Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền sư Mel Weitsman, Người Sáng lập Trung tâm Thiền Berkeley Viên tịch Hưởng thọ 91 tuổi

13/01/202121:44(Xem: 3080)
Thiền sư Mel Weitsman, Người Sáng lập Trung tâm Thiền Berkeley Viên tịch Hưởng thọ 91 tuổi

Thiền sư Mel Weitsman, Người Sáng lập Trung tâm Thiền Berkeley
Viên tịch Hưởng thọ 91 tuổi

(Remembering Sojun Mel Weitsman The founder of the Berkeley Zen Center has died. He was 91 years old)

 Thiền sư Mel Weitsman 1

Tăng đoàn của Trung tâm Thiền Phật giáo Berkeley đã thông báo rằng, Trưởng lão Thiền sư Mel Weitsman (Tông Thuần, Sōjun, 宗純), vị Trưởng lão Thiền sư đáng kính của Thiền phái Tào Động (Sōtō Zen, 曹洞宗), Phật giáo Nhật Bản, vị Giáo thọ sư nổi tiếng đã viên tịch vào hôm thứ Năm, ngày 7 tháng 1 năm 2021. Hưởng thượng thọ 91 tuổi.

 

Trưởng lão Thiền sư Mel Weitsman, người cùng với Trưởng lão Thiền sư Shunryu Suzuki Roshi (pháp danh Shōgaku Shunryū,  祥 岳俊隆, 1901-1971), đồng sáng lập Trung tâm Thiền Phật giáo Berkeley, một trung tâm thực hành Thiền phái Tào Động, Phật giáo Nhật Bản tại Berkeley, California, Hoa Kỳ vào năm 1967.

 

Hozan Alan Senauke, Quyền Tông trưởng Trung tâm Thiền Phật giáo Berkeley  (BZC), đã chia sẻ một Cáo phó và Tưởng niệm Trưởng lão Thiền sư Mel Weitsman với nội dung:

 

“Với nỗi buồn to lớn, Tăng đoàn của Trung tâm Thiền Phật giáo Berkeley đã thông báo rằng, Trưởng lão Thiền sư Mel Weitsman đã an nhiên trút hơi thở, xả báo thân, giác linh nhập thể tính Chân thường vào hôm thứ Năm, ngày 7 tháng 1 năm 2021. Hưởng Thượng thọ 91 tuổi.

 

Sự lãnh đạo uy nghiêm và ôn định của Trưởng lão Thiền sư Mel Weitsman đã khiến Trung tâm Thiền Phật giáo Berkeley  (BZC) trở thành ngọn Hải đăng cho các học viên Phật giáo, và những người tìm kiếm trở về chân tâm khác ở Vịnh phía Đông và rộng rãi hơn tại Hoa Kỳ, đã tạo ra một nơi mà việc thực hành thiền định nghiêm chỉnh hàng ngày không thể thiếu trong cuộc sống gia đình, công việc và dịch vụ của mọi người.

 

Ngài thường nói về Trung tâm Thiền Phật giáo Berkeley  như một kiểu “một phòng trường học”, nơi mỗi người có thể tìm thấy những lời dạy cần thiết cho kim chỉ nam của họ trong cuộc sống. Bất cứ ai cũng có thể gõ cửa văn phòng của Trưởng lão Thiền sư Mel Weitsman, và Ngài sẽ sẵn sàng đón tiếp một cách chân tình”.

 

Tiểu sử Trưởng lão Thiền sư Mel Weitsman

(1929-2021)

 

Trưởng lão Thiền sư Mel Weitsman (Hakuryu Sojun Mel Weitsman), tên khai sinh là Mel Weitsman, pháp danh (Tông Thuần, Sōjun, 宗純), một vị Tăng sĩ Phật giáo người Mỹ, là người sáng lập, Phương trượng Trụ trì, hướng dẫn tu tập Thiền tại Trung tâm Thiền Phật giáo Berkeley, California, Hoa Kỳ. vị Trưởng lão Thiền sư đáng kính của Thiền phái Tào Động (Sōtō Zen, 曹洞宗), Phật giáo Nhật Bản, vị Giáo thọ sư nổi tiếng và được thụ pháp mạch Thiền phái Tào Động vào năm 1984 từ đệ tử của Trưởng lão Thiền sư Suzuka là Hoitsu. Ngài cũng đồng Trụ trì Trung tâm Thiền Phật giáo San Francisco, nơi Ngài phục vụ từ những thập niên 1988-2997. Ngài cũng là biên tập viên của tác phẩm “Branching Streams Flow in the Darkness: Zen Talks on the Sandokai”, dựa vào các buổi chia sẻ Pháp thoại do Thiền sư Suzuki đã đăng trong Bài tụng “Tham Đồng Khế” (Sandōkai, 參同契).

