Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

4. Phải Chăng Phật Giáo Là Một Hệ Thống Đạo Đức?

14/12/201016:26(Xem: 7151)
4. Phải Chăng Phật Giáo Là Một Hệ Thống Đạo Đức?

PHẢI CHĂNG PHẬT GIÁO

LÀ MỘT HỆ THỐNG ÐẠO ÐỨC?

Giáo lý của đức Phật bao hàm nguyên tắc đạo đức tuyệt hảo, toàn thiện vô song và vị tha vô hạn. Nó trình bày một phương thức sống dành cho người xuất gia lẫn hàng cư sĩ (tại gia). Tuy nhiên, Phật Giáo vượt trội hơn những lời giáohuấn luân lý thông thường. Luân lý (giới) chỉ là giai đoạn sơ khởi hướng đến Con Ðường Thanh Tịnh, và là phương tiện đưa tới mục đích, chứ chính nó không phải là mục đích. Mặc dù giới là cần thiết, nhưng tự nó không đủ để giúp con người đạt được sự giải thoát. Mà cần phải có thêm Trí Tuệ (Panna). Nền tảng của Phật Giáo là giới, và trí tuệ là đỉnh cao nhất.

Muốn thọ trì các điều răn của giới luật, người Phật tử không những chỉ chú ý đến riêng mình, mà còn phải lưu tâm tới mọi kẻ khác - kể cả loài vật. Luật giới trong Phật Giáo, không đặt nền tảng trên các giáo điều thiên khải hồ nghi, nó cũng không phải là phát minh tài trí của một bộ óc đặc biệt, màlà những quy tắc hợp lý và thực tiễn được xây dựng trên những sự thật có thể chứng minh và kinh nghiệm cá nhân.

Tưởng nên biết rằng, bất cứ một quyền lực siêu nhiên ngoại giới nào cũng không thể dự phần vào trong việc tạo nên cá tính của một Phật tử. Trong Phật Giáo, không tin có người thưởng hay phạt. Sự khổ đau hay hạnh phúc là kết quả không thể tránh được của hành động riêng mình. Tâm trí người Phật tử không chấp nhận vấn đề Thượng Ðế phải chịu thay (cho con người) về sự hạnh phúc hay đau khổ của họ. Không phải do hành động mong được thưởng hay sợ bị trừng phạt đã thúc đẩy người Phật tử làm việc lành hoặc tránh điều ác. Người Phật tử biết rõ về những kết quả tương lai, nên họ tránh tạo điều ác, bởi vì nó gây chậm trễ cho sự giải thoát và làm việc lành vì nó trợ giúp trong việc tiến đến sự Giác Ngộ (Bodhi). Cũng có những người họ làm lành, vì biết đó là điều thiện, và tránh không làm ác vì thấy đó là điều xấu.

Ðể hiểu rõ nền luân lý cao siêu đặc biệt này, đức Phật khuyên các đệ tử thuần thành củaNgài nên đọc cẩn thận các kinh sách như Pháp Cú (Dhammapada), Thiện sanh (Sigalovada), Mangala, Karaniya, Parabhava, Vasala, và Dhammikka v.v...

Ðó là những lời dạy đạo lý nó vượt cao hơn các hệ thống đạo đức khác, nhưng giữ giới chỉlà bước đầu, chứ không phải là mục tiêu của Phật Giáo.

Hiểu theo nghĩa này, Phật Giáo không phải là triết lý, nhưng theo nghĩa kia, Phật Giáo là triết lý của các triết lý. Theo một lối hiểu, Phật Giáo không phải làtôn giáo, theo cách hiểu khác, Phật Giáo là tôn giáo của các tôn giáo.

Phật Giáo không phải là cái đạo siêu hình, cũng không phải là cái đạo của nghi thức.

Phật Giáo không hoài nghi, cũng không võ đoán.

Phật Giáo không dạy lối sống khổ hạnh, cũng không chủ trương đam mê dục lạc.

Phật Giáo không bi quan, cũng không lạc quan.

Phật Giáo không chủ trương cuộc sống vĩnh cửu, cũng không phải là thuyết hư vô.

Phật Giáo không bảo rằng thế giới này hay thế giới khác là tuyệt đối.

Phật Giáo là Con Ðường Giác Ngộ duy nhất.

Ngữ nguyên tiếng Pali gọi Phật Giáo là Dhammma (Giáo Pháp), có nghĩa là giữ gìn (duy trì). Không có một danh từ Anh văn nào có thể dịch đúng sát nghĩa của tiếng Pali này.

