Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Stress và giá trị của tĩnh lặng

01/04/201317:19(Xem: 5839)
Stress và giá trị của tĩnh lặng

 

STRESS VÀ GIÁ TRỊ CỦA TĨNH LẶNG

MAHATHERA PIYADASSI

HUYỀN CƯƠNG dịch

* Căng thẳng tâm lý (stress) mang tính xã hội là sản phẩm lối sống hiện tại.

Thế giới ngày nay không còn là thế giới của nửa thế kỷ đã qua. Những quan niệm về tốt - xấu đang nhanh chóng đổi thay, những ứng xử tinh thần đang trên đà chuyển biến và quan niệm chung về cuộc sống của con người cũng khác trước nhiều.

Chúng ta đang sống trong thời đại của sự ồ ạt và mau lẹ, sức ép có mặt ở khắp mọi nơi. Nếu bạn đứng một góc phố đông đúc và quan sát lần lượt khuôn mặt từng người đang cuống cuồng, hấp tấp qua lại, bạn sẽ nhận thấy hầu hết họ đều có vẻ bồn chồn; họ mang theo mình một không khí quá căng thẳng về mặt tâm lý (stress). Phần lớn họ là những bức tranh của sự vội vã và lo âu. Rất hiếm khi bạn thấy trên các khuôn mặt này một hình ảnh êm ả, thoải mái và thảnh thơi. Cuộc sống hiện đại là như thế đó.

Thế giới của ngày hôm nay mang đặc trưng của sự dồn đẩy quá đáng, dẫn đến những quyết định chớp nhoáng và những hành động thiếu thận trọng. Một số người la hét trong khi họ có thể nói với giọng bình thường, những người khác thì cất cao giọng một cách kích động, nói từng đợt dài, để rồi kết thúc câu chuyện hầu như kiệt sức. Theo ý kiến của các nhà tâm lý học trên thế giới thì bất kỳ loại kích động nào cũng đều gây ra căng thẳng tâm lý, và sự quá căng thẳng tâm lý sẽ làm tăng tốc các quá trình trong cơ thể. Không hiếm trường hợp một người đang lái xe bị kích động đã nhìn đèn giao thông màu vàng thành màu xanh. Một người đang sốt ruột nhìn một sự việc không quan trọng cũng trở thành như là một cơn khủng hoảng hoặc một mối đe dọa. Kết quả là con người luôn luôn lo âu và đau khổ.

Một điểm nổi bật khác của thế giới hiện đại là sự huyên náo của nó. Người ta thường nói rằng: "Âm nhạc làm say lòng người"; nhưng đối với nhiều người ngày nay, âm nhạc sẽ không đủ gây khoái cảm nếu nó không sôi động. Đối với họ, âm nhạc phải tạo ra những tiếng động inh ỏi hơn, ầm ỹ hơn. Những người sống trong các thành phố lớn không có thì giờ để nghĩ về sự huyên náo, bởi vì họ đã tập quen và thích nghi với nó. Sự náo động, sự quá căng thẳng tâm lý và sự quá gắng sức này sẽ gây nhiều tổn thương và bệnh tật - các bệnh tim mạch, bệnh ung thư, bệnh viêm loét, bệnh căng thẳng thần kinh, suy kiệt tiềm năng và rối loạn cảm xúc - đều là sản phẩm của cuộc sống hiện đại.

Tình trạng suy nhược thần kinh của chúng ta đang gia tăng theo đà tăng tốc của cuộc sống. Cuối ngày làm việc, người ta thường trở về nhà với trạng thái thần kinh đầy bực bội. Hậu quả là sự tập trung chú ý của họ bị suy yếu, hiệu suất của tâm trí và của thể xác đều giảm. Con người trở nên dễ bị kích động, hay bới móc và dể lao vào cãi lộn. Dần dà anh ta sẽ có những kinh nghiệm nội tâm bệnh hoạn, và trở nên nhức nhối, đau đớn và khổ sở vì huyết áp cao và mất ngủ. Những triệu chứng suy nhược thần kinh đó chỉ ra rằng tâm trí và thể xác của con người hiện đại cần phải được nghĩ ngơi - một sự nghĩ ngơi chất lượng cao.

