Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời Giới Thiệu Kinh Pháp Cú Theo thể thơ lục bát do Đạo Hữu Nhuận Tâm Nguyễn Kim Cương thi hóa (của HT Thích Như Điển)

21/02/202115:58(Xem: 11892)
Lời Giới Thiệu Kinh Pháp Cú Theo thể thơ lục bát do Đạo Hữu Nhuận Tâm Nguyễn Kim Cương thi hóa (của HT Thích Như Điển)

 

htnhudien (47)

Lời Giới Thiệu Kinh Pháp Cú

Theo thể thơ lục bát do Đạo Hữu Nhuận Tâm Nguyễn Kim Cương thi hóa

HT. Thích Như Điển




Cho đến năm 2020, Kinh Pháp Cú đã được dịch ra tiếng Việt bằng nhiều nguồn khác nhau. Ví dụ như của cố Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch thẳng từ tiếng Pali sang Việt ngữ gồm 423 bài kệ trong 26 phẩm và có kệ gồm 4 câu 5 chữ, có kệ 5 câu 5 chữ và cũng có kệ 7 câu 5 chữ. Trong khi đó bản dịch của cố Hòa Thượng Thích Thiện Siêu thì được dịch từ chữ Hán sang Việt ngữ cũng gồm có 26 phẩm và 423 bài kệ tất cả.

Trên trang nhà của thuvienhoasen.com gần đây có Đạo Hữu Nguyên Thuận dịch sang tiếng Việt, bản dịch từ bản tiếng Phạn của Pháp Sư Chướng Ngại và những vị khác ở thế kỷ thứ 3 thì chia ra làm hai quyển thượng và hạ. Quyển thượng có từ phẩm thứ 1 đến phẩm thứ 21 và quyển hạ từ phẩm thứ 22 đến phẩm thứ 39. Mỗi phẩm lại có nhiều bài kệ và mỗi bài kệ có 4 câu; mỗi câu 5 chữ. Ngoài ra thì cũng có kinh Pháp Cú do Ngài Narada Maha Thera(người Tích Lan)dịch từ Pali sang tiếng Anh.

Sang trang nhà quangduc.com ở Úc, do Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng điều hành, chúng ta thấy có Hòa Thượng Thích Minh Hiếu Trụ Trì Tổ Đình Minh Quang tại Sydney, Úc Châu đã căn cứ theo bản dịch Kinh Pháp Cú của cố Hòa Thượng Thích Minh Châu chuyển sang thể thơ lục bát thuần Việt. Ở đây chúng tôi xin trích một phẩm đầu để xem cách dịch ra thơ lục bát của Hòa Thượng Thích Minh Hiếu và sẽ đối chiếu với bản dịch lục bát của Đạo Hữu Nhuận Tâm ở phần phía dưới đây.

Việt dịch: Hòa Thượng Thích Minh Châu. Thi hóa: Hòa Thượng Thích Minh Hiếu như sau:

Phẩm Song Yếu 1:

1/ Tâm dẫn đầu mọi pháp

Tâm chủ, tâm tạo tác

Nếu nói hay hành động

Với tâm tư ô nhiễm

Khổ não sẽ theo ta

Như xe, theo vậy kéo.

Thế gian tâm vốn đứng đầu

Là duyên kết nối là cầu tương giao

Nhiễm tâm sóng biển xôn xao

Sóng vang gào thét, nước trào bọt trôi.

Khổ đau trong kiếp luân hồi

Xe theo vật kéo đền bồi ngựa trâu.

Bản của Đạo Hữu Nhuận Tâm thi hóa theo thể lục bát như sau:

1/ Phẩm song Yếu(Yamakavaggo)

1. Dẫn đầu các pháp là tâm

Tâm kia là chủ, là nguồn tạo sinh

Nói năng, hành động thường tình

Với tâm ô nhiễm , nghiệp sinh khổ sầu

Tâm ô nhiễm, khổ theo sau

Như xe bò kéo lăn vào dấu chân.

Tôi có được nhân duyên là đọc hết 423 bài kệ nầy và mỗi bài kệ gồm 6 câu theo thể thơ lục bát đặc thù của Việt Nam mà trên thế giới hầu như chưa thấy nước nào có. Ví dụ như của Nhật Bản có thơ Haiku thường thì 3 hay 5 chữ và lối gieo vần không giống với lối gieo vần của thơ tiếng Việt. Hoặc giả thơ Đường luật của Trung Hoa gồm có thơ ngũ ngôn tứ tuyệt(5 chữ, 4 câu)hay thất ngôn bát cú(7 chữ, 8 câu). Thơ nầy thì dùng theo niêm luật rất khó; một bài thơ phải gồm đủ hai câu đề, hai câu thực, hai câu luận và hai câu kết. Dĩ nhiên là cũng phải vần với nhau, mới trở thành một bài thơ Đường luật được.

