Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật Dạy Các Pháp Hạnh Phúc Cho Cư Sĩ Tại Gia

28/02/202318:17(Xem: 3201)
Phật Dạy Các Pháp Hạnh Phúc Cho Cư Sĩ Tại Gia

PHẬT DẠY CÁC PHÁP HẠNH PHÚC

CHO CƯ SĨ TẠI GIA

THÍCH NỮ HẰNG NHƯ

 phat_day_cu_si-640x410

 I. DẪN NHẬP

Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc.  Hạnh phúc là gì? Các nhà tâm lý học ngày nay mô tả hạnh phúc là một trạng thái tâm lý tích cực của con người được thể hiện bởi cảm giác vui vẻ, thích thú, hài lòng trước những đầy đủ về vật chất và thoải mái về tinh thần. Nó khiến bản thân người ta cảm thấy yêu đời hơn.

Theo cách viết, người Trung Hoa định nghĩa hạnh là may mắn, còn phúc là sự đầy đủ phước báo.  Những ai gặp nhiều may mắn, thành công trong nghề nghiệp, hài hòa trong tình yêu, đằm thắm trong hôn nhân được xem như người có hạnh phúc. Ngược lại người bất hạnh là người không may mắn, tình cảm hôn nhân gảy đổ, công ăn việc làm luôn thất bại, luôn phiền não.

Có cách định nghĩa khác, hạnh là niềm vui, vui trong môi trường sống dù giàu hay nghèo không quan trọng, phúc là phước báo có được, nhưng không dành riêng cho mình mà mang chia xẻ cho người khác, và như vậy là cảm thấy mãn nguyện, là có được niềm vui, là có được niềm hạnh phúc.

Mặc dù đức Phật đã từng dạy, tất cả mọi thứ xảy ra trên cõi đời này đều không bền vững, nhưng trước mưu cầu hạnh phúc là quyền lợi chính đáng của mỗi người, Ngài cũng phương tiện cho rằng để có hạnh phúc thì con người phải hoàn thiện hai phương diện. Thứ nhất là phần thân thể phải khỏe mạnh. Thứ hai là phần thọ, thọ ở đây là cảm xúc phải được bình an. Ngoài ra yếu tố từ bi, tức tình thương yêu, đưa đến hành động, lời nói... bố thí, san sẻ, chăm sóc khiến chúng sanh vui vẻ hạnh phúc cũng làm cho người ta hạnh phúc.

Tóm lại, hạnh phúc là điều mà tất cả mọi người đều mong cầu tìm kiếm. Không phải chỉ bây giờ người ta mới mong cầu hạnh phúc, mà từ ngày xưa vào thời đức Phật còn tại thế, người ta cũng mong cầu có được an lạc hạnh phúc. Dưới đây là những điều đức Phật dạy cho các đệ tử tại gia tìm cầu khả lạc, khả hỷ, khả ý trong đời sống hằng ngày cũng như tương lai, tiêu biểu là bài dạy trưởng lão Cấp-Cô-Độc.

                    

                                  II. BỐN PHÁP HẠNH PHÚC TRONG HIỆN TẠI

Đáp ứng lời yêu cầu của trưởng giả Anathapindika (Cấp-Cô-Độc) làm thế nào để cư sĩ tại gia có được an lạc hạnh phúc trong hiện tại và tương lai? Đức Phật đã giảng như sau:

 Có bốn loại an lạc, này gia chủ, người tại gia thọ hưởng các dục thâu hoạch được, tùy thời gian, tùy thời cơ khởi lên cho vị ấy. Thế nào là bốn? Đó là hạnh phúc hay lạc sở hữu, lạc thọ dụng, lạc không mắc nợ, lạc không phạm tội.

1) Hạnh phúc sở hữu: Tài sản thâu hoạch tích lũy được bằng  sự nỗ lực siêng năng làm việc đúng pháp. Khi nghĩ đến sự sở hữu tài sản một cách chân chính như vậy, người cư sĩ cảm thấy hạnh phúc.

