không nên xao lãng. Nằm vẫn là một trong những oai nghi tự nhiên. Thoạt tiên, oai nghi nằm phải mất một thời gian khá lâu mới thấy khổ. Song, với việc thực hành liên tục, thân sẽ trở nên nhạy cảm hơn, và khi nằm xuống thì cái đau chẳng mấy chốc đã xuất hiện. Nếu đang nằm ngửa thì chuyển sang nằm nghiêng, nhưng nhớ phải yonisomỗi khi thay đổi oai nghi.

- Nếu đang trong oai nghi nằm mà cảm thấy buồn ngủ thì ngủ với tâm niệm rằng đó là để chữa khổ. Song, nếu thân đã được ngủ đầy đủ mà vẫn ở trong tình trạng uể oải thì cần phải coi lại xem có phải do ăn quá nhiều trong bữa điểm tâm hay bữa cơm trưa hay không. Nếu phải, nên ăn giảm lại ba miếng trước khi no. Nếu trạng thái uể oải vẫn còn thì đứng dậy rửa mặt, hoặc đi ra ngoài hít thở không khí trong lành cho tỉnh lại. (Ngủ vượt ngoài những đòi hỏi bình thường của cơ thể, là một hình thức của tham ái, vì thấy ngủ là thoải mái, hay được ngủ càng nhiều càng tốt).

- Khi thức dậy vào nửa đêm, cố gắng ghi nhận sắc nằm. Nếu chỉ thức một lát (do trở mình hay giật mình), cũng cần phải ghi nhận việc thay đổi oai nghi (là để chữa khổ).

Tại sao phải thực hành một cách tự nhiên?

Dhamma Niyāmalà Quy Luật Tự Nhiên hay Trật Tự Tự Nhiên (tức quy luật Nhân Quả). Quy luật này hiện hữu ở mọi nơi trong thế gian và Đức Phật chỉ là Người khám phá ra nó. Dhamma Niyāmacó ba đặc tánh:

- Các pháp hữu vi là vô thường - Sabbasankhāra anicca.

- Các pháp hữu vi là khổ - Sabba sankhāradukkha.

- Tất cả các pháp (hữu vi & vô vi) là vô ngã - Sabba Dhamma anatta.

Bởi lẽ vô ngã cũng là thực tánh của Niết Bàn nên tất cả các pháp (Dhamma) đều không có tự ngã (anatta).

Ba đặc tánh trên hiện hữu trong mọi lúc, mọi nơi, dù cho khi ở nhà không hành thiền cũng vậy. Tuy nhiên, khi ở nhà, danh và sắc dễ bị phiền não ảnh hưởng làm cho ta nghĩ rằng "Ta" hiện hữu. Đó là lý do tại sao trong pháp hành, mọi sự, mọi việc phải được làm một cách tự nhiên, nếu không, hành giả khó có thể thấy được những quy luật tự nhiên (DhammaNiyāma) này. Chẳng hạn, nếu việc đi được thực hiện chậm một cách khác thường, tức không còn bình thường, quy luật tự nhiên sẽ bị che án.

Sự việc này cũng xảy ra như vậy nếu hành giả chỉ quan sát bước đi mà không quán sát toàn thân, hoặc không quán sát toàn bộ sắc ngồi trong khi ngồi, như Đức Phật đã làm sáng tỏ trong đoạn Kinh sau:

"Lại nữa, này các tỳ kheo, một vị tỳ kheo khi đi tuệ tri rằng: ta đang đi; hoặc khi đứng, vị ấy tuệ tri rằng: ta đang đứng; hoặc khi ngồi, vị ấy tuệ tri rằng: ta đang ngồi; hoặc khi nằm, vị ấy tuệ tri rằng: ta đang nằm. Tóm lại, dù khi thân ở oai nghi nào, vị ấy tuệ tri nó là như vậy."(Dighā Nikāya, Mahāsatipaṭṭhāna Sutta)

(Ở đây, Đức Phật dùng đại từ nhân xưng "ta", bởi vì nó cần thiết cho việc truyền đạt, nhưng phải hiểu là không có cái ngã nào thực hiện những oai nghi này, mà chỉ có Danh và Sắc. Danh, Sắc ấy phải được quán sát ngay trên thân chúng ta, chứ không phải trên thân người khác.)

