Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm Ác hạnh - Evil - Tịnh Minh Đặng Ngọc Chức

11/04/201320:24(Xem: 14838)
Phẩm Ác hạnh - Evil - Tịnh Minh Đặng Ngọc Chức

Kinh Pháp Cú

Phẩm Ác hạnh - Evil

Tịnh Minh Đặng Ngọc Chức

Nguồn: Thầy Tịnh Minh Đặng Ngọc Chức

Abhitvaretha kalyaa.ne paapaa citta.m nivaaraye
Dandha.m hi karoto pu~n~na.m paapasmi.m ramatii mano. -- 116


Make haste in doing good;
check your mind from evil;
for the mind of him
who is slow in doing meritorious actions
delights in evil. -- 116


116. Hãy gấp rút làm lành,
Ðừng để tâm ác sanh,
Ai chậm làm việc thiện,
Ác nghiệp sẽ lộng hành.


Paapa.m ce puriso kayiraa na ta.m kayiraa punappuna.m
Na tamhi chanda.m kayiraatha dukkho paapassa uccayo. -- 117


Should a person commit evil,
he should not do it again and again;
he should not find pleasure therein:
painful is the accumulation of evil. -- 117


117. Ðã phạm phải điều ác,
Chớ tiếp tục phạm hoài,
Ðừng ham làm việc ác,
Tích ác, khổ dằng dai.


Pu~n~na.m ce puriso kayiraa kayiraath-eta.m punappuna.m
Tamhi chanda.m kayiraatha sukho pu~n~nassa uccayo. -- 118


Should a person perform a meritorious action,
he should do it again and again;
he should find pleasure therein:
blissful is the accumulation of merit. -- 118


118. Ðã làm được việc thiện,
Nên tiếp tục làm thêm,
Hãy vui làm việc thiện,
Tích thiện, sống êm đềm.


Paapo-pi passati bhadra.m yaava paapa.m na paccati
Yadaa ca paccati paapa.m atha paapo paapaani passati -- 119


Even an evil-doer sees good
as long as evil ripens not;
but when it bears fruit,
then he sees the evil results. -- 119


119. Kẻ ác lại gặp may,
Khi ác chưa thật chín,
Một khi trái ác chín,
Kẻ ác gặp ác ngay.


Bhadro-pi passati paapa.m yaava bhadra.m na paccati
Yadaa ca paccati bhadra.m atha bhadro bhadraani passati. -- 120


Even a good person sees evil
so long as good ripens not;
but when it bears fruit,
then the good one sees the good results. -- 120


120. Người thiện lại gặp ác,
Khi thiện chưa chín muồi,
Khi trái thiện chín muồi,
Người thiện lại gặp phúc.


Maavama~n~netha paapassa na ma.m ta.m aagamissati
Udabindunipaatena udakumbho-pi puurati
Puurati baalo paapassa thokathokam-pi aacina.m. -- 121


Do not disregard evil,
saying, "It will not come nigh unto me";
by the falling of drops even a water-jar is filled;
likewise the fool, gathering little by little,
fills himself with evil. -- 121


121. Chớ khinh thường điều ác,
Cho rằng "chưa đến ta".
Như nước nhỏ từng giọt,
Từ từ bình tràn ra,
Kẻ ngu đầy tội ác,
Do chất chứa dần dà.


Maavama~n~netha pu~n~nassa na ma.m ta.m aagamissati
Udabindunipaatena udakumbho-pi puurati
Puurati dhiiro pu~n~nassa thokathokam-pi aacina.m. -- 122


Do not disregard merit,
saying "It will not come nigh unto me";
by the falling of drops even a water-jar is filled;
likewise the wise man, gathering little by little,
fills himself with good. -- 122


122. Ðừng khinh thường việc thiện,
Cho rằng: "Chưa đến ta."
Như nước nhỏ từng giọt,
Từ từ bình tràn ra,
Người trí được toàn thiện,
Do tích lũy dần dà.


Vaa.nijo-va bhaya.m magga.m appasattho mahaddhano
Visa.m jiivitukaamo-va paapaani parivajjaye. -- 123


Just as a merchant,
with a small escort and great wealth,
avoids a perilous route,
just as one desiring to live avoids poison,
even so should one shun evil things. -- 123


123. Như thương gia nhiều của,
Ít bạn, tránh đường nguy,
Muốn tránh chất độc hại,
Ác nghiệp phải tránh đi.


Paa.nimhi ce va.no naassa hareyya paa.ninaa visa.m
Naabba.na.m visamanveti natthi paapa.m akubbato. -- 124


If no wound there be in one's hand,
one may carry poison in it.
Poison does not affect one who has no wound.
There is no ill for him who does no wrong. -- 124


