Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thuyền Ngược Bến Không

14/06/201212:06(Xem: 14843)
Thuyền Ngược Bến Không

TUỆ SỸ ĐẠO SƯ

Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 2


Tác giả: Nguyên Siêu
Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang
In lần thứ nhất
California - Hoa Kỳ 2006

flowerba

Thuyền Ngược Bến Không

Tuệ Sỹ

Dưới hiên mưa vắng hồn khua nước

Thả chiếc thuyền con ngược bến không

(Viên Linh, Thủy Mộ Quan)

Tôi sinh ra thì thế chiến II đang hồi kếtthúc. Lớn lên chút nữa, khi biết nghe vàhiểu, những chuyện vãn người lớn về việc đánh nhau đâu đó, lúc nào đó, bao giờcũng hấp dẫn như chuyện cổ tích. Mà hìnhnhư đó lại là những chuyện mà tuổi con nít của tôi được nghe nhiều hơn là chuyệncổ tích. Trong gia đình tôi, thỉnh thoảngthấy vắng đi một người lớn. Rồi lại nghenhững câu chuyện thì thầm. Mấy chú, mấyanh lớn, đã từng ẵm bồng tôi, bỗng chốc họ trở thành nhân vật trong truyện cổtích. Cách mà người lớn kể chuyện, lạilàm cho không khí của chuyện cổ tích ấy càng trở thành huyền bí.

Cho đến khi lai rai đọc được tiếng nướcngoài, chuyện kể về chiến tranh bỗng thành hoài niệm; hay chỉ hình như là hoàiniệm thôi, vì đấy là quá khứ mà mình không thấy, không nghe. Có điều, hoài niệm ấy không làm sao mờ đi được. Vì nó đã trộn lẫn quá khứ với hiện tại. Quá khứ ấy, khi chợt biết, nó đã có quá nhiềumất mát. Vì những người đã đi, chưa thấyai trở lại. Rồi cả những người cùngtrang lứa cũng lần lượt ra đi. Mình thìmay mắn được ở lại. Nhìn quanh, bảng đen,lớp học, sân trường. Sự sống vẫn băng bănglôi người đi tới, với những cạnh tranh vất vả.

Chiến tranh, thù hận, và đâu đó, từ sâuthẳm của khát khao, tình yêu và sự chết là nỗi ám ảnh, và như chất liệu cho ýthức sinh tồn. Có một cõi thi ca riêngbiệt như vậy. Dành cho những tâm hồn nhạycảm. Nhìn con chim giãy chết trong tranhmà ngơ ngẩn, bàng hoàng. Nhưng ngôn ngữcủa nó cũng biến hình. Tình yêu, thất vọng,đam mê, như những con sóng nồng nhiệt trên mặt nước, mà dưới đáy sâu ai biết ẩnchứa những gì.

Nước xa cuồn cuộn ra khơi

Sâu trong tâm thể có đôi giọt gần

(Dư tập,Thủy Mộ Quan)

Những câu thơ như vậy thật hiếm hoi chomột đời bận rộn. Không bận rộn sao được,khi quanh mình những bạn bè trang lứa lần lượt ra đi. Một số người vượt suối, vô rừng. Đi theo tiếng gọi của hận thù, máu lửa, trongtrái tim đang bốc cháy bởi chủ nghĩa anh hùng. Để lại cho thành phố khúc hát: “Người đã đi, đi trên non cao...” Một sốkhác ra đi, để lại tiếng khóc nghẹn ngào, điên loạn: “Ngày mai đi nhận xác chồng. Say đi để thấy mình không là mình.” Tình yêu,thù hận, bỗng trở thành mâu thuẫn biện chứng.

Mấy chục năm sau, một thế hệ đang lớn,như nắng trưa xích đạo che lu ánh đuốc quá khứ lập lòe của mình; thỉnh thoảngtôi đi tìm lại một vài câu thơ đâu đó, mà cũng không dễ gì tìm được, để chohoài niệm quay lại một thời, trong đó mình đã sống, đã suy nghĩ, ưu phiền, và cảđến những dại dột ngông cuồng của tuổi trẻ. Trong tình trạng mà người cũ lánh xa, vì hiểm nguy rình rập mơ hồ, thìchuyện biển rộng sông dài chỉ có trong tranh, và trong trí nhớ. Lại vẫn điệp khúc hoài niệm bâng quơ.

