Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tám pháp thế gian

01/04/201314:57(Xem: 6029)
Tám pháp thế gian

Tám pháp thế gian

Bình Anson

---*---

Bài nầy viết dựa theo tập sách "The Eight Worldly Conditions", do Hòa thượng Nàrada viết năm 1970, và bác Phạm Kim Khánh dịch năm 1972 với tựa đề "Những Bước Thăng Trầm".

*

Biên tập nội dung: Tỳ kheo Thích Nguyên Tạng
Xin gởi bài mới và ý kiến đóng góp đến ban biên tập qua địa chỉ:
[email protected]

Tiếng Pali của "tám pháp thế gian" là "atthalokadhamma". "Attha"là tám, "loka"là thế gian, và "dhamma"là pháp. Atthalokadhammacòn được dịch là Bát Pháp, hay Bát Phong, là tám ngọn gió làm rung chuyển thế gian. Đó là: được (làbha) và mất (alàbha), danh thơm (yasa) và tiếng xấu (ayasa), ca tụng (pasamsà) và khiển trách (nindà), hạnh phúc (sukha) và đau khổ (dukkha).

Trong kinh "Tùy Chuyển Thế Giới", Tăng Chi Bộ, Chương Tám Pháp, Đức Phật dạy:

Này các Tỳ-khưu, có tám pháp thế gian làm tùy chuyển thế giới. Thế nào là tám? Đó là: lợi dưỡng và không lợi dưỡng, danh vọng và không danh vọng, tán thán và chỉ trích, an lạc và đau khổ.

Sau đó, Ngài nói lên bài kệ:

Lợi dưỡng, không lợi dưỡng,
Danh vọng, không danh vọng
Tán thán và chỉ trích
An lạc và đau khổ

Những pháp này vô thường
Không thường hằng, biến diệt
Biết chúng, giữ chánh niệm
Bậc trí quán biến diệt

Pháp khả ái, không động
Không khả ái, không sân
Các pháp thuận hay nghịch
Ðược tiêu tan không còn.

Sau khi biết con đường
Không trần cấu, không sầu
Chơn chánh biết sanh hữu
Ði đến bờ bên kia.

Ngài giảng rằng khi chúng ta gặp phải một trong tám sự kiện ấy (lợi dưỡng, không lợi dưỡng, danh vọng, không danh vọng, tán thán, chỉ trích, an lạc, đau khổ), chúng ta không nên bám theo các điều thuận lợi như: lợi dưỡng, danh vọng, tán thán, an lạc; và chúng ta cũng không nên sân hận với các điều bất thuận lợi như: không lợi dưỡng, không danh vọng, chỉ trích, đau khổ. Chúng ta không nên để các điều đó ngự trị và lấn áp tâm trí. Trái lại, chúng ta nên nhận biết rõ ràng rằng: "Sự kiện này đang khởi lên nơi ta. Tuy nhiên, sự kiện ấy là vô thường, khổ, biến hoại", để có một thái độ bình thản, tỉnh giác. Vị Thánh đệ tử nào đoạn tận thuận ứng, nghịch ứng như vậy, sẽ được giải thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết, sầu, não. Từ đó, vị ấy thoát khỏi mọi ô nhiễm ràng buộc, và tiến đến bờ giải thoát.

*

1. Ðược và Mất (LàbhaAlàbha)

Trên đường đời, chúng ta thường phải gặp cả hai điều: được và mất, hay nói cách khác, lợi lộc và lỗ lã. Dĩ nhiên, khi được lợi thì người ta thỏa thích, vui mừng. Nhưng đến khi lỗ lã thì phiền não bắt đầu khởi phát. Nhiều trường hợp lỗ lã quan trọng làm cho người ta loạn trí, lắm khi đưa đến cảnh quyên sinh mạng sống, nếu không còn chịu đựng được nữa. Chính trong những hoàn cảnh tương tợ, ta phải biểu dương tinh thần dũng cảm và giữ tâm bình thản, không để quá chao động. Trong lúc vật lộn với đời sống, tất cả mọi người đều phải gặp những lúc thăng, lúc trầm, và chúng ta phải sẵn sàng chịu đựng, sẵn sàng đối phó, nhất là trong nghịch cảnh.

