Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm Hiền trí - The wise - Tịnh Minh Đặng Ngọc Chức

11/04/201320:24(Xem: 14843)
Phẩm Hiền trí - The wise - Tịnh Minh Đặng Ngọc Chức

Kinh Pháp Cú

Phẩm Hiền trí - The wise

Tịnh Minh Đặng Ngọc Chức

Nguồn: Thầy Tịnh Minh Đặng Ngọc Chức

Nidhii na.m-va pavattaara.m ya.m passe vajjadassina.m
Niggayhavaadi.m medhaavi.m taadisa.m pa.n.dita.m bhaje
Taadisa.m bhajamaanassa seyyo hoti na paapiyo. -- 76


Should one see a wise man,
who, like a revealer of treasure,
points out faults and reproves;
let one associate with such a wise person;
it will be better, not worse,
for him who associates with such a one. -- 76


76. Nếu gặp bậc hiền trí,
Chỉ trách điều lỗi lầm,
Hãy tha thiết kết thân,
Như người chỉ kho báu,
Kết thân người như vậy,
Không xấu, tốt hơn nhiều.


Ovadeyyanusaaseyya asabbhaa ca nivaaraye
Sata.m hi so piyo hoti asata.m hoti appiyo. -- 77


Let him advise, instruct,
and dissuade one from evil;
truly pleasing is he to the good,
displeasing is he to the bad. -- 77


77. Những ai thường khuyên dạy,
Ngăn chận tội ác sanh,
Ðược người hiền tán thành,
Bị kẻ ác ghét bỏ.


Na bhaje paapake mitte na bhaje purisaadhame
Bhajetha mitte kalyaa.ne bhajetha purisuttame. -- 78


Associate not with evil friends,
associate not with mean men;
associate with good friends,
associate with noble men. -- 78


78. Chớ thân bạn xấu ác.
Chớ thân kẻ đê hèn,
Hãy thân bạn hiền lành.
Hãy thân người cao thượng.


Dhammapiiti sukha.m seti vippasannena cetasaa
Ariyappavedite dhamme sadaa ramati pa.n.dito. -- 79


He who imbibes the Dhamma
abides in happiness with mind pacified;
the wise man ever delights in the Dhamma
revealed by the Ariyas. -- 79


79. Ai thấm nhuần chánh pháp,
Người ấy tâm an bình,
Bậc trí vui chánh pháp,
Do thánh nhơn thuyết minh.


Udaka.m hi nayanti nettikaa usukaaraa namayanti tejana.m
Daaru.m namayanti tacchakaa attaana.m damayanti pa.n.ditaa. -- 80


Irrigators lead the waters;
fletchers bend the shafts;
carpenters bend the wood;
the wise control themselves. -- 80


80. Người đem nước dẫn nước,
Tay làm tên vót tên,
Thợ mộc uốn gỗ bền,
Bậc trí tự điều phục.
Selo yathaa ekaghano vaatena na samiirati
Eva.m nindaapasa.msaasu na sami~njanti pa.n.ditaa. -- 81


As a solid rock is not shaken by the wind,
even so the wise are not ruffled
by praise or blame. -- 81


81. Như tảng đá kiên cố,
Không gió nào chuyển lay,
Bậc trí cũng thế này,
Khen chê chả dao động.


Yathaapi rahado gambhiiro vippasanno anaavilo
Eva.m dhammaani sutvaana vippasiidanti pa.n.ditaa. -- 82


Just as a deep lake is clear and still,
even so, on hearing the teachings,
the wise become exceedingly peaceful. -- 82


82. Như hồ nước sâu thẳm,
Yên lặng và trong xanh,
Bậc trí nghe giáo pháp,
Tâm thanh tịnh an lành.


Sabbattha ve sappurisaa cajanti na kaamakaamaa lapayanti santo
Sukhena phu.t.thaa atha vaa dukhena noccaavaca.m pa.n.ditaa dassayanti. -- 83


The good give up (attachment for) everything;
the saintly prattle not with sensual craving:
whether affected by happiness or by pain,
the wise show neither elation nor depression. -- 83


83. Hiền giả bỏ tất cả,
Thánh giả xả ái dục,
Khổ đau hay hạnh phúc,
Trí giả chả mừng lo.


Na attahetu na parassa hetu
Na puttamicche na dhana.m na ra.t.tha.m
Na iccheyya adhammena samiddhimattano
Sa siilavaa pa~n~navaa dhammiko siyaa. -- 84


Neither for the sake of oneself
nor for the sake of another
(does a wise person do any wrong);
he should not desire son, wealth or kingdom
(by doing wrong):
by unjust means he should not seek his own success.
Then (only) such a one is indeed virtuous,
wise and righteous. -- 84


84. Ðừng vì mình vì người,
Làm điều gì sai trái,
Ðừng mong cầu con cái,
Tài sản hay đất đai,
Bằng hành động lầm sai,
Thành công do bất chánh,
Người ấy thật đức hạnh,
Trí tuệ và chân thành.


