Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Các Phật tử Indonesia Kết hôn Hạnh phúc tại chùa Vạn Niên Cộng hưởng Gia đình Tam hảo

30/12/202115:57(Xem: 7053)
Các Phật tử Indonesia Kết hôn Hạnh phúc tại chùa Vạn Niên Cộng hưởng Gia đình Tam hảo

Các Phật tử Indonesia Kết hôn Hạnh phúc tại chùa Vạn Niên
Cộng hưởng Gia đình Tam hảo
(印尼佛教徒於萬年寺歡喜結連理共創三好家庭)

Cư sĩ Salim Wijaya và Cư sĩ Julie Suwanto, những Phật tử Indonesia tài năng đang làm việc tại Công ty Signa Philippines, đã chính thức làm lễ Hằng thuận (kết hôn) tại Phật Quang Sơn Vạn Niên Tự, 656 Ocampo St, Malate, Manila, 1004 Metro Manila, Philippines vào ngày 23 tháng 12 vừa qua. Hai họ đã thành tâm cung thỉnh trụ trì Vạn Niên Tự Pháp sư Diệu Tịnh chứng minh hôn lễ, chúc phúc cát tường. 


Trong thời gian phòng chống dịch Covid-19 tránh tụ tập đông người, vì từ bi tâm của trụ trì Phật Quang Sơn Vạn Niên Tự đã đặc biệt mở chương trình phát sóng trên đám mây zoom, truyền hình trực tuyến cho gần 20 vị thân hai họ và khách mời cùng xem lễ gia trì chúc phúc. Tam vị Pháp sư Diệu Tịnh, Pháp sư Giác Từ, Pháp sư Như Lượng đồng dẫn lễ đại chúng tụng kinh chúc phúc cát tường cho đôi vợ chồng mới cưới, hướng dẫn họ tuyên thệ, nghi thức kết hôn lễ và trao tín vật nhẫn cưới.  


Các-Phật-tử-Indonesia-Kết-hôn-Hạnh-phúc-tại-chùa-Vạn-Niên-Cộng-hưởng-Gia-đình-Tam-hảo-2Các-Phật-tử-Indonesia-Kết-hôn-Hạnh-phúc-tại-chùa-Vạn-Niên-Cộng-hưởng-Gia-đình-Tam-hảo-1

Pháp sư Diệu Tịnh đã chúc phúc cát tường cho ư vị tân hôn, họ hoan hỷ kiến lập Phật hóa gia đình Tam hảo, là người trượng phu học tập bao dung và vợ chồng biết chia sẻ, lắng nghe và cảm thông cho nhau, vợ chồng cùng học cách nói lời ái ngữ dịu dàng với nhau, tin tưởng nhau, tương trợ lẫn nhau, đồng phát triển đạo lý thủy chung trong hôn nhân cho đến trọn đời răng long tóc bạc. Ngôi già lam Phật Quang Sơn Vạn Niên Tự là gia đình thứ hai của họ, hai vợ chồng thường đến chùa lễ Phật, xây dựng một gia đình hòa thuận, thường tắm mát trong suối nguồn từ bi tâm, luôn sưởi ấm dưới ánh dương trí tuệ đạo Phật và để tiếp tục sự kế thừa chánh tín chánh kiến khi họ bước vào một giai đoạn mới của cuộc đời. 


Đôi tân hôn và người thân, bạn bè trên áng mây đều cảm động trước sự sắp xếp thân mật của Ngài trụ trì Phật Quang Sơn Vạn Niên Tự, khiến đám cưới giản dị của người Phật tử trở nên ấm cúng và hoành tráng. Hai họ đôi bên, các thân hữu bạn bè đồng chúc cho đôi tân hôn Cư sĩ Salim Wijaya và Cư sĩ Julie Suwanto vĩnh viễn hạnh phúc mỹ mãn trong ánh hào quang Tam bảo Phật, Pháp, Tăng. 


Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: 佛光山人間通訊社)


youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/01/2011(Xem: 12806)
Tất cả chúng sanh lớn như loài người, nhỏ như các loài động vật đều có bổn phận để sanh tồn, như con người có bổn phận của con người, con kiến có bổn phận của con kiến, con ong có bổn phận của con ong, con chim, con sâu đều có bổn phận của con chim của con sâu..v..v.... Nguyễn Công Trứ thường ca ngợi về bổn phận của các loài động vật như : “Ta xem loài vật nhỏ, trong lòng ta tưởng mộ, ong kiến biết hợp đoàn, chim sâu còn luyến tổ, có nước không biết yêu, không bằng chim cùng sâu, có đoàn không biết hợp, ong kiến hơn ta nhiều..v..v.....” Các động vật thuộc loài hạ đẳng còn biết bổn phận đoàn kết và biết luyến tổ để sống còn để tồn tại thì huống hồ là loài người, nguyên vì các nhà hiền triết cho rằng loài người có trí khôn hơn loài vật. Cho nên vấn đề Bổn Phận là nguyên động lực lẽ sống của tất cả chúng sanh để hiện hữu và tồn tại trong cộng đồng duyên sanh của từng chủng loại.
28/01/2011(Xem: 12454)
Người ta sanh ra trên hoàn vũ này, ai cũng có bổn phận. Nói một cách tổng quát, thì đã có cái danh, tất phải có cái phận. Con kiến, con ong, có cái phận của kiến, của ong; mặt trăng, mặt trời có cái phận của mặt trăng, mặt trời. Dù nhỏ dù lớn, mọi vật mọi người đều có cái phận riêng của mình. Những điều cần phải làm, đối với cái phận ấy, chính là bổn phận.
27/01/2011(Xem: 7474)
Bố Thí là một đức hạnh cao quí thường được đề cập đến trong cuộc sống tu tập của người con Phật, tu sĩ lẫn cư sĩ, trong mọi tông phái Phật Giáo. Có lẽ đa số Phật tử chúng ta đều nghe biết nhiều về các lời giảng trong kinh điển Bắc truyền, đều quen thuộc với các khái niệm hành trì như Lục độ Ba-la-mật và Tứ nhiếp pháp của hàng Bồ-Tát.
26/01/2011(Xem: 7388)
Trước đây người Việt đã có mặt trên khắp thế giới - đặc biệt tại Mỹ, Pháp, Đức, Úc, Nga, Đông Âu v.v.. là do các chương trình du học hoặc làm việc trong các tòa đại sứ hoặc đi lính cho Pháp từ thời Thế Chiến I, nhưng con số không nhiều.
26/01/2011(Xem: 7740)
Ngay từ thuở nhỏ ta được dạy nói cảm ơn khi ai đó giúp mình. Lời cảm ơn không phải để xã giao mà thật sự biểu lộ lòng biết ơn chân thành của mình đối với người đó. Thế nhưng có lẽ chưa bao giờ ta được dạy nói cảm ơn ta vì nhiều khi ta coi chuyện cảm ơn mình là một điều gì đó lố bịch, kỳ cục, không cần thiết! Trái lại nhiều khi ta còn có khuynh hướng nói xấu mình, bất mãn với mình, thậm chí…nguyền rủa mình.
26/01/2011(Xem: 7174)
Phật Giáo, Đạo của an lạc, Đạo của thương yêu, Đạo sống chân thật trong từng phút giây mình có, Đạo của tâm từ luôn hướng người nên tin tưởng vào ngày mai...
25/01/2011(Xem: 13329)
Sách này nói về sự liên quan chặt chẽ giữa con người và trái đất, cả hai đồng sinh cộng tử. Con người không thể sống riêng lẻ một mình nếu các loài khác bị tiêu diệt.
25/01/2011(Xem: 8597)
Chúng ta cứ ngỡ rằng vào Niết bàn là vào một cảnh giới rực rỡ, có đủ thứ sung sướng, tươi đẹp… Tưởng Niết bàn như vậy là Niết bàn tưởng tượng. Niết bàn là vô sanh, vô sanh mà hằng tri hằng giác, chứ không phải vô sanh mà vô tri vô giác.
24/01/2011(Xem: 9653)
Hạnh phúc từ cấp độ thô thiển nhất cho đến cấp độ cao siêu, bền vững nhất, là gì? Khi nào chúng ta cảm thấy hạnh phúc?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]