Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Sư Từ Đạo Hạnh (1072-1116)(Đời thứ 12, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vị Thiền Sư sau khi viên tịch tái sanh trở làm Vua vào triều đại nhà Lý VN)🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️

07/08/202111:19(Xem: 28578)
Thiền Sư Từ Đạo Hạnh (1072-1116)(Đời thứ 12, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vị Thiền Sư sau khi viên tịch tái sanh trở làm Vua vào triều đại nhà Lý VN)🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️








Thiền Sư Từ Đạo Hạnh (1072-1116)
(Đời thứ 12, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi,
Vị Thiền Sư sau khi viên tịch tái sanh trở làm Vua vào triều đại nhà Lý VN)
🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️

 

Thuyết giảng: TT Thích Nguyên Tạng
Trình pháp: Cư Sĩ Quảng Tịnh Tâm, Cư Sĩ Huệ Hương
Diễn đọc: Cư Sĩ Diệu Danh
Lồng nhạc và online: Cư Sĩ Quảng Phước, Cư Sĩ Quảng Tịnh








Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ,


Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Thiền Sư Từ Đạo Hạnh (1072-1116) thuộc đời thứ 12, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi.


Bài pháp thoại hôm nay là bài giảng thứ 269 của Sư Phụ bắt đầu từ mùa cách ly do bệnh đại dịch covid 19 (đầu tháng 5-2020).

Sư họ Từ, tên Đạo Hạnh sanh năm 1072 và viên tịch năm 1116. Ngài là vị thiền sư quan trọng trong lịch sử Việt Nam, sau khi viên tịch không nhập vào pháp giới tánh, mà lại tái sanh  trở lại làm vua trong triều đại nhà Lý. Sự xuất hiện của Ngài làm lịch sử thiền tông đầy thú vị.

Sư Phụ kể về tiểu sử của Sư có nhiều chi tiết chống trái chưa thống nhất.


Sư tục danh là Từ Lộ, con viên Tăng quan Đô án Từ Vinh. Thuở nhỏ Từ Vinh trọ học ở làng Yên Lãng, lấy người con gái họ Tăng, bèn theo quê quán bên vợ, bà Tăng sanh ra Sư.

Sư tánh tình hào hiệp và có chí lớn. Thường làm bạn với nho giả tên Phí Sinh, đạo giả tên Lê Toàn Nghĩa và một phường chèo tên Vi Ất. Ban đêm Sư cần cù đọc sách, ban ngày lại thổi sáo, đá cầu, đánh cờ vui chơi. Thân phụ thấy thế thường quở mắng về tội biếng nhác.


Một đêm, ông vào phòng dò xét thấy ngọn đèn đã tàn, sách vở chất đầy bên cạnh, Sư thì tựa án ngủ say, trong tay còn cầm quyền sách, tàn đèn rơi đầy cả mặt bàn. Ông mới biết con lo chăm học, chẳng còn lo lắng nữa.
Sau Sư thì đổ Tăng quan do nhà vua tổ chức.

Từ Vinh, thân phụ của Sư, có sự trái yếu với Diên Thành Hầu, Hầu nhờ pháp sư Đại Biên đánh chết. Sư muốn trả thù cho cha, định sang Ấn Độ học thuật linh dị để giết Đại Điên. Nhưng ngài đi đến được xứ mọi răng vàng (Miến Điện) vì thấy đường sá hiểm trở, Sư đành trở về. Sư vào ở ẩn trong hang đá Từ Sơn chuyên trì Đại Bi Tâm Đà La Ni. Thời gian sau, Sư thấy đủ khả năng trả thù cho cha, bèn tìm đến Đại Điên đánh ông ta mang bệnh rồi chết.


Từ đây, oan nghiệp xưa sạch như tuyết tan, các việc đời lặng như trở lạnh, Sư trải khắp tùng lâm tìm học pháp thiền.

Sau khi trả thù, Sư mới xuất gia tu. Sư đến tham vấn thiền sư Trí Huyền ở Thái Bình. Sư nói kệ hỏi về Chân tâm:


Lẫn lộn phàm trần chưa hiểu vàng
Chẳng biết nơi nào phải chân tâm?
Cúi mong chỉ thẳng bày phương tiện
Thấy rõ chân như hết khổ tầm.

Ngài Trí Huyền đáp:


Trong Ngọc ẩn thanh diễn diệu âm,
Nơi kia đầy mắt bày thiền tâm
Hà sa cảnh là Bồ Đề cảnh,
Nghĩ hướng Bồ Đề cách vạn tầm.

Sư Phụ giải thích:
-trong Ngọc ẩn thanh là tự trong ngọc có âm thanh, âm thanh không từ bên ngoài, cũng như tiếng chuông đã có trong cái chuông, chạm vào là tiếng trong chuông phát ra.
-Thiền tâm là chỉ cho Phật tánh thể hiện ngay nơi mắt mình nếu mắt tiếp cảnh mà không bị ngoại cảnh chi phối.


Hà sa là cát sông Hằng, tất cả mọi vật như cát sông Hằng đều là Bồ Đề cảnh, là Phật tâm là chân tâm. Tâm như thì mọi cảnh đều như, nhận chân tâm ngay đó, nếu khởi nghĩ về Bồ Đề thì Bồ Đề xa cách mình vạn dặm rồi.

Sư vẫn mờ mịt không hiểu, lại tìm đến pháp hội của thiền sư Sùng Phạm ở chùa Pháp Vân.
Đến đây, Sư cũng lập lại câu hỏi:
- Thế nào là chân tâm?

Ngài Sùng Phạm đáp:
- Cái gì chẳng phải chân tâm?
Sư hoắt nhiên nhận được, lại hỏi:
- Làm sao giữ gìn?
Ngài Sùng Phạm bảo:
- Đói ăn, khát uống


Ngay câu nói này Sư đạt ngộ là do Sư đã được đào luyện quán chiếu tham công án của Ngài Trí Huyền.


