Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Điểm Sách: Tâm Bất Sanh

02/09/202122:06(Xem: 4537)
Điểm Sách: Tâm Bất Sanh

TamBatSinh-HinhBia-2
Điểm sách: TÂM BẤT SANH

 

Của Bankei Yotaku (Bàn Khuê Vĩnh Trác), do Peter Haskel viết bằng Anh ngữ qua việc tham cứu Nhật ngữ, Ni Trưởng Thích Nữ Trí Hải dịch từ Anh ngữ sang Việt ngữ.

 

 Thích Như Điển

 

Lại một quyển sách khác nữa được điểm, để giới thiệu đến với mọi người, nhất là những người ít có thời gian để đọc một quyển sách dày mấy trăm trang, thì đây là một bài giới thiệu tóm tắt về tác giả và tác phẩm.

Sách dày 360 trang, nhưng nếu in hai mặt thì số trang chỉ bằng một nửa mà thôi. Bởi lẽ khi Lotus Media ở Hoa Kỳ tái bản năm 2020 do Uyên Nguyên trình bày, muốn làm cho quyển sách dịch ra Việt ngữ của Ni Trưởng Thích Nữ Trí Hải trang trọng hơn, để tỏ lòng với người đã khuất, cũng như muốn cho độc giả thâm nhập sâu hơn với ngôn ngữ của Thiền, nên mới cho chúng ta nhiều không gian thoáng mát như vậy, để khi đọc và khi gấp sách lại tư duy những lời dạy ngắn gọn, rất dễ hiểu của Thiền Sư Bankei Yotaku một cách sâu sắc hơn nữa.

 

Tôi đã xem tiểu sử của Ngài bằng tiếng Việt, nhưng thấy còn đơn giản quá, nên vào Wikipedia bằng tiếng Nhật để tra cứu thêm thì kết quả như sau: Bankei Yotaku/Eitaku (Bàn Khuê Vĩnh Trác) sinh ngày 8 tháng 3 năm Nguyên Hòa thứ 8, nhằm ngày 18 tháng 4 năm 1622. Ngài viên tịch vào ngày 3 tháng 9 năm Nguyên Lộc thứ 6 (1693), hưởng thọ 71 tuổi với cái chết của một vị cao Tăng; ngày 4 trà tỳ, ngày 6 thu nhặt xá lợi. Sau đó đem về Chùa Long Môn và Chùa Như Pháp để nhập tháp. Phần xương cốt còn lại phân phối cho các chùa trên toàn quốc do Thiền Sư sáng lập. Năm 1633 Thiền Sư học sách “Đại Học” của Khổng Giáo tại trường làng, muốn làm cho rõ cái nghi về “Minh Đức” là gì, nhưng không ai trả lời được. Năm 1638 nhằm năm Khoan Vĩnh thứ 15, Ngài đến Chùa Tùy Âu gặp Hòa Thượng Vân Phủ để xin làm lễ xuất gia, thọ nhận Pháp húy Vĩnh Trác và từ đó tu hành tại Chùa Tùy Âu. Vào mùa Xuân năm 1647 nhằm năm Chánh Bảo thứ 4, Sư đại ngộ tại cốc ở Giả Trung. Kể từ năm nầy cho đến khi Ngài viên tịch năm 1693, tất cả những gì Sư dạy về Tâm Phật Bất Sanh đều nằm gọn trong sách nầy. Ngài là một vị Thiền Sư của tông Lâm Tế thời đầu của Giang Hộ (Edo). Ngài dạy với những ngôn từ rất dễ hiểu, nên từ những người nổi tiếng cho đến thứ dân đều có thể nắm bắt được ý chính của Phật Pháp. Những người đệ tử quy y có Pháp danh với Ngài, số tính đến trên 50.000 người.