Tôi không đoán được bạn trẻ yêu thơngày nay, nếu tình cờ đọc được bốn câu thơ dưới đây sẽ gợi lên ấn tượnggì. Nhưng người đã sinh ra và lớn lêntrong chiến tranh, mà tình yêu và thù hận là những xung đột, khắc khoải tronglòng, những câu thơ ấy gợi nhớ một thời, hay đúng hơn là một ấn tượng, có thểthoáng qua chốc lát:

Chiều về trên một nhánh sông

Bên tôi con nước đỏ lòng quanh co

Nước loang dưới đáy trời dò

Buồn tôi thánh thót trên lò nhân sinh

(Một Nhánh Sông, Dư Tập, Thủy MộQuan)

Đó là một chút hơi thở tàn sinh, nhưbóng nắng là đà trên mặt nước, không có những trầm mặc thăm thẳm trong lòng đạidương. Một nhúm cỏ xanh nhởn nhơ trêncánh đồng khô cháy. Nhưng ai có thể phêbình nhúm cỏ vô tình? Ấn tượng của một người đọc thơ từ trong hủy diệt bạo tàncủa chiến tranh là như thế.

Rồi đất nước hòa bình, dân tộc đang trởmình từ trong khói lửa, để cho hận thù hóa thân thành tình yêu. Và cũng là lúc bắt đầu một thế hệ cầm bút bịkhước từ. Vì đã không thể nhận thức tìnhyêu theo định nghĩa của biện chứng. Trong đó, tình yêu chỉ có thể trưởng thành bằng hận thù và hủy diệt. “Máu của người đem lại tình thương.”

Ngồi trên đỉnh đồi Trại Thủy, giữathành phố Nha Trang, nhìn xuống bên dưới, từ trong làng kéo ra một đoàn thiếunhi Tiểu học, hô vang khẩu hiệu chào mừng cách mạng, đả đảo văn hóa giáo dục phảnđộng, đồi trụy. Tôi biết mình đang bị chốibỏ. Và bị chối bỏ thật. Từ chỗ là thành phần ăn bám, rồi trở thành phầntử nguy hiểm, và được liệt xuống hàng cặn bã xã hội, tạm tha tội chết để đượcân huệ khoan hồng sống hết kiếp sống thừa. Lại một lần nữa, những người cũ của tôi theo nhau lần lượt ra đi. Thời chiến tranh, một lớp bạn lên rừng. Thời hòa bình, một lớp bạn xuống biển. Dân tộc chợt quay trở lại với huyền thoại mởnước. Những người con theo Mẹ, đã có lúckhinh ghét anh em mình, bỏ lên rừng. Mộtthời gian sau, những người con theo Mẹ lên rừng nay quay trở về đô thị. Lại những người anh em khác sợ hãi, vội bỏ trốntheo, tìm về biển:

Vua gặp Âu Cơ lúc thủy du

Cùng nàng rung động nước thiên thu

Duyên tan nàng bắt con về núi

Những đứa theo cha khổ đến giờ

(Viên Linh, Thủy Mộ Quan)

Ba chục năm, một nửa theo Cha, một nửatheo Mẹ. Nhưng huyền thoại của nhà thơnày vẫn còn quên một số anh em trở thành côi cút. Cha thì ở đâu không thấy, mà tự thân thì bịruồng rẫy bởi chính anh em mình ngay trên đất Mẹ. Không Cha, cũng không Mẹ, ta đi tìm dấu tíchTrường Sơn, “Quê người trên đỉnh Trường Sơn. Cho ta gởi một nỗi hờn thiên thu.” (Thơ Tuệ Sỹ).