Appakaa te manussesu ye janaa paaragaamino
Athaaya.m itaraa pajaa tiiramevaanudhaavati. -- 85


Few are there amongst men
who go Beyond;
the rest of mankind
only run about on the bank. -- 85


85. Ít người giữa nhân loại,
Ðến được bờ bên kia,
Bao nhiều người còn lại,
Quanh bờ bên này kìa!


Ye ca kho sammadakkhaate dhamme dhammaanuvattino
Te janaa paaramessanti maccudheyya.m suduttara.m. -- 86


But those who act rightly according to the teaching,
which is well expounded,
those are they who will reach the Beyond - Nibbaana -
(crossing) the realm of passions, so hard to cross. -- 86


86. Ai tu tập đúng pháp,
Ðược thuyết giảng rõ ràng,
Sẽ đạt đến Niết bàn,
Vượt cõi dục khó vượt.


Ka.nha.m dhamma.m vippahaaya sukka.m bhaavetha pa.n.dito
Okaa anoka.m aagamma viveke yattha duurama.m. -- 87


Coming from home to the homeless,
the wise man should abandon dark
and cultivate the bright. -- 87


87. Người trí bỏ pháp đen,
Tu tập pháp trắng cả,
Từ giã nhà, xuất gia,
Vui viễn ly, tịch tịnh.


Tatraabhiratimiccheyya hitvaa kaame aki~ncano
Pariyodapeyya attaana.m cittaklesehi pa.n.dito. -- 88


He should seek great delight in detachment (Nibbaana),
so hard to enjoy.
Giving up sensual pleasures, with no impediments,
the wise man should cleanse himself
of the impurities of the mind. -- 88


88. Từ bỏ mọi dục lạc,
Giải thoát hết chướng phiền,
Người trí nên trước tiên,
Thanh lọc tâm ô nhiễm.


Yesa.m sambodhia'ngesu sammaa citta.m subhaavita.m
Aadaanapa.tinissagge anupaadaaya ye rataa
Khii.naasavaa jutimanto te loke parinibbutaa. -- 89


Whose minds are well perfected
in the Factors of Enlightenment,
who, without clinging,
delight in "the giving up of grasping" (i.e., Nibbaana),
they, the corruption-free, shining ones,
have attained Nibbaana even in this world. -- 89


89. Ai chánh tâm tu tập.
Hành pháp Thất giác chi,
Từ bỏ tâm ái nhiễm,
Vui đoạn tánh chấp trì,
Sẽ thanh tịnh sáng chói,
Ðạt Niết bàn đời nay

TỪ VỰNG VÀ THÀNH NGỮ ANH-VIỆT

(a): adjective; (adv): adverb; (conj): conjunction;
(n): noun; (prep): preposition; (v): verb

Verse - Kệ 76

Indicate (v) : Chỉ cho biết.
Point out (v) : Chỉ ra.
Reprove (v) : Mắng trách.

Verse - Kệ 77

Advise (v) : Khuyên răn.
Instruct (v) : Dạy bảo, chỉ dẫn.
Dissuade (v) : Can gián
Displease (v) : Làm trái ý, gây bất mãn.

Verse - Kệ 78

Mean (a) : Hèn hạ, bần tiện, hẹp hòi.

Verse - Kệ 79

Imbibe (v) : Hấp thụ, thấm nhuần.
Tranquil (a) : Thanh bình, yên tĩnh.
Reveal (v) : Trình bày, hiển lộ.

Verse - Kệ 80

Irrigator (n) : Người đem nước vào ruộng.
Fashion (v) : Tạo mẫu, khuôn rập theo.
Shaft (n) : Mũi tên.
Carpenter (n) : Thợ mộc.
Bend (v) : Uốn cong.
Control oneself (v) : Tự điều phục, tự kềm chế.