Làm sao giữ chân tâm, Sư Phụ giải thích đói ăn khát uống là Chánh niệm tỉnh giác là giữ chân tâm.


Sư Đạo Hạnh lạy tạ rồi lui.

Sau, Sư trụ trì chùa Thiên Phúc ở núi Phật tích, tăng chúng tìm đến tham vấn.
Có vị Tăng hỏi:
- Đi đứng nằm ngồi thảy đều Phật tâm, thế nào là Phật tâm?
Sư nói kệ đáp:


Có thì muôn sự có,
Không thì tất cả không.
Có, không trăng đáy nước,
Đừng mắc có cùng không.


Sư Phụ giải thích:
Thiền Sư Từ Đạo Hạnh làu thông kinh Đại Bát Nhã cho đến giáo lý duyên khởi mà Đức Thế Tôn đã nói trong Kinh Phật Tự Thuyết (Udāna):“Do cái này có nên cái kia có. Do cái này không nên cái kia không. Do cái này sinh nên cái kia sinh. Do cái này diệt nên cái kia diệt”, và Đức Thế Tôn con tuyên bố rằng: “Ai thấy duyên khởi tức là thấy Pháp; ai thấy Pháp tức thấy Như Lai!” Thấy Như Lai có nghĩa thấy “chân tâm, Phật tâm” mà  thiền sư Từ Đạo Hạnh đã trả lời trong bài kệ trên.


Sư lại tiếp:
Nhật Nguyệt tại non đầu
Người người tự mất châu
Kẻ giàu sẵn ngựa mạnh
Bộ hành chẳng ngồi xe.


Sư Phụ giải thích:

-Nhật Nguyệt (ánh sáng mặt trời và mặt trăng luôn ở tại đầu núi, người giàu đi xe ngựa, người nghèo thì bước đi bằng đôi chân của mình, là biểu trưng có cái gì mình đang sẵn có như “chân tâm, Phật tánh” luôn có bên trong ta, không nhọc công chạy ra ngoài tìm kiếm, mãi mãi sẽ không bao giờ tìm thấy được.


Sư sắp tịch, tắm rửa sạch sẽ, thay đổi y phục, gọi các môn đồ đến dạy: “Túc nhân của ta chưa hết, phải còn sanh lại thế gian này tạm làm vị quốc vương. Sau khi mạng chúng ta lại sanh lên cõi trời thứ 33 làm thiên chủ. Nếu thấy thân ta bị hư hoại thì ta mới thật vào Niết Bàn, chẳng còn trụ trong vòng sanh diệt này nữa”.


Nói xong , Sư an nhiên thị tịch, mãi đến sau này thân xác vẫn còn.


Đến năm Vĩnh Lạc nhà Minh, người Minh đốt cháy. Người làng đắp tượng để thờ hiện nay hãy còn ở chùa Thiên Phúc cũng còn gọi là chùa Thầy.

Sư Phụ giải thích:
Sư thọ 45 tuổi (1072-1116), tái sanh trở lại làm vua Lý Thần Tông, vị vua thứ 5 của nhà Lý. Nhà Lý có tất cả 9 triều đại (1/ Vua Lý Thái Tổ, 2/Lý Thái Tông, 3/ LýThánh Tông, 4/ Lý Nhân Tông, 5/ Lý Thần Tông, 6/ Lý Anh Tông, 7/ Lý Cao Tông, 8/ Lý Huệ Tông, 9/ Lý Chiêu Hoàng). Tới năm 21 tuổi (1136), vua tự nhiên ngã bệnh và biến thành cọp, tiếng rên tiếng la của vua giống như tiếng hú của cọp, có lông có móng như cọp. Triều đình nghe bên ngoài thành các em nhỏ hát bài đồng dao:

 

Bổng bồng bông, tập tầm vông
Nước có Lý Thần Tông
Triều Đình muôn việc thông
Muốn chữa bệnh hóa cọp
Cần có Nguyễn Minh Không ?

Triều đình nghe vậy nên sai quan chỉ huy đi tìm hỏi thăm và mời Thiền Sư Minh Không về triều. Đến am của ngài trên núi (bây giờ là Chùa Bái Đính ở Ninh Bình), ngài cười bảo: "Há không phải là việc cứu cọp đó ư?" Quan chỉ huy thắc mắchỏi: "Chúng con chưa trình thưa, sao Ngài biết việc này ?" Sư bảo: "Ta đã biết việc này trước đây ba mươi năm".

 

Sư phụ có nhắc lại câu chuyện xưa: Thiền Sư Minh Không và Thiền Sư Đạo Hạnh là bạn đồng tu, hai ngài đều có thần thông, một hôm ngài Từ Đạo Hạnh hóa thành cọp từ trong bụi nhảy ra để hù ngài Minh Không để thử coi xem ngài Minh Không có thật sự biết mình là ai hay không. Khi nhìn thấy ngài Minh Không biết đây là cọp giả, nên mới quở “ muốn làm cọp thì sẽ được”, quả thật 30 năm sau lời quở này đã trở thành hiện thực.

 

Sư đến triều, các danh y khác xem thường ngài, nghĩ là ngài không thể chữa bệnh được cho vua. Nên ngài cho quan chỉ huy đóng vào cột gỗ cây đinh dài và nói “ai nhổ được cái đinh này ra hãy nói chuyện chữa bệnh “, nhưng không ai nhổ được. Thiền Sư Minh Không dùng 2 ngón tay nhổ cây đinh nhẹ nhàng và bắt đầu chữa bệnh cho vua.Sư Minh Không lớn tiếng hỏi Vua Lý Thần Tông “kẻ đại trượng phu được tôn lên làm thiên tử, giàu có khắp bốn bể, cớ sao còn phát bệnh cuồng loạn như vậy?”.