Mất một vật gì, tất nhiên ta cảm thấy buồn. Nhưng chính cái buồn ấy không giúp ta tìm lại được vật đã mất. Ta phải nghĩ rằng ai đó có thể hưởng vật kia, mặc dầu họ hưởng một cách bất chánh. Ước mong người ấy được vui vẻ, an lành và hạnh phúc. Hoặc giả ta có thể tự an ủi: "Ðây chỉ là một mất mát nhỏ nhen, không quan trọng." Hoặc giả ta có thể chấp nhận một thái độ triết lý cao thượng: "Không có gì là 'Ta', không có cái gì là 'Của Ta'".

Ta phải dũng cảm chịu đựng những lỗ lã, thua thiệt, mất mát. Phải đương đầu với nó, và như câu "họa vô đơn chí"diễn tả, nó có thể đến một cách đột ngột, từng đoàn, từng đám đông, chớ không đơn độc. Ta phải điềm tĩnh đối phó, với tâm Xả (upekkhà) hoàn toàn, và nghĩ rằng: đây là cơ hội vàng ngọc để thực hành đức tánh Xả ly cao thượng nầy.

*

2. Danh Thơm và Tiếng Xấu (YasaAyasa)

Danh thơm và tiếng xấu là cặp thăng trầm khác mà ta phải đối phó hàng ngày.

Danh thơm, chúng ta hoan hỷ đón mừng. Tiếng xấu thì chúng ta không thích. Danh thơm làm phấn khởi tinh thần. Tiếng xấu làm cho ta phiền muộn, khổ đau. Chúng ta thích được trứ danh. Chúng ta rất thỏa thích thấy những hoạt động của mình, dầu không đáng kể, được tường thuật và được nhiều người nhắc nhở, nhiều người biết đến. Lắm khi ta cũng cố gắng, một cách bất chánh, làm cho người ta chú ý đến mình.

Thật ra, chúng ta không cần chạy theo danh thơm, tiếng tốt. Nếu ta xứng đáng, ắt nó sẽ đến mà không cần tìm. Khi hoa đượm mật đầy đủ thì ong, bướm sẽ đến. Hoa không cần mời ong, hay mời bướm.

Còn tiếng xấu thì sao? Chúng ta không thích nghe, hay nghĩ đến. Chắc chắn là khi những lời nói xấu lọt vào tai, nó sẽ làm cho tâm ta bàng hoàng, khó chịu. Nỗi khổ tâm càng sâu đậm hơn, nếu những lời gọi là tường thuật hay báo cáo ấy tỏ ra bất công và hoàn toàn sai lạc.

Nhưng cũng nên nhớ rằng cho dù ta có thể sống đời đạo đức trong sạch như một vị Phật, nhưng ta không thể tránh những lời chỉ trích, tấn công và nguyền rủa. Ðức Phật là vị giáo chủ trứ danh nhất thời bấy giờ mà cũng thường bị những người ác ý tìm cách vu oan, ám hại, nói xấu.

Ta không nên phung phí thì giờ để đính chánh những lời đồn đãi sai lạc, nếu hoàn cảnh không bắt buộc ta phải làm sáng tỏ vấn đề. Kẻ thù nghịch sẽ lấy làm thỏa thích mà thấy ta bực bội vì lời nói của họ. Ðó chính là điều mà họ mong muốn. Nếu ta thản nhiên, lời vu oan sẽ rơi vào tai điếc.

Giáo Pháp có dạy:

"Hãy như sư tử, không run sợ trước tiếng động.
Hãy như luồng gió, không dính mắc trong màn lưới.
Hãy như hoa sen, từ bùn nhơ nước đục mọc lên,
Nhưng không bị nước đục và bùn nhơ làm ô nhiễm.
Hãy vững bước, đơn độc một mình, như con tê giác."

Là chúa sơn lâm, sư tử không sợ hãi. Bẩm chất thiên nhiên của sư tử là không run rẩy giựt mình khi nghe tiếng gầm thét của các loài thú khác. Trên thế gian nầy, chúng ta thường nghe thuật lại những câu chuyện trái tai, bất lợi, những lời buộc tội giả mạo, những tiếng vu oan phỉ báng đê hèn. Như sư tử, ta không cần để tâm đến.

Chúng ta đang sống trong thế gian bùn nhơ, nước đục. Nhiều đóa hoa sen đã từ đó vượt lên, tô điểm đời sống, mà không bị nước đục và bùn nhơ làm hoen ố. Chúng ta phải cố gắng sống như hoa sen, một cuộc đời trong sạch và cao quý, không màng quan tâm đến bùn nhơ mà người khác có thể ném vào ta. Phải sẵn sàng đón nhận bùn nhơ, mà người khác có thể ném vào mình, thay vì mong đợi những đóa hoa hồng mà người ta có thể tặng. Như thế, ta sẽ không thất vọng.