 

Trưởng lão Thiền sư Mel Weitsman sinh năm 1929 tại Long Beach, Nam California, Hoa Kỳ. Thuở ấu thơ, Ngài đã bén duyên với Phật pháp, thấm nhuần giáo lý Phật đà.

 

Kinh nghiệm sống dày dặn của Ngài trải qua nhiều năm, bao gồm nghiên cứu nghệ thuật với vị thầy họa sĩ người Mỹ, một trong những nhân vật hàng đầu về trong thế hệ đầu tiên của các trường phái Biểu hiện Trừu tượng, Clifford Still (1904-1980) tại học việc Nghệ thuật San Francisco, vẽ tranh trừu tượng theo trường phái biểu hiện trừu tượng, và sau đó làm họa sĩ, giảng viên nghệ thuật âm nhạc.

 

Năm 1964, được sự hướng dẫn của Trưởng lão Thiền sư Shunryu Suzuki (1904-1971), tu học tại Trung tâm Thiền San Francisco.

 

Năm 1967, Ngài  cùng với Sư phụ Trưởng lão Thiền sư Shunryu Suzuki đồng sáng lập Trung tâm Thiền Phật giáo Berkeley, tọa lạc tại Berkeley, California, Hoa Kỳ.

 

Năm 1969, được Sư phụ Trưởng lão Thiền sư Shunryu Suzuki truyền pháp mạch dòng Thiền Tào Động, Phật giáo Nhật Bản và năm 1970, Ngài được Sư phụ trao quyền Tông trưởng Trung tâm Thiền trên núi Tassajara - một trong ba trung tâm thực hành thiền lớn nằm trong hệ thống Trung tâm Thiền San Francisco.

 

Ngài thụ học với các vị Trưởng lão Dainin Katagiri Roshi, Kobun Chino Roshi, Ryogen Yoshimura và Kazuaki Tanahashi, những vị Giáo thọ sư mà Ngài thường làm việc với bản dịch các tác phẩm thiền Phật giáo.

 

Năm 1984, được bổ nhiệm Trụ trì ngôi già lam cổ tự Rinso-In ở Yaizu, Nhật Bản.

 

Năm 1985, Ngài được bổ nhiệm Trụ trì Trung tâm Thiền Phật giáo Berkeley, Hoa Kỳ, sau đó Ngài được cung thỉnh vào ngôi vị lãnh đạo Trung tâm Thiền Phật giáo San Francisco, với tư cách đồng Trụ trì với Hòa thượng Tenshin Reb Anderson từ những thập niên 1988-1997.

 

Năm 1995, Ngài cùng với các vị Trưởng lão Hòa thượng Tetsugen Bernard Glassman, Dennis Genpo Merzel và Keido Les Kaye, đồng sáng lập Hiệp hội  Giáo thọ Thiền Phật giáo Hoa Kỳ (the American Zen Teachers Association, AZTA).

 

Năm 1988, Ngài đã Phú pháp Truyền đăng pháp mạch dòng Thiền Tào Động, Phật giáo Nhật Bản cho hơn ba mươi đệ tử, trong đó có Zenkei Blanche Hartman (1988) và Zoketsu Norman Fischer (1988).

 

Trong nhiều thập kỷ, Trưởng lão Thiền sư Mel Weitsman là Thạch trụ Tòng lâm của cộng đồng Phật giáo Vùng Vịnh San Francisco, Hoa Kỳ và hơn thế nữa. Đệ tử xuất gia của Ngài có khoảng hơn 200 vị.

 

Trưởng lão Thiền sư Mel Weitsman được sự tôn kính sâu sắc trong cộng đồng Thiền Phật giáo tại Mỹ và Nhật Bản. Hiện thân ấm áp, đượm thấm tình đời ý đạo của Ngài là một con đường thực hành kiên định, phẩm chất của vị cao tăng rạng ngời tỏa sáng. Ngài đã truyền đăng phú pháp cho hơn 30 người kế thừa mạng mạch Thiền phái Tào Động, đứng đầu các trung tâm Thiền Phật giáo khắp nước Mỹ, nhưng hầu hết Ngài thường trụ trong cộng đồng Trung tâm Thiền Phật giáo Berkeley, nơi vẫn tiếp tục phát triển mạnh.

 

Phần lớn các buổi chia sẻ Pháp thoại của Ngài được ghi âm và đều có sẵn trên mạng Internet. Hồi ký và tuyển tập các bài giảng của Ngài sẽ được Counterpoint Press xuất  bản vào năm 2021, cũng như tuyển tập các bài giảng mới của Trưởng lão Thiền sư Shunryu Suzuki, do Sojun và Jiryu Rutschman-Byler biên tập. Thư viện Châu Á tại Đại học Stanford đang trong quá trình mua lại các tài liệu lưu trữ của Trung tâm Thiền Phật giáo Berkeley, nơi sẽ có các bài Pháp thoại của Ngài.