Vua run sợ không dám kêu rên nữa. Sau đó Sư lên tiếng bảo: "Bá quan đem chảo dầu lại, trong đó để một trăm cây kim, và nấu cho sôi.". Lúc dầu đang sôi, Ngài lấy tay mò trong chảo dầu lấy một trăm cây kim châm cứu cho vua, nói: "Quí vi thiên". Tự nhiên lông, móng, răng đều rụng hết, thân vua hoàn phục như cũ. Vua tạ ơn sư một ngàn cân vàng và một ngàn khoảnh ruộng để hương hỏa cho chùa, ruộng này không có lấy thuế và tấn phong Sư lên là quốc sư, từ đó ngài được gọi Lý Quốc Sư.


Cuối bài giảng, Sư Phụ diễn ngâm bài thơ tán thán công hạnh của Thiển Sư Từ Đạo Hạnh do Thầy Chúc Hiền sáng tác cúng dường Ngài:

Tánh tình hào hiệp chí ngời cao
Đèn sách đêm khuya học lẽ mầu
Túc trái oan gia nguyền chặt đứt
Diệu cơ mật pháp quyết tìm cầu
Tri Huyền yếu chỉ chưa thông hết
Sùng Phạm thiền cơ đạt ngộ sâu
Thấu triệt bản lai bày thật tướng
Thiền thi Thánh Đức sáng ngàn sau…!

 

 Kính bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ ban giảng về thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuộc đời của Sư như là truyện lịch sử thần thông đầy thú vị. Sư biết trước các kiếp của Sư và các kiếp hiển thị như thật ngay tại một đời người.


Kiếp thứ nhất, sau khi trả mối thù cho cha, Sư xuất gia và thấy tánh với thiền sư Sùng Phạm, Sư thọ 45 tuổi và Sư cho biết trước là Sư sẽ tái sanh.


Kiếp thứ nhì làm vua là Lý Thần Tông thuộc đời thứ 5 của triều đại nhà Lý, năm 21 tuổi, vua bị bệnh hoá thân cọp, nhờ ngài Nguyễn Minh Không chữa khỏi.


Kiếp cuối cùng sẽ sanh lên cung trời Đao Lợi, sau đó ngài thành tựu đạo quả nhập vào pháp giới tánh.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Cung kính và tri ơn Sư Phụ,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).     


269_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Tu Dao Hanh




Thiền Sư Từ Đạo Hạnh (1072-1116)

( Vị Thiền Sư sau khi viên tịch tái sanh trở làm Vua vào triều đại nhà Lý VN)

Thi đàn và lịch sử Phật giáo VN đã truyền tụng bài thơ tuyệt tác HỮU - KHÔNG
của Ngài khi triệt ngộ yếu chỉ Chân tâm với minh sư Sủng Phạm .



Tác hữu trần sa hữu,
Vi không nhất thiết không.
Hữu không như thủy nguyệt,
Vật trước hữu không không.

Tam Tổ Huyền Quang dịch :

"Có thì có tự mảy may

Không thì cả thế gian này cũng không

Kìa xem bóng nguyệt lòng sông

Ai hay không có, có không là gì ?"



Nhưng chuyện về hành trạng Ông thật kỳ thú : Là con người có thật, nhưng bao quanh ông là cả một màn sương mù dày đặc, thấm đẫm huyền thoại. Ông được dân gian tôn vinh vào hàng Thánh. Nếu chùa Láng gắn với thời sinh thành; thì chùa Thầy lại bao phủ nhiều huyền bí về cuộc đời tu hành và thoát xác của Ông



Kính dâng Thầy bài trình pháp về Thiền Sư Từ Đạo Hạnh đời thứ 11 của Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi . Kính bạch Thày dù lịch sử và báo chí truyền thông từ trước đến nay có rất nhiều huyền thoại về Ngài nhưng với bài pháp thoại kéo dài hơn 1:30 phút Thầy đã tóm tất hầu như đủ và đã mang lại chúng đệ tử tư tưởng Bát Nhã và nguyên lý duyên khởi trong Đạo Phật đó là (Nguyên lý nhân quả trong đạo Phật tức là nguyên lý duyên khởi (Pratitya-samutpada). Sự phát sinh tồn tại và tan rã của mọi hiện tượng tùy thuộc không phải vào một nguyên nhân mà vào nhiều điều kiện, có thể gọi là vô số điều kiện. Những điều kiện này gọi là duyên. Sự có mặt của một hiện tượng kéo theo sự có mặt của tất cả mọi hiện tượng và người giác ngộ nhìn một hiện tượng không



Sử sách Triều đại Lý ghi truyền :

Thiền Sư Từ Đạo Hạnh ....kỳ nhân huyền thoại ! (1)

Sau khi viên tịch Thiền Sư tái sanh trở lại ...lên ngôi Vua (2)

Hoá Cọp từ chuyện du hoá 30 năm xưa (3)

Nhưng Bài thơ HỮU, KHÔNG ...thi đàn kiệt tác ((4)



Trải khắp tùng lâm .....khi oan nghiệp sạch, thoát !

Yếu chỉ Chân Tâm vấn hỏi Kiều Trí Huyền (5)

Với Sùng Phạm Minh Sư triệt ngộ Tâm Thiền (6)

Chuyện luân hồi thoát xác nằm trong huyền cơ thị tịch (7)



Kính đa tạ Giảng Sư ... tài uyên bác diễn dịch :

Hành trạng bí ẩn...