Chúng ta hãy luôn nhớ rằng một chúc tạm lánh, một cách rút tâm trí ra khỏi nỗi bận rộn của cuộc đời, là điều cần thiết để vệ sinh tinh thần. Vào bất kỳ lúc nào bạn có cơ hội, bạn hãy thử rời xa thành phố và đắm mình trong sự suy tư lặng lẽ, mà người ta thường gọi nó là yoga, là sự tập trung suy nghĩ, hoặc là thiền định. Bạn hãy tập quan sát sự yên lặng. Sự yên lặng rất có ý nghĩa đối với chúng ta. Thật là sai lầm khi nghĩ rằng chỉ những ai ầm ĩ, lắm điều, nhiều việc mới là người có quyền lực. Yên lặng là vàng, và chúng ta chỉ nên nói nếu như chúng ta có thể làm tốt hơn sự yên lặng. Năng lực sáng tạo vĩ đại nhất bắt nguồn từ trong yên lặng. Quan sát sự yên lặng là điều hết sức quan trọng. Chúng ta làm việc đó trong lúc thiền định của chúng ta. Bạn hãy lắng nghe những lời sau đây của Đức Phật: "Này các đệ tử, chỉ có hai điều nên làm khi các ông tụ họp với nhau, đó là: "im lặng như chánh pháp nói năng như chánh pháp".

* Giá trị của vắng lặng

Những người đã quá quen với sự náo động nói rằng họ cảm thấy lẽ loi và lúng túng nếu như họ không nói. Nhưng nếu chúng ta tập cho mình một kỹ xảo rèn luyện sự yên lặng, chúng ta sẽ học được nó.

Hãy bước đi một cách điềm tĩnh giữa nơi huyên náo và hối hả, và đinh ninh rằng có một trạng thái êm đềm trong sự yên lặng. Chúng ta cần phải dành thời giờ nhàn rỗi để rút vào chỗ riêng tìm kiếm sự yên lặng. Chúng ta phải, ngay bây giờ và sau này nữa, thoát ra khỏi sự chuyển động, để còn lại là trạng thái im lìm. Đó chính là hình thái êm đềm của sự sống. Chỉ mình ta với ta thôi, ta sẽ kinh nghiệm được giá trị của sự suy tư lặng lẽ, ta làm một cuộc du hành vào bên trong. Khi ta lui về với sự yên lặng, ta hoàn toàn một mình thấy được chính ta như thật ta là, và rồi ta có thể học được cách vượt qua những nhược điểm và những giới hạn trong sự trãi nghiệm bình thường.

Thời gian dành để một mình suy tư trong vắng lặng không hề lãng phí đâu; nó gián tiếp củng cố tính cách con người. Thật là bổ ích cho công việc hàng ngày và sự tiến bộ của chúng ta, nếu như chúng ta có thể tìm được thời gian để dứt mình ra khỏi nếp sống thường lệ và dành một hoặc hai ngày cho việc suy tư lặng lẽ. Đây chắc chắn không phải là trốn chạy hoặc lười nhác, mà là cách tốt nhất để củng cố tâm trí chúng ta. Đây là quá trình nội tâm rất có ích; chính nhờ việc khảo sát ý nghĩ và cảm giác của mình mà chúng ta có thể dò tìm vào ý nghĩa bên trong của các sự vật và phát hiện những sức mạnh bên trong của chúng.

Con người hiện đại rất khát khao sự vắng lặng. Một lát vắng lặng mỗi ngày, một lúc ẩn lánh ngắn ngủi, một chốc tách lìa khỏi "đám đông điên loạn", là hết sức cần thiết để lấy lại được thăng bằng cho tâm trí vốn đã bị rối bời bởi dòng chảy ồ ạt và mau lẹ, bởi những tiếng động ầm ầm và hỗn loạn, rền vang và chát chúa của lối sống hiện đại. Chính là ở trong và thông qua sự vắng lặng mà tâm trí con ngừơi có thêm sức mạnh và quyền lực.