Mặc dầu là điều khó khăn, chúng ta phải cố gắng trau giồi hạnh từ khước, buông bỏ, không luyến ái. Không cần để ý đến nọc độc của những lời nói ác ý. Ðơn độc một mình, chúng ta hãy ra đi đó đây, tận lực phục vụ và tạo an lành cho kẻ khác.

*

3. Ca Tụng và Khiển Trách (PasamsàNindà)

Ðược ca tụng và bị khiển trách là hai hoàn cảnh thăng trầm khác, hằng ảnh hưởng đến nhân loại. Lẽ dĩ nhiên, khi được ca tụng thì ta nở mặt nở mày, hân hoan thỏa thích. Lúc bị khiển trách thì tinh thần suy sụp, ủ dột buồn rầu. Ðức Phật dạy rằng giữa những lời ca tụng hay khiển trách, bậc thiện trí không thỏa thích, cũng không ủ dột ưu phiền, mà tựa hồ như tảng đá vững chắc, không lay chuyển dưới cơn bão táp phong ba của đời sống. Nếu chúng ta xứng đáng, những lời khen tặng quả thật êm tai. Nhưng nếu ta không xứng đáng, như trường hợp có người nịnh bợ, thì những lời ấy dù có êm tai, cũng sẽ làm cho ta thất vọng, và là một tai hại.

Người thực hành Giáo Pháp thì không tin vào những lời nịnh bợ, cũng không muốn được nịnh bợ. Khi khen tặng ai xứng đáng, người Hiền trí thật lòng khen tặng mà không ẩn ý ganh tị. Khi khiển trách, các Ngài khiển trách mà không ẩn ý khinh khi. Các Ngài chỉ khiển trách vì lòng bi mẫn, muốn cải thiện người lầm đường lạc nẻo.

Còn khiển trách thì sao? Ðức Phật dạy: "Người nói nhiều bị khiển trách. Người nói ít bị khiển trách. Người lặng thinh cũng bị khiển trách."

Ðức Phật cũng nói: "Người thế gian phần đông sống không kỷ luật. Như voi chiến ở trận địa, hứng lãnh lằn tên mũi đạn từ mọi hướng dồn dập bắn đến, cùng thế ấy, Như Lai hứng chịu mọi nguyền rủa của thế gian."

Kẻ si mê lầm lạc chỉ tìm cái xấu, cái hư của người khác mà không nhìn cái tốt cái đẹp của ai. Ngoại trừ Ðức Phật, không có ai hoàn toàn tốt lành. Cũng không có ai hoàn toàn xấu ác. Giữa chúng ta, bên trong con người tốt nhất, cũng có phần hư hỏng. Trong con người xấu nhất, cũng có điểm tốt đẹp. Ðức Phật dạy rằng người nào biết câm lặng như cái mõ bể khi bị tấn công, nguyền rủa, chửi mắng, thì, mặc dầu chưa chứng ngộ Niết Bàn, người ấy cũng đã đứng trước Niết Bàn.

Nguyền rủa, chửi mắng là chuyện thường tình. Càng hoạt động, càng phục vụ, chúng ta càng trở nên trưởng thành hơn, và càng phải chịu vu oan, nói xấu, phỉ báng nhiều hơn.

*

4. Hạnh Phúc và Ðau Khổ (SukhaDukkha)

Hạnh phúc và đau khổ là cặp thăng trầm cuối cùng. Nó cũng có nhiều năng lực nhất, ảnh hưởng đến đời sống nhân loại.

Ðiều gì làm được dễ dàng là hạnh phúc. Cái gì khó chịu đựng là đau khổ. Thông thường, thỏa mãn điều mong ước là hạnh phúc. Nhưng, liền khi vừa đạt được điều mong ước ấy, ta đã ước mong một loại hạnh phúc khác. Phần đông chúng ta thỏa thích trong sự thọ hưởng những lạc thú của đời sống. Nhưng cũng có hạng người thỏa thích trong sự từ khước, buông bỏ các lạc thú ấy. Không luyến ái, hay vượt lên trên mọi khoái lạc vật chất, là hạnh phúc đối với người đạo đức. Hạnh phúc Niết Bàn -- tức trạng thái thoát ra khỏi mọi đau khổ -- là hình thức hạnh phúc cao thượng nhất.