....túc duyên Ngài làm Thiền Tông bớt khô khan (8)

Chùa Thiên Phúc núi Phật tích (chùa Thầy) còn giữ nhục thân (9)

Mùng 7 tháng 3 âm lịch ...lễ hội Thánh Láng ! ( 10)



Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Nam Mô Từ Đạo Hạnh Thiền Sư tác đại chứng minh

Huệ Hương

Melbourne 7/8/2021






(1) Sư tục danh là Từ Lộ, con viênTăng quan Đô Án Từ Vinh. Thuở nhỏ, Từ Vinh trọ học ở làng Yên Lãng, lấy người con gái họ Tăng, bèn theo quê quán bên vợ. Bà Tăng sanh ra Sư.

Sư tánh tình hào hiệp và có chí lớn. Thường làm bạn với nho giả tên Phí Sinh, đạo sĩ tên Lê Toàn Nghĩa và một phường chèo tên Vi Ất. Ban đêm, Sư cần cù đọc sách, ban ngày lại thổi sáo, đá cầu, đánh cờ vui chơi.

Thân phụ thấy thế thường quở mắng về tội biếng nhác.Một đêm, ông vào phòng dò xét thấy ngọn đèn đã tàn, sách vở chất đầy bên cạnh, Sư thì tựa án ngủ say, trong tay còn cầm quyển sách, tàn đèn rơi đầy cả mặt bàn. Ông mới biết con chăm lo học, chẳng còn lo lắng nữa.Sau, Sư thi đỗ Tăng quan, do nhà vua tổ chức

Từ Vinh có sự trái ý với Diên Thành Hầu, Hầu nhờ pháp sư Đại Điên đánh chết, còn vứt xác xuống sông Tô Lịch

Sư muốn trả thù cho cha, định sang Ấn Độ học thuật linh dị để giết Đại Điên. Nhưng khi đi tới xứ mọi răng vàng, ( Miến Điện )vì thấy đường sá hiểm trở, Sư đành trở về.

Sư vào ẩn trong hang đá Từ Sơn chuyên trì Đại bi tâm Đà-la-ni.

Thời gian sau, Sư thấy đủ khả năng trả thù cha, bèn tìm đến Đại Điên đánh ông ta mang bệnh rồi chết.

Từ đây, oan nghiệp xưa sạch như tuyết tan, các việc đời lặng như tro lạnh, Sư trải khắp tùng lâm tìm học pháp thiền.

(2)

Từ Đạo Hạnh là con người bằng da, bằng thịt, nhưng là bậc thánh có phép thần thông, biến hóa để rồi thác sinh làm vua Lý Thần Tông (1116-1138), sau còn là hậu thân Lê Thần Tông (1619-1643). Một vị Thiền sư hư hư, thực thực này đã trải dài quan năm tháng sống mãi trong lòng dân. Sức hấp dẫn và là một đề tài lý thú về nhà sư Từ Đạo Hạnh, cũng chính là tín ly kỳ, bí ẩn đầy tính huyền thoại có trong ông.

Là một Thiền sư, Đạo Hạnh luôn gắn đạo với đời, Phật giáo với dân tộc. Ông thực sự lo cho vận nước khi có tà đạo lũng loạn làm mê hoặc lòng người, phá rối chính pháp. Việc Đạo Hạnh chặn lại tiến trình thác thai của Giác Hoàng là biểu hiện của một nhà sư có trách nhiệm với dân với đạo, cho dù bản thân ông bị ghép vào trọng tội. Ông chỉ thoát chết, khi Sùng Hiền Hầu đứng ra giải cứu. Nên coi đó là hành vi can đảm của Đạo Hạnh, khi dám chấp nhận sự hy sinh của cá nhân để cứu lấy những sinh mạng con trẻ.

Nếu sự thực Lý Thần Tông là hậu thân của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, thì thông qua vị vua này, ông đã làm cho: “Sản xuất nông nghiệp phát triển. Dân no đủ nên giặc giã cũng ít”.

Tương truyền, ông không chỉ là một nhà sư có phép thuật cao cường, ẩn cư ở núi Phật Tích.

Chuyện Thiền sư đầu thai qua vợ Sùng Hiền Hầu và chữa bệnh ly kỳ của của Minh Không cho Lý Thần Tông, dù ai đó có cho là phi lý, huyễn hoặc đi nữa thì cũng không thể phủ nhận được vai trò của nhà chùa trong việc chữa trị bệnh cho dân (kể cả bệnh vô sinh) khi mà y học còn kém phát triển trong giai đoạn lịch sử ấy.

(3)

Vua Lý Thần Tôngcủa triều đại nhà Lý nước Đại Việt.

Tương truyền năm Thần Tông 21 tuổi (1136), vua đột nhiên mắc bệnh lạ, trên người mọc đầy lông lá, cư xử cuồng loạn, gầm gừ đáng sợ như hổ. Triều đình khi ấy phải làm cũi vàng để nhốt vua trong đó, đồng thời mời các danh y đến khám chữa bệnh cho vua. Tuy nhiên dù bao người đến cũng chẳng ai khiến bệnh tình của vua thuyên giảm, triều đình phải phái người tìm thầy thuốc khắp cả nước.

Lúc ấy trong dân gian có câu hát :

Nước có Lý Thần Tông,

Triều đình muôn việc thông.

Muốn chữa bệnh hoá cọp

Cần được Nguyễn Minh Không.

Triều đình tức tốc sai người đi tìm kiếm người tên Minh Không đến chữa trị cho vua.

Thời điểm ấy, khi sư Minh Không được mời vào cung trị bệnh, nhiều pháp sư khác cũng đang chữa bệnh cho vua. Thấy sư Minh Không ăn mặc quê mùa nên tỏ vẻ khinh thường. Khi ấy, nhà sư chỉ đóng một chiếc đinh dài vào cột rồi nói: “Ai nhổ được cái đinh này ra hãy nói chuyện chữa bệnh”, nhưng chẳng ai dám trả lời.