Đạo Hữu Nhuận Tâm là đệ tử tại gia quy y Tam Bảo và thọ trì ngũ giới với Thượng Tọa Thích Quảng Đạo, đương kim Trụ trì chùa Khánh Anh tại Évry Pháp Quốc đã dành nhiều tâm lực và nay ngay cả vật lực cũng phát tâm cúng dường để in ấn tống kinh Pháp Cú nầy do chính Đạo Hữu chủ trương. Thiết nghĩ đây là một việc làm quá sức hữu ích cho phần tâm thức của mọi người con Phật, dầu cho tu và học theo truyền thống nào của Nam, Bắc Tông hay Kim Cang thừa đi nữa thì cũng đều ích lợi cả.

Nay tôi xin trang trọng giới thiệu tác phẩm thi hóa kinh Pháp Cú nầy của Đạo Hữu Nhuận Tâm Nguyễn Kim Cương và mong rằng chư Tôn Đức Tăng Ni cũng như Quý Đạo Hữu Phật Tử sau khi đọc xong tất cả 423 bài kệ nầy rồi sẽ gặp được nhiều duyên lành trong vấn đề tu, học cũng như hoằng pháp trên mọi nẽo đăng trình ở trên thế gian, mà Đức Phật đã chỉ dạy cặn kẽ qua quyển Kinh giá trị nầy.



Viết xong lời giới thiệu vào ngày 6 tháng 12 năm 2020 tại thư phòng Tổ Đình Viên Giác Hannover, Đức Quốc.




