Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tình Đời Nghĩa Đạo (PDF)

07/06/202120:55(Xem: 13756)
Tình Đời Nghĩa Đạo (PDF)
Tình Đời Nghĩa Đạo_photo
                    Tình Đời Nghĩa Đạo
                                                              Tác giả: HT Thích Như Điển
                                                                Diễn đọc: Cư sĩ Diệu Danh
                                                          Lồng nhạc: Phật tử Quảng Phước

                                                                     
                                                      Phần 1 - Trước khi vào sách   
           
  

                                                             Phần 2 - Nhân duyên đạo pháp




                                                              Phần 3 - Chuyện tình nơi sơn tự




Phần 4 - Tình sư đ




Phần 5 - Nghĩa trọng tình thâm




Phần 6 - Thế phát xuất gia




Phần 7 - Thoát vòng tục lụy 




Phần 8 - Mẫu tử tình thâm




Phần 9 - Trên đường học đạo




Phần 10 - Hạ sơn hành đạo




   Trước khi vào sách

 

Trong mùa an cư kiết hạ năm nay (1984), sau khi đã viết xong quyển "Lễ Nhạc Phật Giáo“, tôi định dịch quyển luận "Đại Thừa Khởi Tín" từ Đại Tạng Kinh, cùng với quý Thầy khác, nhưng không thực hiện được ý định đó. Vì quý Thầy bận nhiều Phật sự phải đi xa. Do đó, tôi đình chỉ việc dịch trên. Sở dĩ như thế, vì tôi nghĩ, tài mình còn non, sức còn kém; đem ý thô sơ, tâm vụng dịch lời kinh Phật chỉ một mình làm sao tránh được những lỗi lầm, thiếu sót. Nếu có nhiều Thầy dịch cùng một lúc, văn ý trong sáng mà lại bổ khuyết cho nhau chỗ thừa, nơi thiếu thì hay hơn; thôi đành phải chờ dịp khác vậy.

 

Sau đó, tôi bắt đầu viết truyện ngắn để đăng báo. Nhất là sau khi viết bài "Bão tuyết chiều đông" đăng trên báo Khánh Anh số 23, xuất bản tại Paris, đã được nhiều độc giả khắp nơi tán thưởng lối hành văn vừa đời vừa đạo ấy. Và cũng nhờ sự khuyến khích của Thượng Tọa Thích Minh Tâm, tọa chủ chùa Khánh Anh, nên tôi lại bắt đầu tập viết văn và xây dựng cốt chuyện gởi đăng báo Khánh Anh và một vài tờ báo Đạo tại Âu Châu cũng như tại Mỹ. Truyện kế tiếp là "Chuyện tình nơi sơn tự“. Mới nghe qua đề tài có vẻ cải lương thật. Nhiều người Phật tử cười và bảo tôi rằng: Sao Thầy cải lương quá! Tôi trả lời: "Đời là một vở tuồng cải lương chứ còn gì nữa“. Thượng Tọa Minh Tâm lại chua thêm vào "Thế mà người đời ít mấy ai viết được, vì cái nhìn của họ từ Đời sang Đạo nên ít trung thực, làm sao cho bằng người trong Đạo nhìn cuộc đời. Thực chứng ở Đạo để viết cho Đời; điều ấy chưa có người nào viết trọn vẹn được ý nghĩ của nó“.

Trong khi đó, người đệ tử đầu của tôi, sau khi đọc "Chuyện tình nơi sơn tự“ xong sáng hôm sau đến chùa thật sớm và thưa với tôi rằng: "Bạch Thầy, khoan cho đăng cái chuyện tình ấy đã“. Tôi hỏi lý do, người đệ tử ấy trả lời: "E rằng thiên hạ sẽ bắt đầu dị nghị về những nhân vật trong cốt truyện, không tốt“. Tôi mỉm cười và trả lời: Bồ Tát chỉ sợ gây thêm nhân, còn chúng sanh lại hay sợ quả. Chúng sanh cứ mãi gây nhân, nhưng chưa bao giờ chịu nghĩ đến kết quả của nó. Ngược lại, Bồ Tát phải đắn đo bất cứ việc gì, trước khi hành động nên chẳng bao giờ sợ cái quả. Tại sao quý Người đã tạo tác những nghiệp bất thiện thì đương nhiên phải nhận lãnh cái kết quả ấy, chứ còn chạy chối đi đâu được nữa“. Khi nghe trả lời như thế, người Phật tử này yên lặng ra về đăm chiêu!

 

Những ngày sau đó, tôi tiếp tục viết những mẩu chuyện kế tiếp về một người mang tên Ngọc, một nhân vật trong "Chuyện tình nơi sơn tự“ đã được dựng nên. Người đệ tử ấy đọc thấy hay và hỏi là câu chuyện ấy còn tiếp tục xảy ra làm sao nữa? Tôi chưa biết trả lời sao, nhưng trong tâm tôi mong sao cho câu chuyện này viết sớm xong, nhất là phải hoàn thành trước mùa an cư kiết hạ của năm nay.