2) Hạnh phúc thọ dụng: Người cư sĩ tại gia thọ hưởng những tài sản thâu hoạch được do nỗ lực tinh tấn, tích lũy được do sức mạnh cánh tay, do mồ hôi đổ ra đúng pháp, thâu hoạch đúng pháp. Dùng tài sản này nuôi bản thân, nuôi gia đình và làm các việc phước đức. Khi nghĩ đến sự thọ hưởng những tài sản tự tạo ra như vậy, người cư sĩ cảm thấy hạnh phúc.

3) Hạnh phúc không nợ nần: Khi không bị mắc nợ ai dù ít hay nhiều. Người cư sĩ tại gia cảm thấy vui vẻ, thoải mái, hạnh phúc.

4) Hạnh phúc không phạm tội:  Ở đây vị Thánh đệ tử thành tựu thân hành không phạm tội, thành tựu khẩu hành không phạm tội, thành tựu ý hành không phạm tội. Khi nghĩ đến những thành tựu này vị ấy được lạc, được hỷ.

Trong bốn điều hạnh phúc này, điều hạnh phúc không lỗi lầm là điều hạnh phúc có giá trị cao nhất.  Phật dạy rằng giá trị của ba điều hạnh phúc sở hữu tài sản, hưởng thụ và không mắc nợ, chỉ bằng 1/16 giá trị hạnh phúc không phạm tội qua bài kệ dưới đây:Được lạc không mắc nợ/ Nhớ đến lạc sở hữu/ Người hưởng lạc tài sản/ Với tuệ, thấy như thị / Do thấy vị ấy biết / Sáng suốt cả hai phần / Lạc vậy chỉ bằng được / Bằng một phần mười sáu / Lạc không có phạm tội.”

 

                            III. BỐN PHÁP HẠNH PHÚC TRONG TƯƠNG LAI

Đáp ứng nhu cầu tìm kiếm khả lạc, khả hỷ, khả ý khó tìm được ở đời, đức Như Lai đưa ra bốn pháp như sau:

1) Đầy đủ niềm tin: Là thành tựu chánh tín, có đức tin đối với Tam bảo, nhất là tin tưởng vào sự giác ngộ của Như Lai. Ngài là bậc A-La-Hán, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.  Này gia chủ đây là đầy đủ lòng tin.

2) Đầy đủ giới đức: Thành tựu giới đức, từ bỏ sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, đắm say rượu men, rượu nấu. Này gia chủ đây gọi là đầy đủ giới đức.

3) Đầy đủ bố thí: Vị Thánh đệ tử sống ở nhà cùng gia đình, tâm không bị cấu uế xan tham chi phối, bố thí rộng rãi, với lòng rộng mở, sẳn sàng  chia xẻ khi được yêu cầu. Này gia chủ, đây gọi là đầy đủ bố thí.

4) Đầy đủ trí tuệ: Tâm không bị tham, sân, nghi, hôn trầm thụy miên, trạo cử hối quá ... chi phối. Thành tựu trạch pháp, đầy đủ pháp học pháp hành, thấy rõ sự sinh diệt của các pháp, bước vào dòng minh kiến, đầy đủ trí tuệ.

Thành tựu bốn pháp này, vị Thánh đệ tử luôn được khả lạc, khả hỷ, khả ý tức an lạc hạnh phúc trong hiện tại và cả trong tương lai.

 

IV. ỨNG DỤNG LỜI PHẬT DẠY

 Bốn điều đưa đến an lạc hạnh phúc cho người tại gia trong đời sống hiện tại, mà đức Phật đã thuyết dạy từ hơn mấy ngàn năm trước, đến nay vẫn còn giá trị. Nội dung bốn điều hạnh phúc đó cho thấy đức Phật là người hiểu rõ tâm lý của quần chúng. Ngài biết rằng con người muốn sống an vui phải được đáp ứng đầy đủ về mặt vật chất lẫn tinh thần, tức phải đủ ăn, đủ mặc cho bản thân mình, gia đình mình. Rải rác trong các bài kinh, đức Phật nêu rõ cái nghèo là nguồn gốc của thói hư, tật xấu, của những hành động vô đạo đức và tội lỗi như trộm cắp, dối trá, bạo động, thù hằn, độc ác. Do đó trong ba điều kiện đầu, Ngài hướng dẫn người Phật tử tại gia việc ổn định tài chánh như một điều kiện căn bản tạo nên hạnh phúc gia đình. Ngoài ra, tinh thần phải được bình an thì con người mới thực sự được hạnh phúc.