124. Bàn tay không thương tích,
Cầm thuốc độc không sao,
Người không làm việc ác,
Không bị ác nhiễm vào.


Yo appadu.t.thassa narassa dussati
Suddhassa posassa ana'nga.nassa
Tameva baala.m pacceti paapa.m
Sukhumo rajo pa.tivaata.m-va khitto. -- 125


Whoever harms a harmless person,
one pure and guiltless,
upon that very fool the evil recoils
like fine dust thrown against the wind. -- 125


125. Hại người không ác tâm,
Thanh tịnh và vô tội,
Tội ác dội kẻ ngu,
Như ngược gió tung bụi.


Gabbhameke-papajjanti niraya.m paapakammino
Sagga.m sugatino yanti parinibbanti anaasavaa. -- 126


Some are born in a womb;
evil-doers (are born) in woeful states;
the well-conducted go to blissful states;
the Undefiled Ones pass away into Nibbaana. -- 126


126. Một số sanh bào thai,
Kẻ ác đọa ngục hình,
Người hiền lên thiên giới,
La hán chứng vô sinh.


Na antalikkhe na samuddamajjhe
Na pabbataana.m vivara.m pavissa
Na vijjatii so jagatippadeso
Yattha.t.thito mucceyya paapakammaa. -- 127


Not in the sky, nor in mid-ocean,
nor in a mountain cave,
is found that place on earth
where abiding one may escape
from (the consequences) of one's evil deed. -- 127


127. Không trời cao biển rộng,
Không hang động núi rừng,
Ðã tạo nghiệp ác độc,
Trên đời hết chỗ dung.


Na antalikkhe na samuddamajajhe
Na pabbataana.m vivara.m pavissa
Na vijjati so jagatippadeso
Yattha.t.thita.m nappasahetha maccu. -- 128


Not in the sky, nor in mid-ocean,
nor in a mountain cave,
is found that place on earth
where abiding one will not be overcome by death. -- 128


128. Không trời cao biển rộng,
Không hang động núi rừng,
Ðã tạo nghiệp ác độc,
Tử thần quyết không dung.

TỪ VỰNG VÀ THÀNH NGỮ ANH-VIỆT

(a): adjective; (adv): adverb; (conj): conjunction;
(n): noun; (prep): preposition; (v): verb


Verse - Kệ 116
Haste (n) : Sự vội vã, gấp rút.
Merit (n) : Công đức, công quả.


Verse - Kệ 117
Commit (v) : Phạm phải.
Accumulation (n) : Sự tích lũy.


Verse - Kệ 119
As long as : Bao lâu mà, với điều kiện là.
Ripen (v) : Chín muồi.
Bear (v) : Sinh sản.


Verse - Kệ 121
Disregard (v) : Bất chấp, coi thường.
Jar (n) : Bình, lọ, vại.
Likewise (conj.) : Cũng vậy.


Verse - Kệ 123
Merchant (n) : Thương gia.
Escort (n) : Người bảo trợ, hộ tống.
Perilous (a) : Nguy hiểm, hiểm nghèo.
Shun (v) : Tránh xa.


Verse - Kệ 124
Affect (v) : Ảnh hưởng đến.
Wound (n) : Thương tích.
Ill (n) : Ðiều xấu, việc ác.
Whoso, whoever : Bất cứ ai.


Verse - Kệ 125
Guiltless (a) : Vô tội.
Recoil (v) : Dội lại.
Dust (n) : Bụi.


Verse - Kệ 126
Womb (n) : Dạ con, thai bào.
The wicked (n) : Kẻ ác.
The pious (n) : Người hiếu hạnh.