 

Câu chuyện mang tên "Tình đời nghĩa đạo“ cũng có vẻ cải lương thật. Nhưng đó là hai bộ mặt thật của một cuộc đời và Đạo giáo. Những nhân vật trong cốt truyện cũng có thể là những nhân vật đang sống trong hiện tại, ở cận kề tôi. Cũng có thể là những bậc đàn anh, đàn chị đã góp mặt với cuộc đời và Đạo Pháp trong quá khứ. Những nhân vật này cũng có thể được lặp lại trong tương lai! Đây là một câu chuyện có thật, nhưng cũng có thể chỉ là giả tưởng. Ngược lại, nó được giả lập, nhưng cũng có thể là một câu chuyện ở chính ngay trong cuộc đời này.

 

Tôi cũng thầm cảm ơn người đệ tử nhiệt tâm với Đạo. Đó là Thị Chơn Ngô Ngọc Diệp đã giúp tôi hoàn thành tác phẩm này, từ tâm tư cho đến tình cảm, và nhất là những nhân vật trong truyện đã được dựng nên. Nếu chẳng may vì vô tình có sự trùng hợp hoặc chạm đến tự ái của một người nào đó có hoàn cảnh tương tự với các nhân vật trong cốt truyện, tôi xin nhận sự sơ suất ngoài ý muốn này. Vì trong một câu chuyện, không thể nào xây dựng những nhân vật toàn những người thánh thiện mà phải có kẻ ác người hiền, kẻ lành người dữ, cốt chuyện mới sôi nổi, và cũng nói lên được cái "Tình Đời Nghĩa Đạo“ ấy nhiều hơn.

 

Kẻ viết "chuyện tình bất đắc dĩ“ này là một nhà tu, mong rằng, nếu có những lời bóng bẩy trong truyện cũng xin quý độc giả đừng gán ghép cho ai cả. Vì đó cũng chính là bản tính tự nhiên của con người vậy.

 

Nếu câu chuyện này được đến tay độc giả, tác giả mong rằng quý vị nên bình lặng tâm tư để đọc một chuyện tình như bao nhiêu chuyện tình khác của thế gian.

 

Cuối cùng, xin cảm ơn tất cả những vị Đàn Na Thí Chủ, hộ giáo, hộ giới đã giúp đỡ tôi có đủ thì giờ và điều kiện hoàn thành được hai tác phẩm cùng một lúc trong mùa an cư kiết hạ năm Giáp Tý, 1984 này. Xin nguyện cầu mười phương chư Phật gia hộ cho tất cả quý vị -nhất là những người đệ tử thân thương của tôi- sớm lìa được bến mê, trở về bờ giác.

 

Cũng nhân mùa Vu Lan báo hiếu năm nay, xin hồi hướng tất cả công đức lành đến cửu huyền thất tổ, cùng cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp được trực vãng Tây phương. Xin cầu nguyện cho thân mẫu được cao đăng Phật quốc, và đồng thời cầu cho phụ thân được thượng thọ hơn tuổi bát thập thất tuế của năm này.

 

Xin chắp tay nguyện cầu cho thế giới được hòa bình, nhân sinh an lạc.

Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát

THÍCH NHƯ ĐIỂN

Vu Lan báo hiếu

Viên Giác tự, mùa an cư năm Giáp Tý





MỤC LỤC

 

                                                                      Trang

Trước khi vào sách                                           1

 

 Hương thơm loài hoa dại                                  4

 

 Nhân duyên đạo pháp                                     13

 

 Chuyện tình nơi sơn tự                                    28

 

 Tình sư đệ                                                         36

 

  Nghĩa trọng tình thâm                                      46

 

  Thế phát xuất gia                                              74

 

  Thoát vòng tục lụy                                             89

 

   Mẫu tử tình thâm                                             108

 

  Trên đường học đạo                                         120

 

    Hạ sơn hành đạo                                               144

 

    Kết thúc một đoạn đường                                 160

 


Tình Đời Nghĩa Đạo_photo
pdf-icon

Tình Đời Nghĩa Đạo
 

 



facebook-1



youtube                                                          Quang Duc Monastery Youtube Channel