Con người hiện đại mải cầu tìm hạnh phúc ở bên ngoài mình thay vì kiếm nó ngay bên trong, vì vậy anh ta đã đặt thế giới bên ngoài dưới sự thống trị của anh ta. Dường như khoa học và công nghệ hứa hẹn rằng chúng có thể biến thế giới này thành thiên đàng. Ngày nay có những công trình đang được tiến hành theo hướng cải tạo thế giới bên ngoài. Các nhà khoa học đang theo đuổi những cuộc thí nghiệm với nghị lực và quyết tâm không hề suy chuyển. Sự cố gắng của con người để làm sáng tỏ những bí mật ẩn dấu trong thiên nhiên vẫn tiếp diễn không hề giảm sút; những phát minh và phương pháp truyền thông mới đã tạo nên những kết quả bất ngờ. Cho dù những cải tiến này đem lại lợi ích của chúng, chúng vẫn chỉ hoàn toàn là vật chất và ở bên ngoài. Dẫu rằng có được tất cả những thứ đó, con người vẫn chưa thể kiểm soát và chế ngự được tâm trí của mình. Vì thế, với tất cả những tiến bộ khoa học của mình, con người vẫn không hề cảm thấy thảnh thơi, vẫn cứ lo âu và căng thẳng.

Con người đang tìm kiếm những giải pháp cho nhiều vấn đề của họ một cách vô hiệu, bởi vì ngay cách tiếp cận và phương pháp của họ đã là sai lầm. Họ nghĩ rằng mọi vấn đề có thể giải quyết được từ bên ngoài; tuy nhiên , hầu hết các vấn đề lại là ở bên trong. Chúng nẩy sinh ra từ thế giới bên trong, và do đó giải pháp cũng cần tìm ở bên trong.

Những người quan tâm đến việc bảo vệ môi trường đã lên tiếng đối với sự nhiễm bẩn không khí, nước biển và đất liền. Nhưng đối với sư5 nhiễm bẫn tâm trí chúng ta thì sao? Chúng ta có quan tâm một cách công bằng đối với việc giữ gìn và làm sạch tâm trí chúng ta không? Đức Phật đã chỉ ra điều đó: "Tâm trí con người đã nhiễm bẩn từ lâu do tính tham đắm, lòng hận thù và thói huyển tưởng(mê lầm). Sự nhiểm bẩn tâm trí làm chúng sinh không lành mạnh; lắng lọc tâm trí sẽ làm cho họ trong sạch". Lối sống của người theo Phật là một quá trình quyết liệt làm trong sạch hành động, lời nói và ý nghĩ của anh ta. Đó là sự phát triển và lắng lọc chính mình, dần dần dẫn đến nhận rõ chính mình. Điều quan trọng là ở những kết quả trong thực hành, chứkhông phải là suy luận triết học hoặc trừu tượng logic. Do đó hãy thực tập một chúc thiền định trong mỗi ngày, giống như việc làm của con gà mái đối với những quả trứng của nó, thay cho việc chúng ta dành hầu hết thời gian để hành động theo kiểu con sóc guồng chân trong một chiếc lồng quay.

Thiền định không phải là ba&&slash;i thực tập của hôm nay hoặc hôm qua. Từ thuở rất xa xưa, con người đã thực hành thiền định theo các cách khác nhau. Những nhà yoga, những vị thánh và những bậc giác ngộ của mọi thời đại đều đã theo con đường thiền định và mọi thành tựu của họ đều được coi là nhờ ở thiền định. Chưa từng bao giờ và sẽ chẳng bao giờ có bất kỳ sự phát triển hoặc sự lắng lọc tâm trí nào mà không thông qua thiền định. Thiền định chính là phương tiện mà nhờ nó, Sĩ Đạt Tha Cổ Đàm, bậc Đại Giác (Phật), đã đạt tới sự tỉnh thức cao nhất.

Thiền định không chỉ là riêng cho nước Ấn Độ hoặc cho thời Phật còn tại thế, mà là cho tất cả mọi người, mọi thời đại và mọi nơi. Những khác biệt về chủng tộc và tôn giáo, những hạn chế về thời gian và không gian đều không ảnh hưởng đến việc thực tập thiền định.

Mọi tôn giáo đều dạy một loại nào đó của thiền định hoặc của sự đào luyện tâm trí để phát triển nội tâm. Nó có thể là hình thái nguyện cầu lặng lẽ, tụng đọc một mình hoặc tập thể một vài cuốn kinh, hoặc tập trung tâm trí vào một vật, một con người hoặc một tư tưởng thiêng liêng nào đó. Và người ta tin rằng những bài tập tâm trí đó, đến lượt mình, sẽ cho khả năng trong suy tư thấy được ảnh tượng các vị thánh hoặc đấng thiêng liêng, nói chuyện với các vị ấy, hoặc nghe giọng nói, hoặc là diễn ra một vài sự kiện huyền bí. Người ta không thể nói chắc được rằng những hiện tượng đó là những huyền ảnh, tưởng tượng, ảo giác hay chỉ là sự phóng chiếu của tiềm thức hoặc của những hiện tượng có thật. Tâm trí là một sức mạnh vô hình có thể tạo ra tất cả những hiện tượng như thế.