Verses - Kệ 127-128
Cave (n) : Hang động.
Abide (v) : Trú ngụ.
Consequence (n) : Hậu quả.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/07/2021(Xem: 16026)
Vào thời đại khủng hoảng niềm tin của tất cả tôn giáo, lòng người càng lúc hồi hộp bất an, giáo lý đức Thích Ca Mâu Ni như mặt trời chiều xuống bóng hoàng hôn ,Mật Tông Kim Cang Thừa như ngọn đèn sắp tắt, chỉ còn lại những bộ đại tạng kinh phủ đầy bụi trên những kệ kinh, nằm bất tỉnh không ai hỏi thăm trong những tu viên,viện bảo tàng cô đơn thiếu bóng người. Cuốn sách Mật Tông Kim Cang Thừa Chú Giải Toàn Thư Tập Hai, là sự trình bày và phô diễn mật nghĩa thậm thâm của Đại Phật Đảnh Lăng Nghiêm đà la ni , Bát Đại Kim Cang Thần Kinh và các phụ bản vô thượng du già. Là sự trợ duyên cho những ai, đã có gieo hạt giống pháp môn này, có thể khai hoa kết trái thành tựu sự tu tập giải thoát. Linh Quang từ nhỏ xuất gia tu học , tầm sư học đạo, và đi du học nhiều nước, nên trong đầu nhiều ngôn ngữ lộn qua lộn lại, bây giờ Tiếng Việt cũng quên dần,chính tả viết sai nhiều lắm, nên quý vị thông cảm bỏ qua những lỗi lầm về câu văn từ ngữ.
01/07/2021(Xem: 3715)
Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa, đã được chính Đức Thế Tôn tuyên dương là Bổn Kinh Thượng Thừa, bao gồm những bí yếu cực kỳ nhiệm mầu, vi diệu mà Chư Phật trao truyền lại cho những ai đủ tín tâm thọ nhận. Pháp-bảo được lưu truyền đến nay, vẫn sáng ngời toả rạng lưu ly qua bao thăng trầm của thế sự vô thường, với tâm nguyện hoằng truyền Chánh Pháp của các bậc minh sư, tuỳ căn cơ chúng sanh mỗi thời mà soạn dịch. Một, trong những bổn kinh Diệu Pháp Liên Hoa thường được trì tụng tại các tự viện là bổn cố đại lão Hoà Thượng Thích Trí Tịnh biên soạn, hoàn tất với 557 trang, gồm 7 quyển, chia thành 28 phẩm , mỗi phẩm đầy đủ văn kinh và thi kệ. Cũng do nhu cầu và phương tiện tu học của Phật tử mà Hoà Thượng Thích Trí Quảng cũng đã lược soạn Diệu Pháp Liên Hoa Kinh thành Bổn Môn Pháp Hoa Kinh để Phật tử tại các Đạo Tràng Pháp Hoa có thể hàng ngày trì tụng mà không bị gián đoạn vì không đủ thời gian. Bổn Môn Pháp Hoa Kinh được Hoà Thượng trân trọng biên soạn, cô đ
29/06/2021(Xem: 6085)
Kính Pháp Sư Sướng Hoài, tôi tu sĩ Thích Thắng Hoan đọc qua tác phẩm PHẬT HỌC VĂN TẬP của ngài viết nhận thấy ngài một nhà bác học uyên thâm Phật giáo nắm vững mọi tư tưởng cao siêu của cácphái, các tông giáo cả trong đạo lẫn ngoài đời. Toàn bộ tác phẩm của ngài đều xây dựng vững chắc trên lãnh vực biện chứng pháp của Nhân Minh Luận. Nội dung tác phẩm trong đó, mỗi một chủ đề ngài biện chứng bằng những lãnh vực mặt phải mặt trái, chiều sâu chiều cạn, mặt phủ định, mặt xác định,cuối cùng để làm sáng tỏ vấn đề bằng kết luận. Tôi vô cùng kính nể kiến thức của ngài.
29/06/2021(Xem: 6277)
Phật giáo dùng từ bi làm căn bản, xem trọng giới sát nên thực hành phóngs anh.Từ nghĩa là trao cho khoái lạc; Bi nghĩa là san bằng khổ não. Người đời rất quý mến thân mạng, chồng vợ con cháu, tiền của, nhưng từ chối mỗi người không thể che chở bao gồm chung cả. Giả như nếu bất hạnh gặp gian nguy, vì cứu thân mình, thà bỏ tất cả vật ngoài thân, để cầu được sinh tồn riêng mình.Con người đã tham sống sợ chết, sanh mạng con vật nhỏ bé như con muỗi, con ve, sâu bọ, kiến mối, còn biết tránh chạy cái chết cầu mong được sống, thì các động vật khác chúng nó sao lại không như thế?
28/06/2021(Xem: 3975)
