Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Điểm Sách: Tâm Bất Sanh

02/09/202122:06(Xem: 4534)
Điểm Sách: Tâm Bất Sanh

TamBatSinh-HinhBia-2
Điểm sách: TÂM BẤT SANH

 

Của Bankei Yotaku (Bàn Khuê Vĩnh Trác), do Peter Haskel viết bằng Anh ngữ qua việc tham cứu Nhật ngữ, Ni Trưởng Thích Nữ Trí Hải dịch từ Anh ngữ sang Việt ngữ.

 

 Thích Như Điển

 

Lại một quyển sách khác nữa được điểm, để giới thiệu đến với mọi người, nhất là những người ít có thời gian để đọc một quyển sách dày mấy trăm trang, thì đây là một bài giới thiệu tóm tắt về tác giả và tác phẩm.

Sách dày 360 trang, nhưng nếu in hai mặt thì số trang chỉ bằng một nửa mà thôi. Bởi lẽ khi Lotus Media ở Hoa Kỳ tái bản năm 2020 do Uyên Nguyên trình bày, muốn làm cho quyển sách dịch ra Việt ngữ của Ni Trưởng Thích Nữ Trí Hải trang trọng hơn, để tỏ lòng với người đã khuất, cũng như muốn cho độc giả thâm nhập sâu hơn với ngôn ngữ của Thiền, nên mới cho chúng ta nhiều không gian thoáng mát như vậy, để khi đọc và khi gấp sách lại tư duy những lời dạy ngắn gọn, rất dễ hiểu của Thiền Sư Bankei Yotaku một cách sâu sắc hơn nữa.

 

Tôi đã xem tiểu sử của Ngài bằng tiếng Việt, nhưng thấy còn đơn giản quá, nên vào Wikipedia bằng tiếng Nhật để tra cứu thêm thì kết quả như sau: Bankei Yotaku/Eitaku (Bàn Khuê Vĩnh Trác) sinh ngày 8 tháng 3 năm Nguyên Hòa thứ 8, nhằm ngày 18 tháng 4 năm 1622. Ngài viên tịch vào ngày 3 tháng 9 năm Nguyên Lộc thứ 6 (1693), hưởng thọ 71 tuổi với cái chết của một vị cao Tăng; ngày 4 trà tỳ, ngày 6 thu nhặt xá lợi. Sau đó đem về Chùa Long Môn và Chùa Như Pháp để nhập tháp. Phần xương cốt còn lại phân phối cho các chùa trên toàn quốc do Thiền Sư sáng lập. Năm 1633 Thiền Sư học sách “Đại Học” của Khổng Giáo tại trường làng, muốn làm cho rõ cái nghi về “Minh Đức” là gì, nhưng không ai trả lời được. Năm 1638 nhằm năm Khoan Vĩnh thứ 15, Ngài đến Chùa Tùy Âu gặp Hòa Thượng Vân Phủ để xin làm lễ xuất gia, thọ nhận Pháp húy Vĩnh Trác và từ đó tu hành tại Chùa Tùy Âu. Vào mùa Xuân năm 1647 nhằm năm Chánh Bảo thứ 4, Sư đại ngộ tại cốc ở Giả Trung. Kể từ năm nầy cho đến khi Ngài viên tịch năm 1693, tất cả những gì Sư dạy về Tâm Phật Bất Sanh đều nằm gọn trong sách nầy. Ngài là một vị Thiền Sư của tông Lâm Tế thời đầu của Giang Hộ (Edo). Ngài dạy với những ngôn từ rất dễ hiểu, nên từ những người nổi tiếng cho đến thứ dân đều có thể nắm bắt được ý chính của Phật Pháp. Những người đệ tử quy y có Pháp danh với Ngài, số tính đến trên 50.000 người.