Khi được đem vào gặp vua, sư Minh Không lớn tiếng hỏi: “Kẻ đại trượng phu được tôn lên làm thiên tử, giàu có khắp bốn bể, cớ sao còn phát bệnh cuồng loạn như vậy?”. Vua run sợ không dám kêu nữa.

Sau khi vào gặp vua, sư Minh Không sai người đi chuẩn bị một cái vạc lớn đựng nước nấu sôi cả trăm lần, nhà sư dùng tay không tắm cho vua. Sau đó, bệnh của vua Lý Thần Tông ngày càng thuyên giảm, ít lâu sau thì khỏi hẳn. Khỏi được bệnh lạ, vua vô cùng cảm phục tài năng của sư Minh Không. Để tạ ơn cứu mạng, vua đã cho phép sư đổi từ họ Nguyễn sang họ Lý và phong làm Quốc sư triều đại Lý Thần Tông (1128-1138).

Thiền sư Nguyễn Minh Không đã chữa khỏi bệnh mà nhân gian gọi là "hóa hổ" cho vua. Chuyện được kể theo về 30 năm trước :

Hương Giao Thủy ở Giao Chỉ có chùa Không Lộ. Ngày xưa có một vị sư họ tục là Nguyễn, tên là Minh Không, khoảng năm Trị Bình đời Tống xuất gia đến ở chùa này, có đức hạnh, ai cũng biết.

Một hôm Minh Không từ ngoài về, có nhà sư cùng phòng đùa núp trong cửa, nhảy ra làm tiếng hổ kêu để dọa Minh Không. Minh Không cười nói "Đã đi tu, lại còn muốn làm hổ ư? Ta phải cứu anh mới được!".

Năm sau, nhà sư kia chết. Tiếp đó, Quốc vương họ Lý sinh Thế tử, tuổi chừng hai mươi thì bỗng nhiên khắp mình mọc lông, nhảy nhót gầm thét, đầu và mặt dần dần biến thành hình hổ. Nhà vua cầu y, vu, tăng, đạo khắp nơi, nhưng đều chịu bó tay. Nghe Minh Không có phép thuật, sai người đi thuyền đến mời về”

(4)

Từ đây, oan nghiệp xưa sạch như tuyết tan, các việc đời lặng như tro lạnh, Sư trải khắp tùng lâm tìm học pháp thiền.

Nghe Kiều Trí Huyền hóa đạo ở Thái Bình, Sư thân đến tham vấn. Sư nói kệ hỏi về chân tâm:

Lẫn lộn phàm trần chưa hiểu vàng
Chẳng biết nơi nào phải chân tâm?
Cúi mong chỉ thẳng bày phương tiện
Thấy rõ như như hết khổ tầm.

(Cửu hỗn phàm trần vị thức câm (kim)
Bất tri hà xứ thị chân tâm?
Nguyện thùy chỉ đích khai phương tiện
Liễu kiến như như đoạn khổ tầm.)

Trí Huyền đáp:

Trong ngọc ẩn thanh diễn diệu âm,
Nơi kia đầy mắt bày thiền tâm.
Hà sa cảnh là Bồ-đề cảnh,
Nghĩ đến Bồ-đề cách vạn tầm.

(Ngọc lý bí thanh diễn diệu âm
Cá trung mãn mục lộ thiền tâm.
Hà sa cảnh thị Bồ-đề cảnh,
Nghĩ hướng Bồ-đề cách vạn tầm.)

Sư vẫn mờ mịt chẳng hiểu, lại tìm đến pháp hội của Thiền sư Sùng Phạm ở chùa Pháp Vân. Đến đây, Sư cũng lặp lại câu hỏi:

- Thế nào là chân tâm ?

Sùng Phạm đáp: - Cái gì chẳng phải chân tâm ?

Sư hoát nhiên nhận được.

Lại hỏi: - Làm sao gìn giữ ?

Sùng Phạm bảo: - Đói ăn, khát uống.

Sư liền lễ bái rồi lui.( Thật sự chứng ngộ )

Sau, Sư trụ trì chùa Thiên Phúc ở núi Phật Tích, () .......tăng chúng tìm đến tham vấn. Có vị tăng hỏi:

- Đi đứng nằm ngồi thảy đều Phật tâm, thế nào là Phật tâm ?

Sư nói kệ đáp:

Có thì muôn sự có,
Không thì tất cả không.
Có, không trăng đáy nước,
Đừng mắc có cùng không.

(Tác hữu trần sa hữu,
Vi không nhất thiết không.
Hữu không như thủy nguyệt,
Vật trước hữu không không.)

Tam Tổ Huyền Quang dịch

"Có thì có tự mảy may

Không thì cả thế gian này cũng không

Kìa xem bóng nguyệt lòng sông

Ai hay không có, có không là gì ?"

Sư lại tiếp:

Nhật nguyệt tại non đầu
Người người tự mất châu.
Kẻ giàu sẵn ngựa mạnh
Bộ hành chẳng ngồi xe.

(Nhật nguyệt tại nham đầu ?
Nhân nhân tận thất châu.
Phú nhân hữu câu tử
Bộ hành bất kỵ câu.)

(5)Trí Huyền Thiền sư (智玄禪師) tên thật là Kiều Trí Huyền (喬智玄) là một Thiền sư sống đồng thời với Từ Đạo Hạnh,

Thiền sư đời Lý Nhân tông, không rõ tên, họ Kiều, pháp danh Trí Huyền, nên các tài liệu văn học cổ gọi ông là Kiều Trí Huyền.