Giáo Pháp là cái gì đúng thật như vậy. Nó là Giáo Lý của Thực Tế. Giáo Pháp là phương tiện để Giải Thoát mọi khổ đau, và chính Dhamma (Giáo Pháp) là sự Giải Thoát. Dù Phật có ra đời hay không, Giáo Pháp vẫn tồn tại. Giáo Pháp bị che lấp trước cặp mắt vô minh của con người, cho đến khi một vị Phật, đấng Toàn Giác ra đời, chứng ngộ và từ bi truyền bá giáo pháp đó cho thếgian.

Giáo Pháp này không phải là cái gì ở ngoài, mà nó sát cánh gắn liền với chúng ta. Cho nên, đức Phật dạy : “Hãy ẩn trú chính nơi con như một hải đảo, như chỗ Nương Tựa. Hãy ẩn náu nơi Giáo Pháp (Dhamma) như một hải đảo, như chỗ Nương Tựa. Ðừng tìm sự ẩn náu ở bên ngoài” (Kinh Bát Niết Bàn).

IS BUDDHISM AN ETHICAL SYSTEM?
It no doubt contains an excellent ethical code which is unparalleled in its perfection and altruistic attitude. It deals with one way of life for the monks and another for the laity. But Buddhism is much more than an ordinary moral teaching. Morality is only the preliminary stage on the Path of Purity, and is a means to an end, but not an end in itself. Conduct, though essential, is itself insufficient to gain one's emancipation. It should be coupled with wisdom or knowledge (Panna). Thebase of Buddhism is morality, and wisdom is its apex.
In observing theprinciples of morality a Buddhist should not only regard his own self but also should have a consideration for others as well animals not excluded. Morality in Buddhism is not founded on any doubtful revelationnor is it the ingenious invention of an exceptional mind, but it is a rational and practical code based on verifiable facts and individual experience.
It should be mentioned that any external supernatural agency plays no part whatever in the moulding of the character of a Buddhist. In Buddhism there is no one to reward or punish. Pain or happiness are the inevitable results ofone's actions. The question of incurring the pleasure or displeasure ofa God does not enter the mind of a Buddhist.
Neither hope ofreward nor fear of punishment acts as an incentive to him to do good orto refrain from evil. A Buddhist is aware of future consequences, but he refrains from evil because it retards, does good because it aids, progress to Enlightenment (Bodhi). There are also some who do good because it is good, refrain from evil because it is bad.
To understand the exceptionally high standard of morality the Buddha expects from His ideal followers, one must carefully read the Dhammapada, Sigalovada Sutta, Vyagghapajja Sutta, Mangala Sutta, Karaniya Sutta, Parabhava Sutta, Vasala Sutta, Dhammika Sutta, etc.
As a moral teaching it excels all other ethical systems; but morality is only the beginning and not the end of Buddhism.
In one sense Buddhism is not a philosophy, in another sense it is the philosophy of philosophies. In one sense Buddhism is not a religion, in another sense it is the religion of religions.
Buddhism is neither a metaphysical path nor a ritualistic path.
It is neither sceptical nor dogmatic.
It is neither self-mortification nor self-indulgence.
It is neither pessimism nor optimism.
It is neither eternalism nor nihilism.
It is neither absolutely this-worldly not other-worldly.
It is a unique Path of Enlightenment.
The original Pali term for Buddhism is Dhamma, which, literally, means that which upholds. There is no English equivalent that exactly conveys the meaningof the Pali term.
The Dhamma is that which really is. It is the Doctrine of Reality. It is a means of Deliverance from suffering, and Deliverance itself. Whether the Buddhas arise or not the Dhamma exists. It lies hidden from the ignorant eyes ofmen, till a Buddha, an Enlightened One, realizes and compassionately reveals it to the world.
