Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm A la hán - The Worthy - Tịnh Minh Đặng Ngọc Chức

11/04/201320:24(Xem: 15251)
Phẩm A la hán - The Worthy - Tịnh Minh Đặng Ngọc Chức

Kinh Pháp Cú

Phẩm A la hán - The Worthy


Tịnh Minh Đặng Ngọc Chức

Nguồn: Thầy Tịnh Minh Đặng Ngọc Chức

Gataddhino visokassa vippamuttassa sabbadhi
Sabbaganthappahii.nassa pari.laaho na vijjati. -- 90


For him who has completed the journey,
for him who is sorrowless,
for him who from everything is wholly free,
for him who has destroyed all ties,
the fever (of passion) exists not. -- 90


90. Ai đi đường đến đích,
Diệt trừ hết ưu sầu,
Giải thoát mọi ràng buộc,
Tham dục chẳng còn đâu.


Uyyu~njanti satimanto na nikete ramanti te
Ha.msaa-va pallala.m hitvaa okamoka.m jahanti te. -- 91


The mindful exert themselves.
To no abode are they attached.
Like swans that quit their pools,
home after home they abandon (and go). -- 91


91. Ai nỗ lực chánh niệm,
Không lưu luyến nơi nào,
Như ngỗng trời rời ao,
Từ bỏ mọi chỗ trú.


Yesa.m sannicayo natthi ye pari~n~naatabhojanaa
Su~n~nato animitto ca vimokkho yesa-gocaro
Aakaase-va sakuntaana.m gati tesa.m durannayaa. -- 92


They for whom there is no accumulation,
who reflect well over their food,
who have Deliverance, which is Void and Signless,
as their object
- their course like that of birds in the air,
cannot be traced. -- 92


92. Ai từ bỏ tích lũy,
Quán tưởng khi uống ăn,
Không - vô tướng - giải thoát,
Theo hướng đó tu hành,
Như giữa trời chim lượn,
Tìm đâu ra mối manh!


Yassaasavaa parikkhii.naa aahaare ca anissito
Su~n~nato animitto ca vimokkho yassa gocaro
Aakaase-va sakuntaana.m pada.m tassa durannaya.m. -- 93


He whose corruptions are destroyed,
he who is not attached to food,
he who has Deliverance, which is Void and Signless,
as his object
- his path, like that of birds in the air,
cannot be traced. -- 93


93. Ai dứt trừ lậu hoặc,
Ăn uống chẳng tham tranh,
Không - vô tướng - giải thoát,
Theo hướng đó tu hành,
Như giữa trời chim lượn,
Tìm đâu ra mối manh!


Yass-indriyaani samatha.m gataani
Assaa yathaa saarathinaa sudantaa
Pahii.namaanassa anaasavassa
Devaa-pi tassa pihayanti taadino. -- 94


He whose senses are subdued,
like steeds well-trained by a charioteer,
he whose pride is destroyed
and is free from the corruptions,
- such a steadfast one even the gods hold dear. -- 94


94. Ai nhiếp hộ các căn,
Như chiến mã thuần thục,
Mạn trừ, lậu hoặc dứt,
Chư thiên cũng kính phục.


Pa.thavisamo no virujjhati indakhiil-uupamo taadi subbato
Rahado-va apetakaddamo sa.msaaraa na bhavanti taadino. -- 95


Like the earth a balanced
and well-disciplined person resents not.
He is comparable to an Indakhiila.
Like a pool unsullied by mud, is he;
to such a balanced one
life's wanderings do not arise. -- 95


95. Như đất không hiềm hận,
Như trụ chấn kiên trì,
Như hồ không vẩn đục,
Luân hồi hết chuyển di.


Santa.m tassa mana.m hoti santaa vaacaa ca kamma ca
Sammada~n~naa vimuttassa upasantassa taadino. -- 96


Calm is his mind, calm is his speech, calm is his action,
who, rightly knowing, is wholly freed,
perfectly peaceful, and equipoised. -- 96


96. Người tâm thường an tịnh,
Ngôn hành đều tịnh an,
Chánh trí, chơn giải thoát,
An tịnh thế hoàn toàn.


Assaddho akata~n~nuu ca sandhicchedo ca yo naro
Hataavakaaso vantaaso sa ve uttamaporiso. -- 97


The man who is not credulous,
who understands the Uncreate(Nibbaana),
who has cut off the links,
who has put an end to occasion (of good and evil),
who has all eschewed all desires,
he indeed, is a supreme man. -- 97


97. Không tin tưởng người khác,
Thông đạt lý vô sanh,
Cắt đứt mọi hệ lụy,
Triệt tiêu các mối manh,
Tận diệt mọi tham ái,
Bậc thượng sĩ tu hành.