Ông có kiến thức sâu rộng, chuyên tâm nghiên cứu kinh điển Phật học. Từng mở trường dạy học ở Thái Bình, thuộc lộ Hải Đông, phủ Tân Hưng, tỉnh Thái Bình.

Có lần sư Đạo Hạnh (Từ Lộ) đến thăm ông và đàm đạo về Thiền học. Sư Đạo Hạnh đọc một bài thơ hỏi ông về chân tâm:

"Cửu hỗn phàm trần vị thức câm (kim)

Bất trí hà xứ thị chơn tâm

Nguyện thùy chỉ địch khai phương tiện,

Liễu kiến như như đoạn khổ tầm."

Bản dịch:

Lâu nay vẫn đám hồng trần,

Vàng còn chẳng biết, biết chân tâm nào

Xin cho trò bảo làm sao?

Cho tìm thấy rõ kẻo nao núng lòng.

Ngài Đạo Hạnh hỏi chân tâm là cái gì? Ngài Trí Huyền dùng bốn câu kệ đáp

"Ngọc lí bi thanh diễn diệu âm,

Cá trung mãn mục lộ thiền tâm.

Hà sa cảnh thí Bồ đề cảnh,

Nghĩ hướng Bồ đề cách vạn tầm."

Trong Thiền Tông đã lý giải nghĩa yếu mà Ngài Trí Huyền muốn chỉ dạy :

“Ngọc lý bí thinh diễn diệu âm,

Cá trung mãn mục lộ thiền tâm”.

Dịch là Trong ngọc ẩn thinh diễn diệu âm,

nơi kia mắt bày thiền tâm.

Nghiã là trong hòn ngọc có ẩn chứa sẳn âm thanh, nếu chúng ta gõ vào hòn ngọc thì sẽ phát ra tiếng.

Như vậy tiếng đã có sẳn trong hòn ngọc. Và, khi chúng ta nhìn mọi sự vật thì chân tâm hiện sờ sờ trong ấy chớ không ở đâu xa, nên Ngài nói nơi kia đấy mắt bày thiền tâm.

“Hà sa cảnh thị Bồ đề cảnh,

Nghĩ hướng Bồ đề cách vạn tầm”.

Có nghĩa là tất cả cảnh vật nhiều như cát dưới sông đều là cảnh Bồ đề, nếu nghĩ tìm Bồ đề là cách xa Bồ đề muôn tầm.

Hiện tại chúng ta nhìn cảnh vật trên thế gian này là Bồ đề hay phàm tục ? Người đạt đạo nhìn núi, nhìn hồ, nhìn cây, nhìn mây, nhìn nước... thấy tất cả cảnh đều là Bồ đề. Ngược lại người thế gian với tâm loạn động thấy tất cả cảnh đều là phàm tục.

(Ví dụ : Nhìn cây thông với tâm thanh tịnh sáng suốt không khởi niệm phân biệt là Bồ đề. Nếu khởi niệm phân biệt so sánh đẹp xấu, sanh tâm thủ xả thì thành phàm tục. )

Như vậy thì tùy theo tâm niệm của chúng ta mà cảnh vật trở thành Bồ đề hay phàm tục. Thế nên Ngài nói “nghĩ hướng Bồ đề cách vạn tầm”. Bồ đề có sẳn nếu chúng ta khởi nghĩ tìm Bồ đề thì xa Bồ đề muôn tầm.

(6)

Thiền Tâm chính là Phật Tâm, Chân Tâm

Đây cũng là lời dạy trong Tử Thư Tây Tạng ( tác phẩm của Ngài Soya Rinpoche được Ni Sư Thích Nữ Trí Hải dịch ) trong đó có một chương nói về Đưa Tâm Về Nhà "TÂM NHƯ THÌ CẢNH CŨNG NHƯ "

Cũng như Ngài Sùng Phạm muốn chỉ rằng Chánh niệm tỉnh giác ngay trong bốn oai nghi đó là sự tự tại dung thông của bậc giác ngộ mà sau này Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông đã mượn ý trong Cư Trần Lạc Đạo

(7)Sư sắp tịch, tắm rửa sạch sẽ, thay đổi y phục, gọi các môn đồ đến dạy:

- Túc nhân của ta chưa hết phải còn sanh lại thế gian này tạm làm vị quốc vương.

Sau khi mạng chung ta lại sanh lên cõi trời thứ ba mươi ba làm Thiên chủ.

Nếu thấy thân ta bị hư hoại thì ta mới thật vào Niết-bàn, chẳng còn trụ trong vòng sinh diệt này nữa.

Môn đồ nghe lời dạy này ai nấy đều buồn thảm rơi lệ. Sư nói kệ dạy:

Thu về chẳng hẹn nhạn cùng bay,
Cười lạt người đời luống xót vay.
Thôi! Hỡi môn nhân đừng lưu luyến,
Thầy xưa mấy lượt hóa Thầy nay.

(Thu lai bất báo nhạn lai qui,
Lãnh tiếu nhân gian tạm phát bi.
Vị báo môn nhân hưu luyến trước,
Cổ sư kỷ độ tác kim Sư.

Nói xong, Sư an nhiên mà hóa, mãi đến sau này thân xác vẫn còn [Đến năm Vĩnh Lạc nhà Minh, bị người Minh đốt cháy. Người làng ấy đắp tượng để thờ như cũ, hiện nay hãy còn (Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư)]

(8)

Thiền sư Từ Đạo Hạnh không chỉ là người luôn nuôi trí lớn, hiếu học mà còn ham thích văn hóa, nghệ thuật, thể thao và các trò vui chơi dân giã. Ông là một người đa tài.