This Dhamma is not something apart from oneself, but is closely associated with oneself. As such the Buddha exhorts:"Abide with oneself as an island, with oneself as a Refuge. Abide with the Dhamma as an island, with the Dhamma as a Refuge. Seek no external refuge". (Parinibbana Sutta).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/04/2013(Xem: 8196)
Lần tay tính lại sổ đời, Kiếp người chìm nổi vận thời rủi may... Bạch Vân Nhi
23/04/2013(Xem: 4334)
Từ Tổ truyền xuống nên gọi là Tổ sư thiền, Đạt Ma từ Ấn Độ truyền sang Trung Quốc, người ta gọi là Đạt Ma thiền. Thiền này do đức Phật Thích Ca đích thân truyền, không qua văn tự lời nói, tất cả Phật nói trong kinh điển đều qua văn tự lời nói. Trong hội Linh sơn.
10/04/2013(Xem: 19863)
Phật Giáo là gì ? Nguyên tác Anh Ngữ: Venerable Ajahn Brahmavamso Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng do Tường Dinh diễn đọc Lời ngỏ: Hơn 2500 năm qua, tôn giáo mà ngày nay người ta gọi là Phật Giáo từng là nguồn cảm hứng chính yếu cho nhiều nền văn minh thành công, cội nguồn của những thành tựu văn hóa vĩ đại, và là một sự hướng dẫn lâu dài đầy ý nghĩa cho đời sống tâm linh của hàng triệu người. Ngày nay, có hơn sáu trăm triệu người trên thế giới đang sống và tu tập theo giáo lý của Đức Phật. Vậy Đức Phật là ai và giáo lý của Ngài dạy những gì ?
08/04/2013(Xem: 22308)
Con người là sinh vật quan trọng nhất – Đức Phật từ con người mà thành Phật – vì nó có những đặt tính ưu việt hơn tất cả những loài vật khác; nhưng Phật Giáo lại không cho con người là độc tôn, vì còn có những chúng sanh hữu tình và vô tình khác. Hai loại này ở trong một thể thống nhất giữa thế giới và nhân sinh. Vì thế, không có con người là kẻ thù của con người, cho đến loài vật, cây cỏ cũng vậy.
08/04/2013(Xem: 14523)
Ni Sư Ayya Khema sinh ra là người theo Do Thái giáo nhưng lại là người Phật tử khi từ giã cõi đời. Gần cả cuộc đời bà du hành khắp nơi trên thế giới cùng với gia đình, và chỉ trở về Đức vào những năm cuối đời. Một số chuyến phiêu lưu của bà được kể lại trong quyển hồi ký thú vị, I Give You My Life (Quà Tặng Cuộc Đời).
08/04/2013(Xem: 7441)
Trong khi phụ trách môn Anh Văn tại trường Cơ Bản Phật Học Vĩnh Nghiêm và trường Cao Cấp Phật Học Vạn Hạnh thành phố Hồ Chí Minh, tôi may mắn đọc được một ...
08/04/2013(Xem: 12478)
"Hỏi hay đáp đúng" (nguyên tác Anh ngữ: '' Good Question, Good Answer) là một trong nhiều tác phẩm phổ biến của Đại đức Shravasti Dhammika, một Tăng sĩ người Úc đã từng diễn giảng giáo lý Phật Đà trên đài truyền hình và đại học Úc
08/04/2013(Xem: 9064)
Nội dung cơ bản của Phật giáo, ở đâu cũng là một, mãi mãi vẫn là một. Phật giáo bắt nguồn từ đức Phật là bậc đại giác, tức là từ biển lớn trí tuệ và từ bi của đức Thích Ca ...
20/02/2013(Xem: 3408)
Khi Đức Phật ra đời, Ngài đã chỉ bày rõ ràng, cặn kẽ cho người xuất gia cũng như người tại gia ở từng địa hạt một của tâm linh... HT Thích Như Điển
20/02/2013(Xem: 16743)
Những Câu Chuyện Linh Ứng về Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát (trọn bộ 03 tập) do HT Thích Như Điển dịch Việt: Năm 2007 khi chúng tôi đang nhập thất tại Úc Châu thì có một Phật Tử tên là Huỳnh Hiệp từ Hoa Kỳ có liên lạc qua bằng E-mail cho Thầy Hạnh Tấn và nhờ tôi phiên dịch tác phẩm "Những mẩu chuyện linh ứng của Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát tại Fuchù - Nhật Bản“ từ tiếng Nhật sang tiếng Việt. Tôi bảo cứ gởi một số chuyện tiêu biểu sang Úc, tôi dịch thử. Nếu đồng ý với cách dịch ấy thì tôi sẽ tiếp tục. Sau một tuần lễ, tôi gởi trở lại 3 chuyện đầu đã dịch của quyển một cho Phật Tử nầy và anh ta rất hoan hỷ và nhờ tôi dịch tiếp cho đến hết quyển sách. Tôi trả lời rằng: "Tôi rất sẵn sàng; nhưng tôi rất ít thì giờ; khi nào xong tôi chưa biết; nhưng tôi sẽ cố gắng. Đồng thời việc đánh máy sẽ giao cho các anh chị em thực hiện". Cầm quyển sách trên tay độ 400 trang A4 thấy cũng hơi nhiều; nhưng thôi, cứ cố gắng vậy. Ông bà mình thường nói: „Kiến tha lâu đầy tổ“ quả câu nầy chẳng sai chút nào.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]