Trước khi nói đến tinh thần Trung đạo của Phật giáo, thiết nghĩ cần phân biệt sự khác nhau giữa tinh thần “Trung dung” và “Trung đạo.” “Trung dung” là những thiên trong Kinh Lễ. Sách Trung Dung do Tử Tư làm ra Mục đích của sách Trung Dung là giúp con người hiểu được đạo “Trung dung” để đạt đến một trình độ đạo đức cao hơn. Khổng Tử nói về đạo "trung dung", tức là nói về cách giữ cho ý nghĩ và việc làm luôn luôn ở mức trung hòa, không thái quá, không bất cập và phải cố gắng ở đời theo nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, cho thành người quân tử. Cũng theo tinh thần “Trung dung” như thế, không thể có một thái độ “Trung dung” cố định; tùy thời tùy thế mà linh hoạt. “Trung dung” với ý nghĩa trên là dung hợp, quân bình giữa thái quá và bất cập. Ví dụ : thuyết Duy Vật chủ trương tranh đấu; thuyết Duy Tâm của Đức Khổng Tử, chủ trương điều hòa hai yếu tố cực đoan bằng lẽ Trung Dung.
27/06/2021(Xem: 8314)
Pháp Học và Pháp Hành Khi đề cập đến những người tu trong Phật Giáo, thì chúng ta thấy có phân ra hai khuynh hướng tu học, một số vị thì nghiêng về pháp học, còn số vị khác lại chuyên về pháp hành. Vậy pháp học là gì ? Là cả đời tu chỉ chuyên về việc nghiên cứu, học tập kinh điển, xem các luận bản... để biết được hết Tam tạng kinh điển ( Kinh, Luật, Luận ), nhiều vị còn phiên dịch kinh điển, hay viết ra nhiều bộ luận dựa trên kiến thức, sự hiểu biết đã tích lũy. Nhưng tâm thật sự chứng ngộ, hay đạt đạo thì có thể chưa, chỉ hiểu, chứ chưa thực chứng. ( Còn số vị mà chuyên về pháp học nhưng tâm đã giác ngộ thì rất hiếm có, thời nay càng vô cùng hiếm ).
27/06/2021(Xem: 5599)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Với tâm niệm hộ trì chư Tôn đức Tăng già, các bậc tu hành nơi đất Phật trong lúc nhiều khó khăn do Dịch covid đang nhiễu nhương, chúng con, chúng tôi đã thực hiện hai buổi cúng dường tịnh tài, tịnh vật và một ít nhu yếu phẩm đến chư Tăng Ni thuộc truyền thống Phật giáo Kim Cương Thừa Tibet tại Dharamsala, các vị Ẩn sỹ trên đỉnh Triund Himachal, cũng như các vị Tăng Ni VN hiện đang theo học PG Mật Tông tại Dharamsala India (19 vị). Sư cô Thích nữ Huệ Thảo đã thừa hành Phật sự này và đã cúng dường tất cả là 245 vị tu sỹ, trong đó có 19 vị tránh tiếp xúc đám đông nên đã nhận chuyển vào tài khoản cá nhân từ Sư cô Huệ Thảo, một số vị vì bịnh trạng đã nhờ bạn đồng tu nhận dùm, mỗi vị thọ nhận 1500INR kèm với một số tịnh vật cúng dường.
26/06/2021(Xem: 15592)
LỜI GIỚI THIỆU “Chết đi về đâu” là tuyển tập các bài pháp thoại của thầy Nhật Từ tại Hoa Kỳ, Úc châu và Việt Nam. Dựa vào kinh điển Phật giáo thuộc các truyền thống khác nhau, thầy Nhật Từ đã phân tích những trở ngại về tâm lí trước cái chết thường làm cho cái chết diễn ra sớm hơn và đau đớn hơn. Nếu chết được hiểu là tiến trình tự nhiên mà mỗi hữu thể đều phải trải qua thì nỗi sợ hãi về cái chết sẽ trở thành nỗi ám ảnh, trước nhất là từ hữu thức sau đó là từ vô thức, làm cho cuộc sống con người trở nên tẻ nhạt và đáng sợ.
26/06/2021(Xem: 10829)
LỜI NÓI ĐẦU Tác phẩm “Thế giới Cực Lạc” là tuyển tập các bài giảng của thầy Nhật Từ về nội dung của kinh A-di-đà. Với cách diễn tả và phân tích đơn giản và đi thẳng vào mọi vấn đề, thầy Nhật Từ đã giới thiệu về bản chất Tịnh độ Tây phương gắn liền với xã hội con người. Để có được kết quả vãng sanh Tây phương, mỗi hành giả cần hội đủ năm điều kiện tiên quyết.
25/06/2021(Xem: 7917)
Lời Nói Đầu Nam Mô Đại Từ Đại Bi Tầm Thanh Cứu Khổ Cứu Nạn Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ Tát. Kính bạch chư Tôn Đức Tăng Ni, Kính thưa quý Phật tử, Trong thời gian cả thế giới đang bị dịch Covid-19, Sa di Thông Đạo đã dày công nghiên cứu Ngũ Bách Danh - Quán Thế Âm Bồ Tát. Đến nay đã hoàn thành bằng ba ngôn ngữ khác nhau: chữ Việt Nam, chữ Anh, chữ Hán. Bất cứ nơi nào có đạo Phật, chắc chắn có tu sĩ, có Phật tử sinh hoạt chung với nhau. Theo truyền thống Bắc tông, hằng năm các chùa đều tổ chức lễ tưởng niệm Đức Quán Thế Âm Bồ Tát ba lần vào những ngày 19 tháng Hai, 19 tháng Sáu, và 19 tháng Chín Âm lịch.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]