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: Berkeley Zen Center)

 

 




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/10/2010(Xem: 8242)
Nhà sư Đức pháp danh Saddhaloka (Hòa Thượng Tín Quang) được người Việt ở HK gọi là “ Thầy Tây Đức” đã được làm lễ an nghỉ ngày 5/1/2014 tại HK. Lễ tang ngài bắt đầu từ nhà tang lễ Hunghom kế tiếp tiến hành tại nghĩa trang Wo Hop Sek, vùng Tân giới (NT) sau đó mọi người sẽ dự bữa ăn chay tại tu viện Yuen Long hay còn gọi là chùa Yuen Long.
17/10/2010(Xem: 7792)
Hơn 6 tiếng xe lửa từ Aschaffenburg, tôi trở về đến nhà gần 10 giới tối. Lục đục tắm rửa, ăn chén súp nóng (do chồng nấu cho) huyên thuyên kể chuyện, rồi đánh răng... mãi gần 12 giờ khuya tôi mới lên giường đi ngủ. Sáng sớm hôm sau 6 giờ thức dậy sửa soạn đi... cày. Công việc ứ đọng của 2 ngày thứ 5, thứ 6 (lấy hè, cộng với công việc của thứ 2 đầy ắp trên bàn. Tôi một mình chịu trách nhiệm một phòng không ai thay thế). Ông xếp trước khi về văn phòng còn đứng đó chờ đợi, vẻ lo âu. Tôi trấn an ông:
16/10/2010(Xem: 4995)
Đại học Na-lan-đà (Nalanda) từng chiếm giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong lịchsử Phật giáo nhưng đã bị các đạo quân xâmlược Thổ nhĩ kỳ và A phú hãn (Afghanistan) san bằng thành bình địa cách nay đây 800 năm. Ngày nay những dấu hiệuvô cùng khích lệ cho thấy Đại học này lại đang hồi sinh.
16/10/2010(Xem: 6114)
PHÁP ẤN Thích Nhất Hạnh
15/10/2010(Xem: 6044)
Thế gian chênh lệch này quả không hoàn toàn tươi đẹp như cánh hoa hồng. Nó cũng không tuyệt đối gai góc như cây hồng. Hoa hồng dịu dàng, đẹp đẽ và mùi thơm ngào ngạt. Nhưng cái cây sanh ra nó thì mình đầy gai góc. Hoa là hoa. Gai là gai. Cái gì thuộc về hoa là của hoa. Cái gì thuộc về gai là của gai. Không phải vì hoa mà ta lao mình vào gai, cũng không vì gai mà xa lánh hẳn hoa hồng. Với người lạc quan, thế gian này tuyệt đối như cánh hoa hồng. Người bi quan, trái lại, thấy nó đầy gai chướng. Nhưng, đối với người thực tiễn, thế gian không tuyệt đối tươi đẹp, cũng không không hoàn toàn xấu xa.
14/10/2010(Xem: 5731)
Những tài liệu hữu ích về SỨC KHOẺ/ BỆNH TẬT (phần 1)
11/10/2010(Xem: 10420)
hân lý tương đối là những sự thật cònnằm trong đối đãi đối trị nhau. Những sự đối đãi ấy là: sáng đối tối, lạnh đốinóng, xấu đối tốt, thiện đối ác, khổ đối vui, động đối tịnh, sanh diệt đối vôsanh...
11/10/2010(Xem: 6344)
Hôm nay toàn chúng thỉnh nguyện đều được thanh tịnh, đó là điều rất tốt. Chúng ta càng tu tâm càng an, thân nghiệp, khẩu nghiệp đều thanh tịnh. Đó là kết quả tốt của sự tu hành. Bây giờ tôi có ít vấn đề then chốt muốn giải thích cho toàn chúng hiểu thêm, để quí vị nắm vững những điểm cần yếu trên con đường tu
11/10/2010(Xem: 9247)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
11/10/2010(Xem: 5984)
Khác hẳn với tất cả các hệ thống triết lý và tôn giáo trên thế giới, Đạo Phật – tự bản chất lẫn hiện tượng – vừa là một hệ thống triết lý mà cũng vừa là một hình trạng tôn giáo hoàn chỉnh với sự kết hợp hài hòa giữa tín điều và tín lý. Giữa cuộc đời, đức Phật là một vị Thầy hóa độ; trong đức tin, đức Phật là một đấng Giác Ngộ chứng tri. Người theo đạo Phật là những người luôn luôn tỉnh thức để làm chủ lấy mình , không giao trọn số phận của mình cho sự định đoạt của một đấng quyền năng tuyệt đối nào cả.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567