Việc Từ Đạo Hạnh quan hệ với nho gia Phí Sinh, đạo sĩ Lê Toàn Nghĩa và nhà sư Giác Hải, Minh Không, nghệ sĩ phường chèo tên Vi Ất và tìm những nhà sư đương thời nổi tiếng để “tầm sư, học đạo” cho thấy, ông vốn là con người ham hiểu biết và có khả năng tiếp thu tinh hoa tri thức để tự bồi dưỡng làm giầu năng lực trí tuệ của mình và trở một người đa tài.

Có người cho rằng, ban đầu Từ Đạo Hạnh theo Thiền Tông, rồi ông cải theo Mật Tông. Vậy là, ông xuất gia không sớm và trước đó đã chịu ảnh hưởng của các học thuyết khác, ngoài Phật giáo.

Có thể Từ Đạo Hạnh trước khi theo đạo Phật đã chịu ảnh hưởng khá sâu đậm của Nho giáo khi đề cao đạo hiếu. Việc tu luyện của Từ Đạo Hạnh để có đủ tài năng, phép thuật tiêu diệt kẻ thù của mình lại minh chứng cho việc ông chịu ảnh hưởng của Đạo giáo và Mật Tông.

Chuyện Thiền sư Đạo Hạnh định sang Ấn Độ học thuật linh dị để tìm đến Pháp sư Đại Điên trả thù cho cha mình cho thấy, vào thời kỳ này (khoảng nửa sau thế kỳ XI) là thời kỳ giáo phái Mật Tông đang phát triển ở Ấn Độ và lan truyền sang các nước, trong đó có nước ta. Nếu có chịu ảnh hưởng của Phật giáo thì chắc chắn vị Thiền sư này đã tiếp thu ít nhiều phép thuật của Mật tông. Như vậy, có thể thấy, trước khi tìm theo lý thuyết Phật giáo đầy đủ và sâu sắc về Thiền, nhà sư là người tin theo Nho giáo và Đạo giáo, còn Phật giáo luôn khuyến khích lấy “từ bi diệt hận thù”, “lấy ân trả oán, oán tiêu tan”.

Và thời ấy cũng có hai loại Tăng Sĩ , một có thể làm quan và có gia đình, một chuyên tu ẩn cư xa lánh thế tục danh lợi và không lập gia đình, cắt ái ly gia

(9) Chùa Thiên Phúc còn gọi là Chùa Thầy được dựng từ đời Vua Lý Nhân Tông (1072 – 1128), lúc bấy giờ là am Hương Hải, do Thiền sư Từ Đạo Hạnh lập để tu hành, sau dần dần xây dựng thành chùa với quy mô lớn. Theo Đại Nam nhất thống chí thì Thiền sư họ Từ tên tục là Lộ, con quan Đô sát Từ Vinh và bà Tăng Thị Loan, quê ở làng An Lăng, huyện Vĩnh Thuận, nay là làng Láng, Hà Nội.

Trước chùa có nhiều hồ nước tên Long Trì, giữa hồ có nhà Thủy Đình là nơi diễn rối nước trong ngày hội. Hai bên chùa có cầu Nhật Tiên và Nguyệt Tiên do Hoàng giáp Phùng Khắc Khoan (Trạng Bùng) cho xây năm 1602. Cầu mái lợp theo kiểu “thượng gia hạ kiều” (trên là nhà, dưới là cầu). Cầu Nhật Tiên bên trái thông ra Tam Phủ trên một đảo nhỏ giữa ao Rồng. Cầu Nguyệt Tiên bắc qua ao lên núi.

Khu chính điện của chùa có hình chữ nhật, rộng khoảng 40m, dài khoảng 60m, kiến trúc kiểu chữ “Tam”, có hai dãy hành lang chạy kèm theo hai bên. Chùa Thượng thờ tượng Di Đà Tam Tôn ở trên, phía dưới là bệ đá Bách Hoa đài hai tầng với hai lớp hoa sen, các góc có hình thần điểu Garuda, có niên đại thời Trần, để hòm sắc lịch triều tôn phong của Thiền sư Từ Đạo Hạnh.

Dưới cùng là tượng Thiền sư nhập định trên một bệ đá thời Lý. Bên trái, thờ tượng toàn thân Thiền sư bằng gỗ chiên đàn đặt trong khám.

Gian bên phải thờ tượng vua Lý Thần Tông (hậu thân của Thiền sư) đặt trên ngai vàng, được tạc vào năm Thái Hòa (1499) thời Lê Nhân Tông. Chùa Trung thờ Tam Bảo, ở đây có 2 pho tượng Hộ Pháp (mỗi tượng cao khoảng 4m). Chùa Hạ là nơi lễ bái.

(10)

.Ca dao về Lễ Hội có câu:

" Nhớ ngày mồng bảy tháng ba,Trở về chùa Láng, trở ra hội Thầy. "

Nơi sanh Thiền sư Đạo Hạnh có lập chùa Chiêu Thiền cũng gọi là chùa Láng để thờ Ngài. Chùa Láng ở làng Yên Lãng, huyện Từ Liêm, kinh thành Thăng Long, hiện nay là phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội

Chùa Láng là Ngôi chùa được xây dựng từ thời vua Lý Thần Tông (1128 – 1138) và nằm ngay trên nền nhà cũ của phụ mẫu Thiền Sư Từ Đạo Hạnh là ông Từ Vinh và bà Nguyễn Thị Loan. Theo sách Hoàn Long huyện chí, Thiền Sư Từ Đạo Hạnh từng sang Tây Thiên tu luyện học phép Phật, biết cưỡi mây đạp nước ảo diệu khôn lường. Thời Lý, Phật giáo phát triển cực thịnh, nhiều chùa chiền được trùng tu xây dựng, các chùa cùng thời như: Trấn Quốc, Một Cột, Hòe Nhai, Kim Liên vẫn được gìn giữ đến tận ngày nay. Chùa Láng mang nhiều nhiều nét đặc trưng riêng biệt, đây là ngôi chùa có kiến trúc dạng “đền thờ” ngoài thờ Phật với nhiều tượng quý, còn thờ Thánh là Thiền Sư Từ Đạo Hạnh và vua Lý Thần Tông.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/04/2013(Xem: 9933)
Vì không lập văn tự, không chủ trương hình tướng bên ngoài, chỉ phá trừ sự câu chấp cố hữu mà con người, chúng sinh đã cưu mang trải qua bao nhiêu cuộc sống, từ đời này qua kiếp nọ, đã không thấy được tự tánh thường hằng vô sinh, tồn tục tận cùng nơi tâm thức. Nơi đây, chúng ta nghe Lục Tổ Huệ Năng, sau khi được Ngũ Tổ HoằngNhẫn giải Kinh Kim Cang đến câu: "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm." thì Lục Tổ được đại ngộ và thưa với Ngũ Tổ rằng.
22/04/2013(Xem: 10598)
Trong cuộc sống của chúng ta cần phải có nhiều người biết nghĩ đến tình thương để sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia, bao dung người khác khi có việc cần thiết. Một người phụ nữ khi bước ra khỏi nhà thì nhìn thấy 3 ông già đang ngồi phía trước hành lang của nhà mình. Người phụ nữ liền cung kính chào 3 cụ già và niềm nở mời các cụ vào nhà nghỉ để dùng trà nước. Một trong 3 cụ lên tiếng hỏi: “Có ông chủ ở nhà không thưa cô?” - “Dạ thưa không, chồng con đi làm chưa về.” - “Thế thì chúng tôi không thể vào nhà của cô lúc này được.”
22/04/2013(Xem: 9469)
Tổ Sư Thiền này là do đường lối chánh thức của Tổ Sư truyền xuống, gọi là tham thiền. Tham thiền không phải là ngồi thiền, ngồi thiền cũng không phải là tham thiền. Nhiều người lầm tưởng rằng ngồi thiền tức tham thiền kỳ thực tham thiền không cần ngồi cũng được.
22/04/2013(Xem: 18120)
Bộ sách này có thể gọi là kinh "Khóa Hư" vì là cả một đời thực nghiệm về chân lý sinh tồn của tác giả. Tác giả là một vị vua khai sáng ra triều đại nhà Trần, oanh liệt nhất trong lịch sử dân tộc, ba phen đánh đuổi quân xâm lăng Mông Nguyên, từng chinh phục thế giới từ Á sang Âu "đi đến đâu cỏ không mọc lên được".
21/04/2013(Xem: 6621)
Gần đây, tôi có nhận được một điện thư của người bạn liên quan đến hai tiếng “thầy chùa.” Trong bài viết này, tôi muốn chia sẻ bức điện thư và một góc nhìn (có thể chủ quan) về câu chuyện “thầy chùa” với bạn đọc Văn Hóa Phật Giáo. Vì bức điện thư khá dài, tôi xin phép tác giả được cắt bớt một số đoạn mà tôi nghĩ sẽ không làm sai lạc ý nghĩa của bức điện thư. Tôi cũng xin giữ nguyên “văn phong điện thư” của bức thư, chỉ thay tên người bằng XYZ.
17/04/2013(Xem: 6653)
Trước hết, con xin đê đầu đảnh lễ Đại Tăng. Con xin nương nhờ pháp lực thanh tịnh hòa hợp của Đại Tăng để thi hành lệnh của Tăng sai góp phần nhỏ bé trong sinh hoạt của Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại nhân Ngày Về Nguồn lần thứ 2. Con xin cung thỉnh chư tôn Trưởng Lão, chư Hòa Thượng, chư Thượng Tọa cao lạp chứng minh và hộ niệm cho. Bài thuyết trình hôm nay của con đúng ra là một bài trình bày về một số suy tư và cảm nghĩ của con trong vai trò là một tăng sĩ Phật Giáo Việt Nam đang hành đạo tại hải ngoại, đặc biệt để chia xẻ với quý Thầy Cô trẻ hầu góp phần sách tấn lẫn nhau. Kính mong Đại Tăng từ mẫn cố, đại từ mẫn cố.
16/04/2013(Xem: 6711)
Các chứng từ ở nơi làm việc - chức vụ, bằng cấp, trình độ chuyên môn, các biểu tượng của địa vị và quyền thế - đôi khi có thể giúp công việc được suôn sẻ, đôi khi lại cản trở nó. Chúng ta tin bác sĩ vì họ đã tốt nghiệp trường y khoa, có danh hiệu là bác sĩ. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể nghi ngờ các vị bác sĩ, những người có vẻ xa cách, không sẵn sàng
12/04/2013(Xem: 15955)
Tu Tuệ là cách tu tập bằng thiền định phân giải, tức hướng vào mục tiêu phát huy sự hiểu biết, một sự hiểu biết siêu nhiên về bản chất đích thực của mọi vật thể và mọi biến cố...
11/04/2013(Xem: 7683)
Mùa thu lại về. Thu về với người tha hương. Thu về trong tiếng kêu thương nghẹn ngào của người con nước Việt đang hồi vận nước nghiệp dân bất hạnh viễn xứ. Thu về mặt nước hồ trong, lá vàng lác đác nhẹ rơi. Người con hiếu thảo chạnh lòng nhớ nghĩ đến mẹ cha. Tính đến nay, tôi đã trải hơn mười một mùa thu tha hương lá đổ.
11/04/2013(Xem: 20637)
Bao giờ chúng sanh còn đau khổ còn sanh tử luân hồi, thì lòng từ ứng hiện của Bồ Tát Quán Âm vẫn biến hiện mãi mãi để cứu độ dẫn dắt chúng sanh ra khỏi luân hồi đau khổ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]