Gaame vaa yadi vaa ra~n~ne ninne vaa yadi vaa thale
Yatthaarahanto viharanti ta.m bhuumi.m raama.neyyaka.m. -- 98


Whether in village, or in forest,
in vale or on hill,
wherever Arahants dwell,
-delightful, indeed, is that spot. -- 98


98. Làng mạc hay núi rừng,
Thung lũng hay đồi cao,
La hán trú chỗ nào,
Nơi ấy được an lạc.


Rama.niiyaani ara~n~naani yattha na ramatii jano
Viitaraagaa ramissanti na te kaamagavesino. -- 99


Delightful are the forests where worldlings delight not;
the passionless will rejoice (therein),
(for) they seek no sensual pleasures. -- 99


99. Phàm phu không ưa thích,
An trú giữa núi rừng,
Bậc ly tham vui mừng,
Vì không tìm dục lạc.

TỪ VỰNG VÀ THÀNH NGỮ ANH-VIỆT

(a): adjective; (adv): adverb; (conj): conjunction;
(n): noun; (prep): preposition; (v): verb


Verse - Kệ 90
Complete (v) : Hoàn tất.
Journey (n) : Cuộc hành trình.
Sorrowless (a) : Hết ưu sầu.
Tie (n) : Sự ràng buộc.
Fever (n) : Cơn sốt, sự xúc động.


Verse - Kệ 91
Exert oneself (v) : Tự cố gắng, nỗ lực.
Abode (n) : Nơi ở, chỗ lưu trú.
Attach (v) : Dính mắc, ràng buộc.
Swan (n) : Thiên nga, ngỗng trời.


Verse - Kệ 92
Accumulation (n) : Sự tích lũy, nghiệp tích lũy.
Reflect over (v) : Quán tưởng.
Deliverance (n) : Sự giải thoát.
Void (n) : Khoảng không, sự trống rỗng.
Singless (a) : : Không ký hiệu, không biểu hiện, vô tướng.
Course (n) : Chiều hướng, đường hướng.
Trace (v) : Tìm ra dấu vết.


Verse - Kệ 94
Subdue (v) : Hàng phục, nhiếp hộ.
Steed (n) : Chiến mã.
Charioteer (n) : Người đánh xe ngựa, xà ích.
Pride (n) : Sự kiêu mạn, sự ngã mạn.
Steadfast (a) : Kiên định, vững chắc.
Hold dear (v) : Kính phục.


Verse - Kệ 95
Balanced (a) : Thản nhiên, được thăng bằng.
Well-disciplined (a) : Chuyên trì giới luật, có giới hạnh tốt.
Resent (v) : Phẩn uất, oán hận.
To be comparable to (a) : Có thể so sánh với.
Indakhila : Trụ trời Ðế Thích.
Unsullied (a) : Không dơ bẩn.
Mud (n) : Bùn.
Wandering (n) : Sự lang thang, luân hồi.
Arise (v) : Phát sinh, hiện khởi.


Verse - Kệ 96
Wholly freed : Ðược giải thoát hoàn toàn.
Perfectly peaceful : An tịnh hoàn toàn.
Equipoised (a) : Ðược thăng bằng, định tĩnh.


Verse - Kệ 97
Credulous (a) : Dễ tin, nhẹ dạ.
The Uncreate (n) : Vô sanh, vô tác.
Cut off : Cắt dứt.
Link (n) : Mối liên lạc, chỗ liên kết.
Put an end to : Kết thúc, thủ tiêu.
Occasion (n) : Cơ hội, cơ duyên.
Vomit (v) : Nôn ra, mửa ra.