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/09/2011(Xem: 8451)
Ngài Achaan Chah là một trong những vị đại sư nổi tiếng của đất nước chùa tháp Thái Lan. Ngài duy trì lối tu học truyền thống như thời của Đức Phật còn tại thế. Sự minh triết và đức hạnh của một vị thiền sư đã làm cho danh tiếng của Ngài vươn xa tới nhiều châu lục. Hiện nay, pháp thiền của Ngài - Thiền Minh sát tuệ - đã lan tỏa mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới. Tác phẩm A Still Forest Pool(Tâm Tĩnh Lặng), do hai môn đệ người Mỹ của Ngài là Jack Kornfield và Paul Breiter đã kết tập từ những bài giảng của Ngài và được xuất bản bằng tiếng Anh lần đầu tiên vào năm 1985. Mặc dù tác phẩm đã ra đời trên hai mươi năm, nhưng trí tuệ chân thực vẫn luôn tồn tại mãi với thời gian. Bài giảng sau đây, người dịch trích từ tác phẩm trên và xin giới thiệu cùng bạn đọc.
15/09/2011(Xem: 8229)
Xưa, có người Bà la môn nọ ở với hai người vợ. Vợ đầu sinh được con trai, đã mười hai tuổi; vợ hai đang mang thai, sắp đến kỳ sinh nở, chưa rõ trai hay gái. Chẳng may Bà la môn nọ qua đời. Đứa con trai nói với bà hai rằng: “Tiểu mẫu! Tài sản mà cha tôi để lại, bao gồm vàng bạc hay thóc lúa..., tất thảy bây giờ đều là của tôi, tiểu mẫu không được gì hết!”.
14/09/2011(Xem: 12011)
Từ bi là điều kỳ diệu và quý giá nhất. Khi chúng ta nói về từ bi, thật đáng khuyếnkhích để lưu ý rằng bản chất tự nhiên của con người, tôi tin, là từ bi và hiềnlành. Đôi khi tôi tranh luận với bạn bènhững người tin rằng bản chất con người là tiêu cực và hung hăng hơn...Khi chúng ta nói về từ bi, thật đáng khuyến khích để lưu ý rằng bản chất tự nhiên của con người, tôi tin, là từ bi và hiền lành.
08/09/2011(Xem: 10649)
Sân hận và thù oán là hai trong số những người bạn gần gũi nhất của chúng ta. Khi còn trẻ, tôi đã có một mối quan hệ rất gần gũi với giận dữ. Cuối cùng tôi thấy nhiều sự bất hòa (!) với giận dữ. Bằng việc sử dụng ý thức thông thường, với sự hỗ trợ của từ bi và tuệ trí, bây giờ tôi có một biện luận đầy năng lực để đánh bại sân hận... Một cách tự nhiên, cảm xúc có thể tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên, khi nói về sân hận hay giận dữ, v.v..., chúng ta đang đối phó với những cảm xúc tiêu cực.
07/09/2011(Xem: 7508)
Hôm nọ, một người giáo viên nổi tiếng quay trở về nhà sau bài thuyết trình quan trọng mà ông vừa trình bày trước một nhóm các đồng nghiệp đáng kính của mình, đang đi nhưng lòng ông say sưa với những lời tán thưởng mà thính giả đã dành tặng cho ông. Thói quan đã đưa ông đến con đường đi bộ dọc theo bờ biển. Đang tản bộ trên bờ biển thì ông bắt gặp một cậu bé.
04/09/2011(Xem: 14496)
DỄ là nói chẳng nghĩ suy KHÓ là cẩn trọng những gì nói ra. DỄ làm đau đớn người ta KHÓ sao hàn gắn bao là vết thương! DỄ là biết được Vô thường KHÓ, lòng cứ vẫn tơ vương cuộc trần, DỄ là độ lượng bản thân KHÓ sao dung thứ tha nhân lỗi lầm!
02/09/2011(Xem: 16076)
Có 2 người đàn ông bị bệnh nặng, ở cùng phòng bệnh viện. Một người đàn ông được phép ngồi trên giường để truyền dịch vào mỗi buổi chiều. Và chiếc giường này được đặt cạnh một cái cửa sổ. Ngườiđàn ông còn lại thì phải nằm trên giường suốt cả đời.Hai người đàn ông rất thường xuyên nói chuyện với nhau. Họ nói về vợ con, gia đình, nhà cửa, công việc, sự phục vụ trong quân đội, những nơi mà họ từng đi nghỉ mát…
01/09/2011(Xem: 8817)
Một con chó có thể không hiểu được đạo lý làm người nhưng con người có thể lấy bài học từ con chó để nghiền ngẫm lại chính họ...". Đây là thông điệp từ câu chuyện thú vị về chú chó Faith, từng lên hình bìa tạp chí People, được cộng đồng mạng truyền tay nhau những ngày qua. Qua đó, Báo NLĐO muốn chia sẻ với quý độc giả rằng hãy sống nhân ái và đừng bao giờ đầu hàng số phận!
28/08/2011(Xem: 8903)
“Chẳng có ai cả” là một tuyển tập những lời dạy ngắn gọn, cô đọng và thâm sâu nhất của Ajahn Chah, vị thiền sư lỗi lạc nhất thế kỷ của Thái Lan về pháp môn Thiền Minh Sát.
28/08/2011(Xem: 6277)
Mẹ đón mừng, không kịp nghĩ suy, không hề toan tính, với tất cả bản năng hiền từ. Mẹ nói, mẹ cười, mẹ âu yếm, mẹ trìu mến nhìn đứa con ngoan, đang bé bỏng bên mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]