 

Người viết nên quyển sách nầy là Peter Haskel, người Hoa Kỳ đến học ở Nhật Bản vào thời điểm năm 1972. Ông đã học về Thiền Tông tại Đại Học Columbia trước đó 2 năm và vì muốn nghiên cứu về Thiền Tông Nhật Bản, nên Ông đã vô cùng  khó khăn để nắm vững ngữ văn tiếng Nhật. Cuối cùng tác giả bản tiếng Anh nầy đã đến với Giáo Sư cố vấn Yoshito Hakeda.  Giáo Sư Hakeda đã khuyên Peter Haskel là nên cố gắng đọc một ít về Bankei. Cuối cùng Peter Haskel đã thức trắng ba đêm liền để đọc về Bankei, sau đó đến gặp Giáo Sư Hakeda và Giáo Sư Hakeda đã nói với Peter Haskel rằng: “Thấy chưa, tôi đã biết Bankei là để dành cho anh mà”. Theo Peter Haskel cho biết, thì tuyển tập giáo lý đầu tiên của Bankei gọi là Bankei Zenji Goroku (Bankei Thiền Sư Ngữ Lục), được ấn hành tại Tokyo vào năm 1942 do Daietz T. Suzuki chủ trương và có viết trong bộ Iwanami bunko, ngày nay phần lớn đã được thay bằng hai ấn bản mới, mà bản dịch nầy đã sử dụng. Đó là Bankei Zenji Zenchu (Daizoshuppan, Tokyo 1970), do học giả Nhật Bản Akao Ryuji ấn hành; và Bankei Zenji hoshoshu (Shunjusha, Tokyo 1971), do Fujimoto Tsuchishige ấn hành. Đây là phần đầu của Peter Haskel viết tại New York vào tháng 9 năm 1983 (trang 15-18). Phần sau ở trang 351-353 Peter Haskel đã viết như sau: “Những bài giảng nầy đã được xếp thành hai phần, theo các ấn bản (Nhật ngữ) Akao và Fujimoto, là hai tài liệu mà bản dịch nầy căn cứ để dịch. Phần một gồm hai đoạn, đoạn đầu ghi các bài giảng tại Chùa Long Môn vào kỳ đại kết thất năm 1690, đoạn hai là những bài giảng ở Marugame trong cùng một năm ấy. Phần hai gồm những tài liệu rút từ một bản thảo cất giữ tại Chùa Futetsu gần Long Môn tự, do Ryoun Jokan, một nữ sĩ Haiku ghi chép, bà nầy đã trở thành nữ đồ đệ chính của Bankei……”

 

Nói về dịch giả tiếng Việt là cố Ni Trưởng Thích Nữ Trí Hải, có lẽ rất nhiều độc giả đã biết về Ni Trưởng, nhưng ở đây tôi xin tạm viết đôi dòng để tri ân người dịch. Ni Trưởng tên thật là Công Tằng Tôn Nữ Phùng Khánh, sinh năm 1938 và ra đi ngày 7 tháng 12 năm 2003 tại Suối Cát, Đồng Nai. Hưởng thọ 66 tuổi và 33 năm tuổi hạ (Sư Thọ giới Tỳ Kheo Ni năm 1970 tại Giới đàn Vĩnh Gia ở Đà Nẵng). Sư tốt nghiệp Cử nhân Anh văn tại trường Đại Học Sư Phạm Huế, sau đó dạy Anh văn tại trường Trung Học Phan Chu Trinh, Đà Nẵng. Năm 1960 Ni Trưởng sang Hoa Kỳ du học và tốt nghiệp Cao Học ngành Thư viện tại Đại Học Princeton. Năm 1964 Ni Trưởng xuất gia với Ni Trưởng Thích Nữ Diệu Không; năm 1968 Ni Trưởng được Hòa Thượng Thích Minh Châu, Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh bổ nhiệm làm Thư Viện Trưởng và Giám Đốc Trung Tâm An Sinh Xã Hội của Viện. Ni Trưởng viết và dịch rất nhiều sách, trong đó có những quyển như: “Câu chuyện dòng sông” của Hermann Hesse viết với nhan đề là: Shidatta (Der Weg nach Innern=đường vào nội tâm), Ghandi tự truyện, Tâm Bất Sinh, Thanh Tịnh Đạo…rất được nhiều người đọc ưa thích. Ni Trưởng không rành tiếng Đức và tiếng Nhật, nhưng nhờ những tác giả viết bằng tiếng Anh, họ dịch từ tiếng Đức hay tiếng Nhật sang, nên Ni Trưởng đã căn cứ vào tiếng Anh để dịch, do đó rất chuẩn. Riêng bài sám Quy Mạng nghĩa, Ni Trưởng đã dịch theo thể thơ lục bát Việt Nam nên rất dễ đọc tụng; ý tưởng rất rõ ràng, đã nêu lên được tư tưởng vãng sanh về thế giới Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà, mà nguyên văn chữ Hán đã được Di Sơn Thiền Sư soạn ra. Ví dụ ở đoạn văn:

“Hỏa hoạch băng hà chi địa, biến tác hương lâm, ẩm đồng thực thiết chi đồ, hóa sanh Tịnh Độ….”

Ni Trưởng Trí Hải dịch là: “Rừng thơm hương biến từ sỏi đá, địa ngục bừng khai đóa bạch liên, người trong hỏa ngục hiện tiền, nhờ nương thần lực sanh liền Lạc Bang…” Do vậy Tổ Đình Viên Giác tại Hannover, Đức Quốc, tôi và Tăng Chúng mỗi tuần đều trì tụng một lần bài Sám Quy Mạng nghĩa, do Ni Trưởng Thích Nữ Trí Hải dịch sang Việt Ngữ, trong thời Kinh Lăng Nghiêm, sau khi kinh hành nhiễu Phật và lễ bái Thánh Hiệu của chư Phật cùng chư vị Bồ Tát.

 

Đúng theo nguyên mẫu của chữ Hán Nhật, thì Ngài Bankei chủ trương cũng như đề xướng “Bất Sanh Thiền”, chứ không phải là “Tâm Bất Sanh” như Ni Trưởng dịch ra Việt ngữ. Nhiều lúc tác giả và dịch giả còn dịch ra nghĩa là “Tâm Phật Bất Sanh” nữa. Tuy không đi xa với nguyên ngữ là mấy, nhưng so ra biết tận căn cội của ngôn ngữ ấy thì lối dịch sẽ sát nghĩa hơn. Cũng giống như tác phẩm “Câu chuyện dòng sông” của Phùng Khánh (tức Ni trưởng Trí Hải) và Phùng Thăng dịch, vì căn cứ theo bản tiếng Anh, nên đã dịch ra Việt ngữ là như vậy. Trong khi đó nguyên bản tiếng Đức là: “Der Weg nach Innern”, nếu dịch sát nghĩa là: “Đường về nội tâm”. Ngay trong lời “Ghi chú của người chuyển ra Việt ngữ” Ni Trưởng cũng đã viết ở trang 355 rằng: “Dịch là phản, nhưng đồng thời dịch cũng là tái tạo. Tôi (Thích Nữ Trí Hải) rất tri ân Thiền Sư Bankei, tri ân những người đã ghi lại những bài giảng, mặc dù Ngài đã không cho phép làm như vậy, (vì nghe trực tiếp khác xa với nghe qua người khác, huống gì là ghi lại cho người đời sau. Ngài cấm là có lý, vì không thiếu gì những người ngộ nhận lời nói của các Thiền Sư). Tri ân dịch giả Peter Haskel, người đã “sống” với giáo lý Bankei trong mười năm để hoàn thành bản dịch Anh ngữ, và cảm ơn Giáo Sư Trần Ngọc Ninh, người đã gửi cho tôi (Dịch giả) tập sách…….”