Verse - Kệ 98
Vale (n) : Thung lũng.
Dwell (v) : Trú ngụ, ở tại.
Spot (n) : Chỗ, nơi.
Arahant : A La Hán.


Verse - Kệ 99
Worldling (n) : Người trần tục, phàm phu.
Passionless (a) : Vô dục, ly tham.
Seek (v) : Tìm kiếm.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/01/2016(Xem: 10984)
Nếu người nào cho con trai, con gái, đứa ở trai, đứa ở gái hoặc người dân hay chính mình đi xuất gia, công đức ấy thật vô biên. Nếu đem so với phước báu của bố thí, dầu có được hưởng phước đến 10 đời trên cõi nhân, thiên cũng không bằng công đức cho một người đi xuất gia hay tự mình đi xuất gia. Tại sao thế? Vì phước báo bố thí chỉ có hạn định, còn phước báo xuất gia không có hạn định, nên không thể bì kịp, hoặc phước báu trì giới, hoặc phước của các vị thần tiên có đủ năm phép thần thông, cho đến phước báu cùng tột của cõi trời Phạm thiên, đem ví với phước báu của xuất gia trong Phật-Pháp cũng không sánh nổi.
07/01/2016(Xem: 8184)
THUẬT NGỮ "ĐẠT LAI LẠT MA" có những ý nghĩa khác nhau tùy theo những con người khác nhau. Đối với một số người, thuật ngữ này tuyên bố rằng tôi là một vị Phật Sống, hóa thân trên trái đất của Quán Thế Âm, một vị Bồ tát của Từ Bi. Đối với một số người khác, nó có nghĩa rằng tôi là một vị "Thánh Vương."
07/01/2016(Xem: 9894)
Chí nguyện thứ nhất của tôi trong đời sống, như một con người, là thúc đẩy những giá trị nhân bản và những phẩm chất đó của tâm linh là những nhân tố then chốt trong một cuộc sống hạnh phúc, cho dù là một cá nhân, một gia đình, hay một cộng đồng. Ngày nay, dường như đối với tôi thì chúng ta không trau dồi những phẩm chất nội tại này đầy đủ; đó là tại sao ưu tiên của tôi là phát triển chúng.
07/01/2016(Xem: 7345)
Đức Đạt Lai Lạt Ma là vị tái sanh lần thứ mười bốn thuộc dòng truyền thừa hình thành với sự hóa thân Giác Ngộ từ bi lần thứ nhất của Gendun Drup vào năm 1391. Đức Đạt Lai Lạt Ma đàm luận về những giai thoại và những thành tựu của các kiếp sống trước của ngài một cách tự nhiên cũng như ngài liên hệ đến những ký ức thời thơ ấu của ngài.
06/01/2016(Xem: 7035)
Yêu nhau yêu cả đường đi. Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng. (Tục Ngữ)
23/12/2015(Xem: 9993)
Phước báu hay phước đức là quan niệm đặc thù của Đông Phương. Đối với Tây Phương thì chỉ có gia tài, sự nghiệp, di sản để lại cho con cháu chứ không có chuyện phước báu hay phước đức. Quan niệm “phước báu hay phước đức” đã trở thành gần như đời sống tâm linh, gắn chặt với lối suy nghĩ và cuộc sống của con người Việt Nam và Trung Hoa. Người Việt Nam ta ai cũng mong cầu phước đức, lo vun trồng phước đức và rất sợ vô phúc.
19/12/2015(Xem: 8527)
