Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài 2 - Câu 20 đến câu 43

19/08/202116:51(Xem: 3477)
Bài 2 - Câu 20 đến câu 43

 his-holiness-dalai-lama-111

 

225 Câu trích dẫn giáo huấn

của Đức Đạt-lai Lạt-ma

 


Đức Đạt-lai Lạt-ma

 

1- Tình thương yêu

2- Tiền bạc

3- Hạnh phúc

4- Lòng tốt

5- Sự đổi thay

6- Sự giận dữ và xung đột

7- Lòng từ bi

8- Các thể dạng tâm thần

9- Nhân loại

10- Sự u mê

11- Thế giới nội tâm

12- Hòa bình

13- Sự liên hệ giữa con người.

14- Tôn giáo

15- Trí tuệ

16- Tự biến cải chính mình

17- Khổ đau

18- Tâm linh

19- Sự sống

20- Bạo lực

21- Các câu trích dẫn khác của Đức Đạt-lai Lạ-ma

 

Bài 2

 

Câu 20 đến 43

***

 

3) Các câu trích dẫn của Đức Đạt-lai Lạt-ma về hạnh phúc

 

Câu 20

 

Niềm hân hoan thuộc quyền năng của mình,

vậy hãy vun xới nó!

 

Câu 21

 

Hạnh phúc không phải là một cái gì tự nhiên mà có.

 

Câu 22

 

Hạnh phúc trong từng ngày nhất thiết tùy thuộc vào thái độ hành xử của chính mình.

 

(trích trong quyển L'art du bonheur / Nghệ thuật mang lại hạnh phúc, nxb Poche, 2008)

 

Câu 23

 

Chính mình tự tạo ra số phận của mình,

vì vậy chính mình cũng phải tự tạo ra nguyên nhân mang lại hạnh phúc cho mình

 

Câu 24

 

Tất cả mọi người đều có quyền được hưởng hạnh phúc,

thế nhưng không bất cứ ai có quyền tàn phá hạnh phúc của kẻ khác.

 

Câu 25

 

Hạnh phúc không phải là một cái gì đó đến với mình như là một sản phẩm tiền chế,

nó chỉ phát sinh từ các hành động của chính mình.

 

Câu 26

 

Hạnh phúc đích thật không tùy thuộc vào kẻ khác,

hay bất cứ một thứ gì khác từ bên ngoài.

Nó tùy thuộc vào chính mình.

 

Câu 27

 

Một tâm thức từ bi hơn, quan tâm nhiều hơn đến sự an vui của kẻ khác,

là cội nguồn của hạnh phúc.

 

Câu 28

 

Con đường đưa đến hạnh phúc chính là lòng vị tha,

và cũng là khát vọng mang lại sự an vui cho kẻ khác.

 

Câu 29

 

Phải tập ý thức về hậu quả to lớn gây ra bởi những thứ phù phiếm,

để đến khi bước vào đoạn cuối của con đường,

thì mình sẽ tìm được hạnh phúc và sự trong sáng.

 

(của cải vật chất chẳng hạn là những gì phù phiếm, ý thức được điều đó thì đến khi bắt đầu bước vào đoạn cuối cuộc sống, thì tất chúng ta sẽ tìm được sự an vui và thanh thản)

 

Câu 30

 

Hạnh phúc không những chỉ mang lại bởi các cảnh huống bên ngoài,

mà nhất thiết phát sinh từ các thái độ tâm thần của chính mình.

 

Câu 31 .

 

Chủ động tâm thức, từ bỏ những thứ phù phiếm,

sống hòa hợp với kẻ khác và cả chính mình,

 thì nhất định sẽ mang lại hạnh phúc cho mình.

 

Câu 32

 

Càng quan tâm đến hạnh phúc của kẻ khác,

cũng là cách càng bồi đắp hạnh phúc cho chính mình.

 

(trích trong quyển 365 méditations quotidiennes du Dalai- Lama,  Matthieu Ricard, Poche, 2013 / 365 Lời khuyên tâm huyết của Đức Đạt-lai Lạt-ma, Hoang phong chuyển ngữ).  

 

Câu 32

 

Thật hết sức quan trọng là phải tạo ra cho mình một thái độ hành xử tốt

và một con tim nhân từ,

nhiều chừng nào tốt chừng ấy.

Thái độ đó, con tim đó sẽ mang lại hạnh phúc ngắn hạn và cả lâu dài

cho mình và cả kẻ khác.