 

Người viết nên quyển sách nầy là Peter Haskel, người Hoa Kỳ đến học ở Nhật Bản vào thời điểm năm 1972. Ông đã học về Thiền Tông tại Đại Học Columbia trước đó 2 năm và vì muốn nghiên cứu về Thiền Tông Nhật Bản, nên Ông đã vô cùng  khó khăn để nắm vững ngữ văn tiếng Nhật. Cuối cùng tác giả bản tiếng Anh nầy đã đến với Giáo Sư cố vấn Yoshito Hakeda.  Giáo Sư Hakeda đã khuyên Peter Haskel là nên cố gắng đọc một ít về Bankei. Cuối cùng Peter Haskel đã thức trắng ba đêm liền để đọc về Bankei, sau đó đến gặp Giáo Sư Hakeda và Giáo Sư Hakeda đã nói với Peter Haskel rằng: “Thấy chưa, tôi đã biết Bankei là để dành cho anh mà”. Theo Peter Haskel cho biết, thì tuyển tập giáo lý đầu tiên của Bankei gọi là Bankei Zenji Goroku (Bankei Thiền Sư Ngữ Lục), được ấn hành tại Tokyo vào năm 1942 do Daietz T. Suzuki chủ trương và có viết trong bộ Iwanami bunko, ngày nay phần lớn đã được thay bằng hai ấn bản mới, mà bản dịch nầy đã sử dụng. Đó là Bankei Zenji Zenchu (Daizoshuppan, Tokyo 1970), do học giả Nhật Bản Akao Ryuji ấn hành; và Bankei Zenji hoshoshu (Shunjusha, Tokyo 1971), do Fujimoto Tsuchishige ấn hành. Đây là phần đầu của Peter Haskel viết tại New York vào tháng 9 năm 1983 (trang 15-18). Phần sau ở trang 351-353 Peter Haskel đã viết như sau: “Những bài giảng nầy đã được xếp thành hai phần, theo các ấn bản (Nhật ngữ) Akao và Fujimoto, là hai tài liệu mà bản dịch nầy căn cứ để dịch. Phần một gồm hai đoạn, đoạn đầu ghi các bài giảng tại Chùa Long Môn vào kỳ đại kết thất năm 1690, đoạn hai là những bài giảng ở Marugame trong cùng một năm ấy. Phần hai gồm những tài liệu rút từ một bản thảo cất giữ tại Chùa Futetsu gần Long Môn tự, do Ryoun Jokan, một nữ sĩ Haiku ghi chép, bà nầy đã trở thành nữ đồ đệ chính của Bankei……”

 

Nói về dịch giả tiếng Việt là cố Ni Trưởng Thích Nữ Trí Hải, có lẽ rất nhiều độc giả đã biết về Ni Trưởng, nhưng ở đây tôi xin tạm viết đôi dòng để tri ân người dịch. Ni Trưởng tên thật là Công Tằng Tôn Nữ Phùng Khánh, sinh năm 1938 và ra đi ngày 7 tháng 12 năm 2003 tại Suối Cát, Đồng Nai. Hưởng thọ 66 tuổi và 33 năm tuổi hạ (Sư Thọ giới Tỳ Kheo Ni năm 1970 tại Giới đàn Vĩnh Gia ở Đà Nẵng). Sư tốt nghiệp Cử nhân Anh văn tại trường Đại Học Sư Phạm Huế, sau đó dạy Anh văn tại trường Trung Học Phan Chu Trinh, Đà Nẵng. Năm 1960 Ni Trưởng sang Hoa Kỳ du học và tốt nghiệp Cao Học ngành Thư viện tại Đại Học Princeton. Năm 1964 Ni Trưởng xuất gia với Ni Trưởng Thích Nữ Diệu Không; năm 1968 Ni Trưởng được Hòa Thượng Thích Minh Châu, Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh bổ nhiệm làm Thư Viện Trưởng và Giám Đốc Trung Tâm An Sinh Xã Hội của Viện. Ni Trưởng viết và dịch rất nhiều sách, trong đó có những quyển như: “Câu chuyện dòng sông” của Hermann Hesse viết với nhan đề là: Shidatta (Der Weg nach Innern=đường vào nội tâm), Ghandi tự truyện, Tâm Bất Sinh, Thanh Tịnh Đạo…rất được nhiều người đọc ưa thích. Ni Trưởng không rành tiếng Đức và tiếng Nhật, nhưng nhờ những tác giả viết bằng tiếng Anh, họ dịch từ tiếng Đức hay tiếng Nhật sang, nên Ni Trưởng đã căn cứ vào tiếng Anh để dịch, do đó rất chuẩn. Riêng bài sám Quy Mạng nghĩa, Ni Trưởng đã dịch theo thể thơ lục bát Việt Nam nên rất dễ đọc tụng; ý tưởng rất rõ ràng, đã nêu lên được tư tưởng vãng sanh về thế giới Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà, mà nguyên văn chữ Hán đã được Di Sơn Thiền Sư soạn ra. Ví dụ ở đoạn văn:

“Hỏa hoạch băng hà chi địa, biến tác hương lâm, ẩm đồng thực thiết chi đồ, hóa sanh Tịnh Độ….”

Ni Trưởng Trí Hải dịch là: “Rừng thơm hương biến từ sỏi đá, địa ngục bừng khai đóa bạch liên, người trong hỏa ngục hiện tiền, nhờ nương thần lực sanh liền Lạc Bang…” Do vậy Tổ Đình Viên Giác tại Hannover, Đức Quốc, tôi và Tăng Chúng mỗi tuần đều trì tụng một lần bài Sám Quy Mạng nghĩa, do Ni Trưởng Thích Nữ Trí Hải dịch sang Việt Ngữ, trong thời Kinh Lăng Nghiêm, sau khi kinh hành nhiễu Phật và lễ bái Thánh Hiệu của chư Phật cùng chư vị Bồ Tát.

 

Đúng theo nguyên mẫu của chữ Hán Nhật, thì Ngài Bankei chủ trương cũng như đề xướng “Bất Sanh Thiền”, chứ không phải là “Tâm Bất Sanh” như Ni Trưởng dịch ra Việt ngữ. Nhiều lúc tác giả và dịch giả còn dịch ra nghĩa là “Tâm Phật Bất Sanh” nữa. Tuy không đi xa với nguyên ngữ là mấy, nhưng so ra biết tận căn cội của ngôn ngữ ấy thì lối dịch sẽ sát nghĩa hơn. Cũng giống như tác phẩm “Câu chuyện dòng sông” của Phùng Khánh (tức Ni trưởng Trí Hải) và Phùng Thăng dịch, vì căn cứ theo bản tiếng Anh, nên đã dịch ra Việt ngữ là như vậy. Trong khi đó nguyên bản tiếng Đức là: “Der Weg nach Innern”, nếu dịch sát nghĩa là: “Đường về nội tâm”. Ngay trong lời “Ghi chú của người chuyển ra Việt ngữ” Ni Trưởng cũng đã viết ở trang 355 rằng: “Dịch là phản, nhưng đồng thời dịch cũng là tái tạo. Tôi (Thích Nữ Trí Hải) rất tri ân Thiền Sư Bankei, tri ân những người đã ghi lại những bài giảng, mặc dù Ngài đã không cho phép làm như vậy, (vì nghe trực tiếp khác xa với nghe qua người khác, huống gì là ghi lại cho người đời sau. Ngài cấm là có lý, vì không thiếu gì những người ngộ nhận lời nói của các Thiền Sư). Tri ân dịch giả Peter Haskel, người đã “sống” với giáo lý Bankei trong mười năm để hoàn thành bản dịch Anh ngữ, và cảm ơn Giáo Sư Trần Ngọc Ninh, người đã gửi cho tôi (Dịch giả) tập sách…….”

 