Verse - Kệ 81

Solid (a) : Rắn chắc, chắc đặc.
Shake (v) : Lay lắc, rung chuyển.
Perturb (v) : Gây xáo trộn, làm dao động.
Amidst (prep.) : Ở giữa.
Praise (n) : Sự ca ngợi, sự tán dương.
Blame (n) : Sự khiển trách.

Verse - Kệ 82

Lake (n) : Cái hồ.
Still (a) : Yên tĩnh.
Exceedingly (adv) : Vượt bực, thái quá.

Verse - Kệ 83

Give up (v) : Từ bỏ.
Attachment (n) : Sự ràng buộc, dính mắc.
Saintly (a) : Thánh thiện.
Prattle (v) : Nói bập bẹ như trẻ con.
Craving (n) : Sự ham muốn, thèm khát.
Elation (n) : Sự hân hoan, mừng rỡ.
Depression (n) : Sự buồn lo.

Verse - Kệ 84

For the sake of : Vì.
Wealth (n) : Của cải, tài sản.
Kingdom (n) : Vương quốc.
Unjust (a) : Bất công, phi lý.
Means (n) : Phương tiện.
Success (n) : Sự thành công.
Virtuous (a) : Có đức hạnh.
Righteous (a) : Ngay thẳng, chính trực.

Verse - Kệ 85

Rest (n) : Phần còn lại.
Mankind (n) : Nhân loại.
Bank : Bờ (sông, ruộng)

Verse - Kệ 86

According to (adv) : Theo, tùy theo.
Expound (v) : Giải thích, thuyết giảng.
Reach (v) : Tới, đến.
Realm (n) : Lãnh vực, địa hạt.

Verse - Kệ 87

States (n) : Trạng thái, các pháp.
Bright (a) : Tươi sáng, rạng rỡ.

Verse - Kệ 88

Impediment (n) : Chướng ngại.
Cleanse oneself of sth. : Tự thanh tẩy, tự gột rửa.
Defilement (n ) : Sự ô nhiễm.