Tôi không nói đến hận thù. Nhưng một nỗi oan khiên nào đó, khiến cho lờinói của mình như trong cơn mê sảng. Bạncũ ở quanh đây thôi, vẫn gần như những ngày nào, một thời buồn vui. Có lẽ bạn cũ ngại ngùng, ngại nghe những điềuđược giả thiết là tôi sẽ nói. Thật sự,tôi chẳng được phép nói gì cả. Vẫn đượcchỉ định phải đứng bên lề xã hội đang hội nhập văn minh. Còn những bạn khác, hãy gọi là cố nhân, bấygiờ mỗi kẻ một phương trời. Tôi chẳng biếthọ đang làm gì, đang nghĩ gì. Mỗi ngườimột phong cách, trong một thế giới mở rộng, đa văn hóa. Tôi nghe nói như vậy.

Dù ở phương này hay phương kia, dù cóhay không có hai trận tuyến văn chương cùng chung loại hình ngôn ngữ của Mẹ, vẫncòn hàng vạn nắm xương dưới lòng biển:

Lưu vực điêu tàn ở Biển Đông

Xương bầy như thú cháy rừng hoang

Nhưng rừng không cháy nào đâu thú

Người chết thân chìm Thủy Mộ Quan.

(Viên Linh, Thủy Mộ Quan)

Hận thù có thể xóa được dễ dàng thôi,nhưng u uẩn của những hồn oan đáy biển vẫn ám ảnh tâm tư. Người sống vẫn mangmãi ân tình của người đã chết, dù trên rừng hay dưới biển, vì oan nghiệt riêngtư hay vì tình chung dân tộc. XưaNguyễn Du đã làm “Văn tế thập loại chúng sinh”; không chỉ là món nợ văn chươngcho người đã chết, mà đó còn là tình tự thiết tha từ cõi chết vọng về. Tôi đọc bài “Gọi hồn” trong Thủy Mộ Quan cũngvới tâm trạng tương tợ:

Trên Huyết Hải thuyền trồi về một chiếc

Chiều bầm đen trời rực rỡ đau thương

Thân chìm xuống băng tuyền giờ tận biệt

Sóng bạc đầu hối hả phủ trùng dương.

(...)

Trong rêu xanh ngân ngật bóng sơn hà

Lướt hải phận về dưới trời cố quốc.

(...)

Bài thơ không mang tiết nhịp gây cảmxúc bàng hoàng tức khắc, nhưng những ấn tượng rải rác trong cả tập Thủy Mộ Quanlàm cho bài thơ phảng phất nỗi kinh sợ, rùng mình:

Trinh nữ trầm oan nổi giữa dòng

Thân băng ngàn hải lý về sông

Xung quanh không một người than khóc

Chỉ cá trùng dương theo hộ tang.

Dù sao thì đất nước cũng đang hồisinh. Những người ra đi, lần lượt kéonhau về. Ấy thế, hờn giận giữa anh em vẫncòn là vết thương nhức nhối. Văn chươngbây giờ vẫn là một lựa chọn, hoặc một nhân cách. Thi ngôn chí. Thiên cổ văn chương thiên địa tâm. Trong tận đáy sâu tâm khảm, mỗi nhà thơ vẫn chung một tình tự nghìn đời,dù biểu hiện có hận thù cay nghiệt. Tôimong được như lời Viên Linh nói:

Sinh ở đâu mà giạt bốn phương

Trăm con cười nói tiếng trăm giòng

Ngày mai nếu trở về quê cũ

Hy vọng ta còn tiếng khóc chung.