Chúng ta vui vẻ đón mừng hạnh phúc. Nhưng đau khổ thì không được niềm nở tiếp nhận. Ðau đớn (vật chất) và phiền muộn (tinh thần) đến với ta dưới nhiều hình thức. Chúng ta đau khổ khi phải chịu bệnh hoạn, già yếu, đó là lẽ tự nhiên. Phải điềm tĩnh chịu đựng những khổ đau đó.

Lắm khi chúng ta phải xa lìa thân bằng, quyến thuộc. Cảnh biệt ly vô cùng đau khổ. Chúng ta phải nhận thức rằng mọi kết hợp đều phải chấm dứt trong cảnh biệt ly. Đó là luật Vô thường, và đây là cơ hội quý báu để ta thực hành tâm Xả.

Trên bước thênh thang trong vòng luân hồi, chết là mối ưu phiền trọng đại nhất mà chúng ta phải đối phó. Ðôi khi cái chết không đến lẻ loi cho một người thân, mà đến trùng hợp cho nhiều người thân trong một lúc. Cái chết không thể tránh, đến với tất cả mọi người, không trừ ai. Và ta phải bình thản đối phó.

*

Ðức Phật dạy rằng:

"Cũng như trên đất, ta có thể vứt bất luận vật gì, dầu chua, dầu ngọt, dầu sạch, dầu dơ. Ðất vẫn thản nhiên một mực trơ trơ, không giận cũng không thương. Vậy, cùng thế ấy, trong hạnh phúc, trong phiền muộn, lúc thăng lúc trầm, ta phải giữ tâm bình thản như đất."

Trước những thăng trầm của thế gian, tâm của các vị Thánh A-la-hán không bao giờ chao động. Vì vậy, noi theo gương các Ngài, giữa những hoàn cảnh được và mất, danh thơm và tiếng xấu, ca tụng và khiển trách, hạnh phúc và đau khổ, chúng ta hãy cố gắng giữ tâm bình thản.