"Một số nhà Yoga và nhà huyền học đã mê mẫn với việc xuất hồn đến nổi nó đã trở thành một thứ thuốc gây mê và họ không còn cảm giác gì cả". Chúng ta đã hiểu những người trong tư thế "thiền định" này, họ đã rơi vào một thứ hôn mê và có vẻ như đắm mình trong suy nghĩ. Chứng kiến sự kiện như vậy, những người khác tưởng lầm rằng đó là một thứ đào luyện tâm trí (bhãvanã: thiền định).

Kinh sách Phật giáo dạy chúng ta rằng nhờ vào sâu thiền định (jhãna: nhập định), thông qua việc phát triển các năng lực tinh thần, con người có thể đạt tới những sức mạnh tâm linh. Nhưng điều hết sức quan trọng phải luôn ghi nhớ là việc vào sâu thiền định của Phật không phải là trạng thái tự thôi miên, hôn mê và vô thức, mà là một trạng thái lắng lọc tâm trí; ở đó, mọi nỗi đam mê và mọi cơn bốc đồng đều bị chế ngự và dịu xuống đến mức mà tâm trí trở thành phẳng lặng, tự chủ và đi vào một trạng thái ý thức rõ ràng và tập trung tư tưởng.

Thật là thú vị khi biết rằng các hiện tượng này đã được ít nhiều thừa nhận thông qua việc nghiên cứu gần đây trong ngành siêu tâm lý học (nghiên cứu các hiện tượng thần kinh ngoài các hiện tượng tâm lý thông thường - nd). Sự quan tâm đến chủ đề về ngoại cảm, trong tâm lý học thực nghiệm, đang gia tăng một cách chập chạp và những kết quả thu được dường như vượt ra ngoài những hiểu biết thông thường. Dẫu sao những cái đó chỉ là những sản phẩm phụ có ý nghĩa thứ yếu khi so sánh với việc giải thoát cuối cùng của con người, tháo gỡ con người ra khỏi những trói buộc, những xiềng xích trong tâm trí. Đôi khi việc xuất hiện nhưng sự kiện lạ thường (trong tâm trí - nd) lại có tác dụng như là một loại xiềng xích và làm chậm quá trình nhận thức và sự giác ngộ (của người tu tập - nd).

Việc đào luyện tâm trí dạy trong đạo Phật chẳng nhằm tới sự hợp nhất với bất kì một đấng chí tôn nào,chẳng nhằm mang lại những kinh nghiệm thần bí, cũng chẳng vì một sự tự thôi miên nào cả. Việc đào luyện tâm trí (thiền định) của đạo Phật chỉ nhằm tăng thêm sự yên ổn trong lòng (samatha:định) và khả năng thấu hiểu bản chất của sự vật (Vipassanã: Minh sát tuệ), vì một mụch đích duy nhất là đạt tới sự giải thoát không thể lay chuyển (bất thoái chuyển: hoàn toàn-nd) của tâm trí (akuppã ceto vimutti) mà thôi. Đó là điều bảo đảm cao nhất thoát khỏi sự dính mắc,đặng diệt trừ hoàn toàn những nhiễm bẩn trong tâm trí. Rất có thể không với ngay tới được đỉnh cao là sự giải thoát không thể lay chuyển của tâm trí như thế, nhưng thất bại không phải là vấn đề đáng quan tâm bằng việc chúng ta có chân thành và trong sáng trong động cơ của chúng ta hay không. Chúng ta hãy cố gắng lên, chớ nao núng. Cố gắng thêm và cố gắng nữa là điều đáng quý biết chừng nào. Vài ngày nữa, nếu không cũng chỉ trong cuộc đời này thôi, chúng ta có thể với tới đỉnh cao nhất, nơi mà những người thật sự nổ lực đã đạt tới.