Nội dung của 60 bài pháp được nữ sĩ Ryoun Jokan ghi chép lại trong suốt năm nhập thất (đại kết thất) 1690, trước khi Thiền Sư Bankei Yotaku viên tịch 3 năm, là những việc hỏi đáp giữa Thầy và trò, giữa Thiền Sư và võ sĩ đạo, giữa người mù và người sáng mắt, giữa chấp có và chấp không v.v… chung quy là Tâm ấy chẳng sanh và Tâm ấy chẳng diệt. Tâm ấy cũng còn gọi là Phật Tâm hay Tâm Phật không sanh, Tâm Phật không diệt. Đúng ra phải gọi là Thiền ấy không sanh, Thiền ấy không diệt. Bởi lẽ đối với Ngài việc nhận chân ra Thiền không sanh ấy, không cần phải ngồi Thiền hay không cần tham công án, như những công án của Thiền Lâm Tế mà Ngài Lâm Tế Nghĩa Huyền đã chủ trương ở Trung Hoa. Ngài Bankei lý luận rằng: Hãy tự nhiên như nó là và phải cởi mở, dùng ngôn ngữ địa phương (Nhật ngữ) để diễn đạt lời dạy, hay nói đúng hơn là sự diễn dịch về cái nó đang là thì dễ hơn là những hình ảnh hay những âm thanh trừu tượng khó hiểu. Đến ngày 26 tháng 12 năm Nguyên Văn thứ năm, nhằm năm 1740 Thiền Sư Bankei Yotaku được phong là: Đại Pháp Chánh Nhãn Quốc Sư.

 

Thiền thì ít dùng đến ngôn ngữ. Do vậy nói về Thiền thì không công dụng bằng thực tập Thiền. Cho nên ai muốn học Thiền thì cũng nên đi sâu vào nhiều phương pháp thực dụng khác nhau, để tìm ra chân như diện mục của mình, trước khi cha mẹ sinh ta ra, ta là ai và sau khi ta mất đi thì Bất Sanh Thiền nầy sẽ đi về đâu? Nếu Quý độc giả chịu khó bỏ ra vài ngày, vài giờ hay vài tháng để đọc tác phẩm nầy thì chắc rằng, tất cả những câu hỏi trên đây sẽ được giải đáp một cách rốt ráo vậy.

 

 

Viết xong vào lúc 15:00 ngày 30 tháng 8 năm 2021 tại thư phòng của Tổ Đình Viên Giác Hannover, Đức Quốc.

 

Sửa lỗi chính tả: Phật Tử Thanh Phi

 