--- o0o ---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/11/2021(Xem: 6788)
Cao nguyên Tây Tạng, ngoài Bắc cực và Nam cực, là bồn chứa băng tuyết to lớn nhất, và thường được xem là "Cực Thứ ba". Tây Tạng là nguồn cung cấp nước cho một số sông to lớn nhất trên thế giới, trong số đó gồm có sông Brahmaputra, sông Hằng, sông Indus, sông Mê-kông, sông Salween, sông Hoàng hà và sông Trường giang. Các con sông đó là nguồn sống, bởi vì chúng cung cấp nước uống, dẫn nước vào các hệ thống thủy lợi, giúp việc canh tác và sản xuất thủy điện, cho gần hai tỉ người trên khắp các vùng Á châu. Nhiều băng hà trên Tây Tạng tan thành nước, các công trình xây đập và đổi hướng sông ngòi, kể cả việc phá rừng quy mô đã khiến các hậu quả tạo ra bởi thái độ tắc trách về môi trường, ngày càng lan rộng khắp nơi.
09/11/2021(Xem: 5564)
Gần đây, tôi đã nhận lời mời của đài truyền hình trực tuyến quốc nội "thử niệm" (此念) để chia sẻ về Triết lý Giáo dục “tăng trưởng cuộc sống" (生命成長), trong hàng loạt bài Triết lý Giáo dục của Tôi. Sau đây là nội dung của cuộc phỏng vấn.
09/11/2021(Xem: 9882)
Tứ Niệm Xứ là phương pháp thực hành thiền quán tập trung 4 đối tượng Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Thực hành Tứ Niệm Xứ, giúp người tu có được cái nhìn sâu sắc về vô thường, từ đó loại bỏ được những phiền não trong cuộc sống hàng ngày.
09/11/2021(Xem: 5469)
Điều đầu tiên chúng ta nhận thức vật chất, phải thông qua cơ thể của chính mình. Thậm chí có thể nói rằng, con người biết đến sự tồn tại của ý thức, thông qua cảm giác của thân thể. Ảnh hưởng của thân thể lên ý thức là điều hiển nhiên, giống như sự khó chịu và đau đớn do bệnh tật gây ra, khiến chúng ta nhận thức được sự tồn tại khách quan của tứ khổ sinh, lão, bệnh, tử.
08/11/2021(Xem: 7175)
Huế, không khí vẫn bình lặng, sự bình lặng làm cho những ai quen sống cuộc đời phóng túng phải kinh hãi và họ kinh hãi là phải lắm, vì rất ít ai có khả năng nghe được tiếng nói từ bình lặng và hiến dâng trọn vẹn cho sự bình lặng đó. Ngày xưa, khi những vị giáo sĩ ngoại đạo tranh cãi nhau, làm cho không khí xáo động hết bình lặng, hoặc tình cờ, hoặc vì chủ đích, đức Phật đi đến giữa chúng tranh cãi ấy, thì trong chúng đó họ tự bảo nhau: “Đức Gotama đến kia kìa! Ngài là bậc an tịnh, trầm lặng, Ngài không muốn ồn ào!”. Họ nói với nhau như vậy xong, họ liền giữ sự im lặng mỗi khi gặp đức Thế Tôn.
08/11/2021(Xem: 7104)
Mùa xuân là hình ảnh của con người. Tâm của con người như thế nào, nó sẽ tạo ra mùa xuân cho con người đúng như thế ấy. Tâm của một người xấu thì không thể nào tạo ra một mùa xuân đẹp cho chính mình, huống hồ gì họ có thể tạo ra một mùa xuân đẹp cho gia đình và xã hội. Mùa xuân là hình ảnh của cộng đồng người. Tâm thức của cộng đồng người như thế nào, họ sẽ tạo ra mùa xuân cho chính cộng đồng của họ đúng như thế ấy. Tâm của một cộng đồng người đặt đức tin của họ vào những thế lực ngoại tại, thì tự thân của cộng đồng đó sẽ tạo ra những biểu tượng thần thánh để tôn sùng và tô vẽ cho mùa xuân của cộng đồng họ qua hình ảnh thánh thần.
08/11/2021(Xem: 8611)
Sáng ngày 6/11/2021, tại thôn Nà Danh, xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng, Đại diện Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN, và các nhà tài trợ doanh nhân Phật tử Công ty TNHH ToTo, Cục Hải Quan Hà Nội, Công ty Cổ Phần TM&DV Ngọc Hà, Công ty TNHH Kentetsu World Express Việt Nam, Công ty Cổ Phần Tư Vấn Công Nghệ Thiết Bị và Kiểm Định xây dựng CONINCO, cùng Đại diện Đảng ủy, Ủy ban Nhân dân xã Lê Lai đã tiến hành Khánh thành trường Mầm non trên địa bàn xã.
08/11/2021(Xem: 4807)
Thói quen của chúng sinh thường tự cho mình là trung tâm, và việc mãi mê những ham muốn vật chất không bao giờ thỏa mãn. Đối với mọi thứ trên đời, các bạn muốn sở hữu những thứ tốt, và từ chối những cái xấu, tức là tham lam và chán ghét. Khi tâm trí con người bị chi phối bởi hai thế lực này, họ không thể nhìn nhận sự việc một cách khách quan, và cách đối nhân xử thế dễ bị trục trặc. Một số người nổi tiếng, nhưng họ thực sự có hạnh phúc? Một số người không ngần ngại sử dụng các phương tiện không chính đáng để đạt được danh và lợi, chẳng hạn như làm hại người khác vì lợi ích riêng cho bản thân, hoặc ức hiếp đánh đập những người mà họ không thích. Mọi người không ngừng suy nghĩ về sự khác biệt, và họ có thể cảm thấy tội lỗi khi tỉnh giấc lúc nửa đêm dài trong mộng. Nếu tâm không thể thanh thản thì khó có thể gọi là một cuộc sống hạnh phúc.
08/11/2021(Xem: 5255)
Vô Tầm Vô Tứ Định là tầng Định thứ hai trong bốn chi Thiền do đức Phật thiết lập. Bốn chi Thiền đó gồm Sơ Thiền tương xứng với Sơ Định hay Định Hữu Tầm Hữu Tứ, Nhị Thiền tương xứng với Vô Tầm Vô Tứ Định, Tam Thiền tương xứng với Xả hay An Chỉ Định, Tứ Thiền tương xứng với Chánh Định.
08/11/2021(Xem: 5535)
Tổ chức Từ thiện Xã hội Cộng sinh Toàn cầu và Thiếu Lâm Tự (소림사), thành phố Bucheon, Gyeonggi, Hàn Quốc đã hoàn thiện trong xây dựng ngôi Trường Tiểu học Bucheon Sorimsa (부천소림사초등학교) và trao tặng một nơi lý tưởng học tập cho các em thiếu niên tại Nepal.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]