Thiền sư Achan Naeb đặt câu hỏi này:

- Làm thế nào hành giả biết được cái gì là sắc đi?

- Cách hành giả đi tức là sắc đi vậy. Nhớ là toàn thể oai nghi chứ không phải chỉ bước chân. Sắc đi được nhận biết bằng ba danh - tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác (yogavacara).

4. Làm thế nào để biết được pháp hành của mình là đúng hay sai?

Việc nhận ra khi nào thì pháp hành của mình đúng và khi nào sai rất là quan trọng. Chẳng hạn, với pháp hành đúng, hành giả sẽ biết được oai nghi mình đang sử dụng và biết rằng oai nghi đó là sắc ngồi. Biết oai nghi là nhiệm vụ của niệm, và biết đó là sắc ngồi là nhiệm vụ của tỉnh giác. Hành giả sẽ biết hai điều này một lần. Nếu hành giả có sự tỉnh thức đối với sắc ngồi bằng tuệ thẩm nghiệm, hành giả sẽ biết bằng cảm nhận pháp hành như vậy là đúng. Nếu tuệ thẩm nghiệm đúng này được lập đi lập lại mãi sẽ dẫn đến trí tuệ minh sát (vipassanā paññā).

Hành giả cần phải biết rằng phận sự của Tứ Niệm Xứ là tiêu diệt tham - sân hay ưa - ghét. Chẳng hạn, nếu hành giả không thích phóng tâm, như vậy, sân sẽ phát triển. Ngược lại, nếu hành giả thích trú trong sát-na hiện tại bởi vì nó có lạc, lúc ấy, tham sẽ phát sanh. Vì vậy, pháp hành đúng là duy trì sự tỉnh thức trong sát-na hiện tại càng nhiều càng tốt - chính điều này sẽ tiêu diệt tham và sân.

Lại nữa, khi tâm gặp một đối tượng, tùy thuộc vào tác ý của hành giả có đúng hay không mà các trạng thái, hoặc là không kèm với phiền não (tức sát-na hiện tại), hoặc kèm với phiền não (các triền cái) sẽ phát sanh. Giả sử tâm gặp "phóng tâm", nếu yonisokhông chân chánh, sân có thể nảy sanh. Nhưng nếu yonisochánh đáng, nó sẽ thấy rõ rằng phóng tâm chỉ là Danh (phóng tâm), chứ không phải "ta" (phóng tâm), và hành giả sẽ sớm trở lại sát-na hiện tại.

5. Giản dị hóa pháp hành cho hành giả sơ cơ

Làm cho pháp hành trở thành phức tạp lúc ban đầu không phải là một ý tưởng hay. Đối với hành giả sơ cơ, tốt nhất nên dùng sắc làm đối tượng quán trong sát-na hiện tại càng nhiều càng tốt, bởi lẽ sắc thô nên dễ thấy hơn, trong khi danh tế rất khó thấy, đồng thời giới hạn pháp hành vào những điểm thiết yếu này:

- Phận sự chính của hành giả là biết sắc ngồi, sắc đứng, v.v... trong mọi lúc bằng ba Danh - tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác - nghĩa là hành giả trú trong sát-na hiện tại của tuệ thẩm sát (ciñta pañña -present moment) càng liên tục càng tốt.

- Phận sự phụ là ghi nhận bất kỳ trạng thái tâm nào xen vào hay xâm nhập vào trong cái biết sắc ngồi,... (Chẳng hạn khi hành giả đang quán sắc ngồi thì "danh nghe" hay "danh thấy" nảy sanh.)

- Duy trì trong một oai nghi quy định nào đó cho đến khi cái đau buộc phải thay đổi, lúc ấy, tác ý chân chánh đến cái đau như là khổ và theo dõi cái đau chuyển sang oai nghi mới.

- Phải yonisomọi hoạt động khác (ăn, uống, tắm rửa hay làm các phận sự trong nhà v.v...) như để chữa khổ.

Tóm lại, phận sự chính của hành giả sơ cơ là phải tỉnh thức liên tục đối với sắc trong mọi oai nghi cho đến khi hoàn toàn thuần thục trong việc quán ấy.