 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/11/2013(Xem: 7830)
Ngày 20.09.2013. Ngài Đạt Lai Lạt Ma đến thăm Chùa Viên Giác, chuyến ghé thăm chớp nhoáng vài giờ trên đường Ngài ra phi trường để bay về trú xứ. Tình cờ vào trang nhà Quảng Đức đọc được bài phóng sự sống động „Nụ cười bất diệt“ của chị Hoa Lan viết. Bài nào của chị ấy mà chả sôi nổi đầy hình ảnh, đọc như xem phim. Chị ấy viết về những tâm đắc qua buổi pháp thoại và cả những lo âu cho những người bạn đạo của chị khi không có vé vào, đến khi có được vé rồi thì phải chụp hình ngay tấm vé có tên mình, làm như sợ để lâu chữ sẽ bay đi hết.
07/11/2013(Xem: 11424)
Sống làm sao cho cuộc đời trở nên đáng sống, có ý nghĩa, có lý tưởng, có thương yêu hiểu biết thì đó là Ðời Ðạo. Còn như chạy theo Ðạo mà quan niệm hẹp hòi, bảo thủ cố chấp, không khoan dung độ lượng thì đó là Ðạo Ðời. Có người sống cả đời chỉ để làm một việc lợi ích thôi, như Lão tử, đến và đi không tung tích, để lại độc nhất một quyển Ðạo Ðức Kinh giá trị vô cùng, há không phải là một đại thiền sư hay sao?
05/11/2013(Xem: 10422)
Một hôm, nhạc sĩ Dương Thụ mời tôi đến Cà phê thứ 7 của anh trò truyện một bữa cho vui. Được thôi. Tôi vẫn thỉnh thoảng đến chỗ anh để uống cà phê và nghe chuyện trò mà. Đề tài gì? Thiền và sức khỏe. Vấn đề đang rất được giói trí thức quan tâm. Căn phòng nhỏ xíu, nhưng trang nhã, ấm cúng. Một, chỗ chơi nhạc thính phòng, họp mặt bạn bè, kiểu salon thế kỷ 18 – chỉ thiếu một nữ bá tước – để chuyện trò thân mật, cách biệt với ồn ào nhộn nhịp ngoài kia.
30/10/2013(Xem: 12808)
Tạp chí nghiên cứu người tiêu dùng Journal of Consumer Research công bố một khảo sát năm 2012, kiểm chứng rằng tại sao người tiêu dùng là nam giới lại thường tránh xa chuyện ăn chay. Trong đó, khảo sát này nhấn mạnh "Thịt dường như đồng nghĩa với quyền lực và sức mạnh đàn ông".
30/10/2013(Xem: 39594)
Phật (Buddha) là một từ ngữ để chỉ người giác ngộ viên mãn. Ðức Thích Ca Mâu Ni (Sàkyãmuni) là người đã giác ngộ, nên chúng ta gọi Ngài là Phật. Giác ngộ là thấy biết mọi chân lý về vũ trụ và nhân sinh. Từ chỗ giác ngộ này, đức Phật chỉ dạy các môn đồ còn ghi chép lại thành Tạng kinh. Trong tạng kinh chứa đầy dẫy những chân lý, dù trải qua hơn 25 thế kỷ vẫn còn giá trị nguyên vẹn, không do thời gian làm suy giảm. Ngày nay chúng ta nghiên cứu Tạng kinh thật chín chắn, càng phát hiện những chân lý ấy gần gũi và thích hợp với khoa học một cách không ngờ. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu tổng quát vài nét cương yếu để đọc giả suy ngẫm.
30/10/2013(Xem: 8567)
Một nữ doanh nhân nổi tiếng trong lĩnh vực địa ốc, nổi tiếng vì sở hữu nhiều ngôi nhà đẹp, từng có nhiều bài viết sắc sảo về kinh doanh. Thời gian gần đây chị “từ bỏ cuộc chơi” để tìm về với Phật pháp và chọn Huế là nơi chốn dừng chân của mình. Trong một thời gian ngắn từ 2010 đến nay, chị đã xây dựng ở Huế ba công trình từ thiện và nổi bật là Cát Tường Quân với kiến trúc độc đáo và thanh tịnh đang trở thành điểm đến của du khách mỗi khi dừng chân ở Huế.
29/10/2013(Xem: 12692)
Trong lá thư này, Lạt Ma Zopa Rinpoche trả lời cho một sinh viên học lâu năm với Ngài, một người đã viết thư để cảm ơn Ngài đã “cầu nguyện, dạy dỗ và che chở” trong nhiều năm qua. Người sinh viên xin được giấu tên hiện đang chăm sóc cho Mẹ đang chịu nhiều đau đớn về thể xác sau khi bị hàng loạt những cơn đột quỵ. Như là một phương pháp để đương đầu với những khó khăn khi chăm sóc, người sinh viên đã tưởng tượng như đang chăm sóc cho Ngài Zopa Rinpoche khi chăm sóc cho Mẹ cô.
26/10/2013(Xem: 63249)
Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử gia, triết gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cổ, nhạc sĩ, họa sĩ, những nhà điêu khắc, nhà viết kịch, phim ảnh, sân khấu… Và hàng ngàn năm nay đã có vô số tác phẩm về cuộc đời đức Phật, hoặc mang tính lịch sử, khoa học hoặc phát xuất từ cảm hứng nghệ thuật, hoặc từ sự tôn kính thuần tín ngưỡng tôn giáo, đủ thể loại, nhiều tầm cỡ, đã có ảnh hưởng sâu xa trong tâm khảm biết bao độc giả, khán giả, khách hành hương chiêm bái và những người yêu thích thưởng ngoạn nghệ thuật.
24/10/2013(Xem: 13430)
Thiền định là một phương tiện chủ yếu vô song của Phật Giáo giúp người tu tập trực tiếp đạt được Giác Ngộ. Đức Phật đã nhắc đến phép luyện tập này ngay trong bài thuyết giảng đầu tiên về Bốn Sự Thật Cao Quý (Tứ Diệu Đế) khi Ngài nói về Sự Thật Cao Quý thứ tư và Con Đường Của Tám Điều Đúng Đắn (Bát Chánh Đạo). Tuy nhiên không phải vì thế mà tất cả những người tự nhận mình là Phật tử đều luyện tập thiền định.
23/10/2013(Xem: 10207)
Từ khi trên quả đất này có sự sống, con người và muôn loài vật được tồn tại bằng luyến ái, tức là sự thương yêu, trìu mến nhau mà người đời thường hay gọi là tình cảm. Nếu nói về muôn loài trên thế gian, con người là sinh vật cao cấp sống bằng “tình cảm” vì có hiểu biết, suy nghĩ, nói năng, nhận thức và làm được nhiều việc đóng góp lợi ích thiết thực trong bầu vũ trụ bao la này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]