 

Câu 33

 

 Kẻ thù đích thật của chúng ta chính là các thứ độc tố tâm thần của chính chúng ta:

đó là các sự u mê (vô minh), lòng đố kỵ và sự kiêu hãnh.

Chúng là các kẻ thù duy nhất có thể tàn phá hạnh phúc của chúng ta.

 

(trích trong quyển 365 méditations du Dalai Lama, id).

 

Câu 35

 

Thật hết sức quan trọng là phải ý thức được hạnh phúc của mình

mật thiết liên hệ với hạnh phúc của kẻ khác như thế nào.

Không có bất cứ một thứ hạnh phúc nào mang tính cách cá nhân

và hoàn toàn tách biệt với kẻ khác.

 

(mình không thể hạnh phúc khi kẻ khác khổ đau. Trích trong quyển Mon autobiographie spirituelle, id).

 

Câu 36

 

Quả hết sức lạ lùng, dù sự thèm khát của mình được thỏa mãn đi nữa,

thế nhưng không phải vì thế mà mình luôn cảm thấy hài lòng.

Lòng tham không có một giới hạn nào cả,

mà chỉ là nguyên nhân tạo ra mọi sự bấn loạn mà thôi.

Hài lòng là liều thuốc hóa giải duy nhất.

 

Câu 37

 

Những ai mong cầu tạo được cho mình một cuộc sống hạnh phúc

thì thật hết sức quan trọng là phải biết sử dụng

cùng lúc cả hai phương tiện: nội tâm và ngoại cảnh.

Nói một cách khác là phải kết hợp được sự phát triển vật chất và sự phát triển tâm linh,

 

Câu 38

 

Các cảm nhận hạnh phúc hay khổ đau

không mấy khi tùy thuộc vào thực trạng của chúng ta trong lãnh vực tuyệt đối,

mà tùy thuộc nhiều hơn vào sự nhận thức của chúng ta về các cảnh huống của mình,   

có nghĩa là khả năng tạo được sự thỏa mãn cho mình về những gì mình có.

 

(trích trong quyển Art du bonheur, id)

 

Câu 39

 

Sống đơn sơ là cách tốt nhất giúp mình cảm thấy hạnh phúc.

Sự đơn sơ thật hết sức quan trọng trong việc mang lại hạnh phúc cho mình.

Bớt thèm muốn và hãy vừa lòng với những gì mình có.

 

(trích trong quyển Les mots de sa Sainteté le Dalai Lama / Lời nói của Đức Đạt-lai Lạt-ma, François Gautier, Flammarion, 2018).

 

Câu 40

 

Nói chung, bước đầu trong việc tìm kiếm hạnh phúc là sự tập tành.

Một mặt phải tìm hiểu xem các xúc cảm và các thái độ hành xử tiêu cực

sẽ mang lại cho mình các tác hại như thế nào,

và một mặt khác, các xúc cảm tích cực sẽ mang lại cho mình những điều bổ ích ra sao.

 

(trích trong quyển l' Art du du bonheur, id).

 

Câu 41

 

Chúng ta chỉ có thể đạt được hạnh phúc mang tính cách an bình và toại nguyện đích thật

bằng cách cố gắng đến cùng để sẵn sàng hy sinh sự thụ hưởng nhất thời của mình

hầu mang lại sự an vui lâu dài cho kẻ khác,

 

(trích trong quyển Sagesse ancienne, Monde moderne / Trí tuệ nghìn xưa, thế giới hiện đai, dịch giả Eric Diacon, Poche, 2002).

 

Câu 42

 

Khơi động lòng từ tâm và các tư duy tích cực,

tha thứ cho những ai phạm vào sai lầm đối với mình,

đối xử với mọi người như bạn hữu,

cứu giúp những ai đang trong cảnh khổ đau,

không bao giờ xem mình cao hơn kẻ khác.

Dù cho những lời khuyên trên đây có quá đơn giản đi nữa,

thế nhưng hãy cứ thử áp dụng xem có mang lại cho mình nhiều hạnh phúc hơn chăng?

 

Câu 43

 

Tạo cho mình một niềm hạnh phúc đích thật sẽ có thể biến cải thái độ hành xử của mình

và cả cung cách suy nghĩ của mình,

thế nhưng điều đó chưa hẳn là một sự hiển nhiên.

Sự biến cải đó còn tùy thuộc vào tác động của thật nhiều yếu tố

thuộc nhiều lãnh vực khác.