Trong Muốn Tỏ Ngộ Là Một Sai Lầm Lớn, Thiền Sư Đại Hàn Sùng Sơn Khai Thị Anh ngữ, Thích Giác Nguyên chuyển tiếng Việt, Con Chó Giết Chết Triệu Châu: Thiền Sư Sùng Sơn và nhiều môn sinh khác đã từng được mời đến nhà của một thiền sinh tại miền quê êm ả thanh bình. Chủ nhà có một con chó lớn, hầu như nó thường nhìn ra ngoài cửa, vẫy đuôi mừng hoặc sủa bất cứ lúc nào nếu có ai đó đến gần nhà. Vào buổi tối, sau khi dùng bữa xong, mọi người nghỉ ngơi quanh lò sưởi, con chó đến ngồi bên cạnh ngài Sùng Sơn. Sư vuốt ve con chó và nói: Ta có một câu hỏi cho con mà tất cả các thiền sinh không thể trả lời được: Đức Phật nói rằng tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh. Nhưng khi có người hỏi con chó có Phật tánh không, thì Đại Thiền Sư Triệu Châu nói: 'Không!' Vì vậy, ta hỏi con, con có Phật tánh không? Con chó cất tiếng sủa:"Gâu! Gâu! Gâu!" Sùng Sơn nói: Con tốt hơn so với Thiền sư Triệu Châu.
18/12/2015(Xem: 16726)
Thuở xưa, đức Phật với nắm lá trong tay, hỏi chư tỳ-khưu rằng: “Số lá trong bàn tay của Như Lai, so với lá trong rừng, ở đâu nhiều hơn?” Khi chư tỳ-khưu đáp“Lá trong rừng nhiều hơn”, đức Phật bèn nói tiếp: “Cũng vậy, những thấy biết của Như Lai nhiều như lá cây trong rừng, nhưng những điều Như Lai đem ra giảng nói chỉ như nắm lá ít ỏi trong bàn tay này thôi! Tại sao vậy? Vì những điều không cần thiết, những điều không đem đến cho chúng sanh thấy khổ và diệt khổ, không đem đến giải thoát tham ưu và phiền não ở đời, Như Lai không nói, Như Lai không thuyết!”
17/12/2015(Xem: 7723)
Sau khi dự đám tang của Bác Diệu Nhụy Phan Thị Nhị từ Hannover trở về nhà, không hiểu sao đêm nay tôi luôn trằn trọc thao thức mãi không ngủ yên được. Nhìn đồng hồ thấy đã gần 4 giờ sáng. Có một lực gì vô hình và lòng thương mến đã thôi thúc tôi ngồi dậy để viết lên tâm tư tình cảm của mình trong ngày tang lễ của Bác Diệu Nhụy. Bác Diệu Nhụy ơi, trong cõi hư vô hương linh của Bác còn đâu đó. Tình cảm của hai Bác đã dành cho chúng em khoảng mấy năm trước đây Bác đã nhận và xem chúng em như những người em trong gia đình. Trước giờ ra đi Bác vẫn còn sáng suốt minh mẫn, có lẽ sự giao cảm mến thương giữa hai chị em vẫn còn đâu đây.! Tôi không sao quên được, vào lúc 11 giờ sáng ngày 28.9.2015 tại nhà quàn Babst Hannover, Đức quốc; tang lễ của Bác Diệu Nhụy được cử hành long trọng trong không khí trang nghiêm đầy ấm cúng.
17/12/2015(Xem: 13288)
Trong mùa tu gieo duyên năm nay tại chùa Viên Giác Hannover bắt đầu từ ngày 1 đến ngày 10 tháng 7 năm 2015, có chừng 50 đến 70 Phật Tử tại gia khắp nơi về tham dự. Có người tu liên tục trong 10 ngày, nhưng cũng có người chỉ tham gia trong 5 ngày miên mật cuối cùng, dưới sự hướng dẫn của Thầy Hạnh Giới, Trụ Trì chùa Viên Giác. Đạo Hữu Thông Giác là một Phật Tử tại gia đến từ Neuss, có mang theo một quyển sách thật dày của Thiền Sư Nhất Hạnh do Nắng Mới tại Đức xuất bản tặng cho tôi. Tôi thấy sách dày thì không ngán, nhưng chỉ ngán là không có thời gian. Vì lẽ, tôi hay đọc Đại Tạng Kinh, có quyển dày đến hơn 1.000 trang cũng chẳng có sao cả. Rồi tôi cứ để mặc đó, nhưng kỳ nầy trước khi đi Chicago Hoa Kỳ tham dự lễ tang của Thầy Hạnh Tuấn và đi Ấn Độ, mỗi nơi chỉ có 3 ngày và tôi lợi dụng thời gian ngồi trên máy bay hay thời gian chờ đợi ở phi trường để đọc cho xong tác phẩm nầy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]