Ngay cả nếu như chúng ta không đạt tới sự tỉnh thức hoàn toàn, chúng ta cũng chắc chắn rằng sẽ được đền đáp cho nỗ lực của chúng ta. Một xã hội vận động quá mau lẹ rất cần một chút thiền định để giải tỏa những sức ép và sự quá căng thẳng tâm lý và để chịu đựng được những nỗi thăng trầm của cuộc đời. Nhờ đào luyện tâm trí, ta có thể vượt qua được hầu hết những vấn đề tâm lý hoặc tâm thể (tâm trí và thể xác-nd), những bối rối lo âu, những nỗi xúc động, những cơn bốc đồng, và có thêm sự yên ổn, êm đềm trong tâm trí ta.

* Thiền định và thực tại

Như đã biết, một số bệnh tâm thể cũng có thể được chữa trị nhờ thiền định. Chúng ta có thể dùng phép đào luyện tâm trí để chữa trị những căn bệnh về cảm xúc và do quá căng thẳng tâm lý (stress), cũng như để cắt cơn nghiện vật vã đối với ma túy. Thiền định,thư giãn và các loại liệu pháp tinh thần khác có thể được dùng một cách có ích trong việc chữa trị các bệnh lâu năm.

Thiền định là một cách sống, một đường lối sống đầy đủ, chứ không chỉ là một hoạt động bộ phận. Nó nhằm phát triển con người như là một tổng thể. Hãy phấn đấu vì sự tốt đẹp tột cùng ngay bây giờ và tại chỗ này, chứ không phải chờ đến một thời kì hoàng kim nào đó cả. Bằng cách khai mở những sức mạnh tuyệt vời của tâm trí, không có lẽ là ta không thể đạt tới điều mà ta thật lòng mong muốn trong cuộc đời.

Thiền định là một hiện tượng đặc biệt của con người, và do đó, nó nên được ứng xử từ một cách nhìn thuộc về con người với những tình cảm và sự hiểu biết của con người.Những vấn đề của con người và các giải pháp của chúng về cơ bản là có tính chất tâm lý. Thiền định đúng đắn là thuyết thần bí ưéo ta lìa xa thực tại, thì phép đào luyện tâm trí (thiền định) lại đưa ta trở về với thực tại. Vì qua thiền định đúng đắn ta có thể mặt đối mặt nhìn rõ được chân tướng của những huyền tưởng và ảo giác của chính mình. Điều đó dẫn đến một sự chuyển biến hoàn toàn trong nhân cách của ta . Quên đi còn hơn là nhớ biết quá nhiều. Ta phải buông bỏ nhiều điều mà ta đã học được và đã ôm giữ một cách đắc ý một khi ta nhận ra rằng chính chúng là những vật cản và những ám ảnh.

Tất cả những vấn đề về tâm lý đều bắt nguồn từ ngu dốt, từ huyền tưởng. Ngu dốt là điều tệ hại nhất (avijja paramam malam). Ti1nh tham đắm, lòng hận thù, thói kiêu ngạo và nhiều nhiễm bẩn khác nữa của ta là bạn đồng hành khăng khít của ngu dốt. Những biện pháp giải quyết phải được tìm chính ở những vấn đề cần giải quyết, và bởi thế ta không nên lẩn tránh những vấn đề đó. Hãy phân tích sâu sắc và xem xét thật kỹ lưỡng những vấn đề tâm lý này, bạn sẽ thấy rằng chúng toàn là những vấn đề thuộc về con người; do đó đừng nên gán cho chúng những nguyên nhân không phải con người (bên ngoài con người-nd). Những vấn đề thực tế của ta chỉ có thể được giải quyết bằng cách loại bỏ những huyễn tưởng , nhữnh ý niệm sai lầm (vọng niệm-nd) và làm sao cho cuộc sống của ta hòa hợp với thực tại. Điều này chỉ có thể thực hiện được thông qua quá trình đào luyện tâm trí (thiền định) mà thôi.