Tuệ Sỹ,

Saigon, đông 2004

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/10/2023(Xem: 1261)
Rồi tôi đi sâu vào vườn trầm, đi mãi vào ...rừng trầm để mong tìm những cây trầm đại thụ, và tôi đã gặp bao cao Tăng tu hành tại đây, không chỉ các sư tại Âu Châu mà còn từ Hoa Kỳ, Úc, Canada ...nữa cơ. Các vị đã trao cho tôi bao trầm hương qua lời giảng của quí Sư dựa theo lời dạy của Đức Phật. Những thỏi trầm quí mang tên: Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, Bát Nhã, Phổ Môn, Chú Đại Bi, Thập Chú, Thần Chú..v.v..và.v.v.Ôi, nhiều lắm, rồi với thời gian, nếu thành tâm trân quí và nắm giữ những thỏi trầm, thì hương trầm của nó cũng ít nhiều tỏa hương thơm ngát đánh bạt những sú uế mà bụi đời đã phủ lên người chúng ta.
15/03/2023(Xem: 5189)
Từ khi con người bắt đầu quy tụ sống thành nhóm, thành đoàn, và sau này phát triển đông đảo thành cộng đồng, xã hội, quốc gia, người ta đã biết tổ chức phân quyền, đưa ra những nguyên tắc luật lệ chung để mọi người dân sống trong cộng đồng quốc gia phải tuân theo. Những ai phạm tội phá rối trị an sẽ bị đem ra xét xử và trừng phạt theo nội quy luật lệ của quốc gia nơi họ cư ngụ. Có như thế thì mọi sinh hoạt trong cộng đồng xã hội mới giữ được trật tự, đời sống cá nhân mới được bảo đảm an toàn.
23/09/2022(Xem: 2764)
Giáo lý Bốn thánh đế là giáo pháp quan trọng nhất của những người học và tu tập theo lời dạy của Đức Phật. Cho dù chúng ta thuộc truyền thống Nguyên Thuỷ hay truyền thống Đại Thừa cũng đều tu học từ nền tảng giáo pháp này. Trong Bốn thánh đế thì đạo thánh đế gồm 37 pháp và thường được gọi là 37 phẩm trợ đạo. Trong đó thì Bát chánh đạo là căn bản nhất vì “Bát chánh đạo gồm có hữu lậu và vô lậu” (Trong Tạp A-hàm, Kinh Quảng Thuyết Bát Thánh Đạo, số 785 và Trong kinh Trung Bộ III, Đại Kinh bốn mươi, do Hòa thượng Minh Châu dịch).
17/11/2021(Xem: 25300)
Nghiệp, phổ thông được hiểu là quy luật nhân quả. Nhân quả cũng chỉ là mối quan hệ về tồn tại và tác dụng của các hiện tượng tâm và vật trong phạm vi thường nghiệm. Lý tính của tất cả mọi tồn tại được Phật chỉ điểm là lý tính duyên khởi.266F[1] Lý tính duyên khởi được nhận thức trên hai trình độ khác nhau. Trong trình độ thông tục của nhận thức thường nghiệm, quan hệ duyên khởi là quan hệ nhân quả. Chân lý của thực tại trong trình độ này được gọi là tục đế, nó có tính quy ước, lệ thuộc mô hình cấu trúc của các căn hay quan năng nhận thức. Nhận thức về sự vật và môi trường chung quanh chắc chắn loài người không giống loài vật. Trong loài người, bối cảnh thiên nhiên và xã hội tạo thành những truyền thống tư duy khác nhau, rồi những dị biệt này dẫn đến chiến tranh tôn giáo.
13/11/2021(Xem: 13373)
“Bát Thánh Đạo” là phương pháp tu hành chơn chánh cao thượng đúng theo qui tắc Phật giáo mà đức Thế Tôn đã có lời ngợi khen là quí trọng hơn tất cả con đường tu hành, là con đường không thẳng cũng không dùn, không tham vui cũng không khắc khổ, vừa thành tựu các điều lợi ích đầy đủ đến hành giả, hiệp theo trình độ của mọi người. Cho nên cũng gọi là “TRUNG ĐẠO” (Majjhimapaṭipadā) là con đường giữa. Ví như đàn mà người lên dây vừa thẳng, khải nghe tiếng thanh tao, làm cho thính giả nghe đều thỏa thích. Vì thế, khi hành giả đã thực hành đầy đủ theo “pháp trung đạo” thì sẽ đạt đến bậc tối thượng hoặc chứng đạo quả trong Phật pháp không sai. Nếu duyên phần chưa đến kỳ, cũng được điều lợi ích là sự yên vui xác thật trong thân tâm, từ kiếp hiện tại và kết được duyên lành trong các kiếp vị lai. Tôi soạn, dịch pháp “Bát Thánh Đạo” này để giúp ích cho hàng Phật tử nương nhờ trau dồi trí nhớ và sự biết mình. Những hành giả đã có lòng chán nản trong sự luân hồi, muốn dứt trừ phiền não, để