Tuy nhiên, học Phật chúng ta cũng cần ghi nhớ, trên cơ sở tuệ giác giải thoát khổ đau sinh tử, đức Phật cho rằng tài sản, của cải vật chất không phải là cứu cánh của cuộc đời, không phải là tài sản thừa tự của kẻ xuất gia tầm cầu giác ngộ, nhưng cũng cần phải có những điều kiện vật chất tối thiểu nuôi thân, mượn thân tu tập để được thành công trong đời sống tâm linh.

 Muốn sở hữu một số tiền bạc, tài sản hay của cải nào đó, đức Phật dạy người cư sĩ phải nỗ lực làm việc, cố gắng học hỏi trau dồi nghề nghiệp để đạt kết quả tốt. Đồng tiền chân chánh kiếm được, để nuôi gia đình bằng sức lực, bằng kiến thức của bản thân mình chính là niềm vui, niềm hạnh phúc của mình. Và dĩ nhiên, mình cảm thấy hạnh phúc khi được tự do hưởng thụ tài sản do mình tạo ra. Bên cạnh đó, việc không bị nợ nần khiến đời sống của mình không bị trải qua những ngày tháng lo âu, hồi hộp, sợ chủ nợ đến quấy rầy, đó chính là những ngày tháng an vui hạnh phúc.  Muốn không rơi vào tình trạng mắc nợ, trong nhiều bài kinh đức Phật nhắc nhở chúng ta mặc dù làm việc có được tài sản dư thừa cũng nên thực hành pháp “thiểu dục tri túc”, phải giữ gìn, tiết kiệm bằng cách chi tiêu vừa phải, cần để dành lại một phần nào đó để phòng ngừa mai sau, vì không ai biết được chuyện gì sẽ xảy ra! Ở đây chúng ta cần nhớ là tiết kiệm, chứ không phải bủn xỉn, keo kiệt, không dám xử dụng cho bản thân hay giúp đỡ những người cần giúp đỡ. Vì nếu không khéo cân bằng việc chi tiêu, xử dụng tiền bạc hợp lý, chúng ta sẽ biến thành kẻ nô lệ của đồng tiền.

Ba pháp đầu tiên đức Phật dạy con người ta làm thế nào để có được hạnh phúc về mặt vật chất. Nhưng pháp thứ tư mới là pháp được đức Phật xem là có giá trị nhất. Vì pháp này Ngài dạy người cư sĩ tại gia phải tu tập giữ ba nghiệp thân, khẩu, ý thanh tịnh. Nghĩa là lời nói, hành vi, cử chỉ, và tâm ý luôn trong sạch không gây lỗi lầm, đồng nghĩa với việc sống trong cộng đồng xã hội mình là con người biết tôn trọng nguyên tắc, luật lệ nơi quốc gia mình cư trú, mình không phạm tội nên được sống yên ổn. Về mặc tâm linh nghiệp báo, mình giữ ba nghiệp thanh tịnh không gây lỗi lầm, không gây nhân xấu, thì cuộc sống của mình cũng được bình an hạnh phúc.

Riêng bốn pháp đưa đến an lạc trong tương lai dành cho những ai có niềm tin sâu sắc vào Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng).  Thứ nhất tin rằng đức Như Lai là đấng chứng ngộ toàn giác, là bậc Thầy của trời người. Tin rằng Pháp Phật dạy là chân lý đưa con người đến giải thoát giác ngộ. Tin rằng các vị thánh Tăng là những vị xuất gia tu hành xa lìa ác pháp, tiếp tục đưa chánh pháp đến với mọi người.

Tin sâu Tam Bảo, người Phật tử đã quy y, nguyện thọ và tuân giữ  năm giới. Đó là từ bỏ sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, xử dụng những chất ghiền nghiện như như sì-ke, ma túy hay cồn rượu. Những giới này chính là hàng rào ngăn cản người Phật tử phạm những lỗi lầm đưa đến khổ đau.  