Chú thích:

Cũng như một người muốn làm cho nước trong, dùng một trái hạnh (katukanut) rồi thọc tay vào trong bình quấy hai, ba lần, nước vẫn chưa trong. Nhưng y không vì thế mà quăng trái hạnh đi, ngược lại, y sẽ chà đi, chà lại nhiều lần. Khi y làm như vậy, chất bùn sẽ lóng xuốngvà nước sẽ trở nên trong vắt. Vị hành giả cũng vậy, không nên thối chí mà phải nhận thức thấu đáo, tác ý nhiều lần, phân biện và định rõ chỉ nội sắc mà thôi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/07/2016(Xem: 16088)
Đại Trưởng lão Bửu Chơn, một bậc cao tăng, đạo cao đức trọng của Phật giáo Nguyên Thủy, ngài có hơn 10 năm tu hạnh đầu đà ở núi rừng Campuchia. Trở về Việt Nam, ngài là người tu học khá sớm ở Tổ đình Bửu Quang vào khoảng thập niên 40. Ngài là thành viên sáng lập Giáo hội Tăng già Nguyên Thủy Việt Nam và Tăng thống nhiệm kỳ Ban Chưởng quản lâm thời vào năm 1957
24/04/2016(Xem: 35638)
Qua mạng Amazon.com, tôi đặt mua cuốn sách tiếng Anh “In The Buddha’s Words” của Bhikkhu Bodhi ngay sau khi xuất bản năm 2005. Đọc sơ qua phần đầu rồi để đó. Mỗi lần đi đâu, tôi mang theo để đọc từ từ vài trang, trong lúc chờ đợi, trước khi đi ngủ. Cứ thế dần dần qua năm tháng. Rồi cũng không thẩm thấu được bao nhiêu.
09/03/2016(Xem: 14917)
Tôi cầm trên tay bộ sách 2 cuốn “Phật pháp vấn đáp” của Hòa thượng Thích Giác Quang. Và tôi đọc ngay. Đọc ngay lập tức. Sách xuất bản sát tết âm lịch để chào mừng Tết Sách và là sách lỳ xì nhân năm mới.
18/12/2015(Xem: 16822)
Thuở xưa, đức Phật với nắm lá trong tay, hỏi chư tỳ-khưu rằng: “Số lá trong bàn tay của Như Lai, so với lá trong rừng, ở đâu nhiều hơn?” Khi chư tỳ-khưu đáp“Lá trong rừng nhiều hơn”, đức Phật bèn nói tiếp: “Cũng vậy, những thấy biết của Như Lai nhiều như lá cây trong rừng, nhưng những điều Như Lai đem ra giảng nói chỉ như nắm lá ít ỏi trong bàn tay này thôi! Tại sao vậy? Vì những điều không cần thiết, những điều không đem đến cho chúng sanh thấy khổ và diệt khổ, không đem đến giải thoát tham ưu và phiền não ở đời, Như Lai không nói, Như Lai không thuyết!”
23/09/2015(Xem: 4863)
Đức Phật Bản Sư Thích Ca Mâu Ni đã giảng kinh chuyển pháp luân tứ thánh đế, tại vườn Lộc Uyển, cho năm anh em Kiều Trần Như, tứ thánh đế hay tứ diệu đế là bốn chân lý chắc thật về khổ đế, tập đế, diệt đế, đạo đế. Đức Thế Tôn đã tam chuyển thập nhị hành, là thị chuyển, khuyến chuyển, chứng chuyển. Thị chuyển tứ thánh đế là việc giới thiệu về bốn chân lý chắc thật khổ, tập, diệt, đạo, để giúp cho chúng ta hiểu thấu được bản chất của nó. Khuyến chuyển tứ thánh đế là việc khuyên bảo chúng ta tu hành theo pháp tứ thánh đế để sớm đoạn diệt được hết khổ đế, được giải thoát giác ngộ chân lý chứng đắc tứ thánh quả. Chứng chuyển tứ thánh đế đó là cảnh giới chứng đắc tứ thánh quả. Khi nghe xong bài pháp chuyển pháp luân tứ thánh đế trên, năm anh em Kiều Trần Như liền giác ngộ chân lý, chứng đắc tứ thánh quả. Như vậy, đức Thế Tôn chuyển pháp luân tứ thánh đế, giúp ích cho chúng ta hiểu thấu được bốn chân lý khổ đế, tập đế, diệt đế, đạo đế, biết được chúng ta cũng như tất cả chúng sinh từ đâu đến