03/09/2021(Xem: 7240)
Có những người làm gì cũng hay, viết gì cũng hay. Tôi luôn luôn kinh ngạc về những người như vậy. Họ như dường lúc nào cũng chỉ ra một thế giới rất mới, mà người đời thường như tôi có ngó hoài cũng không dễ thấy ra. Đỗ Hồng Ngọc là một người như thế.
08/10/2020(Xem: 8999)
1- Hãy khoan hồng tha thứ, biết thiện thì làm, tới đâu thì tới. 2- Sống trong cuộc đời, muốn được thong thả rảnh rang thì đừng dính đến quyền lợi. 3- Làm việc hễ thuận duyên thì làm, không thuận thì phải khéo léo nhẫn nhịn để vượt qua. 4- Ăn chay, thương người, thương vật, tụng kinh. 5- Việc ác chớ để phạm, điều lành phải nên làm. 6- Thương người cùng thương vật, niệm Phật và tham thiền. 7- Chánh niệm đứng đầu là 3 niệm : Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. 8- "Hằng ngày ăn thịt chúng sanh mà mong giải thoát, điều đó không bao giờ có điều đó được". 9- Mót thời gian để tu, đừng bỏ qua, gặp việc thì làm; rảnh việc thì nhiếp tâm: Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. 10- Thông minh hiểu biết nhiều, coi chừng không bằng ông già bà lão ăn chay niệm Phật.
01/03/2020(Xem: 13640)
Kinh Viên Giác là kinh đại thừa đốn giáo được Phật cho đó là “Con mắt của 12 bộ kinh”. “Con mắt” ở đây theo thiển ý có nghĩa là Viên Giác soi sáng nghĩa lý, là điểm tựa, là ngọn hải đăng cho các bộ kinh để đi đúng “chánh pháp nhãn tạng”, không lạc vào đường tà và tu thành Phật. Khi nghe kinh này, đại chúng kể cả chư Phật và chư Bồ Tát đều phải vào chánh định/tam muội, không bình thường như những pháp hội khác.
28/11/2019(Xem: 8127)
Ấn độ là một trong những quốc gia nổi tiếng trên thế giới vì đất rộng, người đông, có dãi Hy mã lạp sơn cao nhất thế giới, có một nền văn minh khá cao và lâu đời, con số 0, số Pi (3,1416...) do người Ấn sử dụng đầu tiên trong toán học, Kinh Vệ Đà đã được người Ấn sáng tạo từ 1800 đến 500 năm trước công nguyên, Ấn Độ là quê hương của đức Phật, hay nói khác hơn đó là nơi đạo Phật phát sinh, ngày nay đã lan tràn khắp thế giới vì sự hành trì và triết thuyết của đạo Phật thích ứng với thời đại. Do đó việcTime New Roman tìm hiểu về Ấn Độ là một điều cần thiết.
17/04/2019(Xem: 5811)
Những pháp thoại của Lama Yeshe là độc nhất vô nhị. Không ai thuyết giảng được như đức Lama. Tự nhiên lưu xuất trong tâm, trực tiếp ngay bây giờ; mỗi lời nói của ngài là một cẩm nang hướng dẫn để thực tập. Tiếng anh của đức Lama rất tốt. Khó có người sử dụng nhuần nhuyễn như ngài. Với tính sáng tạo cao, đức Lama đã biểu hiện chính mình không chỉ qua lời nói, mà còn thể hiện tự thân và trên khuôn mặt. Làm sao để chuyển tải hết sự truyền trao huyền diệu này trên trang giấy? Như đã đề cập ở chỗ khác, chúng tôi trình bày với yêu cầu này cách tốt nhất có thể.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]