Verse - Kệ 89

To be well perfected : Ðược rèn luyện thuần thục.
Factors of enlightenment : Các yếu tố giác ngộ, thất giác chi.
Cling (v) : Bám víu, nhiễm trước
Delight (n) : Sự vui sướng, sự thích thú.
Grasp (v) : Nắm chắc, chấp chặt.
Corruption (n) : Sự hối lộ, sự tham nhũng, lậu hoặc.
Attain (v) : Ðạt đến, chứng đạt.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/09/2010(Xem: 9689)
Nghèo khó và thịnh vượng là hai điều kiện khác nhau trong số những sự thực của cuộc sống. Bạn, tôi và những người còn lại trong thế giới này rơi vào một trong hai điều kiện ấy. Chúng ta có thể giàu hay nghèo về phương diện của cải vật chất hay phương diện tâm linh. Rõ ràng hai cụm từ này, “nghèo khó” và “thịnh vượng”, có những ngữ nghĩa khác nhau. Trước khi bàn đến những quan điểm của Phật giáo về sự nghèo khó và thịnh vượng, chúng ta cần biết chính xác về ý nghĩa của hai thuật ngữ này.
24/09/2010(Xem: 8033)
Người tham muốn ngủ nghỉ nhiều, thì quá nửa đời mình lẩn quẩn trên chiếc giường, bộ ván; ăn xong lại nghỉ chuyện đi nằm chẳng muốn làm gì hết, khi ngủ xong lại muốn ngủ nữa giống như các loài heo vậy đó, mất cả tự chủ và thể diện của mình. Con người vì không biết rõ thực tướng của vạn vật nên si mê chấp thân tâm làm ngã rồi dẫn đến chiếm hữu, lười biếng, ăn không ngồi rồi. Loài heo vì tham ăn ngon, ngủ kỹ nên mới bị đọa lạc như thế, tối ngày chỉ biết ăn rồi ngủ, ngủ dậy rồi ăn, chẳng biết làm gì.
23/09/2010(Xem: 12439)
Nghi lễ sẽ tạo thành không khí lễ nghĩa, làm cho con người có tập quán đạo đức hướng về điều tốt điều phải một cách tự nhiên. Ở chỗ có mồ mả thì có cái không khí bi ai...
22/09/2010(Xem: 14199)
Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ.Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất thiết tưởng không ai khác hơn làđức Bồ tát Quan Thế Âm, hay Mẹ hiền Quan Âm. Vì vị Bồ tát này có đầy đủ phẩmchất của một người mẹ trong tất cả những người mẹ. Hình như trong mọi trái timcủa những người con Phật thuần thành nhất là giới Phật tử bình dân không ai làkhông không có hình ảnh đáng tôn kính của vị Bồ tát giàu lòng bi mẫn này...
22/09/2010(Xem: 12651)
Cuộchành trình miên viễn của kiếp sống trầm luân sáu nẻo luân hồi đã thôithúc rất nhiều người đi tìm những phương pháp để thoát ly khổ não. Hạnh phúc và khổ đau là hai thực trạng của cuộc sống mà con người luôn đề cập tới. Nhưng để biết được hạnh phúc là gì thì con người phải trực nhận ra được bản chất của khổ đau như thế nào rồi mới bàn tới phương pháp giải quyết khổ đau... Sau khi nhận lời thỉnh cầu của Phạm thiên, đức Phật dùng tri kiến thanh tịnh quan sát khắp cả thế giới. Bằng tuệ nhãn, Ngài thấy chúng sanh có nhiều căn tánh bất đồng...
22/09/2010(Xem: 14433)
Ngàynay,lễ Tự tứ không còn đơn thuần mang dấu ấn lớn dành cho chư Tăngtrong giới thiền môn sau ba tháng An cư kiết hạ hàng năm, mà nó đã thựcsự tác động mạnh vào đời sống đạo đức xã hội trong việc xây dựng nếpsống an lạc, hạnh phúc cho con người. Bởi vì, suy cho cùng thì giá trịcủa lễ Tự tứ là sự thể hiện việc quyết định nỗ lực hoàn thiện nhâncách, thăng chứng tâm linh và khai mở trí tuệ đối với mỗi cá nhân conngười trong cuộc sống vốn biến động không ngừng... Nguyên tắc của Tự tứ là phải thanh tịnh hòa hợp, do đó mọi hành giả trong buổi lễ này đều khởi lòng tự tín với chính mình và các vị đồng phạm hạnh khác.
22/09/2010(Xem: 12482)
Trongtấtcả mọi giá trị có mặt ở đời, thì giá trị giải thoát khổ đau làtối thượng nhất, mọi giá trị khác nếu có mặt thì cũng xoay xung quanhtrục giá trị thật này. Vu lan là ngày lễ khiến mỗi người, dù xuất giahay tại gia đều hướng tâm nguyện cầu, thực thi hạnh nguyện giải thoát.Từ điểm nhìn này, thông điệp giải thoát của lễ Vu lan đem lại có nhữngý nghĩa, giá trị cao quý mà ngày nay mọi người thường hay tâm niệm đến... Giá trị giải thoát đầu tiên cần đề cập đến là từ khi đạo Phật được thể nhập vào đời sống văn hóa nước ta thì lễ Vu lan của đạo Phật trở thành lễ hội truyền thống...
22/09/2010(Xem: 6994)
Bất cứ một việc làm gì, khi nhìn kết quả của sự việc, ta sẽ biết nguyên nhơn của việc ấy và ngược lại, nếu muốn biết kết quả của một việc xảy ra cho được tốt đẹp...
21/09/2010(Xem: 7794)
Gần đây, do có nhiều hình ảnh về Mạn Đà La chụp được trong các cuộc lễ cungnghinh Phật Ngọc cầu nguyện hòa bình thế giới tại các chùa ở hải ngoại và được đăng trên một số trang mạng điện tử toàn cầu, cũng như được phổ biến qua thư điện tử, có vị đã viết bài chỉ trích cho rằng đó là “hiện tượng mê tín không nên truyền bá,” đã làm một số Phật tử hoang mang không biết đâu là thật đâu là giả.
21/09/2010(Xem: 9888)
Sợ hãi và lo âu sinh ra bởi sự tưởng tượng của đầu óc bị tác động bởi ngoại cảnh. Cuộc đời là một bức tranh di động, mọi vật đều thường xuyên thay đổi, không có vật gì trên thế gian này đứng yên vĩnh viễn. Những người trẻ trung khỏe mạnh sợ phải chết sớm. Những kẻ già yếu sợ sống lâu. Hạng người trung niên mong muốn được an vui quanh năm. Những điều hân hoan thích thú qua nhanh. Những việc không vui thường tạo ra sự âu lo lâu dài. Những cảm giác làm cho đời sống thăng trầm theo cái bản ngã hư huyễn, giống như con rối múa theo sợi dây.*** Đức Phật đã dạy: " Tham muốn sinh ra lo âu Tham muốn sinh ra sợ hãi, Ai dứt sạch tham muốn Không còn lo âu sợ hãi "
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]