 

Nội dung của 60 bài pháp được nữ sĩ Ryoun Jokan ghi chép lại trong suốt năm nhập thất (đại kết thất) 1690, trước khi Thiền Sư Bankei Yotaku viên tịch 3 năm, là những việc hỏi đáp giữa Thầy và trò, giữa Thiền Sư và võ sĩ đạo, giữa người mù và người sáng mắt, giữa chấp có và chấp không v.v… chung quy là Tâm ấy chẳng sanh và Tâm ấy chẳng diệt. Tâm ấy cũng còn gọi là Phật Tâm hay Tâm Phật không sanh, Tâm Phật không diệt. Đúng ra phải gọi là Thiền ấy không sanh, Thiền ấy không diệt. Bởi lẽ đối với Ngài việc nhận chân ra Thiền không sanh ấy, không cần phải ngồi Thiền hay không cần tham công án, như những công án của Thiền Lâm Tế mà Ngài Lâm Tế Nghĩa Huyền đã chủ trương ở Trung Hoa. Ngài Bankei lý luận rằng: Hãy tự nhiên như nó là và phải cởi mở, dùng ngôn ngữ địa phương (Nhật ngữ) để diễn đạt lời dạy, hay nói đúng hơn là sự diễn dịch về cái nó đang là thì dễ hơn là những hình ảnh hay những âm thanh trừu tượng khó hiểu. Đến ngày 26 tháng 12 năm Nguyên Văn thứ năm, nhằm năm 1740 Thiền Sư Bankei Yotaku được phong là: Đại Pháp Chánh Nhãn Quốc Sư.

 

Thiền thì ít dùng đến ngôn ngữ. Do vậy nói về Thiền thì không công dụng bằng thực tập Thiền. Cho nên ai muốn học Thiền thì cũng nên đi sâu vào nhiều phương pháp thực dụng khác nhau, để tìm ra chân như diện mục của mình, trước khi cha mẹ sinh ta ra, ta là ai và sau khi ta mất đi thì Bất Sanh Thiền nầy sẽ đi về đâu? Nếu Quý độc giả chịu khó bỏ ra vài ngày, vài giờ hay vài tháng để đọc tác phẩm nầy thì chắc rằng, tất cả những câu hỏi trên đây sẽ được giải đáp một cách rốt ráo vậy.

 

 

Viết xong vào lúc 15:00 ngày 30 tháng 8 năm 2021 tại thư phòng của Tổ Đình Viên Giác Hannover, Đức Quốc.

 

Sửa lỗi chính tả: Phật Tử Thanh Phi

 