Đạo Phật là đạo Từ Bi và Trí Tuệ, nên người con Phật chỉ sống đạo đức thôi chưa đủ, mà phải tu tập phát huy tinh thần từ bi và trí tuệ. Từ bi là sống mở lòng thương xót mọi người mọi loài không phân biệt. Hành động tích cực để phát huy lòng từ bi là thực hành hạnh Bố thí. Muốn phát huy trí tuệ, hành giả phải tìm cách gần gũi các bậc thiện tri thức để trạch pháp, học pháp, tư duy về pháp. Nghe và hiểu về bốn sự thật: Khổ, nguyên nhân của Khổ, Khổ diệt và con đường dẫn đến Khổ diệt. Nghe và hiểu về sự thật duyên sinh của mọi hiện hữu. Nghe và hiểu về dục và các pháp chướng ngại giải thoát. Nghe và hiểu về Ngũ thủ uẩn. Nghe và hiểu về thiền quán, thiền định, như lý tác ý làm lành lánh dữ v.v...  để sau cùng nhận chân ra hạnh phúc an lạc ở đời chỉ phù du, huyển tạm, bởi nó đòi hỏi nhiều điều kiện mới có, nên nó vô thường, khổ, không, vô ngã. Từ đó, chúng ta sẽ vượt qua, không còn ý muốn tìm cầu những thứ phù du trong thế giới hiện tượng, mà tinh tấn tu hành mưu cầu một hạnh phúc siêu việt tịch tịnh giải thoát Niết-bàn ngay bây giờ và ở đây, đồng nghĩa là hạnh phúc miên viễn.

Trở lại vấn đề an lạc hạnh phúc. Là người Phật tử tại gia sống trong thế giới tương đối,  người nào thành tựu cả tám điều nêu trên được xem như là hạng người cư sĩ tối thắng với nhiều ưu điểm đáng đề cao như tiền bạc của cải kiếm được một cách hợp pháp bằng chính sức lao động hay kiến thức của mình, biết chia xẻ tạo phước, thọ dụng chừng mực, không tham đắm, nhiễm trước, thấy được nguy hiểm của lòng tham bằng trí tuệ, người đó xứng đáng được hưởng an lạc hạnh phúc trong cuộc đời này....

 

 THÍCH NỮ HẰNG NHƯ

Thiền Viện Chân Như, Navasota, TX.

     (An Cư Kiết Xuân 22/2/2023)

                         

 

 

