Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ðoạn diệt để giải thoát

15/04/201312:46(Xem: 15247)
Ðoạn diệt để giải thoát

Kinh Pháp Cú

Đoạn Diệt Để Giải Thoát

Bình Anson

Nguồn: Bình Anson

Trong 45 năm thuyết pháp độ sinh, Ðức Phật đã giảng dạy và hóa độ cho rất nhiều người thuộc nhiều thành phần, căn cơ và nguồn gốc khác nhau. Tùy cơ duyên mà Ngài sử dụng những phương cách giảng trạch khác nhau để khai mở trí tuệ cho hàng đệ tử. Có khi Ngài dùng lời dịu dàng để khuyên răn những người đang bị hoạn khổ. Có khi Ngài dùng các lý luận sắc bén để thuyết phục người tài trí. Cũng có khi Ngài dùng các ẩn dụ mạnh mẻ gây sửng sốt, để khích động sự tu tập quán chiếu, khai mở trí tuệ giải thoát tri kiến.

Một ngày nọ có một nhóm các thầy Tỳ kheo từ phương xa đến đãnh lễ Phật. Trong dịp đó, Ngài dạy rằng:

"Sau khi giết cha mẹ rồi,
Giết hai vua nọ, hết đời hiếu tranh.
Chém tên Quốc khố đại thần,
Diệt luôn lãnh thổ, quan quân tùy tùng.
Ðược rồi quốc độ mênh mông,
Bậc Vô Ưu sống thong dong bốn mùa."

và:

"Mẹ cha đã giết, đã chôn
Và hai vua Bà-La-Môn, chém ngành.
Ðoạn viên hổ tướng thứ năm,
Bậc Vô Ưu sống cõi hằng vô sinh."

Ðó là hai câu kệ (số 294 và 295) đã ghi lại trong Kinh Pháp Cú (Dhammapada), do Tỳ kheo Giới Ðức [1] chuyển dịch sang Việt ngữ. Hòa thượng Minh Châu [2] dịch bằng hai câu kệ 5 chữ như sau:

Hãy giết cha, giết mẹ
Giết hai vua Sát-Lỵ
Giết vương quốc quần thần
Bà-la-môn như vậy,
Vô ưu sống thoải mái


Hãy giết cha, giết mẹ
Giết hai vua Bà-Môn
Giết hổ tướng thứ năm
Bà-La-Môn như vậy,
Vô ưu sống thoải mái.

Hòa thượng Thiện Siêu [3] dịch ra văn xuôi từ bản dịch Hán tự:

"Hãy diệt mẹ và cha, diệt hai vua dòng Sát-Ðế-Lợi, diệt vương quốc luôn cả quần thần, mà hướng về Bà-La-Môn vô ưu"

"Hãy diệt mẹ và cha, diệt hai vua dòng Bà-La-Môn, diệt luôn hổ tướng "nghi" thứ năm, mà hướng về Bà-La-Môn vô ưu"

Kinh Pháp Cú còn được dịch sang Anh ngữ bởi nhiều tác giả khác nhau, chẳng hạn như Hòa thượng Narada [4] và Tỳ kheo Khantipalo [5]. Theo bản dịch của ngài Khantipalo:

"One's mother and father having slain
and then two warrior kings,
a realm and its treasurer having slain,
one goes immune, a Brahmana"


"One's mother and father having slain
and then two learned kings,
the fifth, a tiger having slain,
one goes immune, a Brahmana"

Thật khó mà hiểu rõ được ý nghĩa của các câu kệ nầy nếu ta không xem các bản Chú Giải ghi chép lại trong kinh tạng Pali. Theo Tỳ kheo Khantipalo và Hòa thượng Narada thì ý nghĩa của các câu kệ đó như sau:

"... Mẹ (mata) là ẩn dụ cho lòng tham ái (tanha), và cha (pita) là ẩn dụ của ngã mạn (mana). Chính vì tham ái và ngã mạn mà ta phải tái sinh nhiều đời, nhiều kiếp trong cõi ta bà luân hồi này. Hai vị vua chính là hai biên kiến của vô minh: thường kiến (eternalism) và đoạn kiến (annihilationism), thường tạo ra nhiều tranh cãi vô ích, cần phải được phá bỏ. Vương quốc lãnh thổ kia chính là 6 căn và 6 trần: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, và sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Vị Quốc khố đại thần (treasurer) là để chỉ lòng tham đắm dục lạc phát sinh và chất chứa từ 6 căn đó. Sau cùng, hổ tướng thứ năm chính là con quỷ thứ năm làm cản trở sự định tâm, phát tuệ. Ðó là "nghi" của 5 triền cái: tham dục, sân hận, hôn trầm, trạo cử, và hoài nghi. Sau khi đã đoạn diệt tất cả các chướng ngại nầy thì hành giả mới thong dong, tự tại, đi đến giải thoát ..."

Theo lời giải thích trong Chú Giải, sau khi lãnh hội và quán triệt được ý nghĩa thâm sau của hai câu kệ trên, các vị Tỳ kheo đó đắc quả A-la-hán.

Tham Khảo

[1] Kinh Lời Vàng, Tỳ kheo Giới Ðức. NXB Thuận Hóa, Ðà Nẵng, 1995.

[2] Kinh Lời Vàng, Hòa Thượng Thích Minh Châu. Chùa Từ Quang, San Francisco, 1977

[3] Kinh Pháp Cú, Hòa Thượng Thích Thiện Siêu. Chùa Vạn Hạnh, Sài Gòn, 1993.