***
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/11/2024(Xem: 713)
HIẾM NGƯỜI SỐNG MÀ BIẾT CHUẨN BỊ CHO KIẾP SAU! Cái vòng quay của thời tiết xuân hạ thu đông không làm cho ta lo lắm vì ta thấy ta còn tất cả, vẫn những người yêu thương ta đó, vẫn căn nhà đó, vẫn tiền bạc đó, vẫn sự nghiệp đó, nó vẫn đi tiếp, không có gì làm ta phải lo và chính cái không lo này làm cho ta chủ quan.
14/09/2024(Xem: 2166)
Tại sao lại nói “ruột đau chín chiều”? Đó là những chiều nào, hướng nào? Hay đó là chín buổi chiều? Có bao giờ chúng ta tự hỏi tại sao ruột đau không phải ba bốn chiều hay tám chiều mà lại “chín chiều” ?
07/09/2024(Xem: 1860)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm. Trong tâm niệm: ''Sáng cho người thêm niềm vui, chiều giúp người vơi bớt khổ'', vào Chủ Nhật tuần qua (Sept 01 2024) hội từ thiện Trái tim Bồ Đề Đạo Tràng chúng con, chúng tôi đã tiếp tục thiện sự chia sẻ thực phẩm, y phục và tịnh tài cho những mảnh đời bất hạnh, những người dân nghèo khó nơi xứ Phật tại tiểu bang Bihar India. Xin mời quí vị hảo tâm xem qua một vài hình ảnh tường trình..
31/08/2024(Xem: 2143)
Mùa Vu Lan báo hiếu nhắc nhở các thế hệ con cháu nhớ tới công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, ông bà, tổ tiên cũng như những thế hệ người đi trước. Lễ Vu Lan mang giá trị nhân văn, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” muôn đời.. Để thể hiên tinh thần đó, chúng con, chúng tôi xin được đại diên, thay mặt chư Tôn Đức & quí Phật tử thực hiện một buổi cúng dường Trai Tăng tại Bồ Đề Đạo Tràng India để hồi hướng đến Cha mẹ, cửu huyền thất tổ của chúng ta với ước mong đáp đền thâm ân cao dày của các đấng sinh thành trong muôn một.
29/08/2024(Xem: 1841)
Trong tâm tình: ''VuLan- Thương về quê Mẹ'', hội Từ thiện Trái Tim Bồ Đề vừa thực hiện hoàn mãn thiện pháp tại quê nhà nhằm chia sẻ chút Phước lành đến những người mù lòa, khuyết tật, khó khăn.. Xin gửi chư vị vài hình ảnh buổi Từ thiện tại chùa Thiện Thệ do Ni Sư Thích nữ Huệ Lạc, thành viên của Hội từ thiện Trái Tim Bồ Đề tại VN tường trình:
28/08/2024(Xem: 1462)
..Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính chia sẻ cùng cả Chùa hình ảnh Đại Lễ Vu Lan ngày thứ Bảy 24/8/2024 tại chùa Linh Phong Switzerland, Thụy Sỹ do Ni Sư trụ trì Thích nữ Viên Hoa tổ chức với sự tham dự của chư Tôn đức Tăng, Ni.. TT Thích Trí Thuyên, Thích Tánh Tuệ, Thích nữ Viên Diệu, Tn Viên Bảo, Tn Tịnh Hóa, Tn Tuệ Anh, Tn Tịnh Lự, Tn Chân Không, Tn Xả Không... cùng chư đồng hương Phật tử xa gần tại Âu Châu.. Kính Chúc đại chúng một mùa Vu Lan vô lượng an lành, vẹn tròn tâm hiếu hạnh... Nam Mô Vu Lan Hội Thượng Phật Bồ Tát- Ma ha tát.
21/08/2024(Xem: 1007)
Bà mẹ già ngồi ở băng ghế sau chiếc xe hơi bỏ mui màu đỏ sậm đang rẽ quặt xuống xa lộ. Bà ghì chặt lấy cái giỏ đồ để trên đùi như sợ gió ào ào thổi đến sẽ cuốn giỏ đi mất. Bà không quen với cái tốc độ quá nhanh như bay thế này. Với hai bàn tay run run bà siết lại chiếc dây an toàn quấn ngang người cho chặt hơn, nhưng bà vẫn cẩn thận không để các ngón tay chai sần của bà chạm vào đệm xe bọc da. Đệm quý giá lắm đấy! Con gái bà luôn miệng dặn bà đừng làm bẩn ghế: “Dấu tay sẽ lộ rất rõ ra trên đệm xe màu trắng đấy Mẹ à!”
21/08/2024(Xem: 1047)
MỘT BÔNG HỒNG TRẮNG Vào ngày cuối cùng trước Lễ Giáng Sinh tôi vội vã tới siêu thị để mua các món quà tặng còn sót lại mà trước đó chưa kịp mua. Trời ơi, sao mà đông người như thế. Tôi bực bội tự nhủ thầm: “Cả đống người thế này thời bao giờ mới xong việc đây. Còn bao nhiêu nơi phải đi nữa chứ!”
10/08/2024(Xem: 1509)
ột người tâm không tĩnh thì rất khó suy nghĩ cặn kẽ một vấn đề gì đó, xã hội hiện đại là một thời đại rối ren, con người sống và làm việc cũng đều rất kiêu căng, xốc nổi. Chỉ có người nào tĩnh tâm thì mới có thể cẩn thận quan sát thời thế, suy xét một cách sâu sắc để có được cách giải quyết vấn đề hoặc hiểu được con người một cách chính xác.
24/07/2024(Xem: 1521)
Tiếng Việt từ TK 17: các cách dùng bên kia, hôm kia, hôm kìa, hôm kiết, hôm kiệt, ngày kia, ngày kìa - tương tác giữa thời gian và không gian (phần 46) Nguyễn Cung Thông[1]
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]