(dịch từ "The Spectrum of Buddhism" Plyadassi)

(1) Nhan đề và các tiểu mục là của người dịch



---o0o---

Trình bày: Linh Thoại

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/04/2013(Xem: 9619)
Tổ Sư Thiền này là do đường lối chánh thức của Tổ Sư truyền xuống, gọi là tham thiền. Tham thiền không phải là ngồi thiền, ngồi thiền cũng không phải là tham thiền. Nhiều người lầm tưởng rằng ngồi thiền tức tham thiền kỳ thực tham thiền không cần ngồi cũng được.
22/04/2013(Xem: 18399)
Bộ sách này có thể gọi là kinh "Khóa Hư" vì là cả một đời thực nghiệm về chân lý sinh tồn của tác giả. Tác giả là một vị vua khai sáng ra triều đại nhà Trần, oanh liệt nhất trong lịch sử dân tộc, ba phen đánh đuổi quân xâm lăng Mông Nguyên, từng chinh phục thế giới từ Á sang Âu "đi đến đâu cỏ không mọc lên được".
21/04/2013(Xem: 6711)
Gần đây, tôi có nhận được một điện thư của người bạn liên quan đến hai tiếng “thầy chùa.” Trong bài viết này, tôi muốn chia sẻ bức điện thư và một góc nhìn (có thể chủ quan) về câu chuyện “thầy chùa” với bạn đọc Văn Hóa Phật Giáo. Vì bức điện thư khá dài, tôi xin phép tác giả được cắt bớt một số đoạn mà tôi nghĩ sẽ không làm sai lạc ý nghĩa của bức điện thư. Tôi cũng xin giữ nguyên “văn phong điện thư” của bức thư, chỉ thay tên người bằng XYZ.
17/04/2013(Xem: 6755)
Trước hết, con xin đê đầu đảnh lễ Đại Tăng. Con xin nương nhờ pháp lực thanh tịnh hòa hợp của Đại Tăng để thi hành lệnh của Tăng sai góp phần nhỏ bé trong sinh hoạt của Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại nhân Ngày Về Nguồn lần thứ 2. Con xin cung thỉnh chư tôn Trưởng Lão, chư Hòa Thượng, chư Thượng Tọa cao lạp chứng minh và hộ niệm cho. Bài thuyết trình hôm nay của con đúng ra là một bài trình bày về một số suy tư và cảm nghĩ của con trong vai trò là một tăng sĩ Phật Giáo Việt Nam đang hành đạo tại hải ngoại, đặc biệt để chia xẻ với quý Thầy Cô trẻ hầu góp phần sách tấn lẫn nhau. Kính mong Đại Tăng từ mẫn cố, đại từ mẫn cố.
16/04/2013(Xem: 6813)
Các chứng từ ở nơi làm việc - chức vụ, bằng cấp, trình độ chuyên môn, các biểu tượng của địa vị và quyền thế - đôi khi có thể giúp công việc được suôn sẻ, đôi khi lại cản trở nó. Chúng ta tin bác sĩ vì họ đã tốt nghiệp trường y khoa, có danh hiệu là bác sĩ. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể nghi ngờ các vị bác sĩ, những người có vẻ xa cách, không sẵn sàng
12/04/2013(Xem: 16196)
Tu Tuệ là cách tu tập bằng thiền định phân giải, tức hướng vào mục tiêu phát huy sự hiểu biết, một sự hiểu biết siêu nhiên về bản chất đích thực của mọi vật thể và mọi biến cố...
11/04/2013(Xem: 7828)
Mùa thu lại về. Thu về với người tha hương. Thu về trong tiếng kêu thương nghẹn ngào của người con nước Việt đang hồi vận nước nghiệp dân bất hạnh viễn xứ. Thu về mặt nước hồ trong, lá vàng lác đác nhẹ rơi. Người con hiếu thảo chạnh lòng nhớ nghĩ đến mẹ cha. Tính đến nay, tôi đã trải hơn mười một mùa thu tha hương lá đổ.
11/04/2013(Xem: 20891)
Bao giờ chúng sanh còn đau khổ còn sanh tử luân hồi, thì lòng từ ứng hiện của Bồ Tát Quán Âm vẫn biến hiện mãi mãi để cứu độ dẫn dắt chúng sanh ra khỏi luân hồi đau khổ.
11/04/2013(Xem: 15408)
Bồ Tát Hạnh, bài giảng của Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng (Giảng tại Khóa An Cư 2011, tổ chức tại Tu Viện Quảng Đức
11/04/2013(Xem: 36348)
Mùa an cư năm nay hai chú Sa Di Viên Từ và Minh Hạnh được phân công cúang cháo thí thực buổi chiều; nhiều Phật tử thắc mắc tại sao phải cúng cháo mà không cúng cơm hay cúng món gì khác; nên bài viết ngắn này hy vọng sẽ giải thích đôi điều về lễ nghi đặc biệt này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]