Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những cột mốc trong cuộc đời của cố tác giả Inamori Kazuo.

31/08/202219:56(Xem: 2106)
Những cột mốc trong cuộc đời của cố tác giả Inamori Kazuo.

Những cột mốc trong cuộc đời
của cố tác giả Inamori Kazuo


 Inamori Kazuo 01



Inamori Kazuo sinh năm 1932 tại con phố Yakuchi, thành phố Kagoshima. Ông tốt nghiệp trường tiểu học Nishida thành phố Kagoshima. Tham dự kỳ thi tuyển của trường trung học Kagoshima Daiichi nhưng không đỗ. Ông vào học tại một trường trung học bình thường. 

 

Vào năm 13 tuổi, ông bị mắc một căn bệnh nan y thời đó là bệnh lao phổi. Một số người họ hàng của ông cũng bị mắc căn bệnh này và lần lượt qua đời. Khi chú ông bị mắc bệnh, Inamori Kazuo đã rất hoảng sợ và xa lánh người thân đang sống cùng nhà. Nhưng cuối cùng, người chăm sóc cho chú là cha và anh Inamori Kazuo thì không mắc bệnh, còn chính ông lại mắc. 

 

Trong lúc ông vô cùng tuyệt vọng, ông đã đọc được cuốn sách mang tên “Chân tướng của sinh mệnh”, cuốn sách đó đã thay đổi cuộc đời của ông rất nhiều. 

 

Năm 16 tuổi, ông nhập học vào trường trung học phổ thông thành phố Kagoshima. Năm 19 tuổi, ông tham dự kỳ thi tuyển sinh của đại học Osaka nhưng không đỗ, ông nhập học khoa Hoá học ứng dụng, ngành Công nghệ, đại học Kagoshima.

 

Năm 23 tuổi, Ông gia nhập công ty Shofu - một công ty sản xuất vật chất cách điện tại Kyoto do giảng viên tại trường đại học giới thiệu. Đồng thời, ông cũng tham gia vào việc nghiên cứu vật liệu sứ cao cấp. 

 

Năm 27 tuổi, ông thành lập công ty cổ phần Ceramic Kyoto với chức vụ Giám đốc Kỹ thuật. Trong suốt quá trình làm việc và phát triển, ông đã xây dựng nên những phương châm kinh doanh và đưa công ty lên vị trí thứ hai sàn giao dịch chứng khoán Osaka, lên sàn giao dịch chứng khoán Kyoto. Năm 1976 (Khi ông 44 tuổi), Ceramic Kyoto lên sàn chứng khoán của Mỹ và chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần Kyocera vào năm 50 tuổi. 

 

Năm 1984, ông dùng tài sản cá nhân để thành lập Quỹ Inamori, tổ chức trao giải Kyoto theo mô hình giải Nobel hằng năm dành cho các nhà nghiên cứu có công trình tiêu biểu trong các lĩnh vực công nghệ cao, khoa học cơ bản, nghệ thuật và triết học.

Sau khi từ chức Chủ tịch HĐQT hãng Kyocera, ông trở thành nhà sư Đạo Phật với pháp danh Đại Hòa. Trước đó, ông sùng bái đạo Phật và luôn áp dụng những triết lý Phật giáo vào kinh doanh, tiêu biểu như “Hãy làm cho nhân viên hạnh phúc”. Đồng thời ông cũng luôn cống hiến hết mình, đem đến nhiều giá trị vật chất và tinh thần cho mỗi cá nhân, cho toàn xã hội.

 

Năm 78 tuổi, ông nhậm chức chủ tịch hội đồng quản trị hãng Hàng không Nhật Bản JAL,  Japan Airlines đã hồi sinh dưới sự lèo lái của ông Kazuo Inamori. Cổ phiếu của hãng hàng không này đã được niêm yết trở lại trên sàn chứng khoán vào năm 2012, chưa đầy 3 năm sau khi hãng hàng không này bị buộc hủy niêm yết.


Sách của tác giả Inamori Kazuo (1)

 

Vì những đóng góp to lớn đó, ông đã được trao tặng giải thưởng Othmer Gold Medal. Đồng thời được một số được một số trường đại học Nhật Bản, Hoa Kỳ, Anh Quốc trao bằng tiến sĩ danh dự cho các cống hiến của mình trong lĩnh vực kinh doanh cũng như hoạt động xã hội.

 

Ngày 30/08, báo chí Nhật Bản đưa tin ông đã qua đời vì tuổi già và hưởng thọ 90 tuổi. Những giá trị mà ông đã để lại cho Nhật Bản nói riêng và những doanh nghiệp, doanh nhân trên khắp cả nước nói chung là vô cùng to lớn. 


Inamori Kazuo 1

 

Những cuốn sách của Inamori Kazuo cũng là một trong những gia tài vô giá, được phiên dịch rộng rãi, những cuốn sách của ông thường nói đến con người có khả năng phát triển tuyệt vời nếu như có ước mơ, hoài bão và nỗ lực thực hiện chúng. Có rất nhiều những đầu sách của tác giả như: Triết lý kinh doanh của Inamori Kazuo, Tâm trong kinh doanh tạo thành tựu lớn, Triết lý kinh doanh của Kyocera, Cách sống từ bình thường trở nên phi thường, Tuổi 20 hiên ngang bước vào đời và cuốn sách mới nhất được xuất bản của ông Tâm - Sức mạnh khiến cuộc đời như mình mong muốn. 