Thật hết sức hão huyền khi nghĩ rằng chỉ có một chiếc chìa khóa duy nhất,

và bất cứ ai chiếm giữ được nó thì cũng đủ giúp mình sống một cách an bình.

 

                                                                                    Bures-Sur-Yvette, 18.08.21

                                                                                     Hoang Phong chuyển ngữ

 

(còn tiếp)



***
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/08/2013(Xem: 9582)
Khi dịch xong kinh Trường A-hàm năm 1962 tôi cảm thấy có một vài thắc mắc tuy thông thường nhưng sẽ không tránh khỏi xuất hiện một cách mau lẹ đến ít nhiều quý vị đọc kinh này. Ðể giải thích phần nào những thắc mắc đó hầu tránh khỏi cái nạn vì nghẹn bỏ ăn, ở đây xin nêu vài ý kiến theo trường hợp này:
13/08/2013(Xem: 9306)
Đã một giờ chiều rồi mà cha vẫn chưa mang cơm hộp đến.Nó làm chủ quản ở một nhà máy, áp lực công việc rất lớn. Buổi trưa nhà máy không phục vụ cơm, nó bảo cha mang cơm hộp cho. Một phần là tiết kiệm, một phần cơm cha nấu rất ngon.
11/08/2013(Xem: 9171)
Qua tiếp xúc, chúng tôi biết nỗi ưu tư lớn của quí vị là “Làm sao áp dụng được Phật pháp một cách chín chắn vào đời sống của mình?”. Phật tử cũng nhận biết rõ nếu như chỉ hiểu Phật pháp, dù hiểu nhiều, hiểu sâu sắc, nhưng thiếu phần áp dụng chúng ta cũng không thể gọi là người thâm nhận hoặc hưởng được giá trị thiết thực của Phật pháp.
10/08/2013(Xem: 12262)
Nói đến hạnh nhẫn nhục thì có lẽ không ai trên cõi đời này – nhất là giới giàu sang phú quý, thanh thế uy quyền – nhẫn nhục bằng Đức Phật khi còn tại thế. Ngài nhẫn nhục chỉ vì mục đích tối thượng là tìm ra chánh đạo, giải thoát sanh tử cho mình và cho mọi người, mang lại thanh bình, an lạc cho chúng sanh. Nhẫn nhục ở đây không mang ý nghĩa ráng sức chịu đựng hay “cố đấm ăn xôi” nhằm đạt đến mục tiêu danh vọng của riêng mình.
10/08/2013(Xem: 12065)
Kinh Pháp Cú (Dhammapada) có 26 phẩm, trong đó Đức Phật dành hẳn một phẩm nói về thái độ và quan niệm dấn thân trên mọi cuộc hành trình của tín đồ Phật giáo, cuộc hành trình nào cũng nhắm đến mục đích hạnh phúc an vui và thong dong tự tại. Đó là phẩm An Lạc (Sukkha Vagga).
08/08/2013(Xem: 10438)
Có một người buồn chán vì gia cảnh quá nghèo. Không mua nỗi chiếc giường để nằm. Trong nhà chỉ có một cái ghế dài ... Mỗi ngày anh nằm dài trên đó mà ngủ.
08/08/2013(Xem: 9257)
Hôm nay mới đến tuy còn nhọc, nhưng nghĩ tình Phật tử từ ở Ottawa lên đây chờ đợi nên tôi nói một đề tài nhỏ cho quí vị nghe hiểu, ứng dụng sống đúng với đạo lý. Đề tài tôi nói là Người giành khôn là kẻ dại, người chịu dại tức là khôn.
07/08/2013(Xem: 7116)
NUÔI BỆNH một câu chuyện để suy gẫm nhân mùa Vu Lan Báo Hiếu Trang nhà Quảng Đức st Diển đọc: Tường Dinh Voice of Vietnam RADIO FM974
06/08/2013(Xem: 18878)
Cơ hội làm người của chúng ta trong đời sống quý báu của kiếp người nầy không bền lâu. Không sớm thì muộn, cái chết rồi cũng sẽ đến với tất cả mọi người. Bản chất thật sự của kiếp sống là vô thường, và cái chết không miễn trừ một ai cả. Chúng ta đã mang không biết bao nhiêu là thân xác mỗi khi chúng ta được sanh ra.
04/08/2013(Xem: 10621)
34 câu nói của người 90 tuổi
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]