***
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/09/2010(Xem: 8340)
Người tham muốn ngủ nghỉ nhiều, thì quá nửa đời mình lẩn quẩn trên chiếc giường, bộ ván; ăn xong lại nghỉ chuyện đi nằm chẳng muốn làm gì hết, khi ngủ xong lại muốn ngủ nữa giống như các loài heo vậy đó, mất cả tự chủ và thể diện của mình. Con người vì không biết rõ thực tướng của vạn vật nên si mê chấp thân tâm làm ngã rồi dẫn đến chiếm hữu, lười biếng, ăn không ngồi rồi. Loài heo vì tham ăn ngon, ngủ kỹ nên mới bị đọa lạc như thế, tối ngày chỉ biết ăn rồi ngủ, ngủ dậy rồi ăn, chẳng biết làm gì.
23/09/2010(Xem: 12758)
Nghi lễ sẽ tạo thành không khí lễ nghĩa, làm cho con người có tập quán đạo đức hướng về điều tốt điều phải một cách tự nhiên. Ở chỗ có mồ mả thì có cái không khí bi ai...
22/09/2010(Xem: 14515)
Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ.Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất thiết tưởng không ai khác hơn làđức Bồ tát Quan Thế Âm, hay Mẹ hiền Quan Âm. Vì vị Bồ tát này có đầy đủ phẩmchất của một người mẹ trong tất cả những người mẹ. Hình như trong mọi trái timcủa những người con Phật thuần thành nhất là giới Phật tử bình dân không ai làkhông không có hình ảnh đáng tôn kính của vị Bồ tát giàu lòng bi mẫn này...
22/09/2010(Xem: 12761)
Cuộchành trình miên viễn của kiếp sống trầm luân sáu nẻo luân hồi đã thôithúc rất nhiều người đi tìm những phương pháp để thoát ly khổ não. Hạnh phúc và khổ đau là hai thực trạng của cuộc sống mà con người luôn đề cập tới. Nhưng để biết được hạnh phúc là gì thì con người phải trực nhận ra được bản chất của khổ đau như thế nào rồi mới bàn tới phương pháp giải quyết khổ đau... Sau khi nhận lời thỉnh cầu của Phạm thiên, đức Phật dùng tri kiến thanh tịnh quan sát khắp cả thế giới. Bằng tuệ nhãn, Ngài thấy chúng sanh có nhiều căn tánh bất đồng...
22/09/2010(Xem: 14543)
Ngàynay,lễ Tự tứ không còn đơn thuần mang dấu ấn lớn dành cho chư Tăngtrong giới thiền môn sau ba tháng An cư kiết hạ hàng năm, mà nó đã thựcsự tác động mạnh vào đời sống đạo đức xã hội trong việc xây dựng nếpsống an lạc, hạnh phúc cho con người. Bởi vì, suy cho cùng thì giá trịcủa lễ Tự tứ là sự thể hiện việc quyết định nỗ lực hoàn thiện nhâncách, thăng chứng tâm linh và khai mở trí tuệ đối với mỗi cá nhân conngười trong cuộc sống vốn biến động không ngừng... Nguyên tắc của Tự tứ là phải thanh tịnh hòa hợp, do đó mọi hành giả trong buổi lễ này đều khởi lòng tự tín với chính mình và các vị đồng phạm hạnh khác.
22/09/2010(Xem: 12584)
Trongtấtcả mọi giá trị có mặt ở đời, thì giá trị giải thoát khổ đau làtối thượng nhất, mọi giá trị khác nếu có mặt thì cũng xoay xung quanhtrục giá trị thật này. Vu lan là ngày lễ khiến mỗi người, dù xuất giahay tại gia đều hướng tâm nguyện cầu, thực thi hạnh nguyện giải thoát.Từ điểm nhìn này, thông điệp giải thoát của lễ Vu lan đem lại có nhữngý nghĩa, giá trị cao quý mà ngày nay mọi người thường hay tâm niệm đến... Giá trị giải thoát đầu tiên cần đề cập đến là từ khi đạo Phật được thể nhập vào đời sống văn hóa nước ta thì lễ Vu lan của đạo Phật trở thành lễ hội truyền thống...
22/09/2010(Xem: 7010)
Bất cứ một việc làm gì, khi nhìn kết quả của sự việc, ta sẽ biết nguyên nhơn của việc ấy và ngược lại, nếu muốn biết kết quả của một việc xảy ra cho được tốt đẹp...
21/09/2010(Xem: 8117)
Gần đây, do có nhiều hình ảnh về Mạn Đà La chụp được trong các cuộc lễ cungnghinh Phật Ngọc cầu nguyện hòa bình thế giới tại các chùa ở hải ngoại và được đăng trên một số trang mạng điện tử toàn cầu, cũng như được phổ biến qua thư điện tử, có vị đã viết bài chỉ trích cho rằng đó là “hiện tượng mê tín không nên truyền bá,” đã làm một số Phật tử hoang mang không biết đâu là thật đâu là giả.
21/09/2010(Xem: 10125)
Sợ hãi và lo âu sinh ra bởi sự tưởng tượng của đầu óc bị tác động bởi ngoại cảnh. Cuộc đời là một bức tranh di động, mọi vật đều thường xuyên thay đổi, không có vật gì trên thế gian này đứng yên vĩnh viễn. Những người trẻ trung khỏe mạnh sợ phải chết sớm. Những kẻ già yếu sợ sống lâu. Hạng người trung niên mong muốn được an vui quanh năm. Những điều hân hoan thích thú qua nhanh. Những việc không vui thường tạo ra sự âu lo lâu dài. Những cảm giác làm cho đời sống thăng trầm theo cái bản ngã hư huyễn, giống như con rối múa theo sợi dây.*** Đức Phật đã dạy: " Tham muốn sinh ra lo âu Tham muốn sinh ra sợ hãi, Ai dứt sạch tham muốn Không còn lo âu sợ hãi "
21/09/2010(Xem: 8605)
Muốnngồi thiền, trước chúng ta phải biết lý thuyết, sau mới thực hành được.Tại sao chúng ta phải ngồi thiền? Phật dạy trong bốn oai nghi chúng ta đều tu được hết. Bốn oai nghi là đi, đứng, nằm và ngồi. Tuy nhiên trong số bốn oai nghi đó, các Thiền sư nói chỉ có ngồi là thù thắng hơn cả.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]