*  Tài liệu: Kinh Tăng Chi Bộ, VII Phẩm Nghiệp Công Đức

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/08/2021(Xem: 8956)
Nụ cười Anh tỏa nắng Giữa dịch bệnh đau thương Trái tim Anh lấp lánh Trong cuộc sống đời thường
27/08/2021(Xem: 5744)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Trong tâm niệm Hộ trì Tăng Bảo nhân mùa Vu Lan tự tứ, cũng như san sẻ với chư Tăng tu hành nơi xứ Phật trong lúc còn nhiều khó khăn do Dịch covid ... Vào sáng thứ Ba 24 Aug 2021 vừa qua chúng con, chúng tôi đã thiết lễ cúng dường chư Tăng thuộc các truyền thống Phật giáo tại Bồ Đề Đạo Tràng Bodhgaya India với sự bảo trợ của chư tôn đức Ni và chư Phật tử 4 phương...
26/08/2021(Xem: 4549)
Namo Sakya Muni Buddha Kính chia sẻ cùng chư Tôn đức, Pháp hữu và qúy Phật Tử Lịch Pháp thoại và khóa tu tại Hoa Kỳ trong tháng 9, 10, 11 & 12 2021 với sự chia sẻ của Thầy Thích Tánh Tụê. Thứ 7 ngày 4 tháng 9 - 2021 Từ 2PM to 5PM Pháp thoại & sinh hoạt với ACE Câu Lạc Bộ Trần Nhân Tông. 9311 McClure ave Westminster Ca 92683 Liên hệ chi tiết: Đạo hữu minh Anh (714) 319 3455
24/08/2021(Xem: 6913)
Tôi lúc nhỏ đi vào truy môn, ban đầu đọc tụng danh hiệu của 88 Đức Phật, trong lòng yên lắng, được điều chưa từng có! Nay tôi già rồi, mỗi khi xưng niệm danh hiệu, niềm hỷ lạc vẫn như xưa. Có điều tôi chưa xem xét [các danh hiệu ấy] xuất từ Kinh nào? Gần đây tôi tham cứu Đại tạng thì mới biết rằng 35 Đức Phật xuất từ Kinh Đại Bảo Tích, được trình bày rất rõ ràng xuyên suốt bản kinh. Người đương thời góp nhặt danh hiệu 88 Đức Phật, bỏ qua kinh văn, chỉ chép danh hiệu Phật là để giản tiện, nhưng người đọc sẽ không biết xuất xứ từ đâu.
23/08/2021(Xem: 4358)
Kính bạch Thầy hôm nay giỗ Mẹ , con tự khấn thầm sẽ học lại Trung bộ kinh mà trước đây đã học chưa trọn vẹn qua sách của HT Thích Minh Châu và Ni Sư Trí Hải chú giải thì may mắn làm sao con thấy online trọn bộ trên YouTube của Sư Sán Nhiên giảng tại Mỹ và được chú thích rõ ràng và ngay bài đầu tiên con đã thu thập và nhớ lại những gì đã học , kính xin phép Thầy cho con trình pháp xen kẻ với những pháp thoại của Thầy để cúng dường Pháp Bảo hầu kiếp sau có cơ hội tiến tu trên đường Đạo . Kính đảnh lễ Thầy, kính đa tạ và tri ân Thày, HH
20/08/2021(Xem: 5334)
Người Á Châu không ai là không biết đến hoa Sen. Vì Á Châu chúng ta có khí hậu ấm áp, nhất là những xứ như Ấn Độ, Thái Lan, Miến Điện, Tích Lan, Lào, Cam Bốt, Việt Nam, Trung Quốc và ngay cả Đại Hàn hay Nhật Bản, hoa Sen vẫn thường nở khoe sắc thắm vào mùa Hè nắng ấm. Sen có nhiều loại và nhiều màu khác nhau, nhưng hai màu chính mà chúng ta thường thấy là hoa Sen màu hồng và hoa Sen màu trắng. Trong Kinh A Di Đà diễn tả về màu sắc của hoa Sen ở thế giới Tây Phương Cực Lạc thì có cả hoa Sen màu xanh tỏa ra ánh sáng xanh, hoa Sen màu vàng tỏa ra ánh sáng vàng nữa; nghĩa là có nhiều màu sắc khác nhau khi hoa được trổ ra nơi cảnh giới giải thoát ấy.
20/08/2021(Xem: 6088)
Ai đã sống trải qua thời kỳ u ám thê lương của những năm đất nước đói nghèo với tên gọi "thời bao cấp", ắt hẳn thấm thía và nhận biết giá trị quý báu của chén cơm, manh áo. Nói không quá, "cơm trắng, áo đẹp" hầu như chỉ có trong... giấc mơ. Một xị dầu lửa, hay một cục xà bông để vừa giặt, vừa tắm, vừa gội đầu, cũng là những vật phẩm giá trị không phải muốn có lúc nào là được đâu.
19/08/2021(Xem: 6466)
Không sống với quá khứ, cũng không mơ tưởng tương lai. Hãy tập trung tâm thức vào giây phút hiện tại.
19/08/2021(Xem: 7614)
Phật Đản và Vu Lan là hai ngày lễ lớn nhất của Phật giáo trong năm. Riêng đối với tuổi trẻ thì Phật Đản là gốc rễ mà Vu Lan là hoa lá cành. Gốc rễ giữ cội nguồn và hoa lá cành làm giàu thêm vẻ đẹp. Phật Đản là ngày lễ trọng đại mừng Đức Phật Thích Ca ra đời. Vu Lan là ngày kỷ niệm Mục Kiền Liên tâm thành hiếu hạnh. Tích Mục Kiền Liên cứu mẹ đã trở thành biểu tưởng bái vọng của tinh thần báo hiếu tâm linh và cảm hứng sáng tạo nghệ thuật trong đạo Phật.
19/08/2021(Xem: 6554)
Các câu trích dẫn giáo huấn của Đức Đạt-lai Lạt-ma dưới đây được ghi lại từ một tư liệu trên trang mạng tiếng Pháp Evolution-101 https://www.evolution-101.com/citations-du-dalai-Lama/. Các câu này được xếp theo các chủ đề: 1- Tình thương yêu 2- Tiền bạc 3- Hạnh phúc 4- Lòng tốt
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]