 


Minh Tuấn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/10/2010(Xem: 6346)
Chủ nhật vừa qua tôi hết sức vui mừng vì đã thuyết bài Pháp đầu tiên tại Singapore. Ðương nhiên khi nhìn thấy số thính chúng nhiệt tình mộ đạo như vậy và khi trông thấy giảng đường chật kín, có số người còn đứng tràn ra ngoài, tôi vô cùng phấn khởi, sau đó tôi bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân nào đưa đến một số thính chúng tham dự đông đảo nồng nhiệt như vậy.
27/10/2010(Xem: 5204)
Cuộc đời là những mâu thuẫn, ở đây tôi không nói những gì cao siêu mà nói về những kinh nghiệm sống của người Phật tử. Chúng ta sống như thế nào để cuộc đời được an lành tự tại, không bị đau khổ làm ray rứt.
27/10/2010(Xem: 7874)
Tên gọi của Đức Phật là «Thích-ca Mâu-ni» có nghĩa là «Bậc Tịch tĩnh trong họ Thích-ca», «Trí giả trầm lặng trong họ Thích-ca», chữ Phạn mauni có nghĩa là yên lặng. Phật còn có tên là «Mahamuni» : Maha là lớn, «Mahamuni» là «Bậc yên lặng Lớn lao» hay vị «Đại Thánh nhân của Yên lặng».
27/10/2010(Xem: 7450)
Tôn chỉ Phật giáo là chí hướng cao siêu của một chân lý. Chí hướng của Phật là "Tự Giác Giác Tha", có nghĩa là tự mình giác ngộ, thức tỉnh trong giấc mộng vô minh...
27/10/2010(Xem: 9141)
Tu thiền là thực hiện theo nguồn gốc của đạo Phật. Vì xưa kia, Đức Phật tọa thiền suốt bốn mươi chín ngày đêm dưới cội bồ đề mới được giác ngộ thành Phật. Chúng ta là Tăng Ni, Phật tử học giáo lý của Phật thì phải đi theo con đường mà Phật đã đi, không đi con đường nào khác, dù đường ấy người thuyết giảng nói linh thiêng mầu nhiệm, chúng ta cũng không theo. Chúng ta cần phải giảng trạch pháp thiền nào không phải của Phật dạy và pháp thiền nào của Phật dạy, để có cái nhìn chính xác, để tu và đạt được kết quả tốt đúng với giáo lý mà mình đã tôn thờ.
27/10/2010(Xem: 4939)
Vì Sao Cần Phải Niệm Phật? Vì sao lúc bình thường chúng ta cần phải niệm Phật? Lúc bình thường chúng ta thường niệm Phật là để chuẩn bị cho lúc lâm chung. Thế thì tại sao không đợi đến lúc lâm chung rồi hãy niệm Phật? Tập quán là thói quen được huân tập qua nhiều ngày, nhiều tháng. Cho nên, nếu bình thường các bạn không có tập quán niệm Phật thì đến lúc lâm chung các bạn sẽ không nhớ ra là mình cần phải niệm Phật. Do đó, lúc bình thường mình cần phải học niệm Phật, tu Pháp-môn Tịnh Độ, đến lúc lâm chung mới không hoảng hốt, luống cuống, mà trái lại, sẽ an nhiên vãng sanh Thế Giới Cực-lạc!
25/10/2010(Xem: 5280)
Chúng ta theo đạo Phật là để tìm cầu sự giác ngộ, mà muốn được giác ngộ thì phải vào đạo bằng trí tuệ, bằng cái nhìn đúng như thật, chớ không thể nhìn khác hơn được.
23/10/2010(Xem: 6904)
Từ hơn bốn mươi năm nay, chưa bao giờ Việt Nam đứng ra tổ chức một lễ Phật Đản lớn về tất cả mọi mặt: tôn giáo, văn hóa, xã hội, và về cả chính trị như lần này. Nói lớn về cả chính trị là bởi trong ba ngày vừa qua, thủ đô Hà Nội là thủ đô Phật giáo của thế giới.
23/10/2010(Xem: 8092)
Trong kinh Pháp Hoa có dạy: "Đức Phật vì một đại sự nhân duyên mới xuất hiện ra đời, để mở bày, chỉ dạy chúng sanh giác ngộ và thể nhập vào tri kiến Phật". Giáo pháp của Phật như biển rộng rừng sâu, tuy nhiên cũng có thể tóm thâu trong bốn câu kệ: “Chư ác mạc tác Chúng thiện phụng hành Tự tịnh kỳ ý Thị chư Phật giáo”.
23/10/2010(Xem: 7384)
"Mưa dầm thấm sâu, sẽ giúp con cháu trong gia đình đến với đạo Phật, thực hành theo lời dạy của đức Phật một cách tự nhiên và bền vững. Điều quan trọng là tự thân của mỗi người cư sĩ Phật tử nên tự nổ lực tinh tiến tu học, cẩn thận ba nghiệp thân miệng ý, làm sao để trở thành một tấm gương sáng cho con cháu noi theo"
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567