[4] The Dhammapada, Narada Mahathera. Buddha Educational Foundation, Taiwan, 1995.

[5] Dhammapada - The Path of Truth, Bikkhu Khantipalo. Mahamakut Press, Bangkok, 1977

Binh Anson
Perth, Western Australia
tháng 06, 1997



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/01/2019(Xem: 14966)
“Một nữ cư sĩ đến gặp vị thầy trụ trì và nói: "Bạch Thầy, Con không đi chùa nữa!" Vị Thầy hỏi: – Vậy à, Đạo hữu có thể cho thầy biết lý do không?
14/01/2019(Xem: 7790)
Tiếng Việt thời LM de Rhodes - (phần 13) vài nhận xét về cách dùng tên bộ phận cơ thể ở phía dưới như lòng, bụng, dạ, ruột[1] cho đến vật âm mình! Nguyễn Cung Thông[2] Phần này bàn về một số cách dùng trong tiếng Việt như lòng, bụng, dạ, ruột thời các LM Alexandre de Rhodes và Jeronimo Maiorica sang An Nam truyền đạo. Đây là những ‘cầu nối’ để có thể giải thích một số cách dùng hiện đại. Các tài liệu tham khảo chính của bài viết này là ba tác phẩm của LM de Rhodes soạn: cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đôn Kinh (viết tắt là BBC) và từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra từ điển này trên mạng, như trang này chẳng hạn http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false .
14/01/2019(Xem: 6799)
Bài này là phần 4 trong loạt bài viết về hiện tượng đồng hóa âm thanh trong ngôn ngữ với tâm điểm là tiếng Việt. Phần 1 bàn về khuynh hướng đồng hoá âm thanh (phụ âm) qua các cách dùng ròng rọc < rọc rọc, phưng phức < phức phức, nơm nớp < nớp nớp, phấp phất/phất phới/phân phất < phất phất và khám bệnh < khán bệnh. Phần 2 bàn về khuynh hướng đồng hoá âm thanh (thanh điệu) qua các cách dùng Huyền Trang < Huyền Tảng/Tráng, Tịnh Độ < Tịnh Thổ. Phần 3 chú trọng vào cách dùng tẩm liệm so với tấn/ tẫn/tẩn liệm qua khuynh hướng đồng hoá âm thanh (phụ âm) như khán bệnh > khám bệnh. Bài này (phần 4) bàn về các dạng phong thanh (phong thinh), phong phanh và phong văn.
11/01/2019(Xem: 6228)
Trước khi bàn về ma, chúng ta thử định nghĩa xem “ma” là gì. Thông thường, ma là người đã chết hay người chết. Đang sống thì là người. Nhưng vừa chết một cái đã thành ma, thây ma. Chính vì thế đám ma là nghi thức hoặc tục lệ để khóc than, để tang, thăm viếng, tiễn đưa hoặc chôn cất, hỏa thiêu người chết.
11/01/2019(Xem: 6653)
Sống chung với nghịch cảnh, đương đầu với chướng duyên, gẫm ra đó cũng chính là một pháp môn tu trong tám vạn bốn ngàn pháp môn của Đức Phật truyền dạy. Người đã tu học theo Pháp Phật thì chẳng còn lạ gì chuyện “sống chung” và “đương đầu” này! Nhờ chướng duyên mà ta mới thấm thía được lý nhân quả. Nhờ nghịch cảnh mà ta mới nhận thấy rõ vô thường.
09/01/2019(Xem: 5531)
HƯƠNG NHẠC ĐẠI NGÀN Ngàn mùi hương, chỉ có hương giới hạnh mới bay ngược làn gió; vạn âm ba, gió rít đại ngàn hay sóng âm biển khơi mới tồn tại miên trường. Âm nhạc đời thường chỉ là cơn sóng xô giạt tiếp nối theo từng thời đại, có lúc chìm lặng lãng quên, có lúc mơ hồ thổn thức.
09/01/2019(Xem: 5504)
Thơ Báo Ơn Khóa Tu Báo Ơn năm nay Chúng con tu tập những ngày mùa đông Tại Chùa Tam Bảo ấm nồng Pháp thoại chia sẻ với lòng lạc an
09/01/2019(Xem: 10252)
Ngày 26/10/2018, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã rời Làng Mai Thái Lan về Đà Nẵng. Hai ngày sau, chiều 28/10, Thầy đã về chùa tổ Từ Hiếu trong sự chào đón của các học trò cũng như tăng ni, Phật tử ở Huế. Chuyện này thì ai cũng biết và các báo đài đã đưa tin rất nhiều.
08/01/2019(Xem: 8081)
Trong thời gian gần đây trên các phương tiện truyền thông đại chúng và mạng xã hội đã bàn tán xôn xao đến cuộc Cách mạng Công nghiệp lần Thứ tư (CC4) và đưa ra nhiều ý kiến là Việt Nam cần phải hành động để đón đầu cuộc CC41. Trước những thách thức mới ấy, trong lãnh vực giáo dục và đào tạo, Việt Nam cần có những kiến thức và kỹ năng gì để có thể đáp ứng nhu cầu lao động trong thời kỳ CC4?
08/01/2019(Xem: 7818)
TRÁI TIM RỘNG MỞ THỰC TẬP BI MẪN TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY Nguyên bản: An Open Heart: Practicing Compassion in Everyday Life Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Thông dịch: Thupten Jinpa Biên tập và nhuận sắc: Nicolas Vreeland Chuyển ngữ: Tuệ Uyển Tác giả, dịch giả và người hiệu đính.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]