01/07/2015(Xem: 29219)
Trên bước đường tu học Phật, ít nhiều gì, Phật tử cũng thường hay gặp phải những thắc mắc, nghi vấn các vấn đề mà tự mình chưa có thể tìm ra giải đáp. Có những nghi vấn mang tính chất thuần túy kinh điển, nặng về phần nghiên cứu học thuật. Bên cạnh đó, cũng có những nghi vấn liên quan thiết thân trong đời sống sinh hoạt hằng ngày mà bất cứ người Phật tử nào cũng gặp phải trong khi tu học. Khởi đi từ yếu tố thiết thực đó và cũng muốn để trao đổi trong nhu cầu nghiên cứu, học hỏi Phật pháp, nhứt là đối với những người hằng quan tâm đến Phật giáo, suốt thời gian qua, trong các khóa tu học ngắn hay dài hạn, đều có đề ra mục Phật Pháp Vấn Đáp, để cho quý Phật tử nêu ra những nghi vấn thắc mắc. Và những nghi vấn thắc mắc nầy, đã được thầy Phước Thái gom góp lại để giải đáp thành 100 Câu Hỏi Phật Pháp. Năm 2010, 100 Câu Hỏi Phật Pháp tập 2 đã được ấn hành 1500 bản. Sách ấn hành chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn thì số lượng sách đã không còn. Từ đó đến nay (2015), trải qua thời gian 5 năm
15/06/2015(Xem: 23794)
Yếu chỉ tu tập & hành đạo. Tác giả Thích Thái Hòa
26/05/2015(Xem: 7661)
Cuốn sách này được dịch nguyên văn từ tác phẩm Buddhism key stage one của Jing Yin Ken Hudson. Tôi dịch cuốn sách này và gửi đến Thư viện Hoa Sen với các lý do : - Đạo Phật được truyền bá rộng rãi cho mọi người. Đặc biệt là các em thiếu nhi. Những mầm non cho tương lai mai sau. Các em cần phải hiểu biết Đạo Phật. - Đây là món quà thành kính dâng lên Đức Phật, mong ngài ban phước lành cho mọi người; cho gia đình tôi; cho bạn bè; cho tất cả mọi người. Rất mong Thư viện Hoa Sen duyệt và chọn đăng để làm tài liệu cho các em thiếu nhi học tập.
26/05/2015(Xem: 9575)
Lúc thiếu thời, Đức Phật đã có những suy nghĩ giống thiếu nhi hôm nay. Các cháu tự hỏi tại sao bị sốt. Tự hỏi tại sao ông bà các cháu lại chết. Tại sao những ước mơ của các cháu không phải là sự thật. Các cháu tự hỏi về vẻ đẹp và hạnh phúc của cuộc đời. Bởi vì Đức Phật biết rõ suy nghĩ của trẻ em nói riêng và loài người nói chung, Ngài dạy chúng ta làm thế nào để sống hạnh phúc và có cuộc sống thanh bình. Đạo Phật không phải là niềm tin mù quán vào nơi xa lạ nào đó.
15/05/2015(Xem: 26351)
Thể theo lời yêu cầu của các bạn Đạo, tôi chọn một số bài nói chuyện về Phật pháp của tôi tại Tổ Đình Từ Quang ở Montréal và một vài nghi thức tụng niệm để in thành cuốn sách này, với hy vọng phổ biến Phật pháp. Cuốn sách được hình thành trong dịp Tết Canh Thìn, nhưng phải đợi đến Tết Dương Lịch 2001 mới đánh máy xong. Trong thời gian chờ đợi này, tôi đã cẩn thận kiểm điểm lại nội dung từng bài, nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, những mong các bậc cao minh từ bi chỉ điểm cho. Montréal, Tết Dương lịch 2001 Hiển Mật, Đỗ Hữu Trạch
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]